intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cường insulin bẩm sinh (E16.1)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Cường insulin bẩm sinh (E16.1)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận chẩn đoán, xử trí cấp cứu, chỉ định nhập viện, điều trị ngoại trú, tái khám ngoại trú, hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cường insulin bẩm sinh (E16.1)

  1. CƯỜNG INSULIN BẨM SINH (E16.1) 1. ĐỊNH NGHĨA Cường insulin bẩm sinh (CIBS) là nguyên nhân thường gặp nhất gây hạ glucose máu kéo dài ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, gây ra do rối loạn điều hòa việc bài tiết insulin của tế bào β tụy do đột biến gen. 2. NGUYÊN NHÂN Có ít nhất 11 loại đột biến gen gây bệnh đã được ghi nhận, được phân thành 2 nhóm chính: liên quan đến kênh KATP (gen ABCC8 và KCNJ11) và liên quan đến các enzyme chuyển hóa. Đột biến liên quan đến kênh KATP thường gặp nhất. Bên cạnh đó vẫn có tới 50% trường hợp CIBS không xác định được đột biến. 3. TIẾP CẬN 3.1. Lâm sàng - Đa dạng: từ không triệu chứng (tình cờ phát hiện qua xét nghiệm thường quy) đến biểu hiện bú kém, li bì, quấy khóc, giảm trương lực cơ, co giật, hôn mê. - Hầu hết biểu hiện ở giai đoạn sơ sinh. Một số ít hơn biểu hiện ở giai đoạn nhũ nhi và trẻ lớn nhưng thường sẽ có tiên lượng tốt hơn. - Đa phần có cân nặng lúc sinh lớn. - Cần tốc độ truyền glucose cao (hơn 8 mg/kg/phút). 311
  2. 3.2. Cận lâm sàng - Xét nghiệm tầm soát nguyên nhân: Bicarbonate máu, Lactate máu, Cortisol máu, Ceton máu, GH, NH3 máu, AST, ALT, TSH, FT3, FT4. - Xét nghiệm tại thời điểm có hạ glucose máu (dưới 3 mmol/l): Insulin máu, C peptide máu, Ceton máu, Ceton niệu, Acid béo tự do. - Test đáp ứng glucagon. - Các xét nghiệm khác gợi ý thể đột biến CIBS (NH3 máu, Hydroxybutyrulcarnitine máu và 3-hydroxyglutarate niệu). - Xét nghiệm gen, 18F Dopa PET/CT scan để chẩn đoán thể di truyền và mô học. 3.3. Chẩn đoán Tiêu chuẩn chẩn đoán cường insulin - Glycemia dưới 3 mmol/l. - Tăng insulin máu trên 3 µU/ml, hoặc C peptide trên 0,6 ng/ml. - Đáp ứng test kích thích glucagon. - Cần tốc độ truyền glucose cao (trên 8 mg/kg/phút). Cần chú ý tầm soát các nguyên nhân gây hạ đường huyết khác: cường insulin thoáng qua (sinh ngạt, chậm tăng trưởng trong tử cung, sinh non, mẹ sử dụng các thuốc như thuốc hạ đường huyết, ức chế β, ức chế men chuyển…), hội chứng Beckwith Wiedemann, Turner, u tụy nội tiết… 4. XỬ TRÍ 4.1. Nhập cấp cứu: ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ hạ đường huyết có triệu chứng. 312
  3. 4.2. Khám chuyên khoa Thận nội tiết: khi nghi ngờ có tình trạng hạ đường huyết do nguyên nhân nội tiết, chuyển hóa. 4.3. Điều trị đặc hiệu - Diazoxide: lựa chọn đầu tay, 5-20 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần uống. Tác dụng phụ: rậm lông, giữ nước, tăng acid uric máu, giảm IgG, giảm bạch cầu hạt, tăng tuổi xương, hiếm gặp toan ceton máu, suy tim. Xem xét phối hợp Chlorothiazide 5-10 mg/kg/ngày chia 2 lần nếu phù. - Đồng vận somatostatin (Octreotide, Sandostatin): lựa chọn thứ 2 khi thất bại với Diazoxide. Có thể sử dụng chung với Diazoxide để duy trì đường huyết ổn định. Liều 5-35 µg/kg/ngày, liều tối đa có thể lên tới 50 µg/kg/ngày, tiêm dưới da, chia 3 lần/ngày. Tác dụng phụ: nôn ói, tiêu chảy (thường tự giới hạn), hiếm gặp hơn có thể gặp sỏi túi mật, viêm ruột hoại tử (thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh), viêm gan, hội chứng QT dài, ức chế hormone tuyến yên (GH, TSH). - Ức chế Calci (Nifedipine): 0,5-2,5 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần uống. Đây là điều trị thay thế, hiệu quả rất thay đổi, chủ yếu dùng phối hợp với các thuốc điều trị khác cũng như duy trì đường huyết ổn định sau cắt tụy. - Sirolimus (ức chế mTor): 1 mg/m2 da/ngày, chia 2 lần uống, duy trì nồng độ thuốc từ 5-10 ng/ml. Hiệu quả chưa rõ ràng, tác dụng phụ có thể gặp: viêm dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn chức năng thận, mệt mỏi. - Phẫu thuật cắt tụy: chỉ định khi thất bại với điều trị nội khoa trong việc duy trì ổn định đường huyết hoặc tổn thương mô học cục bộ (18F DOPA Pet/CT scan, di truyền 313
  4. học). Biến chứng: tái phát CIBS, đái tháo đường, suy tụy ngoại tiết, rối loạn hấp thu chất béo. - Theo dõi ngoại trú. - Tái khám mỗi 28 ngày nếu đường huyết ổn định và người nhà tuân thủ điều trị. - Hướng dẫn theo dõi đường huyết mao mạch tại nhà nhằm phát hiện hạ đường huyết còn tiếp diễn. - Đánh giá định kỳ mỗi 3-6 tháng sự phát triển tâm thần vận động, tầm soát tác dụng phụ của thuốc, đánh giá lại khả năng dung nạp đường huyết lúc đói để thay đổi liều thuốc sử dụng. Có thể cân nhắc ngưng thuốc nếu liều Diazoxide dưới 5 mg/kg/ngày, Octreotide dưới 3 µg/kg/ngày. - Đối với những bệnh nhân đáp ứng điều trị nội, sau 4-6 năm, cần đánh giá lại toàn diện nhằm phát hiện sự tái phát của CIBS. - Đối với những bệnh nhân được cắt tụy, cần đánh giá khả năng đái tháo đường, suy tụy ngoại tiết sau phẫu thuật. 314
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2