intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cytomegalovirus: Tác nhân gây viêm nội mô giác mạc lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị mắt bị viêm nội mô giác mạc (GM) do cytomegalovirus (CMV) được phát hiện đầu tiên tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu loạt ca bệnh gồm 6 mắt (5 bệnh nhân [BN]) viêm nội mô GM do CMV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cytomegalovirus: Tác nhân gây viêm nội mô giác mạc lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> <br /> CYTOMEGALOVIRUS: TÁC NHÂN GÂY VIÊM NỘI MÔ GIÁC MẠC<br /> LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC PHÁT HIỆN TẠI VIỆT NAM<br /> Ph m Ng c Đông*; Ph m Th H i Y n*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị mắt bị viêm nội mô giác mạc (GM)<br /> do cytomegalovirus (CMV) được phát hiện đầu tiên tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp:<br /> nghiên cứu hồi cứu loạt ca bệnh gồm 6 mắt (5 bệnh nhân [BN]) viêm nội mô GM do CMV.<br /> Ghi nhận tiền sử, đặc điểm tổn thương tại GM, tiền phòng, nhãn áp và tham khảo y văn<br /> về bệnh lý này. Kết quả: cả 5 BN đều là nam giới, tuổi trung bình 62,2 ± 20,1 (31 - 79 tuổi). Thời<br /> gian từ lúc bị bệnh đến lúc được chẩn đoán 6,6 ± 3,8 tháng (1 - 11 tháng). Tiền sử bệnh mắt và<br /> toàn thân bao gồm: 3 mắt đã ghép GM, 1 BN bị cả 2 mắt đã chạy thận nhân tạo 7 năm. Triệu<br /> chứng tại mắt: phù GM (6/6 mắt) với 4 mắt phù khu trú, 2 mắt phù toàn bộ; tủa mặt sau GM<br /> hình đồng xu (5/6 mắt), tăng nhãn áp (2/6 mắt). BN được điều trị bằng acyclovir nhỏ mắt và<br /> uống, phối hợp với steroid nhỏ mắt nhưng không có kết quả. Kết luận: CMV là nguyên nhân gây<br /> viêm nội mô GM với tổn thương điển hình là tủa mặt sau GM hình đồng xu và phù GM khu trú.<br /> Chẩn đoán xác định bằng PCR. Việc điều trị còn nhiều khó khăn. Cần chú ý hơn đến việc chẩn<br /> đoán và điều trị bệnh lý này.<br /> * Từ khóa: Viêm nội mô giác mạc; Cytomegalovirus.<br /> <br /> Cytomegalovirus: An Etiologic Factor of Corneal Endotheliitis Firstly<br /> Reported in Vietnam<br /> Summary<br /> Objectives: To investigate some clinical features in diagnosis and management of the first<br /> cases of cytomegalovirus (CMV) corneal endotheliitis. Subjects and methods: Retrospective<br /> review on 6 eyes (5 patients) which had the detection by PCR assay of CMV in the aqueous<br /> humour from the affected eyes. Results: All patients were men and the mean age was 62.2 ±<br /> 20.1 (ranged 31 - 79). The mean duration from onset to diagnosed time was 6.6 ± 3.8 months<br /> (ranged 1 - 11). The ocular and systemic medical history included 3 eyes with corneal<br /> transplantation, 1 patient who had both affected eyes with dialysis for kidney failure for 7 years.<br /> The clinical signs: corneal edema (6/6 eyes), 4 eyes had localized edema and 2 eyes had total<br /> edema, coin-shaped keratic precipitates (5/6 eyes), high IOP (2/6 eyes). All patients were<br /> administered topical and oral acyclovir in combination with topical steroid but it had no<br /> effectiveness. Conclusions: CMV is an etiology of corneal endotheliitis with typical lesions as coinshaped keratic precipitates and localized corneal edema. Diagnosis is confirmed by PCR.<br /> Attention should be paid on its diagnosis and management.<br /> * Key words: Corneal endotheliitis; Cytomegalovirus.<br /> * Bệnh viện Mắt Trung ương<br /> Ngư i ph n h i (Corresponding): Ph m Ng c Đông (dong69nam@yahoo.com)<br /> Ngày nh n bài: 04/10/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 15/12/2016<br /> Ngày bài báo đư c đăng: 21/12/2016<br /> <br /> 168<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nội mô là lớp trong cùng của GM, chỉ<br /> có một lớp tế bào. Tế bào nội mô có chức<br /> năng bơm nước ra khỏi GM, đóng vai trò<br /> đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa<br /> lượng nước nhằm đảm bảo sự trong suốt<br /> của GM.<br /> Viêm nội mô GM được Khodadoust và<br /> Attarzadeh lần đầu tiên mô tả vào năm<br /> 1982 với những đặc điểm: phù GM, tủa<br /> mặt sau GM và phản ứng tiền phòng ở<br /> các mức độ khác nhau [1]. Nhiều nghiên<br /> cứu đã tìm ra một số loại virut có thể<br /> gây viêm nội mô GM như Herpes simplex<br /> (HSV), Varicella zoster (VZV) và quai bị<br /> [2, 3].<br /> Gần đây, CMV đã được xác định là<br /> nguyên nhân gây viêm nội mô GM với<br /> trường hợp đầu tiên được nhóm nghiên<br /> cứu của Koizumi ở Nhật Bản công bố vào<br /> năm 2006 [4]. Sau đó, một số tác giả<br /> khác đã công bố những ca lâm sàng viêm<br /> nội mô GM do CMV. Trường hợp viêm<br /> nội mô GM do CMV đầu tiên được báo<br /> cáo ở Việt Nam vào tháng 10 - 2013 tại<br /> Bệnh viện Mắt Trung ương. Đây là một<br /> căn nguyên mới với bệnh cảnh lâm sàng<br /> rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như<br /> viêm GM, viêm màng bồ đào trước, việc<br /> thăm khám để tìm ra các dấu hiệu đặc<br /> trưng, giúp gợi ý tìm nguyên nhân rất<br /> quan trọng và cần thiết.<br /> <br /> GM do CMV từ những trường hợp đầu<br /> tiên được phát hiện tại Bệnh viện Mắt<br /> Trung ương.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu hồi cứu tất cả mắt được<br /> chẩn đoán viêm nội mô GM do CMV tại<br /> Khoa Kết Giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung<br /> ương từ tháng 10 - 2013 đến 9 - 2016.<br /> Những mắt này đều được lấy dịch tiền<br /> phòng bằng kim 30G, làm xét nghiệm PCR<br /> để tìm CMV (xét nghiệm gen Proof CMV<br /> real-time PCR). Đối với mỗi trường hợp,<br /> khai thác diễn biến bệnh, tiền sử bệnh tại<br /> mắt và toàn thân, thời gian bị bệnh (từ khi<br /> mắt xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi<br /> chẩn đoán xác định), triệu chứng cơ năng,<br /> tổn thương tại GM, tiền phòng, nhãn áp,<br /> bán phần sau, những thuốc đã điều trị,<br /> kết quả điều trị và tham khảo y văn thế<br /> giới về căn bệnh này.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> * Đặc điểm lâm sàng:<br /> Từ tháng 10 - 2013 đến 9 - 2016, có 6<br /> mắt (5 BN) được chẩn đoán viêm nội mô<br /> GM do CMV. Kết quả xét nghiệm dịch<br /> tiền phòng có CMV, khẳng định bằng PCR<br /> tại khoa Sinh học Phân tử, Bệnh viện<br /> TWQĐ 108. Cả 5 BN đều là nam giới,<br /> <br /> Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này<br /> nhằm: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và kết<br /> <br /> tuổi trung bình 62,2 ± 20,1 (31 - 79 tuổi).<br /> <br /> quả điều trị ban đầu bệnh viêm nội mô<br /> <br /> (từ 1 - 11 tháng).<br /> <br /> Thời gian bị bệnh trung bình 6,6 ± 3,8 tháng<br /> <br /> 169<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> Bảng 1: Tiền sử bệnh và dấu hiệu lâm sàng.<br /> STT BN<br /> <br /> Tuổi<br /> <br /> Tiền sử<br /> (mắt/toàn thân)<br /> <br /> Mắt bệnh<br /> <br /> Phù GM<br /> <br /> Tủa GM<br /> <br /> Tăng<br /> nhãn áp<br /> <br /> 1<br /> <br /> 79<br /> <br /> Ghép nội mô<br /> <br /> MP<br /> <br /> Toàn bộ<br /> <br /> Hình đồng xu<br /> <br /> Không<br /> <br /> 2<br /> <br /> 69<br /> <br /> Ghép nội mô<br /> <br /> MP<br /> <br /> Toàn bộ<br /> <br /> Không rõ<br /> <br /> Không<br /> <br /> 3<br /> <br /> 31<br /> <br /> Suy thận<br /> <br /> MP<br /> <br /> Khu trú<br /> <br /> Hình đồng xu<br /> <br /> Không<br /> <br /> MT<br /> <br /> Khu trú<br /> <br /> Hình đồng xu<br /> <br /> Không<br /> <br /> 4<br /> <br /> 78<br /> <br /> Không<br /> <br /> MT<br /> <br /> Khu trú<br /> <br /> Hình đồng xu<br /> <br /> Có<br /> <br /> 5<br /> <br /> 54<br /> <br /> Ghép xuyên 3 lần<br /> <br /> MP<br /> <br /> Khu trú<br /> <br /> Hình đồng xu<br /> <br /> Có<br /> <br /> (MP: mắt phải, MT: mắt trái)<br /> Tất cả BN đều được điều trị bằng acyclovir dạng thuốc mỡ tra 3 - 4 lần/ngày và viên<br /> uống 800 mg x 4 viên/ngày phối hợp với steroid tra mắt, thời gian từ 4 tuần đến vài<br /> tháng, nhưng các triệu chứng không giảm hoặc giảm ít. Bắt đầu điều trị theo phác đồ<br /> này sau khi có chẩn đoán dương tính với CMV. 2 BN được dùng thuốc acyclovir tra<br /> mắt 4 lần/ngày từ trước khi được chẩn đoán xác định viêm nội mô do CMV.<br /> BN 1 và 2: 2 BN đầu tiên được chẩn đoán viêm nội mô do CMV sau khi ghép nội<br /> mô GM thất bại. 2 BN này có tiền sử mắt phải bị bệnh GM bọng (BN 1 bị sau khi mổ<br /> Phaco, BN 2 không rõ nguyên nhân). Sau khi ghép GM nội mô, GM hết phù, trong trở<br /> lại, thị lực cải thiện tốt. Tuy nhiên, 3 tháng sau GM bắt đầu phù, xuất hiện bọng biểu<br /> mô. Ban đầu nghĩ đến phản ứng thải ghép và điều trị steroid liều cao nhưng không<br /> hiệu quả. Toàn bộ GM phù nặng, quan sát rất kỹ mới thấy tủa hình đồng xu ở BN 1,<br /> còn ở BN 2 không quan sát được có tủa mặt sau GM. Hình ảnh lâm sàng gợi ý đến tổn<br /> thương viêm nội mô do CMV, xét nghiệm dịch tiền phòng thấy dương tính với CMV.<br /> <br /> Hình 1: GM phù khu trú ở nửa trên.<br /> BN 3: nam 31 tuổi, chạy thận nhân tạo 7 năm. 2 mắt bị cộm đỏ, nhìn mờ từ từ tăng dần<br /> trước khi được chẩn đoán xác định 11 tháng. BN đã khám và điều trị tại bệnh viện tỉnh<br /> theo hướng viêm GM sâu. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, BN có thị lực mắt phải: 20/60;<br /> 170<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> Mắt trái: 20/50, GM phù khu trú ở nửa trên mắt phải và phù kín đáo phía trên ngoài<br /> sát rìa mắt trái. 2 mắt đều có tủa mặt sau GM màu trắng, lẫn ít sắc tố, sắp xếp hình<br /> đồng xu. Xét nghiệm máu HIV (-); BN được làm xét nghiệm PCR dịch tiền phòng. Kết<br /> quả: CMV (+), HSV (-).<br /> <br /> Hình 2: Tủa hình đồng tiền mặt sau GM.<br /> <br /> Hình 3: CMV (+) trên xét nghiệm<br /> gen Proof CMV real-time PCR.<br /> <br /> BN 5: nam, 54 tuổi, 2 mắt đã mổ cắt bè từ 5 năm trước. Sau mổ 2 năm, cả 2 mắt có<br /> đợt nhức, đỏ, nhìn mờ dần. Tháng 6 - 2013, BN khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương<br /> với chẩn đoán: sẹo GM 2 mắt. Mắt phải được mổ ghép GM xuyên, lấy thể thủy tinh,<br /> đặt thể thủy tinh nhân tạo. Sau ghép, mắt phải hết nhức đỏ, thị lực cải thiện. Tháng 4 2015, mắt phải lại bị nhức, đỏ, nhìn mờ nhanh, nhiều; được điều trị theo hướng chống<br /> thải ghép GM nhưng thất bại. BN được ghép GM xuyên lần 2 vào tháng 6 - 2015.<br /> Sau ghép, mảnh ghép trong nhưng sau đó 6 tháng, mắt phải có biểu hiện tương tự<br /> như trên và được ghép GM lần 3 vào tháng 6 - 2016. Sau ghép, BN hết khó chịu, thị lực<br /> đạt 20/100. Tháng 8 - 2016, mắt phải lại đau nhức, thị lực giảm còn đếm ngón tay 1 m.<br /> Mắt phải có cương tụ rìa, GM phù khu trú, rất kín đáo ở bờ mảnh ghép vị trí 7 giờ.<br /> Có nhiều đám tủa nhỏ màu trắng hình đồng xu ở mặt sau GM. Nghi ngờ tổn thương<br /> viêm nội mô, xét nghiệm dịch tiền phòng với kết quả CMV (+).<br /> BÀN LUẬN<br /> Cả 5 BN đều là nam giới, tuổi trung<br /> bình 62,2 ± 20,1. Dường như nam giới và<br /> tuổi tác là yếu tố nguy cơ bị viêm nội mô<br /> do CMV [4].<br /> BN trong nghiên cứu không mắc các<br /> bệnh lý gây suy giảm miễn dịch. 1 BN 31<br /> tuổi bị suy thận, đã chạy thận nhân tạo<br /> nhiều năm, HIV (-). CMV là một loại virut<br /> thuộc họ Herpes phổ biến. Trong cuộc đời,<br /> <br /> hầu hết mọi người đều tiếp xúc với CMV,<br /> nhưng CMV thường chỉ gây bệnh ở<br /> người bị suy giảm miễn dịch. Gần đây,<br /> các tác giả báo cáo viêm nội mô GM do<br /> CMV xảy ra ở BN có hệ miễn dịch bình<br /> thường [5, 6]. Cơ chế bệnh sinh có thể<br /> liên quan đến sai lệch về miễn dịch [5, 6].<br /> Nhiễm trùng có thể xuất hiện khi các<br /> kháng thể có sẵn trong tiền phòng trước<br /> đó không còn đủ để dung hòa lượng virut<br /> được tái hoạt.<br /> 171<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> * Triệu chứng lâm sàng:<br /> - Tủa GM hình đồng xu là triệu chứng<br /> gặp ở 5/6 mắt. 1 mắt GM quá phù, do không<br /> lý giải được nguyên nhân ghép thất bại<br /> nên chúng tôi cho xét nghiệm và tìm thấy<br /> CMV trong dịch tiền phòng. Tủa có thể<br /> xuất hiện trước đó, nhưng ở thời điểm<br /> này do chưa có kinh nghiệm nên chúng<br /> tôi đã bỏ sót.<br /> - Phù GM gặp ở cả 6 mắt, với 4 mắt phù<br /> khu trú và 2 mắt phù toàn bộ. 2 mắt bị<br /> viêm nội mô sau ghép GM nội mô bị phù<br /> GM toàn bộ, nhiều bọng biểu mô. Có thể<br /> ở giai đoạn đầu khi mới biểu hiện bệnh,<br /> 2 mắt này cũng chỉ bị phù khu trú. Do không<br /> xét nghiệm trước ghép nên chúng tôi không<br /> khẳng định được CMV nhiễm trước hay sau<br /> khi ghép GM.<br /> - Koizumi nghiên cứu trên 109 mắt<br /> thấy: 70,6% mắt có tủa GM hình đồng xu<br /> và 8,3% mắt có tủa GM dạng đường thẳng;<br /> 73,4% mắt có biểu hiện phù GM. Tủa GM<br /> hình đồng xu và phù GM khu trú là 2 triệu<br /> chứng lâm sàng quan trọng để chẩn đoán<br /> viêm nội mô do CMV [4].<br /> - Phù GM có thể che lấp các dấu hiệu<br /> khác của viêm nội mô do CMV, nên bệnh<br /> không được chẩn đoán. Nếu chẩn đoán<br /> đúng nguyên nhân, những mắt này có thể<br /> điều trị bằng thuốc kháng virut mà không<br /> cần đến ghép GM [7]. Với mắt bị mất bù<br /> nội mô không rõ nguyên nhân, cần tìm<br /> nguyên nhân CMV để điều trị [7].<br /> - Mặc dù lâm sàng có thể gợi ý đến<br /> viêm nội mô do CMV, nhưng để chẩn<br /> đoán xác định, các tác giả đều khuyến<br /> cáo cần phải làm xét nghiệm PCR để tìm<br /> 172<br /> <br /> CMV trong dịch tiền phòng. Nên làm xét<br /> nghiệm để loại trừ 2 tác nhân có thể gặp<br /> là VZV và HSV [4, 7]. Trong nghiên cứu<br /> này, chúng tôi đã lấy dịch tiền phòng của<br /> tất cả BN làm xét nghiệm PCR tìm CMV<br /> và đều cho kết quả dương tính. Chỉ có<br /> 2 mắt được làm PCR tìm HSV, kết quả<br /> âm tính. Chúng tôi chưa làm được xét<br /> nghiệm loại trừ VZV và HSV trên những<br /> mắt khác.<br /> - Tăng nhãn áp gặp ở 2 mắt, trong đó<br /> 1 mắt được chẩn đoán và điều trị theo<br /> hướng viêm màng bồ đào tăng nhãn áp<br /> trước khi tìm thấy CMV trong dịch tiền<br /> phòng. 1 mắt bị bệnh sau khi ghép GM<br /> xuyên lần 3 (BN 5). Hai lần thất bại ghép<br /> trước, mắt đều có triệu chứng tương tự<br /> như lần ghép thứ 3 mà không rõ biểu<br /> hiện thải ghép. Có thể ban đầu, BN bị<br /> tăng nhãn áp và đó là một triệu chứng<br /> trong bệnh cảnh viêm nội mô do CMV.<br /> Sau đó, khi tế bào nội mô bị phá hủy<br /> nhiều, GM bị phù và tạo sẹo ở giai đoạn<br /> muộn. CMV có thể là nguyên nhân gây<br /> thất bại ghép trong cả 3 lần ghép.<br /> - Tăng nhãn áp là triệu chứng thường<br /> gặp trong viêm nội mô do CMV, có thể<br /> liên quan tới phản ứng viêm của vùng bè<br /> củng GM [5]. Viêm nội mô do CMV có thể<br /> biểu hiện như viêm màng bồ đào trước<br /> mạn tính kèm viêm mống mắt tái phát<br /> từng đợt và tăng nhãn áp (tương tự hội<br /> chứng Posner-Schlossman) [5].<br /> - Cần nghĩ đến viêm nội mô do CMV<br /> khi có tủa GM hình đồng xu hoặc dạng<br /> đường thẳng, viêm nội mô phối hợp với<br /> viêm màng bồ đào trước, tăng nhãn áp,<br /> mất tế bào nội mô [4].<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0