intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CUỘC HẸN HÒ CỦA MỸ THUẬT NGA - PHÁP TẠI XỨ SỞ SƯƠNG MÙ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các họa phẩm của các nghệ sĩ Nga và Pháp, số lượng gần ngang nhau, đã được Nga cho mượn để trưng bày. Cuộc triển lãm nhan đề “Đến từ nước Nga” được tổ chức tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh từ đầu năm cho tới trung tuần tháng 4 vừa qua trưng bày những tác phẩm được sáng tác vào thời kỳ 25 năm cuối thế kỷ 19 tới 25 năm đầu thế kỷ 20. Lúc đầu quảng cáo cho cuộc triển lãm chỉ tập trung vào các họa phẩm Pháp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CUỘC HẸN HÒ CỦA MỸ THUẬT NGA - PHÁP TẠI XỨ SỞ SƯƠNG MÙ

  1. CUỘC HẸN HÒ CỦA MỸ THUẬT NGA - PHÁP TẠI XỨ SỞ SƯƠNG MÙ Các họa phẩm của các nghệ sĩ Nga và Pháp, số lượng gần ngang nhau, đã được Nga cho mượn để trưng bày. Cuộc triển lãm nhan đề “Đến từ nước Nga” được tổ chức tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh từ đầu năm cho tới trung tuần tháng 4 vừa qua trưng bày những tác phẩm được sáng tác vào thời kỳ 25 năm cuối thế kỷ 19 tới 25 năm đầu thế kỷ 20. Lúc đầu quảng cáo cho cuộc triển lãm chỉ tập trung vào các họa phẩm Pháp. Nhưng tôi thấy ALEXANDER thực tế không phải như vậy, bởi vì chúng ta đã SEROV - Chân quá quen với những tác phẩm của Cézanne, dung Sophia Matisse, Picasso, và các họa sĩ ấn tượng chủ nghĩa Botkin khác rồi, nhưng chúng ta lại chưa quen với các sáng tác của các họa sĩ Nga. Các tác phẩm trừu tượng và bức Chiếc vòng đen-trên-trắng của Kazimir Malevich - bức này được treo trong căn phòng cuối như một dấu chấm hết và cũng dường như để tuyên bố không những sự kết thúc cuộc trưng bày mà
  2. còn cả sự cáo chung của phương pháp hội họa cổ xưa nữa - tất cả đều nổi tiếng trong lịch sử mỹ thuật hiện đại ngang với họa phẩm Vũ điệu của Henri Matis Mà tôi cũng không cho rằng tác phẩm của các họa sĩ Pháp là tuyệt hơn. Cái lợi thế trong việc đề cao các tác phẩm Pháp có được ít nhất một phần là do sự tích đi kèm với những tác phẩm đó. Các nhà sưu tầm Nga - đặc biệt là Sergei Ivanovich Shchukin và Ivan Morozov, và cả những người khác nữa - đã cảm nhận được ngọn triều dâng hồi đầu thế kỷ trước và đã nắm bắt được thời cơ đó: không giống như các nhà sưu tầm khác, họ không hề chờ đợi theo đuôi phong trào. Các bộ sưu tập của họ đã bị quốc hữu hóa sau Cách mạng (một số người trước kia là chủ nhân các bộ sưu tập thì sau CM đã chuyển sang làm hướng dẫn viên, giám tuyển mỹ thuật, thậm chí nhân viên soát vé vào cửa). Về sau, việc buộc phải chuyển các tác phẩm ấy xuống các tầng hầm của Bảo tàng và sau này sự phục hồi dần dần cuối cùng đi tới thắng lợi của họ đã là một đoạn kết cho câu chuyện về các nhà sưu tầm: sau thời kỳ nhục nhã là đến giai đoạn được vinh danh sau khi mất. Bản thân các tác phẩm cũng trải qua 2 cuộc đời là những kiệt tác và “những người tử vì đạo phục sinh” của mỹ thuật hiện đại. Mặt khác việc trưng bày bố trí các họa phẩm Nga và Pháp bên cạnh nhau cho thấy chủ nghĩa hiện đại Nga đặc sắc biết chừng nào liên quan tới nền mỹ thuật mới được tiếp nhận từ bên ngoài vào và những truyền thống mà nó đã đoạn tuyệt. Một số nghệ sĩ Nga đã nỗ lực không ngừng
  3. sáng tác như biết bao người khác. Trong bức Chân dung Sophia Botkina do Valentin Serov vẽ năm 1899, cách xử lý có thoáng hơn, tự do hơn bức Chân dung Nadezhda Polotsova mà Carolus Duran được mời sang vẽ trước đó 20 năm có lẻ. Nhưng đây chủ yếu là một ví dụ về một loại hình hội họa quốc tế, chân dung xã hội được thực hiện trong kỳ thoái trào nhưng vẫn kiêu kỳ, vẫn chói ngời và đầy tin tưởng. Chuyển sang tranh phong cảnh ta sẽ thấy tình hình có hơi khác một chút. Tác phẩm Đôi bờ sông Loing của Charles-Francois Daubigny vẽ vào cuối những năm 1860, là một bản ghi chép bầu không khí thuần khiết của những cánh đồng bằng phẳng, xanh tươi, rực rỡ ; 30 năm sau đó, bức Buổi chiều Mùa hạ của Isaac Levitan là một họa phẩm nhìn ngang tương tự miêu tả những hàng cây phía xa rực sáng ảm đạm hơn ... Bóng chiều đổ ập xuống mọi vật. Một bóng người trải dài trên đường ở tiền cảnh, ớn lạnh hơn. Ta thấy tác phẩm của Daubigny miêu tả một địa điểm, còn họa phẩm của Levitan rõ ràng toát lên một tâm trạng. Vẽ tranh phong cảnh ở Nga đã trở thành một phương tiện để thể hiện niềm tự hào dân tộc và cách tự vấn dân tộc. Trong một bài luận văn in trong cuốn vựng tập của Viện Hàn Lâm Hoàng gia Anh, Yevgenia Petrova có nói rằng “sự tôn vinh trân trọng đối với mỹ thuật là một cái gì đó rất đặc thù, đậm chất riêng của tâm lý người Nga” và phỏng đoán rằng các loại hình mỹ thuật đã thế chân các diễn đàn và các cuộc tranh luận tại các thính phòng vào thời điểm chưa có kênh nào tồn tại dành cho các cuộc trao đổi ý kiến công khai cả. Việc từ bỏ những chủ đề lớn lao đã làm rầu lòng các bậc cựu trào và công chúng ở khắp nơi. ở nước Nga
  4. nơi mỹ thuật đi sâu vào các chủ đề dân tộc, tôn giáo và xã hội thì sự mất mát đó còn thể hiện mạnh mẽ hơn. Nó mạnh mẽ tới mức ta có thể cảm thấy tâm trạng và các câu chuyện ngầm len lỏi trở lại vào sáng tác của các họa sĩ, những người đã nhận đảm đương vị trí hướng đạo từ các họa sĩ Pháp đương thời. Chẳng hạn, họa phẩm Cánh đồng hoa Anh túc sáng tác năm 1890-1891 và Đống rơm tại Giverny vẽ năm 1888 của Claude Monet đều hoàn toàn không chú ý tới bất cứ thứ gì khác ngoài ngoại hình các cảnh vật, trên hết, là cái cách chất liệu sơn phát huy được hiệu quả ánh sáng bằng cách làm mờ hình thức và vận dụng giá trị các tông màu, điều chỉnh giữa bão hoà với sắc màu ban đầu như thể ta xử lý trên một chiếc ti vi vậy. Ngược lại, tác phẩm Tuyết tháng Chín của Igor Grabar, sáng tác năm 1903, rõ ràng có nhẹ phần kỹ thuật nhưng cũng nhằm mục đích nêu bật cách chơi ánh sáng tương tự như Claude Monet, theo ý kiến tác giả trong cuốn vựng tập, làm toát lên một tâm trạng có chủ ý hẳn hoi như muốn nói: “Đây đích thực là một tác phẩm đầy chất thơ nói lên vẻ đẹp và tình trạng “bị lãng quên” của một trang trại vùng ngoại ô Mát- xcơ-va”. Sự đối lập, thể hiện rõ trong các tranh phong cảnh, còn lộ rõ hơn khi có các nhân vật trong tranh. Tác phẩm Vũ điệu của Henri Matisse, sáng tác năm 1910, thể hiện 5 vũ công: ba người quay lưng về phía người xem không rõ mặt, còn mặt hai người kia chỉ có tính chất tượng trưng mà thôi. Cái thần của bức tranh không thể bị tách rời khỏi chủ đề - các nữ vũ công đang nhảy múa - nhưng đã tránh được câu chuyện liên quan
  5. đến từng cá nhân nhân vật. Một đạo diễn sân khấu rất có thể sử dụng mặt nạ để tạo một khoảng cách vô hình tương tự giữa các diễn viên với các vai mà họ diễn. Nhiều yếu tố ngẫu nhiên đã được loại bỏ nhưng việc sắp xếp các đối tượng trong không gian tranh quả là phức tạp, như thể một động cơ Baroque kéo một cỗ máy Hiện đại chủ nghĩa vậy... Ta có thể tìm thấy cái thế nhảy múa có lẽ của cả năm vũ công này ở các tác phẩm của Rubens. Tác phẩm Các chú bé đang chơi đùa sáng tác năm 1911 của Kuzma Petrov-Vodkin cũng có nhiều nhân tố tương tự biết chừng nào: cũng những nhân vật khỏa thân, màu sắc nồng ấm, tay cầm tay nổi bật trên nền một ngọn đồi xanh, với một bầu trời trong xanh - tới mức ta khó lòng tin rằng họa phẩm đó không hề có liên hệ gì với Matisse. Thậm chí tác phẩm được ghi ngày tháng và ký tên ở cùng góc như nhau. Tuy nhiên hiệu ứng lại hoàn toàn khác nhau... Cuốn vựng tập nhận xét: “ Sự khác nhau ở tính cách và khí chất của các nhân vật trong hai họa phẩm bộc lộ rõ ở cách biểu hiện các thân hình và sự nhịp nhàng của các đường nét.” Về bức Tắm cho chú ngựa hồng, của Petrov Vodkin sáng tác năm 1912, cuốn vựng tập cho rằng họa phẩm này “đã được người đương thời coi như một biểu hiện bóng gió cho thời đại lúc bấy giờ, dường như đó là một điềm báo trước về những sự kiện lớn lao mà thế kỷ 20 sẽ mang lại.” Một khi ta đã đồng cảm với nhu cầu của các họa sĩ Nga, ngay cả những nghệ sĩ cấp tiến, muốn tìm kiếm những ý nghĩa cùng thông điệp, thì ta có thể thấy rõ ngay những sự khác biệt với các trào lưu hiện đại chủ nghĩa. Trường hợp điển hình nhất là Kazimir Malevich. Ông cho rằng
  6. nhà thờ và nhà máy về cơ bản là giống nhau . Ông nói: “ Mục tiêu của nhà thờ và nhà máy là như nhau và ý nghĩa là ở sự tìm kiếm Đấng Tối cao.” Và ông coi tác phẩm Ô vuông đen của ông như một thần tượng không cần khung, “một thần tượng được tôn thờ của thời đại chúng tôi”. Trừu tượng không thể bóp nghẹt ý nguyện của họ muốn tìm kiếm ý nghĩa, mặc dù nó có thể đẩy cuộc tìm kiếm ấy vào một miền xa lạ, bất ngờ. Việc này diễn ra trong một thời gian khá dài trước khi danh họa Mark Rothko của Mỹ lớn tiếng bàn luận công khai về hội họa trừu tượng và tinh thần nhân loại. Kết hợp nhuần nhuyễn phong cách trong nước và nước ngoài đã giúp các họa sĩ Nga dấn bước trên con đường sáng tác mang tính xã hội và tinh thần nhân loại sâu đậm. Tác phẩm Ngày 17. 10. 1905 của Ilya Repin, sáng tác năm 2007, miêu tả một kim tự tháp, với một chân đế rộng, gồm nhiều hình người, có một nhân vật đang vung xiềng xích, gông cùm (họ hoan nghênh lời tuyên bố cải cách của Nga hoàng Nicholas II) là bức tranh duy nhất được trưng bày trong triển lãm có mối liên hệ rõ ràng với kiệt tác trứ danh nhất trong số những tác phẩm lỗi lạc của Nga: đó là bức Kéo thuyền trên sông Volga của chính Ilya Repin sáng tác năm 1870-1873, được in lại trong cuốn vựng tập nhưng không thấy trưng bày trong triển lãm, có lẽ do không được phép đưa ra khỏi nước Nga. Niềm tin mà một số họa sĩ Nga ấp ủ vào khả năng phát triển một Chủ nghĩa hiện đại Nga trong mỹ thuật có tính chất phổ cập - một cuộc trốn chạy khỏi những qui ước tư sản, để tiếp tục phát triển trong một thế giới tốt đẹp hơn của những khát vọng thiết tha được gửi
  7. gắm trong những họa phẩm như của Repin - đã được thực hiện nhưng chưa trọn vẹn. Phong cách hội họa cũng có cuộc sống riêng của nó. Ngày nay ta có thể thấy những dư âm của Alexander Rodchenko và Vladimir Tatlin ở những tòa nhà buildings mới và những cửa hiệu sang trọng. Đây có thể là di sản đích thực nhất, nếu không muốn nói là di sản được trân trọng nhất, của Chủ nghĩa hiện đại Nga vậy ! Điền Thanh (sưu tầm & giới thiệu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0