intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cứu chữa khẩn cấp các sách báo và giấy tờ bị mốc

Chia sẻ: Mơ Mộng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

78
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Beth Lindblom Patkus - Chuyên gia tư vấn về Lưu trữ, Walpole, MA Phần giới thiệu Hầu hết các thủ thư và người giữ tư liệu đều thấy rõ tác hại của nấm mốc lên các tư liệu bằng giấy, song nhiều người lại không có kinh nghiệm khắc phục hiệu quả sự lây lan này. Việc khắc phục sự lây lan nấm mốc (dù là rộng hay nhỏ) cũng có thể đã vượt quá mức cần thiết. Tờ hướng dẫn này cung cấp một số thông tin cơ bản về hiện tượng nấm mốc và chỉ ra cách thức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cứu chữa khẩn cấp các sách báo và giấy tờ bị mốc

  1. Cứu chữa khẩn cấp các sách báo và giấy tờ bị mốc Beth Lindblom Patkus - Chuyên gia tư vấn về Lưu trữ, Walpole, MA Phần giới thiệu Hầu hết các thủ thư và người giữ tư liệu đều thấy rõ tác hại của nấm mốc lên các tư liệu bằng giấy, song nhiều người lại không có kinh nghiệm khắc phục hiệu quả sự lây lan này. Việc khắc phục sự lây lan nấm mốc (dù là rộng hay nhỏ) cũng có thể đã vượt quá mức cần thiết. Tờ hướng dẫn này cung cấp một số thông tin cơ bản về hiện tượng nấm mốc và chỉ ra cách thức cần tiến hành để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và bắt tay vào cứu chữa số tư liệu lưu trữ hư hỏng. Lưu ý rằng những việc cần làm được gợi ý ở đây là những thủ thuật cơ bản được tiến hành trong khu vực khép kín với phạm vi lây lan từ mức nhỏ tới trung bình. Việc khắc phục mang tính tổng hợp đối với một số lượng lớn tư liệu bị ẩm ướt và nấm mốc thường cần có sự trợ giúp bên ngoài, và một số gợi ý để giải quyết hiện tượng lây lan nấm ở diện rộng được trình bày ở phần cuối của tài liệu này. Trong mọi trường hợp, thủ kho hay người chuyên trách về lưu trữ cần
  2. hỏi tư vấn nếu có bất kỳ vấn đề gì nảy sinh hoặc cần áp dụng bất cứ biện pháp xử lý nào. Thế nào là Nấm mốc? Nấm mốc theo thuật ngữ sinh học chỉ các loại nấm, các vi sinh vật sống ký sinh trên sinh vật khác. Có khoảng 100.000 loài nấm được biết đến. Đa số là các hình thức sinh sôi nảy nở của nấm mốc và ta thường khó có thể dự đoán được hoạt động của nấm mốc tại một vị trí cụ thể, nhưng ta có thể song có thể đưa ra một vài khái quát chung về biểu hiện của nấm mốc. Hầu hết nấm mốc phát triển bởi hiện tượng các bào tử gieo rắc trong không khí bay tới các vị trí mới và (trong điều kiện thích hợp) bắt đầu sinh sôi. Khi bào tử bắt đầu nảy mầm, chúng hình thành một mớ giống như tóc được biết dưới cái tên mycelium (nấm mốc đã xuất hiện); những nấm mốc này lại sản sinh ra những túi bào tử, chín dần rồi vỡ ra và bắt đầu lại chu kỳ phát triển như trên. Nấm mốc bài tiết ra hoá chất enzim cho phép chúng có thể ăn mòn các chất liệu hữu cơ như giấy và bìa sách, khiến cho các chất liệu thay đổi và suy yếu. Ngoài ra, nhiều nấm mốc còn chứa các tố chất mầu, có thể gây hoen ố giấy, vải hoặc da. Bên cạnh đó, ta cũng cần nhận biết sự nguy hiểm của nấm mốc đối với con người và trong một số trường hợp nấm mốc có thể gây hại nghiêm
  3. trọng lên sức khoẻ con người. Vì vậy, ta không nên coi thường hiện tượng nấm mốc lây lan hay bỏ mặc “để tình trạng này tự biến mất”. Để nảy mầm (tức là ở trạng thái động), các bào tử nấm cần có một môi trường thuận lợi. Nếu không tồn tại điều kiện thuận lợi, thì những bào tử này sẽ ở trạng thái tĩnh (hay còn gọi là ngủ); trong trạng thái này, chúng chỉ gây hại không đáng kể.Yếu tố quan trọng nhất trong sự sinh trưởng của nấm mốc là độ ẩm luôn sẵn có, hầu hết là ở trong không khí, song cũng tồn tại cả trong đồ vật mà nấm mốc đang phát triển trên đó. Có thể đo được độ ẩm trong không khí, dưới hình thức độ ẩm tương đối (RH). Nhìn chung, độ ẩm tương đối càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi. Nếu độ ẩm tương đối quá mức 70% trong một thời gian dài, thì hầu như không tránh khỏi hiện tượng có nấm mốc. Tuy nhiên, ta cũng cần nhờ rằng một số loài nấm mốc có thể sinh trưởng ở mức độ ẩm tương đối thấp hơn. Nếu các tư liệu lưu trữ bị ướt do một tai hoạ liên quan đến nước, thì khả năng bị nấm mốc của những tư liệu này sẽ tăng lên. Những yếu tố khác góp phần vào sự sinh trưởng của nấm mốc trong độ ẩm sẵn có còn là nhiệt độ cao, không khí không lưu thông và tình trạng tối tăm, thiếu ánh sáng. Hầu như khắp nơi đều reo rắc các bào tử, dù là đang ở trạng
  4. thái động hay tĩnh. Ta không thể tạo ra một môi trường không có sự tồn tại của các bào tử nấm mốc. Chúng tồn tại ở tất cả các phòng, trên mọi đồ vật lưu trữ, và trên tất cả những ai ra vào khu vực lưu trữ. Do vậy, duy nhất chỉ có một chiến lược kiểm soát độc lập mang tính tổng thể là giữ cho độ ẩm và nhiệt độ ở mức vừa phải để các bào tử luôn ở trạng thái tĩnh, giữ cho các tư liệu lưu trữ luôn sạch sẽ và phòng ngừa việc tạo ra những khu vực thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi phát triển. Những nguyên tắc cơ bản khi cứu chữa tình trạng nấm mốc Giảm độ ẩm: Như đã nêu ở trên, độ ẩm kích hoạt sự phát triển của nấm mốc. Cho nên giảm độ ẩm là biện pháp then chốt nhằm ngăn cản sự sinh trưởng của nấm mốc. Không tăng nhiệt: Điều này sẽ giúp làm cho các đồ lưu trữ cũng như khu vực lưu trữ luôn khô ráo. Tăng nhiệt lượng trong độ ẩm sẵn có sẽ khích thích nấm mốc phát triển nhanh hơn. Nếu tư liệu lưu trữ bị ướt, hãy sấy khô hoặc làm đông lạnh chúng: Nấm mốc thông thường sẽ sinh sôi trên các chất liệu bị ướt trong vòng 48 giờ (đôi khi ngắn hơn). Nếu ta biết rằng không thể sấy khố chất liệu bị ướt, thì cách tốt nhất là làm nó đông cứng lại. Việc này tuy không diệt được nấm mốc, song
  5. chí ít cũng làm ngưng nấm mốc tiếp tục phát triển cho đến khi ta có cơ hội sấy khô và làm sạch chất liệu này. Cần tính tới các nguy cơ đe doạ sức khoẻ: Một vài loài nấm mốc độc hại cho con người, và nhiều loài có độ nhạy cảm cao. Do đó, tiếp xúc với nấm mốc có thể gây ra dị ứng nặng, thậm chí cả với những người ít bị dị ứng. Vì vậy, tất cả những ai làm việc liên quan đến các đồ vật bị nấm mốc đều phải trang bị phòng ngừa thích hợp. Tránh kiểu chữa chạy “nhanh gọn và đơn giản”: “Các biện pháp cứu chữa nhanh chóng” mà ta có thể đã từng nghe (như xịt thuốc Lysol lên đồ vật hay lau sạch chúng bằng chất tẩy) có thể gây thêm tác hại cho đồ vật hoặc gây độc hại cho con người; những cách thứcnày cũng thường không có tác dụng. Trước đây, các đồ lưu trữ bị nấm mốc thường được xử lý bằng xông khói. Ô-xít ê-thi-len (ETO) sẽ diệt nấm mốc đang tăng trưởng lẫn các bào tử nấm; còn các hoá chất khác đã từng dùng ít có hiệu quả hơn. Tất cả các hoá chất này đều có những ảnh hưởng bất lợi lên đồ vật lưu trữ lẫn con người, và không có hoá chất nào trong số này có thể ngăn nấm mốc xuất hiện trở lại. Việc cứu chữa được tiến hành theo từng bước Phần tài liệu này cung cấp các bước tiến hành cụ thể khi xử
  6. lý hiện tượng nấm mốc ở diện nhỏ và trung bình. Mặc dù ở đây các bước tiến hành được đánh số để tiện theo dõi, song chúng có thể không theo một cách chính xác thứ tự này, và một số trong đó sẽ diễn ra đồng thời. 1. Xác định đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng nấm mốc. Ta cần biết nguyên nhân nào gây ra hiện tượng để tránh không để cho các đồ lưu trữ hiện chưa bị nấm mốc khỏi bị nhiễm sau này. - Trước hết tìm ra nguyên nhân dễ thấy gây ra hiện tượng tăng độ ẩm, như tình trạng rò gỉ nước. - Nếu không có nguyên nhân rõ nét gây ra hiện tượng tăng độ ẩm, hãy sử dụng một thiết bị theo dõi để đo độ ẩm tương đối tại khu vực bị nhiễm. Nếu độ ẩm tăng lên, thì có thể hệ thống HVAC (tức hệ thống nhiệt, thông gió và điều hoà nhiệt độ) có trục trặc, hoặc khu vực có thể chịu một độ ẩm cao hơn do một lý do khác, như có các giá dựng tựa vào tường bên ngoài. Nấm mốc cũng có thể phát triển tại những nơi không khí không được luân chuyển hoặc những nơi có nhiều bụi bẩn tạo điều kiện cho nấm mốc sinh trưởng. - Cần sớm đưa ra các biện pháp cứu chữa hay giải quyết bước đầu. Nếu tình trạng này không thể giải quyết một cách nhanh chóng, cần theo chỉ dẫn dưới đây để cứu chữa các tư
  7. liệu lưu trữ, đồng thời áp dụng một chiến lược theo dõi thường xuyên khu vực lây nhiễm đề phòng nấm mốc sinh trưởng thêm. 2. Thực hiện các bước thay đổi điều kiện môi trường để không còn khuyến khích nấm mốc phát triển. - Lau chùi và/hoặc sử dụng máy hút ướt-khô để lau hết số nước đọng. Đặt vào đây các chất hút ẩm, song phải đảm bảo lắp đặt một hệ thống này để thải những hoá chất này, tránh không để chúng chảy tràn ra. Lắp quạt để luân chuyển không khí và mở các cửa sổ (trừ trường hợp độ ẩm bên ngoài cao hơn trong phòng). - Mục tiêu của ta là phải giảm độ ẩm tương đối xuống mức 55% hay thấp hơn. Nhiệt độ cũng cần giữ ở mức trung bình, dưới 70oF. Sử dụng một thiết bị theo dõi có thể đo độ ẩm tương đối và độ ẩm một cách chính xác, và mỗi ngày vài lần ghi lại các số liệu đo được thành nhật ký. Không nên chỉ dựa vào những cảm nhận của bản thân về điều kiện môi trường. 3. Thực hiện những biện pháp phòng ngừa cho đội ngũ nhân viên và những người tiếp xúc với các đồ bị nấm mốc. - Cần tư vấn một chuyên gia về nấm để đảm bảo rằng không có các loài nấm độc (một bệnh viện hay trường đại học trong vùng có thể là những địa chỉ thích hợp để tham khảo tư vấn).
  8. Nếu có nấm mốc độc, tuyệt đối không nên tự mình khắc phục sự cố. - Nếu không có nấm độc, có thể thực hiện việc cứu chữa tài liệu lưu trữ tại chỗ, nhưng tất cả những ai tiếp xúc với các tài liệu bị lây nhiễm nấm mốc đều phải đeo găng tay và mặc quần áo ny-lông loại , sử dụng một lần và đeo mặt nạ bảo vệ khi tiếp xúc với những đồ này. - Đeo khẩu trang che mũi miệng có bộ lọc thật tốt; những khẩu trang ngăn phấn hoa được bán tại các hiệu thuốc và đồ gia dụng chưa đủ công dụng phòng bị. Nếu ta không thể sử dụng quần áo dùng một lần, thì cũng phải đảm bảo để quần áo bẩn tại một nơi quy định và giặt chúng trong nước nóng và thuốc tẩy. Cần định kỳ lau chùi các khẩu trang này bằng khăn lau và cồn chuyên dụng. - Cũng cần chú ý rằng một số người không thể đeo được khẩu trang. Khẩu trang ở đây phải vừa vặn, không gây phản ứng xung quanh vùng mũi và miệng. Ngoài ra, khẩu trang còn làm việc hít thở khó khăn và có thể là vấn đề đáng ngại đối với những người bị hen hoặc bệnh tim, hoặc người đang có thai. Tốt hơn hết là hãy tư vấn bác sĩ trước khi đeo khẩu trang để làm việc với những tài liệu bị nấm mốc. 4. Cách ly những đồ bị nhiễm nấm mốc
  9. - Cách ly đồ bị nhiễm nấm mốc khỏi bộ sưu tập bằng cách tập trung chúng ở những chỗ sạch sẽ có độ ẩm thấp hơn 45%. Khi di chuyển đồ bị nhiễm nấm mốc cần bọc kín trong túi ni-lông để ngăn nấm mốc lan sang các đồ vật khác trong quá trình di chuyển, nhưng khi tới điểm tập trung, cần gỡ bỏ các túi ni-lông này, nếu không chính các túi ni-lông này sẽ tạo ra một vùng tiểu khí hậu tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển mạnh hơn nữa. - Trong trường hợp hiện tượng nấm mốc phát tán trên diện rộng thì giải pháp tập kết các đồ vật bị nhiễm nấm mốc sẽ không thể thực hiện được; trong trường hợp đó, cả khu vực lưu trữ đồ vật bị nhiễm nấm sẽ được cách ly và cô lập ở mức tối đa đối với phần còn lại của thư viện (nên ghi nhớ ngăn luồng không khí luân chuyển giữa khu vực bị cách ly, cô lập với các khu vực khác của thư viện). 5. Bắt đầu làm khô các đồ vật nhiễm nấm. Mục tiêu của chúng ta là đưa nấm mốc vào trạng thái ngừng hoạt động, tức là nấm mốc sẽ chuyển về trạng thái khô và có dạng bột chứ không còn ở trạng thái mềm và kết bông. Chuyển nấm mốc về trạng thái ngừng hoạt động sẽ giúp chúng ta dễ dàng tẩy rửa và loại trừ nấm mốc một cách dễ dàng hơn. - Nếu đồ vật bị nhiễm nấm ở trạng thái ướt thì trước tiên phải làm khô bằng cách để ở nới thoáng mát, khô ráo và có
  10. luồng không khí luân chuyển tốt. Điều hoàn nhiệt độ sẽ giúp đạt được các điều kiện này, nhưng trong trường hợp không thể để ở nới có điều hoà nhiệt độ thì vẫn có thể dùng quạt để giúp tạo luông luân chuyển không khí (lưu ý không chĩa thẳng quạt vào đồ vật cần được làm khô vì có thể sẽ làm học đồ vật vfa làm nấm mốc phát tán mạnh hơn). Đặt một tờ khăn giấy hoặc giấy báo không in chữ (nếu đặt tờ báo thông thường thì có thể chữ in trên báo phai mầu và dính vào đồ vật) phía dưới đồ vật để hấp thu hơi ẩm, và thay giấy lót này sau một khoảng thời gian nhất định. Quá trình làm khô đồ vật như vậy tương đối mất thời gian và đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ đối với trạng thái của đồ vật đồng thời luôn phải đảm bảo điều kiện không khí thoáng mát, khô ráo và luồng không khí luân chuyển đều. - Bộ sưu tập cũng có thể được làm khô bằng cách phơi nắng (ánh nắng mặt trời và tia cưcu tím cũng có tác dụng đưa một số loại nấm mốc vào trạng thái ngưng hoạt động). Chỉ thực hiện phương pháp này khi độ ẩm ngoài trời ở mức thấp. Cần lưu ý rằng ánh nắng mặt trời cũng có thể gây phai mầu hoặc hư hỏng nhất định đối với các bộ sưu tập bằng giấy. Cần theo dõi sát trạng thái của đồ vật được làm khô theo phương pháp này và không nên phơi ngoài trời quá 1 tiếng. - Cần đặc biệt lưu ý đến các đồ vật được bọc khung bên
  11. ngoài (ví dụ như tranh, bản thảo in ấn) và phần phía trong gáy sách. Khung chính là nới lý tưởng cho nấm mốc; phía sau khung là nơi tối và không khí không vào được đồng thời là nơi lưu giữ độ ẩm cao. Gáy sách cũng có điều kiện tương tự và thường là nơi bị nấm mốc tấn công đầu tiên. Cần kiểm tra gáy sách thường xuyên trong quá trình làm khô. Khi phát hiện có nấm mốc ở các đồ vật có khung bọc bên ngoài, trước tiên cần tháo ngay khung bọc ra và làm khô đồ vật theo các phương pháp ở trên. Nếu đồ vật bị dính chặt vào miếng kính của khung bọc thì chỉ gỡ phần đáy của khung bọc và làm khô đồ vật cùng với miếng kính của khung bọc. để các đồ vật có khung bọc ngoài ở nơi thoàng mát, khô ráo như đã nêu ở trên và tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia bảo quản. 6. Nếu không thể làm khô được ngay thì hãy làm đông cứng đồ vật bị nhiễm nấm mốc. - Nếu đồ vật vừa nhỏ, có thể đặt nó vào trong ngăn đông lạnh của một chiếc tủ lạnh gia đình, sử dụng giấy gói đông lạnh bọc quanh đồ vật để ngăn nó không bị dính vào với các đồ khác. - Đối với đồ vật quá to để có thể cho vào ngăn đông lạnh hoặc đối với một số lượng lớn các đồ vật, có thể cần đến một tủ lạnh dùng trong kinh doanh (như thiết bị giữ lạnh tại cửa
  12. hàng rau quả, dịch vụ ăn uống của trường đại học...). Tốt hơn cả là nên có những sắp xếp về lưu kho đông lạnh trước khi xảy ra trường hợp khẩn cấp, vì có thể sẽ có những quy định không cho phép chứa những đồ nấm mốc vào trong tủ lạnh thường dùng để đựng thực phẩm. - Khi có thường gian và kinh phí, có thể lần lượt làm tan giá và sấy khô những đồ đông lạnh này hoặc có thể sấy khô hoặc hút khô chúng ở trạng thái đông lạnh (trừ đối với tranh ảnh chụp không thể vận dụng cách sấy khô hoặc hút khô ở trạng thái đông lạnh). 7. Làm sạch các đồ vật bị nhiễm nấm mốc. Tuyệt đối không nên cố gắng tự mình lau sạch nấm mốc đang hoạt động ớtc là ở trạng thái mềm và kết lông). Việc này phải do chuyên gia lưu trữ thực hiện, người này sẽ sử dụng máy hút để tránh không cho nấm mốc ăn sâu hơn vào giấy. Hướng dẫn dưới đây chỉ áp dụng khi nấm mốc đã ngừng hoạt động (tức là ở trạng thái khô, dạng bột) và đối với các chất liệu không có giá trị về nghệ thuật: - Nếu có thể, nên lau bụi nấm mốc ở ngoài trời thay vì trong một không gian khép kín. Đảm bảo mặc các đồ bảo hộ (tham khảo ở trên). Nếu ta phải làm việc trong nhà, hãy đội mũ trùm đầu chống khói có bộ lọc giữ lại nấm mốc hoặc đặt trước quạt để quạt thổi không khí ô nhiễm ra cửa sổ. Đóng
  13. chặt phòng không để thông với các khu vực khác trong toà nhà (bao gồm cả việc bịt các lỗ thông hơi). - Hút sạch nấm mốc. Sử dụng máy hút với bộ lọc thật tốt để có thể chứa các bào tử nấm mốc. Một máy hút thông thường sẽ để lọt các bào tử ra ngoài không khí. Ta cũng có thể sử dụng một máy hút bụi hai chiều chuyên dụng có công suất lớn với bình chứa đựng hoá chất lỏng diệt nấm như chất Lysol pha loãng theo chỉ dẫn trên nhãn mác. Cần nối một đoạn đường ống dẫn vào với bình đựng chất lỏng để các bào tử được dẫn thẳng vào đó. - Không sử dụng máy hút trực tiếp đối với các đồ vật dễ vỡ, vì lực hút dễ làm tổn hại tới đồ vật. Có thể được bụi các giấy tờ thông qua một màn lưới ny-lông được chèn giữ chặt. Nên dùng bàn chải được phủ vải thưa hay màn lưới đối với các cuốn sách nhằm tránh làm mất các chi tiết gắn kèm. Các hộp đựng cần được hút bụi trực tiếp. Khi tháo các túi hoặc bộ lọc của máy hút bụi, cần đậy kín chúng trong những túi rác ny- lông và chuyển chúng ra khỏi toà nhà. - Cũng có thể làm sạch nấm mốc bằng bàn chải mềm, song công việc này phải làm cẩn thận. Khi đồ bị nấm mốc đã khô và nấm mốc ở trạng thái bột, hãy lấy một bàn chải mềm, rộng bề ngang (như bút quét mầu nước) và chải nhẹ bột nấm mốc ra khỏi bề mặt của đồ vật. Điều này cần được thực hiện
  14. ở bên ngoài hoặc nên chải nấm mốc vào miệng ống hút của máy hút bụi. Cẩn thận không chà xát nấm mốc trên bề mặt, vì điều này sẽ gắn chặt vĩnh viễn vào chất liệu giấy hay bìa sách. 8. Lau khô và vệ sinh thật kỹ phòng lưu trữ nơi phát sinh hiện tượng nấm mốc. Ta có thể tự mình làm việc này hoặc thuê một công ty cung ứng dịch vụ hút ẩm và/hoặc làm vệ sinh. - Hút bụi các giá và sàn bằng máy hút bụi hai chiều sử dụng hoá chất lỏng diệt nấm như chất Lysol, sau đó lau sạch một lần nữa với Lysol hoặc một dung dịch tương tự. Để chúng khô hết trước khi đưa các đồ lưu trữ trở lại. Nếu trong phòng còn phảng phất mùi ẩm mốc, hãy mở vài hộp thuốc muối dùng trong nấu nướng. - Cũng nên lau chùi và tẩy trùng các thiết bị của hệ thống HVAC (như ống bảo ôn, ống dẫn khí...), đặc biệt nếu ta nghi ngờ chúng là nguyên nhân gây hại. 9. Chuyển đồ trở lại nơi bị nhiễm nấm mốc. Lưu ý chỉ làm việc này sau khi khu vực đã được vệ sinh kỹ lưỡng và nguyên nhân gây nấm móc đã được xác định và xử lý. 10. Tiếp tục theo dõi điều kiện môi trường và thực hiện các
  15. bước nhằm tránh để nấm mốc phát triển trở lại. - Hàng ngày đọc các chỉ số về nhiệt độ và độ ẩm tương đối, và đảm bảo rằng điều kiện môi trường luôn ở mức trung bình. Việc duy trì độ ẩm ở dưới mức 55% nhằm bảo đảm nấm mốc không xuất hiện trở lại có tầm quan trọng đặc biệt. Nhiệt độ thì không được quá 70oF. - Thường xuyên kiểm tra khu vực có vấn đề để bảo đảm rằng không có nấm mốc mới sinh trưởng. Cần phải kiểm tra các rãnh gần nẹp đầu và trong gáy sách. - Gìn giữ khu vực lưu trữ và sử dụng tư liệu càng sạch càng tốt vì bụi bẩn chính là nguồn sản sinh ra các bào tử nấm mốc, ở cả trạng thái hoạt động lẫn trạng thái không hoạt động. Vệ sinh mặt sàn bằng một máy hút bụi có bộ lọc thật tốt, thay cho việc dùng chổi quét, vì quét chổi chỉ rải bụi thêm ra. Các đồ lưu trữ trong kho cần được bảo vệ khép kín để không bị dính bụi. Hút bụi các giá và đỉnh các cuốn sách trên các giá không có hộp bảo vệ hoặc lau chúng bằng giẻ có từ trường. - Nếu ngân sách cho phép, hãy lắp đặt mọt hệ thống lọc đặt biệt đa dụng tại toà nhà hoặc tại khu vực lưu trữ. - Luôn đóng các cửa sổ để ngăn các bào tử hoạt động xâm nhập, và tuyệt đối cấm trồng cây tại khu vực lưu trữ hoặc sử
  16. dụng tư liệu, vì đây cũng là nguồn sản sinh ra các bào tử nấm mốc. - Cách ly các đồ lưu trữ mới nhập về trong vòng vài ngày và kiểm tra kỹ những đồ vật này xem có biểu hiện của nấm mốc không. - Tránh lưu giữ đồ tại những nơi dễ bị ẩm ướt hoặc tại những vị trí có thể xảy ra các tai nạn liên quan đến nước. Bảo đảm thường xuyên tu bổ toà nhà để giảm nguy cơ xảy ra các trường hợp khẩn cấp liên quan đến nước. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống HVAC, vốn là nơi thích hợp cho nấm mốc phát triển. Vệ sinh định kỳ các ống bảo ôn, bộ phận hứng nước nhỏ và ống dẫn khí. Thường xuyên thay các bộ lọc khí. - Dự tính trước một kế hoạch sử lý sự cố. Điều này sẽ giúp phòng ngừa một số tai nạn và đề ra những chiến lược xử lý nhanh và hiệu quả sự cố xảy ra. Bảo đảm rằng mọi nhân viên đều nắm được kế hoạc này. Xử lý với hiện tượng nấm mốc lây lan ở mức độ nặng Nếu một số lượng lớn tư liệu lưu trữ bị nấm mốc, nếu có cả những loài nấm độc, hoặc nếu hệ thống HVAC và bản thân toà nhà cũng bị nấm mốc, thì nhất thiết phải yêu cầu sự hỗ
  17. trợ ở bên ngoài trong việc cứu chữa. Đặc biệt trong các trường hợp thuộc giả thuyết thứ ba, phải đảm bảo chắc chắn rằng toà nhà còn an toàn cho những người làm việc trong đó. Có rất nhiều các công ty có kinh nghiệm xử lý đối với các tư liệu lưu trữ về văn hoá có thể hỗ trợ cơ quan chủ quản giải quyết sự cố. Hầu hết các công ty xử lý sự cố cung ứng các dịch vụ sấy khô cũng sẽ đảm nhận việc làm sạch cả nấm mốc trên bề mặt của các tư liệu lưu trữ. Người phụ trách lưu trữ hoặc các trung tâm lưu trữ trong vùng sẽ phụ trách xử lý các đồ vật lưu trữ có giá trị nghệ thuật. Cũng có một vài công ty chuyên phụ trách về hút ẩm và vệ sinh toà nhà. Trong trường hợp tình trạng nhiễm nấm mốc ở độ nặng và/hoặc sự lây nhiễm này đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ của nhân viên, thì cần yêu cầu các công ty chuyên về lĩnh vực làm trong sạch không khí trong nhà đến giúp để đảm bảo rằng toà nhà an toàn khi làm việc trong đó. Trong những trường hợp nghiêm trọng, phải tẩy uế toàn bộ khu vực lây nhiễm. Do có nguy cơ gây tổn hại, không nên sử dụng các hoá chất tẩy uế trực tiếp vào các đồ lưu trữ, trừ khi không còn sự lựa chọn nào khác. Việc tẩy uế cũng nên do một đơn vị chuyên nghiệp đứng ra thực hiện. Một danh sách các công ty cung ứng dịch vụ được niêm yết
  18. ở phần cuối của tài liệu này. Bảo đảm rằng công ty bạn lựa chọn hiểu rõ những yêu cầu đối với các đồ lưu trữ mang tính văn hoá. Nếu ta không biết rõ cách thức lựa chọn nhà cung ứng, hãy liên hệ với một người phụ trách bảo tồn hoặc chuyên gia về lưu trữ để xin tư vấn. Kết luận Bảo tử nấm mốc, dù ở trạng thái hoạt động hay không hoạt động, đều có mặt ở khắp mọi nơi. Song dù không tránh khỏi sự tồn tại của các bào tử này, ta vẫn có thể kiểm soát được sự sinh trưởng của nấm mốc. Điều quan trọng nhất đối với việc kiểm soát nấm mốc là duy trì các điều kiện độ ẩm tương đối dưới mức 55%, hoặc tốt hơn là dưới mức 45%. Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, lưu kho cẩn trọng, theo dõi độ ẩm tương đối và nhiệt độ cũng như thường xuyên để mắt quan sát cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu điều kiện tài chính cho phép, thì nên lắp đặt các máy lọc công suất cao tại các khu vực lưu trữ, hoặc nếu được là cả toà nhà. Việc bảo vệ thư viện và các tư liệu lưu trữ tránh được cái tan nạn liên quan đến nước phải luôn là một trong những ưu tiên cao nhất đối với bất cứ cơ quan, tổ chức lưu trữ nào. Những đồ lưu trữ bị ướt phải lập tức được sấy khô hoặc làm đông lại. Các tài liệu bị nấm mốc phải được cách ly, sấy khô nếu bị ướt, sau đó làm sạch bằng những biện
  19. pháp nghiêm ngặt nhất. Ghi chú 1Hilary Kaplan. "Nấm mốc: Việc làm tiếp theo" đăng trên mạng tại địa chỉ http://palimpsest.stanford.edu/bytopic/mold. 2Để tham khảo lời khuyên về vệ sinh này và có thêm nhiều gợi ý khác, xem Lois Olcott Price, Kiểm soát sự xâm lấn của nấm mốc: Hướng dẫn Xử lý sự cố (Philadelphia, PA: Trung tâm Bảo tồn các tác phẩm Nghệ thuật và Lịch sử, 1996) CCAHA Phần về Kỹ thuật số 1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2