YOMEDIA
ADSENSE
Cuộc khởi nghĩa của Tổng Kiêm ở Hòa Bình năm 1909 qua một số tư liệu mới
32
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Qua khảo cứu các nguồn tư liệu, tác giả có thêm những thông tin giá trị về cuộc khởi nghĩa trên để tiếp tục hiểu rõ hơn về thủ lĩnh Tổng Kiêm, nguyên nhân cuộc khởi nghĩa, quá trình di chuyển của nghĩa quân trước sự bao vây của thực dân Pháp, sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cuộc khởi nghĩa của Tổng Kiêm ở Hòa Bình năm 1909 qua một số tư liệu mới
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00017 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 111-114 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA TỔNG KIÊM Ở HÒA BÌNH NĂM 1909 QUA MỘT SỐ TƯ LIỆU MỚI Lưu Thị Ngọc Tuyết Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh Tóm tắt. Hòa Bình là tỉnh có vị trí trọng yếu ở khu vực miền núi Bắc Kỳ. Năm 1909, dưới sự lãnh đạo của Tổng Kiêm, người Mường ở Hòa Bình đã nổi dậy khởi nghĩa. Do chuẩn bị chu đáo và chớp lấy cơ hội thuận lợi nên nghĩa quân đã giành được một số thắng lợi. Thực dân Pháp ra sức phản kích, nhưng nghĩa quân với sự ủng hộ tích cực của nhân dân đã duy trì được cuộc khởi nghĩa tới trên 5 tháng, gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Qua khảo cứu các nguồn tư liệu, tác giả có thêm những thông tin giá trị về cuộc khởi nghĩa trên để tiếp tục hiểu rõ hơn về thủ lĩnh Tổng Kiêm, nguyên nhân cuộc khởi nghĩa, quá trình di chuyển của nghĩa quân trước sự bao vây của thực dân Pháp, sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa... Từ khóa: Hòa Bình, khởi nghĩa Tổng Kiêm, khởi nghĩa người Mường, Hoà Bình đầu thế kỉ XX. 1. Mở đầu Hòa Bình là tỉnh miền núi có vị trí chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng. Khi thực dân Pháp đánh chiếm khu vực miền núi Tây Bắc Bắc Kỳ, Hòa Bình đã trở thành một trong những trung tâm chống Pháp ở miền núi Bắc Kỳ với nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như khởi nghĩa của Đốc Ngữ, khởi nghĩa của Đinh Công Uy [2, 4]. . . Sau khi bình định được Hòa Bình, thực dân Pháp đã cấu kết và lợi dụng lực lượng các lang đạo ở địa phương để tiến hành cai trị và bóc lột nhân dân. Bị áp bức bóc lột thâm tệ, người Mường ở Hòa Bình đã liên tục nổi dậy đánh Pháp, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Tổng Kiêm. Với một số nguồn tư liệu mới, nghiên cứu sẽ có thêm những thông tin giá trị về cuộc khởi nghĩa và vị thủ lĩnh này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nguyên nhân khởi nghĩa Đầu thế kỉ XX, dưới sự thống trị của thực dân Pháp và ách áp bức của giai cấp phong kiến lang đạo người Mường, đời sống nhân dân Mường ở Hòa Bình hết sức cơ cực. Nhân dân là tôi con của nhà Lang, ruộng đất bị bao chiếm... Điển hình như ở châu Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, năm 1904, Đinh Công Nhung được thực dân Pháp dựng lên làm Quan Lang, tay sai cho Pháp. Nhờ sự hậu Ngày nhận bài: 15/11/2014 Ngày nhận đăng: 01/10/2014 Liên hệ: Lưu Thị Ngọc Tuyết, e-mail: mkluutuyetcdsp@gmail.com 111
- Lưu Thị Ngọc Tuyết thuẫn của Pháp, Quan Lang Đinh Công Nhung đã ức hiếp nhân dân, gây nhiều sự khổ hại hơn các quan lang trước [1;25]. Năm 1908, Đình Công Nhung cướp 8 mẫu đất của nhân dân. Trong bức thư đề ngày 17 tháng 8 năm 1909 của Tổng Kiêm gửi Quan Hai Pháp, đã tố cáo như sau: “Tại ông Chánh lang Đinh Công Nhung ăn hết đất chúng tôi, mà lại nhũng nhiễu dân tình lắm lắm, chúng tôi thiết tưởng công việc nhà nước đã nhiều, lại công việc nhà ông ấy, thời dân sự chúng tôi một cổ hai chòng, nên chúng tôi phải giả ông ấy lại nhà nước” [1;82]. Bất bình trước việc làm sai trái của Đinh Công Nhung, dưới sự lãnh đạo của Tổng Kiêm, nhân dân Mông Hóa làm đơn kiện lên Phủ Thống sứ Bắc Kỳ và Phủ Toàn quyền. Đinh Công Nhung đã mua chuộc thực dân Pháp nên được xử thắng kiện. Sau đó, Đinh Công Nhung cho người bắt Tổng Kiêm và những người liên quan đến vụ kiện “bắt cả người nhà, đầy tớ, trâu ngựa” [1;82] của những người đi kiện và buộc họ phải trốn vào rừng. Không còn cách nào khác, nhân dân phải đứng lên khởi nghĩa để giải phóng cho mình: “. . . chúng tôi về Hà Nội làm đơn kêu với quan Thống sứ, thời ông ấy nhiều tiền bạc, lễ quan chánh sứ mấy thầy Phán Quế, cứ bẩm sự tốt cho ông ấy, thời chúng tôi thế ức không biết kêu vào đâu được nên chúng tôi phải mang đầy tớ lên đánh lấy người nhà về. . . " [1;82]. Sự bóc lột tàn bạo của Quan lang Đinh Công Nhung đã làm bùng lên nỗi căm hờn trong đồng bào Mường ở Mông Hóa. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Tổng Kiêm, một cuộc khởi nghĩa đã manh nha khởi phát. Tổng Kiêm còn có tên gọi là Nguyễn Văn Kiêm là thổ lang ở xóm Đảnh, làng Mông Hóa, thuộc châu Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình [1;134]. Ông từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Đốc Ngữ [2]. Do lập được nhiều chiến công nên được phong là Lãnh binh (còn gọi là Lãnh Kiêm). Sau khi cuộc khởi nghĩa Đốc Ngữ tan rã ông trở về sinh sống tại quê nhà. Tại đây, ông được nhân dân tín nhiệm nên lần lượt giữ các chức vụ như lí trưởng làng Mông Hóa, Phó tổng [1;36-37]. Trước sự bao chiếm ruộng đất của quan lang Đinh Công Nhung, Tổng Kiêm đã vận động nhân dân đứng lên chống lại bọn quan lang và thực dân Pháp. Tháng 4 - 1909, nghĩa quân tổ chức lễ tế cờ tại núi Viên Nam, xã Mông Hoá (huyện Kỳ Sơn). Nghĩa quân mang tên là Quân đội Bình Tây. Sau lễ tế cờ, lực lượng nghĩa quân tiếp tục được tăng cường. Tổng Kiêm được nghĩa quân suy tôn làm Chánh Thống Tướng, Đốc Bang làm Phó Thống Tướng, ngoài ra, nghĩa quân còn có Đinh Công Nghiêm (thổ hào ở Lương Sơn, giúp việc cho quân Pháp) hậu thuẫn. Vũ khí của nghĩa quân rất thô sơ chỉ gồm súng Thổ và một vài thanh mã tấu. 2.2. Về hoạt động của nghĩa quân Chớp lấy thời cơ chính quyền Pháp ở tỉnh lị sơ hở, đội ngũ chỉ huy không ở tỉnh lị, lính canh lơ là, thiếu cảnh giác, Tổng Kiêm đã tổ chức nghĩa quân tiến hành khởi nghĩa [1;18,65]. Ngày 03 - 8 – 1909 nghĩa quân với lực lượng 27 người qua đò Bến Ngọc [3] tiến về thị xã, hướng đến mục tiêu là doanh trại lính khố xanh Hòa Bình. Nghĩa quân tấn công trại lính khố xanh và nhanh chóng giành được thắng lợi. Sách Lịch sử quân sự Đông Dương đã ghi như sau: “Viên giám binh đội lính khố xanh Chaigneau (Se-nhô) đã bị sát hại cùng với 5 binh sĩ, 16 người khác bị thương, 40 tù thường phạm được giải thoát; kho bạc và ti thương chính bị đánh phá; 150 súng trường 1874 hay súng trường kiểu 1892; 35.000 viên đạn đã bị đánh cướp” [2]. Chỉ trong thời gian ngắn, nghĩa quân đã nhanh chóng làm chủ tỉnh lị Hòa Bình. Nhiều tù binh được giải phóng đã được nghĩa quân giác ngộ nên tự nguyện đi theo cuộc khởi nghĩa. Căn cứ theo lời khai của nghĩa quân với thực dân Pháp thì sau khi đánh chiếm tỉnh lị, lực lượng nghĩa quân tiếp tục tăng với khoảng 70 người [1;59]. Trong suốt 12 ngày (từ mùng 3 - 8 đến 14 -8), tỉnh lị Hòa Bình nằm dưới quyền kiểm soát của nghĩa quân [4;177]. Ngay hôm sau, quân Pháp tăng quân từ Việt Trì, do đại úy Mathieu (Ma-chi-ơ) chỉ huy và cánh quân do Trung úy Léonara (Lê-ô-na) chặn đường rút của nghĩa quân về Hà Đông. 112
- Cuộc khởi nghĩa của Tổng Kiêm ở Hòa Bình năm 1909 qua một số tư liệu mới Pháp viết thư dụ hàng thủ lĩnh nghĩa quân nhưng Tổng Kiêm kiên quyết cự tuyệt. Sau cuộc thương lượng thất bại, thực dân Pháp tổ chức lực lượng quân sự mạnh tấn công nghĩa quân, với sự phối hợp của ba phân đội Pháp: Phân đội do Đại úy Mathieu, phân đội của trung úy Lơonard và một trung đôi lính khố đỏ thuộc trung đoàn 1 Bắc Kỳ do trung úy Des Gauts chỉ huy. Tuy nhiên, mưa lớn gây lũ trên sông Đà đã làm chậm quá trình di chuyển của quân Pháp. Ngày 24 tháng 8 quân địch tiếp tục được tăng viện đến Hòa Bình. Khi nhận được tin báo quân Pháp tăng cường binh lực lên Hòa Bình, nghĩa quân đã nhanh chóng rút khỏi tỉnh lị, "xuôi theo đò Bến Ngọc, sang bên kia sông đóng ở làng Trung Minh, sau đó kéo quân về làng Mông Hóa” [1;134]. Khi bị truy kích ráo riết, nghĩa quân đã chia làm 4 toán nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và sự ủng hộ của nhân dân mới có thể thoát khỏi sự truy bức của quân Pháp. Người Pháp đã ghi lại cuộc hành binh của nghĩa quân như sau: “nhờ thông thạo về địa hình và sự đồng lõa (giúp đỡ) của dân chúng, bọn giặc luôn luôn thoát được các đội quân của ta” [2]. Thời gian này, nghĩa quân của Tổng Kiêm đóng ở làng sau xóm Rụ, hội họp tại rừng núi Vua Bà, khi hết lương thực, nghĩa quân chuyển đến vùng rừng núi gần hạt Lương Sơn để thu nạp quân lương. Nhưng sau đó, quân Pháp tiếp tục truy nã, nên nghĩa quân lại rút về làng Mông Hóa, đóng ở xóm Rụ (sau về ở ẩn ở núi Tản Viên). Theo Báo cáo của Phó Châu Lương Sơn (Hòa Bình) nhận định "đảng tên Kiêm còn đóng ở xóm Gụi (xóm Rụ) nhiều lắm" [1;62]. Căn cứ vào lời khai của nghĩa quân khi bị thực dân Pháp bắt đã viết: Khi về xóm Rụ, nghĩa quân di chuyển nhiều nơi, được nhân dân quanh vùng Mông Hóa tích cực giúp đỡ, che dấu lực lượng, ủng hộ lương thực, thực phẩm. Mỗi gia đình quanh địa phận nghĩa quân ẩn náu đều có người đi theo nghĩa quân [3;60]. Cuối tháng 8, địch tăng cường binh lực đánh chiếm các vùng Hòa Bình, Đồng Bến, Yên Lê, Hòa Lạc, Hòa Mục. . . Chúng hi vọng “làm cho dân chúng phải kiêng dè, làm trở ngại cho việc tiếp tế của bọn giặc (nghĩa quân - tác giả) và để khêu gợi sự quy thuận của. . . những kẻ đã đi theo đám giặc do bị tên Kiêm đe dọa” [2] Nghĩa quân tiếp tục phân tán thành những nhóm nhỏ, rút lui trước sự truy đuổi của quân địch. Giặc Pháp nhận định “Dân chúng ở đây đã ngả theo bọn giặc (nghĩa quân - tác giả), có lẽ còn hơn ở Phúc Yên (nhân dân ủng hộ khởi nghĩa Yên Thế - tác giả), do bởi mối quan hệ phong kiến gắn liền người Mường với các đầu lĩnh của họ; Còn các đội lính dõng đáng ra phải giúp đỡ công việc cho chúng ta thì ngược lại đã làm trở ngại cho chúng ta nếu không phải là đã đồng lõa với bọn giặc. Bọn chúng (nghĩa quân) được họ báo trước cho biết những sự điều quân của chúng ta và được họ tiếp tế cho” [2]. Trước sự vây giáp gắt gao của giặc Pháp, nghĩa quân đã gặp vô vàn khó khăn, nhất là vấn đề lương thực. Cuối tháng 8 - 1909, Tổng Kiêm chủ trương lựa chọn những nghĩa binh khỏe mạnh, thông thạo địa hình tấn công đồn Hòa Lạc để cướp lương thực và súng đạn nhưng kết quả đạt được hạn chế [1;136]. Sau đó, Pháp đưa lực lượng lớn gồm 3.000 quân truy đuổi, chặn đường rút lui của nghĩa quân. Nghĩa quân phải vượt sông Đà về thôn Chữ, hạt Phú Thọ. Trước khó khăn ngày càng lớn, Tổng Kiêm chủ trương vượt sông Hồng, sông Lô sang Tam Đảo cùng Đề Thám khởi nghĩa, nhưng ý định đó không thực hiện được. Thực dân Pháp cho thiết lập nhiều đồn bốt để chốt chặn và ngăn chở hoạt động của nghĩa quân như Hòa Bình, Đồng Bến, Yên Lệ, Hòa Lạc, Hòa Mục, Mai Thôn. . . Tình thế buộc nghĩa quân vượt sông trở lại, bị quân Pháp chia cắt làm đôi. Tổng Kiêm bị dồn về chân núi Ba Vì. Đốc Bang bị bao vây ở Mông Hóa. Nghĩa quân phải phân tán thành nhiều toán, đánh những trận nhỏ. Do quân Pháp lập đồn ở Mông Hóa, khủng bố nhân dân dữ dội, không có tiếp tế nên nghĩa quân bị cô lập. Bị vây bức đến đường cùng, không thể nhận được hỗ trợ lương thực từ nhân dân, vũ khí đạn dược ngày càng cạn nên cuối cùng, ngày 20 - 1 – 1910, Tổng Kiêm và các nghĩa quân đã quyết 113
- Lưu Thị Ngọc Tuyết định ra hàng quân Pháp. Sau đó, giặc Pháp đã kết án Tổng Kiêm chịu 20 tù khổ sai ở nhà tù Côn Đảo và Đốc Bang bị Pháp đưa đi đày ở Lạng Sơn, với án tù 20 năm. Cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Tổng Kiêm thất bại. 3. Kết luận Thông qua việc tìm hiểu các nguồn tài liệu, ta thấy đây là cuộc khởi nghĩa mang tính tự vệ mà thực chất là phong trào yêu nước tự phát của nhân dân của nhân dân miền núi Bắc Kỳ. Cuộc khởi nghĩa cho thấy mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và tay sai với nhân dân Hòa Bình rất sâu sắc. Khi khởi nghĩa nổ ra, quần chúng nhân dân đã ủng hộ và giúp đỡ rất tích cực đối với nghĩa quân. Đây là một trong ít cuộc khởi nghĩa diễn ra ở đầu thế kỉ XX chiếm được tỉnh lị của một tỉnh lớn (trong 12 ngày) có vị trí trọng yếu về kinh tế và quân sự ở khu vực miền núi Tây Bắc Bắc Kỳ. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã tạo nên ảnh hưởng và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Khởi nghĩa chứng minh truyền thống đấu tranh bất khuất và khả năng cách mạng của đồng bào các dân tộc miền núi Bắc Kỳ trước sự áp bức bóc lột của phong kiến và đế quốc. Mặc dù thất bại song cuộc khởi nghĩa đã thức tỉnh đồng bào các dân tộc ở miền núi Bắc Kỳ tiếp tục đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập tự do cho dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] RHB (Phông Tòa sứ Hòa Bình). Hồ sơ số 18. Tờ số 25, 36, 37, 59, 62, 65, 82, 134, 136. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (TTLTQG I). [2] Lịch sử quân sự Đông Dương, (phần Nghĩa quân Đề Kiều, Đốc Ngữ), (bản dịch) lưu tại khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] RHB (Phông Tòa sứ Hòa Bình). Hồ sơ số 19 - 01. Tờ số 60. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (TTLTQG I). [4] Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Nguyễn Khắc Đạm,1958. Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập 2. Nxb VSĐ, Hà Nội. ABSTRACT Additional documents on Tong Kiem insurrection in Hoa Binh (1909) Hoa Binh province plays a key position in the moutainons area in Northern of Vietnam. In 1909, under the leadership of Tong Kiem, Muong people in Hoa Binh upraised an insurrection. Thanks to the careful preparation and favorable opportunities, the insurrection quickly succeeded. The French colonialists tried to suppress the insurgents. Nevertheless, due to the strong support of local people, the insurrection prolonged more than 5 months, causing great damage to the French colonialists. By looking up the references, the author gained more valuable information about Tong Kiem leader, the reasons for the insurrection, the movement of the insurgents, the suppression of the French colonialists and the support of local people for the insurrection. Keyword: Hoa Binh,Tong Kiem insurrection, Muong insurrection, Hoa Binh in the first century XX. 114
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn