YOMEDIA
ADSENSE
Cuộc Đại Khủng Hoảng với Giải Pháp của Keynes
107
lượt xem 27
download
lượt xem 27
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Kinh Tế Học Keynes Tác phẩm của John Maynard Keynes (1883-1946) đã cung cấp cho ta lời giải đối với vấn đề làm sao để nền kinh tế tăng trưởng thông qua thặng dư dù cho mức lương có cao và thiếu vắng những mối quan hệ kinh tế. Những nhà kinh doanh áp dụng thuyết kinh tế học cổ điển giống như nguyên tắc trò chơi tổng bằng 0 (Zero-Sum Game).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cuộc Đại Khủng Hoảng với Giải Pháp của Keynes
- Cuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes-PHẦN1 Kinh Tế Học Keynes Tác phẩm của John Maynard Keynes (1883-1946) đã cung cấp cho ta lời giải đối với vấn đề làm sao để nền kinh tế tăng trưởng thông qua thặng dư dù cho mức lương có cao và thiếu vắng những mối quan hệ kinh tế. Những nhà kinh doanh áp dụng thuyết kinh tế học cổ điển giống như nguyên tắc trò chơi tổng bằng 0 (Zero-Sum Game). Điều này có nghĩa là, nếu một bên có được ,thì bên kia mất đi (tổng của cái được và cái mất bằng 0). Do vậy, họ cảm thấy rằng nếu muốn tăng lợi nhuận thì phải giảm lương. Trong giai đoạn thế giới xãy ra các cuộc chiến, thì Keynes nhận thấy rằng thuyết này tồn tại những chướng ngại khó vượt qua được: chính trị thực tiễn và lý thuyết.
- Về khía cạnh chính trị, ông là người đầu tiên nhận ra rằng người lao động ngày càng có sức mạnh hơn để kháng cự lại những điều chỉnh cổ hủ như hạ thấp lương. Vào 1925, trong suốt thời kỳ diễn ra cuộc tranh luận về tiền Thế Chiến Thứ Nhất chuyển sang chế độ kim bảng vị, Keynes phản đối việc quay về tỷ suất ngang giá giữa đồng bảng và vàng, chính tỷ giá này làm cắt giảm mức lương thực. Một trong những điểm ông thường dẫn chứng là ngành công nghiệp than đá ở Anh, nơi đó những người chủ cố làm hạ mức lương của công nhân, dẫn đến sự kháng cự mạnh mẽ. Ví dụ như, trong một bài thuyết trình về "Tình hình kinh tế của Anh", ông có viết: Một ví dụ về vấn đề cố gắng giảm mức lương - điển hình ở đây là ngành công nghiệp than đá ở Anh - đã mang đến cho ta kết quả đáng sửng sốt. Ngành công nghiệp này là một ngành"không được bảo vệ". Những ông chủ hầm mỏ cho rằng nếu họ cư tiếp tục trả tiền lương như mức hiện tại thì có lẽ họ sẽ bị phá sản. Mặt khác, những người công nhân hầm mỏ cũng cho rằng nếu mức
- lương được trả quá thấp thì kéo thấp mức sống của họ so với những ngành khác. Những công đoàn khác cũng ủng hộ cho những công nhân hầm mỏ này và tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức đình công với quy mô lớn nếu chính phủ cứ kiên quyết đòi giảm lương. Trong quyển Người Bảo Hộ Manchester, ông lặp lại quan điểm chống đối lại hành động điều chỉnh đối với công nhân: Tôi thật sự thông cảm với giai cấp công nhân khi họ cố chống cự lại tình trạng bị giảm mức lương thực của mình. Tôi chắc rằng, không thể giảm nguyên liệu trong tương lai gần mà không có sự gắn kết với đấu tranh xã hội, mà những cuộc đấu tranh này không thể lường trước được hậu quả. Chính phủ ủng hộ cho bên những người chủ, và ban hành chính sách đóng cửa các nhà máy, và dẫn đến cuộc tổng đình công năm 1926.
- Ba năm sau đó, vào ngày 31 tháng 8, năm 1928, trong bài báo về "Cách Dấy Lên Làn Sóng Phát Triển Thịnh Vượng", từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, ông một lần nửa đứng lên phản đối vấn đề "đột kích lớn về tiền lương" để mở rộng chi tiêu công cộng. "Bước đầu (giảm chi phí) là một bước đột kích lớn đối với mức tiền lương. Việc đóng cửa mỏ than năm 1926 đã thể hiện sự nổ lực tiến triển của hành động này, và nếu những người chủ được chính phủ cho phép quyết tâm đạt những lợi ích sau khi đẩy lùi được cuộc tổng đình công, thì họ có thể đã đạt được một số thành công nhất định. Nhưng ông Baldwin hoàn toàn đúng khi quyết định rằng lợi dụng tình hình đó để trục lợi thì hoàn toàn không có lợi gì cho xã hội và chính trị. Những sự kiện trong giai đoạn này đã cũng cố thêm cho kết luận trên, khi trong những điều kiện hiện tại thì hành động công kích đến mức lương không chỉ ảnh hưởng đến chính trị, mà còn là một chính sách vụng về, bởi vì mức tiền lương thật sự tương đối
- thấp do yếu kém về mặt thương lượng, mà trước khi có chính sách công kích thì mức lương hầu như chỉ sinh lợi. Ngày nay, trong thời gian trước cuộc tổng tuyển cử, thì hơn bao giờ hết chính sách tổng công kích tiền lương không còn là vấn đề nửa." Một lần nửa vào năm 1930, trong tác phẩm về Uỷ Ban và Hội Đồng Cố Vấn Kinh TếMacmillan (ECA), Keynes bác bỏ những lập luận ủng hộ việc cắt giảm lương để giải quyết vấn đề khủng hoảng kinh tế. Ông kêu gọi một sự công bằng xã hội cho công nhân không chấp nhận mức lương thấp như thế cũng như cảnh báo những mối nguy hiểm đối với họ. Ông cũng lập luận rằng cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu và chính sách tiền tệ khép kín của Anh có lẽ sẽ khả quan hơn nếu mức lương cao hơn. Ví dụ như vào tháng 8 năm 1930, trong bài phản hồi lại loạt câu hỏi của thủ tướng chính phủ, Keynes nhận ra rằng khi ta kết hợp "mức lương hoàn toàn không đổi từ năm 1929" với "việc đồng loạt giảm các mức giá khác" sẽ khiến cho mức lương thực tăng
- cao "hơn bao giờ hết trong lịch sự của ta". Nhưng ông tiếp tục cho rằng đời sống chính trị thời này không thể đảo ngược lại được: "theo tôi thì hiện giờ chính sách của chúng ta đã là kiên định và được suy xét cẩn thận, được áp dụng trong cộng đồng cả rồi, do đó ta không thể thay đổi chính sách chung này được". Ông kết luận rằng do vậy vấn đề giảm chi phí (như giảm chi phí lao động đơn vị và giảm lãi suất) và vấn đề tăng doanh thu phải nhờ vào các phương thức khác như hợp tác lao động nhằm tăng năng suất, giảm lãi suất và bảo hộ mậu dịch. Hai tháng sau đó, trong bảng ghi nhớ phân nhóm của ECA vào tháng 9 năm 1930, Keynes một lần nửa cảnh báo về "sự chống đối của xã hội" đối với những nổ lực cắt giảm tiền lương; thật vậy, ông đã gợi lên một viễn cảnh đầy u ám về một "thảm hoạ xã hội" do những nổ lực đó mang đến. Về khía cạnh giả thuyết, ông đưa ra giải pháp có thể vừa tăng lương vừa tăng luôn cả lợi nhuận. Mặc dù sự công bằng về quyền lực chính trị giữa người kinh doanh và công nhân đã thiên
- về phía công nhân, và do đó làm lương tăng lên, nhưng vẫn còn một cách làm tăng thặng dư hay tăng lợi nhuận. Giải pháp đó cần có sự can thiệp tích cực của chính quyền (đặc biệt là nhà nước trung ương) nhằm kích thích tăng trưởng năng suất lẫn sản lượng. Keynes nghĩ rằng, giải pháp này khả thi một phần nhờ vào chính sách trả lương cao, chính sách này thực hiện việc cơ cấu lại ngành lại theo các phân xưởng đạt năng suất cao nhất (cấm hoạt động đối với những phân xưởng tốn chi phí cao mà năng suất lại thấp). Một phần cũng nhờ vào việc mở rộng chi tiêu của chính phủ (đi đôi với công tác điều tiết chính sách tiền tệ), qua đó tạo điều kiện cho các công ty tăng cường đầu tư, thuê mướn thêm công nhân, tăng sản lượng, với phương hướng mở rộng thị trường - tất cả đều làm cho mức lương tăng cao. Trong dạng những biến số kinh tế chính trị trọng tâm, thì giải pháp này rất đơn giản. Bạn có thể tăng mức lương và tăng lợi nhuận (thặng dư) khi và chỉ khi bạn nối kết được mức tăng trưởng tiền lương với mức tăng trưởng về năng suất. (Năng xuất
- ở đây chính là năng suất lao động hay sản lượng sản phẩm trong một giờ làm việc của công nhân.) Nếu số lượng sản phẩm trong một giờ gia tăng, và nếu phần sản phẩm tiêu thụ đối với số sản phẩm thặng dư là một hằng số, thì sản lượng tuyệt đối cho tiêu thụ (lương) và cho thặng dư (lợi nhuận) có thể đồng loạt gia tăng. Nếu ta suy nghĩ giải pháp này theo một hướng khác như phép loại suy thường dùng, ở đây xem nó như một cái bánh tăng dần, sau đó chia sản lượng giữa C và S là 75/25 và cái bánh này to dần từ giai đoạn t1 đến giai đoạn t2, thì mức lương và lợi nhuận có thể đồng thời tăng lên trong khi phần chia trong chiếc bánh vẫn giữ nguyên. Do vậy, lợi nhuận sẽ tăng cùng với mức lương. Quan điểm này cũng khá đơn giản nhưng phải mất một thời gian mới được các nhà kinh tế lĩnh hội và thậm chí những nhà kinh doanh cũng khó lòng chấp nhận quan điểm này. Thật vậy, các nhà kinh doanh chống đối kịch liệt quan điểm cho rằng lương gia tăng không làm ảnh hưởng đến thặng dư mà Roosevelt đã đặt nó vào một tình hình mới. Qua việc ủng hộ những tổ chức công
- đoàn và biện pháp gia tăng lương bằng pháp chế và tuyên truyền, Roosevelt tạo áp lực cho các doanh nghiệp phải tăng dần mức lương lên chư không được giảm nửa. Về cơ bản, ông cho là "gia tăng năng suất để có khả năng trả lương không thôi thì phải từ bỏ vai trò quản lý của mình. Những doanh nghiệp chịu theo cải cách này thì sẽ tồn tại, còn không thì sẽ bị triệt và sẽ bị những doanh nghiệp khác thay thế". Đây là một vị thuốc đắng của chính phủ để thi hành chính sách như thế. Do vậy , chẳng có gì ngạc nhiên khi các doanh nghiệp đều ghét Roosevelt kể từ đó -- thậm chí về cơ bản giải pháp của Keynes mà ông ta ủng hộ đã cứu lấy hệ thống của họ. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng thuyết kinh tế Keynes nhằm khái quát hoá và thể chế hoá ở mức độ cấp quốc gia cái ý tưởng mà đã được phát triển trước đó vài năm bởi Henry Ford (hay những nhà nghiên cứu của ông). Ford được gọi là cha đẻ của cải cách về cái gọi là sản xuất hàng loạt (mass production), ông sản xuất sản phẩm cho một thị trường tập trung rộng lớn. Ông muốn mọi
- người - bao gồm cả công nhân của ông - mua xe của ông sản xuất ra. Do vậy, ông nhận thấy được cái mà những doanh nghiệp khác không thấy. Ông thấy rằng lương không chỉ được khấu trừ từ lợi nhuận mà còn là một phần thiết yếu đối với sự tăng trưởng và mở rộng mức tiêu thụ đã được định hướng sản xuất. Ford là người đã trả cho công nhân mức lương cao nhất trong ngành sản xuất ở nước Mỹ. Ông trả lương cao như vậy một phần do ông thấy được chính lương bổng hình thành nên nhu cầu và một phần khuyến khích công nhân làm việc chăm chỉ hơn nhằm giảm khuynh hướng thôi việc của họ -- doanh thu đạt được rất cao trong phương thức sản xuất theo dây chuyền của Ford. Quan niệm của ông ta đúng là một quan niệm sáng suốt đặc biệt trong vai trò thiết yếu của lương bổng được xem như nhu cầu sau cùng. Theo như các nhà bình luận thì ý tưởng của Ford và vai trò của ông mang một tầm vóc quan trọng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, cái họ gọi là "Chủ nghĩa Ford" để ám chỉ một chiến lượt sản xuất mới dành cho thị trường đại trà và trả lương rất hậu.
- Với Keynes, thì ý tưởng này đã được áp dụng ở cấp độ quốc gia. Keynes thấy rằng mức lương "giảm trầm trọng" và không thể giảm tới mức âm được nửa, nhưng có thể xem như một phần của nhu cầu sau cùng đối với các sản phẩm đầu ra - nhu cầu hoàn toàn thiết thực đối với các sản phẩm được bày bán. Miễn là lương và năng suất tăng cùng lúc với nhau, sư tăng lương đóng vai trò sống còn trong việc tiêu thụ sản phẩm gia tăng. Phương tiện chính để lập nên mối liên kết giữa lương bổng và năng suất - được gọi là "chính sách năng suất" - là công đoàn, đặc biệt là nghiệp đoàn công nghiệp. Những cơ quan này được xem như là thứ vũ khí giúp công nhân chống lại doanh nghiệp, và những cơ quan này đã thừa nhận chính sách này đảm bảo được lợi nhuận. Hoặc giả dù gì đi nữa, thì thông qua họ, doanh nghiệp có thể kiểm soát được công nhân - họ không phải lúc nào cũng thành công cả. "Hợp đồng" của công đoàn - được thoã thuận thông qua thương thuyết hợp tác với nhau -- đã trở thành một phương pháp được
- sử dụng để bình ổn và giải quyết xung đột, để không gây cản trở cho tăng trưởng. Hợp đồng này làm thay đổi những xung-đột- không-chủ-đích thành những cuộc đấu tranh vì hợp đồng đã định thời gian tuỳ theo độ dài của hợp đồng. Xung đột bùng phát trong thời gian ngắn trước khi hợp đồng được tái thoả thuận, và do đó, một khi đã thoả thuận xong, thì trách nhiệm của bộ máy công đoàn là buộc các thành viên phải thực hiện theo hợp đồng. Như ta vừa nói, điều khoản trọng tâm của những hợp đồng thương thuyết được gọi là "chính sách năng suất" - trong đó công nhân chấp nhận những vai trò của họ bị biến đổi một cách đa dạng hoặc giả họ phải chấp nhận việc áp dụng những phương pháp cải cách nhằm tăng năng suất để có được lợi nhuận cao hơn và từ đó trả lương cho công nhân cao hơn. Theo phương pháp của Keynes, thì nạn thất nghiệp ồ ạt không còn xảy ra nữa, mà thay vào là những chính sách năng suất và thương thuyết hợp tác với nhau.
- Cho dù nếu lương có khuynh hướng tăng nhanh hơn năng suất, thì chính phủ cũng có thể thi hành những biện pháp ở cấp độ vĩ mô như dùng chính sách tiền tệ và tài chính. Chính sách này có thể làm tăng lạm phát từ đó làm suy yếu đi mức lương vì thế chúng sẽ không còn tăng nhanh hơn năng suất được nủa (đây là một giải pháp được Keynes chọn dùng để giải quyết cuộc đại suy thoái); nhà nước sẽ tạo ra một số thất nghiệp để giảm (chứ không giảm hoàn toàn) tốc độ tăng trưởng của lương bổng (Keynes phản đối giải pháp này một phần vì nó quá phi lý và một phần vì nó sẽ làm dấy lên làn sóng chống đôi mạnh mẽ). Cùng với những thành tựu phát triển này, thì quá trình giảm tốc sản xuất công nghiệp theo chu kỳ hay còn gọi là những cuộc suy thoái đã dẫn đến việc chính phủ ban hành nhiều chính sách mới - đây là những nổ lực có định hướng rõ ràng và cân nhắc kỹ của chính phủ nhằm tạo mọi điều kiện phát triển nền kinh tế. Những chính sách này không còn là một thứ phụ phẩm đơn thuần của
- những giải pháp tự tạo của các doanh nghiệp nhằm giải quyết vấn đề lợi nhuận của họ nửa. Để tạo ra được tình thế như vậy, doanh nghiệp và chính phủ phải cùng thực hiện nhiều công tác chính trị theo cấu trúc công đoàn đang nổi bật hiện nay. Không phải tất cả mọi công nhân đều đồng tình với những chính sách này. Những nhà chính trị theo chính sách kinh tế xã hội mới cũng như Roosevelt đã phải bỏ nhiều thời gian làm việc với một số lãnh đạo các công đoàn nhất định và chứ không với tất cả những công đoàn khác (đặc biệt là với phe cánh tả) vì thế những công đoàn nào đồng tình ủng hộ chính sách mới này thì sẽ được tiếp tục hoạt động. Trong xu thế mới này, họ đã đạt được một số thành công đáng kể trong việc hợp nhất các công đoàn lại với nhau tạo thành một phần của bộ máy phát triển tư bản. Làm theo "giải pháp của Keynes", các doanh nghiệp đã biết hoạt động tập thể thông qua chính phủ để làm những việc mà các doanh nghiệp tư nhân từ chối làm. Song với định hướng tăng
- trưởng mức lương, chính phủ còn kích thích tăng trưởng năng suất nhằm giúp các doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp lao động. Trong suốt thời kỳ suy thoái, để cho năng suất tăng trưởng chính là một vấn đề lớn vì các doanh nghiệp không chịu đầu tư. Họ chỉ biết khư khư giữ tiền của mình mà không chịu đem đầu tư vào nhà máy và mua thiết bị (giữ tiền ở đây là họ giữ tiền mặt hay những chứng khoán ngắn hạn để kiếm tiền lời). Đó là lý do tại sao chính phủ bắt đầu can thiệp sâu vào khoảng đầu tư. Một mặt, chính phủ bắt đầu đánh thuế vào thu nhập chưa được đem đi đầu tư của các công ty và nhà nước dùng số tiền thuế đó để mở rộng thị trường và buộc cho các doanh nghiệp phải có những hướng giải quyết. Mặt khác, nhà nước sẽ dùng trực tiếp số thuế đó vào nghiên cứu và phát triển nhằm bắt kịp những kỹ thuật hiện đại để tăng sản lượng sản xuất trong một giờ của công nhân. Những công trình đầu tư lớn như thế này diễn ra xuyên suốt trong thời kỳ Đại Nhị Thế Chiến.
- Để hiểu được mối quan hệ giữa chiến tranh và kinh tế ta cần phải tìm hiểu kỹ chi tiêu của chính phủ tài trợ cho việc các dự án mở rộng đầu tư công nghiệp và sản lượng ra làm sao. Nền kinh tế đã chuyển biến rất nhanh trong suốt thời kỳ chiến tranh. Chính phủ đã đầu tư rất nhiều cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất những mặt hàng cần cho chiến tranh, từ xe tăng, máy bay cho đến thực phẩm và quần áo. Chiến tranh thật sự là một cơ hội kinh doanh tốt, nó tạo ra hàng loạt thị trường mới và khiến cho chính phủ phải trợ cấp nhiều cho đầu tư. Đã có nhiều hoạt động rất lớn do chính phủ điều hành trong suốt thời kỳ chiến tranh, nhưng sau này cũng chuyển giao lại cho các doanh nghiệp tư nhân. Điển hình là những nhà máy nitrogen được xây dựng để sản xuất TNT. Sau chiến tranh, chúng được chuyển sang cho doanh nghiệp tư nhân để kích thích mở rộng sản xuất phân vô cơ. Các doanh nghiệp cũng đã biết tận dụng những thay đổi trong cơ cấu lực lượng lao động trong thời kỳ chiến tranh. Bởi khi đó cánh đàn ông đều bị gọi nhập ngũ, nên chỉ còn phụ nữ tham gia lực
- lượng lao động với số lượng lớn chưa từng có. Nhiều người trong số họ đã từng làm trong các nhà máy vào thập kỷ 30, thì nay đã quá chán với tình hình hỗn loạn của những năm 40 này. Tuy nhiên, phải nói rằng, dù như thế, giai đoạn chiến tranh là một giai đoạn mà xung đột mạnh mẽ giữa lực lượng lao động và cấp quản lý là xảy ra thường xuyên, trong các cuộc xung đột đó chính phủ phải can thiệp vào để cho các cuộc đình công của công nhân không làm cản trở sản xuất. Cả hai bên lao động và cấp quản lý đều nhận thức được rằng giai đoạn chiến tranh có thể củng cố hoặc có thể làm tan biến những thành tựu mà lực lượng lao động đã đạt được vào thập kỷ 30, và do đó phát sinh ra nhiều xung đột giữa họ. Do vậy, chiến tranh đã khiến cho chính phủ phải can thiệp sâu vào, mà chính những can thiệp này đã kích thích năng suất và đưa vào áp dụng giải pháp của Keynes giải quyết cuộc đại suy thoái với một quy mô rất lớn. Đây là thời kỳ mở đầu một mô hình diễn ra xuyên suốt thời kỳ tiền Đại Nhị Thế Chiến. Chính phủ đã
- tiếp tục thực thi những gì mà doanh nghiệp không hoặc không thể tự mình làm. Kết quả thu được là sự tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài, nhưng tăng chậm vào thập kỷ 50 do khi đó vẫn còn tồn tại các cuộc xung đột giữa những mối quan hệ mới - giống như Carter sau này và chính quyền Reagan, những nhà kiến lập chính sách Eisenhower thường viện vào tình hình suy thoái để hạn chế nhu cầu của tầng lớp lao động, và mức tăng trưởng đạt mức nhanh hơn vào thập kỷ 60 dưới thời của Kennedy và Johnson, họ đã mở rộng các dự án đầu tư vào công nghiệp (như không gian vũ trụ, chiến tranh) và những dự án xã hội (xã hội hiện đại) nhằm tạo ra một lực lượng lao động có năng lực cao và có kỷ luật, của chính phủ với quy mô lớn. Suốt thời kỳ này, đã không còn xảy ra suy thoái nửa. Tuy nhiên mức tăng trưởng sản xuất chậm, nhưng cũng không tệ hại như thời kỳ đại suy thoái. Trong suốt 25 năm, hệ thống Keynes đã hoạt động tốt. Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 60 và đầu 70, thì những phương pháp này của ông không còn hiệu quả, cả hệ thống này lẫn lý thuyết kinh tế của ông rơi vào tình trạng khủng hoảng.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn