TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 51-56<br />
<br />
ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT VÙNG HẠ LƯU SÔNG ĐẠI NINH<br />
HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG<br />
<br />
Đặng Văn Sơn<br />
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dvsonitb@yahoo.com.vn<br />
<br />
TÓM TẮT: Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh đã ghi nhận được 98 loài,<br />
74 chi và 42 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút<br />
(Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Có 56 loài (chiếm 57,1% tổng<br />
số loài) có giá trị sử dụng để làm thuốc, làm thực phẩm, cây cảnh và gia dụng. Dạng sống của thực vật<br />
được chia làm 6 nhóm chính bao gồm nhóm cây thân thảo, nhóm cây bụi (bụi/tiểu mộc), nhóm cây gỗ lớn,<br />
nhóm cây gỗ nhỏ, nhóm thủy sinh và nhóm dây leo. Có 6 kiểu thảm thực vật được ghi nhận bao gồm:<br />
quần hợp thực vật ưu thế nghể (Polygonum spp.), quần hợp thực vật ưu thế lục bình (Eichhornia<br />
crassipes), quần hợp thực vật ưu thế tre gai (Bambusa bambos), quần hợp thực vật ưu thế cỏ ống<br />
(Panicum spp.), quần hợp thực vật ưu thế dâu tằm, mai dương và quần hợp thực vật trên đất canh tác.<br />
Từ khóa: Đa dạng, tài nguyên thực vật, thảm thực vật, Lâm Đồng, Việt Nam.<br />
<br />
MỞ ĐẦU pháp để nghiên cứu mối tương quan giữa thực<br />
Vùng hạ lưu sông Đại Ninh thuộc xã Ninh vật và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên,<br />
Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là phương pháp Braun - Blanquet được dùng phổ<br />
vùng có nền khí hậu đặc trưng cho khu vực Tây biến và dễ sử dụng nhất. Phương pháp này giúp<br />
Nguyên, nhiệt độ trung bình năm từ 22-27oC, tiết kiệm thời gian và không phức tạp khi thu<br />
địa hình dốc và vị trí địa lý tương đối phức tạp, thập và xử lý số liệu. Phương pháp được sử<br />
hướng Đông Bắc giáp với huyện Đơn Dương và dụng nhằm xác định một cách có hệ thống các<br />
thành phố Đà Lạt, hướng Tây Nam giáp với thảm thực vật với đơn vị căn bản các quần hợp<br />
huyện Lâm Hà, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng thực vật (association) trong khu vực khảo sát.<br />
và huyện Bắc Bình, Tuy Phong thuộc tỉnh Bình Phương pháp Braun - Blanquet dựa trên<br />
Thuận. Hệ thực vật trong vùng chủ yếu là cây thành phần loài có mặt để xác định các quần<br />
bụi ven bờ, cây thân thảo, cây thủy sinh, cây ăn hợp thực vật. Việc lấy mẫu đòi hỏi phải đảm<br />
quả và các loại cây hoa màu khác. bảo các điều kiện sau: 1. Ô mẫu thực hiện trên<br />
nhiều diện tích khảo sát và phân bố một cách<br />
Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát<br />
ngẫu nhiên; 2. Số lượng ô mẫu có thể thay đổi<br />
hiện trạng thảm thực vật của các hệ sinh thái<br />
tùy theo điều kiện khảo sát; 3. Các ô mẫu khảo<br />
trên cạn, thủy vực và nông nghiệp, nhằm góp<br />
sát phải tương đối đồng nhất về quần hợp thực<br />
phần đánh giá nguồn tài nguyên thực vật, giúp<br />
vật, các điều kiện môi trường và diện tích.<br />
địa phương thuận lợi hơn trong việc quản lý,<br />
khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài Tuy nhiên, để đơn giản trong việc khảo sát<br />
nguyên này. thực địa, chúng tôi chọn ô mẫu với kích thước<br />
tương đối cho các kiểu thảm thực vật khác nhau:<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối với thảm cỏ: 1 m 1 m (1 m2); 2. Đối với<br />
Ngoài thực địa rừng hỗn giao: 50 m 50 m (2.500 m2); 3. Đối<br />
Thu mẫu thực địa: Tiến hành điều tra và thu với rừng thuần loại: 100 m 100 m (10.000 m2).<br />
mẫu thực vật tại khu vực nghiên cứu. Mẫu vật Ghi nhận thành phần loài thực vật trong ô khảo<br />
thu thập được chụp ảnh và xử lý sơ bộ ngoài sát, đồng thời đánh giá mức độ có mặt của chúng<br />
thực địa bằng dung dịch alcohol 70-80%, kèm thông qua độ che phủ (coverage) và xã hội tính<br />
theo lý lịch mẫu. Tất cả các thông tin thu thập (sociability). Hai đại lượng này mới chỉ được ước<br />
ngoài thực địa được ghi chép vào sổ công tác lượng, chưa được tính toán.<br />
thực địa hằng ngày. Độ che phủ: là diện tích che phủ của một<br />
Đo ô mẫu: Hiện nay, có rất nhiều phương loài nào đó trên diện tích ô mẫu và để mô tả<br />
<br />
<br />
51<br />
Dang Van Son<br />
<br />
Braun - Blanquet đã phân biệt các cấp độ như xác định tên khoa học dựa theo các tài liệu<br />
bảng 1. chuyên ngành như: Lecomte (1922) [7], Phạm<br />
Xã hội tính: cho biết sự có mặt của các cá Hoàng Hộ (1999-2000) [6], Simpson et al.<br />
thể trong cùng một ô mẫu và được đánh giá theo (1995) [9], Chen et al. (2006) [5]... và so mẫu<br />
5 cấp độ như bảng 2. tiêu bản tại Bảo tàng thực vật (VNM), Viện<br />
Sinh học nhiệt đới; Phòng tiêu bản thực vật<br />
Trong phòng thí nghiệm (HN), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và<br />
Tất cả các mẫu thu được xử lý, phân tích Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN).<br />
<br />
Bảng 1. Cấp độ che phủ<br />
Cấp độ Độ che phủ<br />
5 76-100 % diện tích che phủ<br />
4 51-75 % diện tích che phủ<br />
3 26-50 % diện tích che phủ<br />
2 6-25 % diện tích che phủ<br />
1 1-5% diện tích che phủ<br />
r < 1 % diện tích che phủ<br />
+ Chiếm diện tích nhỏ, thường chỉ có một đại diện<br />
<br />
Bảng 2. Cấp độ phân phối của thực vật<br />
Cấp độ Dạng phân phối<br />
1 Mọc lẻ tẻ<br />
2 Mọc thành bụi<br />
3 Mọc thành nhóm nhỏ<br />
4 Mọc thành nhóm lớn<br />
5 Mọc thành đám rậm<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch<br />
Đa dạng về thành phần loài là Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút<br />
(Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta) và<br />
Qua kết quả phân tích đã ghi nhận được Ngọc lan (Magnoliophyta) (bảng 3).<br />
vùng hạ lưu sông Đại Ninh có 98 loài, 74 chi,<br />
<br />
Bảng 3. Sự phân bố các taxon trong ngành<br />
Ngành thực vật Họ Tỷ lệ Chi Tỷ lệ Loài Tỷ lệ<br />
Lycopodiophyta 1 2,4 1 1,4 1 1,0<br />
Equisetophyta 1 2,4 1 1,4 1 1,0<br />
Polypodiophyta 2 4,8 2 2,7 2 2,1<br />
Magnoliophyta 38 90,5 70 94,5 94 95,9<br />
Tổng cộng 42 100 74 100 98 100<br />
<br />
Từ kết quả trên, có thể đưa ra một số nhận của hệ thực vật Việt Nam. Ngành Ngọc lan<br />
xét về hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh (Magnoliophyta) có thành phần taxon đa dạng<br />
như sau: hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh nhất, với 94 loài (chiếm 95,9% tổng số loài), 70<br />
có số lượng loài, họ tương đối phong phú, đặc chi (chiếm 94,5 tổng số chi) và 38 họ (chiếm<br />
biệt là có 4 ngành trong tổng số 8 ngành thực 90,5% tổng số họ) được phân bổ trong 2 lớp.<br />
vật bậc cao có mạch, chiếm 50% tổng số ngành Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 58 loài thuộc<br />
<br />
<br />
52<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 51-56<br />
<br />
46 chi của 30 họ thực vật; lớp Hành (Liliopsida) Nghễ (Polygonum) chiếm ưu thế trong quần hợp<br />
có 36 loài thuộc 24 chi của 8 họ thực vật. này. Phần lớn là nghể bun (Polygonum<br />
Hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh có 4 persicaria), nghể không lông (Polygonum<br />
loài thực vật khuyết, chiếm 4,1% tổng số loài glabrum), nghể lông (Polygonum pubescens) và<br />
của hệ thực vật này. Nếu so với một số hệ thực nghể láng (Polygonum lanigerum); chúng mọc<br />
vật khác ở Việt Nam thì thực vật khuyết ở đây thành đám, tạo thành từng quần hợp nghể dọc<br />
có tỷ lệ thấp. theo dòng nước từ chân đập đến thác Pongour.<br />
Bên cạnh còn có nhiều loài cây thân thảo khác<br />
Các họ có số lượng loài lớn phải kể đến là mọc xen như: rau mương đứng (Ludwidgia<br />
họ Hoà thảo (Poaceae) có 15 loài (chiếm 15,3% hyssopifolia), rau dừa nước (Ludwidgia<br />
tổng số loài), họ Cúc (Asteraceae) có 11 loài adcendens), cỏ ống (Panicum repens), dền gai<br />
(chiếm 11,2%), họ Lác (Cyperaceae) có 10 loài (Amaranthus spinosus), môn nước (Colocasia<br />
(chiếm 10,2%), họ Dâu tằm (Moraceae) có 5 esculenta). Quần hợp này có mặt chủ yếu trên<br />
loài (chiếm 5,1%) và Rau răm (Polygonaceae) những vùng đất ngập và ẩm quanh năm, với<br />
có 4 loài (chiếm 4,1%). tầng bùn khá dày và thành phần dinh dưỡng<br />
Đa dạng về dạng sống và giá trị sử dụng cao. Đặc biệt phong phú về thành phần loài,<br />
Theo cách phân chia dạng sống thực vật của gồm những loài có khả năng thích ứng với điều<br />
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2008) [10, 11], tài kiện sống ngập và bán ngập theo định kỳ. Mức<br />
nguyên thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh độ đa dạng loài trong quần hợp rất nhạy cảm<br />
được chia làm 6 nhóm dạng sống chính bao với chế độ ẩm của đất. Sự thay đổi độ ẩm sẽ<br />
gồm: nhóm cây thân thảo, nhóm cây bụi nhanh chóng ảnh hưởng đến các loài thực vật,<br />
(bụi/tiểu mộc), nhóm cây gỗ lớn, nhóm cây gỗ mà trước tiên là các loài cây thân thảo có kích<br />
nhỏ, nhóm thủy sinh và nhóm dây leo. Trong thước nhỏ sống ở tầng đất mặt.<br />
đó, cây thân thảo có 55 loài (chiếm 56,1% tổng Quần hợp thực vật ưu thế lục bình (Eichhornia<br />
số loài), cây bụi (bụi/tiểu mộc) có 17 loài crassipes)<br />
(chiếm 17,4%), gỗ lớn có 12 loài (chiếm Kiểu thảm này có mặt ở vùng ngập nước<br />
12,2%), gỗ nhỏ có 3 loài (chiếm 3,1%), thủy quanh năm, phần lớn là những nơi nước đứng,<br />
sinh có 4 loài (chiếm 4,1%), dây leo có 7 loài mật độ cá thể dày đặc, có đến 36-40 cá thể trong<br />
(chiếm 7,1%). Như vậy, thành phần thực vật một ô mẫu (1 m x 1 m). Một số loài thường gặp<br />
chiếm ưu thế nhất của hệ thực vật khu vực trong kiểu này là mai dương (Mimosa pigra), cỏ<br />
nghiên cứu là các loài cây thân thảo, chúng tạo ống (Panicum repens), rau muống nước<br />
thành thảm thực vật có giá trị về mặt khoa học (Ipomoea hederifolia), môn nước (Colocasia<br />
và thực tiễn, tạo nên sự đa dạng của khu vực esculenta), nghể láng (Polygonum lanigerum),<br />
nghiên cứu. nghể không lông (Polygonum glabrum), rau<br />
Trong số 98 loài thực vật được ghi nhận, có mương đứng (Ludwidgia octovalvis). Do đời<br />
56 loài có công dụng như làm thuốc, thực phẩm, sống trôi nổi nên lục bình luôn chịu tác động<br />
cây cảnh... chiếm 57,1% tổng số loài trong khu bởi yếu tố môi trường. Mưa, gió cũng có thể<br />
vực nghiên cứu. Trong đó, số loài có công dụng làm cho mật độ cá thể trong quần hợp thay đổi.<br />
làm thuốc là 37 loài (chiếm 66,1% trong tổng số Đặc biệt là vào mùa nước lớn, dòng chảy mạnh<br />
56 loài), kế đến là loài làm thực phẩm có 14 loài cuốn theo những đám lục bình từ nơi này sang<br />
(chiếm 25,0%), làm cảnh có 3 loài (chiếm nơi khác. Vì vậy, mà quần hợp này hầu như<br />
5,3%) và gia dụng có 2 loài (chiếm 3,6%). không ổn định về môi trường sống theo thời<br />
Các kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu gian khảo sát.<br />
Quần hợp thực vật ưu thế nghể (Polygonum Quần hợp thực vật ưu thế tre gai (Bambusa<br />
spp.) bambos)<br />
Đây là kiểu thảm thực vật đặc trưng cho Tre gai phân bố ở những nơi thảm thực vật<br />
vùng ngập nước thường xuyên và vùng chuyển bị tác động mạnh, rừng thường xanh trước đây<br />
tiếp từ lưu vực lên thèm cao, các loài trong chi bị vỡ tán do tác động của con người, tạo điều<br />
<br />
<br />
53<br />
Dang Van Son<br />
<br />
kiện cho sự xâm lấn của tre gai. Đây là kiểu camera), cà pháo (Solanum incanum), củ rối<br />
thực vật thứ sinh mọc gần như thuần loại ven (Leea manillensis) và côm nước (Elaeocarpus<br />
bờ, đôi khi chúng có mặt ở những vùng đất cao. harmandii).<br />
Các loài thường gặp ở tầng tán trong kiểu này Quần xã thực vật trên đất canh tác<br />
là: tâm nhầy (Centratherum intermedium), núc<br />
áo rau (Spilanthes oleracea), quì (Helianthus Bên cạnh các thảm thực vật tự nhiên là các<br />
tuberasus), bìm cạnh (Ipomoea hederifolia), rừng trồng và cây hoa màu, phần lớn là cây lâu<br />
chuối (Musa nana), lục lạc (Crotalaria năm như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả và các loại<br />
anagyroides), lạc tiên (Passiflora foetida). Vào cây ngắn ngày như ngô, đậu đỗ và nhiều loại<br />
mùa khô thảm thực vật này hầu như rụng lá, chỉ hoa màu khác. Ngoài ra, còn có sự tham gia của<br />
còn lại thân cành trơ trụi, tạo điều kiện cho đại một số loài thực vật mọc xen như: kim đầu răng<br />
diện các loài cây thân thảo phát triển như: họ nhọn (Blumea oxyodonta), mãnh hoà như chỉ<br />
Hoà thảo (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ (Leptochloa filiformis), cam thảo nam (Scoparia<br />
Bìm bìm (Convolvulaceae), họ Thầu dầu dulcis), lữ đầu (Hedyotis heynii), rau sam<br />
(Euphorbiacae)... và chúng phát triển mạnh và (Portulaca oleracea), lạc tiên (Passiflora<br />
chiếm ưu thế trở lại khi bước sang mùa ẩm mưa foetida), me đất (Oxalis corniculata), lục lạc<br />
nhiều. Bên cạnh loài Bambusa bambos tự nhiên, (Crotalaria anagyroides), chuối (Musa nana),<br />
ở đây còn có một số loài trồng phổ biến khác mít (Artocarpus heterophyllus), sung (Ficus<br />
như: tre kiển (Bambusa sp.), tre nước (Bambusa racemosa), đầu riều (Commelina bengalensis),<br />
tulda), tre đuôi chồn (Bambusa agrestis). Các bìm cạnh (Ipomoea hederifolia), gòn ta<br />
loài này được trồng chủ yếu dọc theo hạ lưu (Bombax albidum), điều nhuộm (Bixa orellana),<br />
cách lưu vực từ 2-6 m về phía bờ, và phổ biến ở cỏ cức lợn (Ageratum conyzoides), xoài<br />
những vùng có dân cư sinh sống. Một số loài (Mangifera indica), rau đắng (Glinus<br />
cây ưa bóng sinh sống ở tầng dưới là: muôi oppositifolia), dền gai (Amaranthus spinosus),<br />
(Melastoma septemnervium), tai tượng lục bình (Eichhornia crassipes), bạc đầu<br />
(Limnocharis flava), đầu riều (Commelina (Kyllinga nemoralis) và quì (Helianthus<br />
bengalensis). tuberosus).<br />
Quần hợp thực vật ưu thế cỏ ống (Panicum spp.) Thảo luận<br />
Đây là kiểu thảm gặp hầu hết ở những vùng Hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh<br />
bán ngập nước và ngập nước, phân bố chủ yếu đóng một vai trò quan trọng đối với môi trường,<br />
dọc theo hai ven bờ. Thành phần loài tương đối góp phần chống sạt lỡ, duy trì mạch nước ngầm,<br />
đơn giản với các loài mọc xen như lục bình xử lý ô nhiễm và điều hòa khí hậu. Tuy nhiên,<br />
(Eichhornia crassipes), dâu tằm (Morus alba), việc ngăn dòng phục vụ dự án thủy điện Đại<br />
chuối (Musa nana), rau dừa nước (Ludwidgia Ninh ở thượng nguồn làm cho mực nước ở hạ<br />
hyssopifolia), đế (Saccharum spontaneum), me nguồn giảm, cộng thêm nạn khai thác cát dưới<br />
đất (Oxalis corniculata) và mai dương (Mimosa lòng sông, đã dẫn đến nhiều sinh cảnh thực vật<br />
pigra). tự nhiên mất đi, tạo điều kiện cho các loài cây<br />
xâm lấn phát triển, đồng thời thiếu nước tưới<br />
Quần hợp thực vật ưu thế dâu tằm và mai trong sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là làm<br />
dương mất đi cảnh quan thiên nhiên phục vụ du lịch ở<br />
Kiểu này thường gặp ven bờ, trên nền đất thác Pongour.<br />
thịt và đất bồi tụ hàng năm. Dâu tằm (Morus Trong số các loài thực vật ghi nhận ở khu<br />
alba) và mai dương (Mimosa pigra) chiếm ưu vực nghiên cứu, thì mai dương (Mimosa pigra)<br />
thế trong kiểu thảm này, ngoài ra còn có nhiều là một trong những loài đáng quan tâm nhất.<br />
loài cây thân thảo, thân gỗ và dây leo khác sinh Đây là loài ngoại lai mà hiện nay được xem là<br />
sống như: phèn đen (Phyllanthus reticulata), lạc loài nguy hiểm cho các hệ sinh thái đất ngập<br />
tiên (Passiflora foetida), tre đuôi chồn nước. Mai dương (Mimosa pigra) có nguồn gốc<br />
(Bambusa agrestis), tre gai (Bambusa sp.), trâm từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sinh trưởng và phát<br />
sẻ (Syzygium cinereum), ngủ sắc (Lantana triển nhanh ở cả hai mùa khô và ẩm của vùng<br />
<br />
54<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 51-56<br />
<br />
khí hậu nhiệt đới, phát tán nhanh do hạt có kích con người.<br />
thước nhỏ, nhẹ và được bao phủ bởi một lớp vỏ<br />
nhiều lông tơ, nên dễ dàng trôi nổi trên mặt TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
nước và phát tán nhờ gió. Loài này hiện nay 1. Allan J. David, 1995. Stream Ecology<br />
được xem là loài xâm lấn nguy hiểm nhất ở structure and function of running waters.<br />
vùng có nền khí hậu nhiệt đới. Sau khi xâm<br />
nhập vào môi trường mới, loài mai dương 2. Braun-Blanquet J., 1932. Plant sociology:<br />
nhanh chóng mở rộng phạm vi phân bố và dần the study of plant communities. New York<br />
dần thay thế môi trường sống của tất cả các loài McGraw-Hill.<br />
thực vật lân cận khác. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học<br />
và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ<br />
KẾT LUẬN Việt Nam. Phần II: Thực vật. Nxb. Khoa<br />
Đã ghi nhận được ở vùng hạ lưu sông Đại học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.<br />
Ninh có 98 loài, 74 chi, 42 họ của 4 ngành thực 4. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu<br />
vật bậc cao có mạch là Thông đá và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở<br />
(Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan 5. Chen Shou-liang et al., 2006. Flora of<br />
(Magnoliophyta). Trong đó, có 56 loài có giá trị China. Vol.22.<br />
sử dụng như làm thuốc, thực phẩm, làm rau,<br />
làm cảnh và gia dụng, chiếm 57,1% tổng số loài 6. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000. Cây cỏ Việt<br />
trong toàn hệ. Nam, tập 1, 2, 3. Nxb. Trẻ, tp Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Có 6 nhóm dạng sống chính bao gồm nhóm 7. Lecomte H., 1922. Flore Generale De<br />
cây thân thảo, nhóm cây bụi (bụi/tiểu mộc), L’Indo Chine. Paris Masson et Cie’Editeus.<br />
nhóm cây gỗ lớn, nhóm cây gỗ nhỏ, nhóm thủy 8. Richardson J. L., Vepraslas M. J., 2001.<br />
sinh và nhóm dây leo. Wetland soils. Genesis, Hydrology,<br />
Thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu gồm Landscapes and Classification.<br />
có: quần hợp thực vật ưu thế nghể (Polygonum 9. Simpson David A., Koyama Tetsuo, 1995.<br />
spp), quần hợp thực vật ưu thế lục bình Flora of Thailand. Vol.6. Bangkok.<br />
(Eichhornia crassipes), quần hợp thực vật ưu 10. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang<br />
thế tre gai (Bambusa bambos), quần hợp thực nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông<br />
vật ưu thế cỏ ống (Panicum spp.), quần hợp nghiệp, Hà Nội.<br />
thực vật ưu thế dâu tằm và mai dương và quần<br />
xã thực vật trên đất canh tác. 11. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Đa dạng sinh<br />
học vườn quốc gia Hoàng Liên. Nxb. Nông<br />
Sự xâm lấn của mai dương (Mimosa pigra)<br />
nghiệp, Hà Nội.<br />
đang có chiều hướng gia tăng, gây tác hại đến<br />
môi trường sống của khu hệ động thực vật, làm 12. Thái Văn Trừng, 1998. Những hệ sinh thái<br />
thay đổi các kiểu thảm và cản trở việc đi lại của rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nxb. Khoa học<br />
và Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
55<br />
Dang Van Son<br />
<br />
FLORAL DIVERSITY OF LOWER SECTION OF THE DAI NINH RIVER<br />
IN DUC TRONG DISTRICT, LAM DONG PROVINCE<br />
<br />
Dang Van Son<br />
Institute of Tropical Biology, VAST<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
The survey conducted in the lower section of the Dai Ninh river (Duc Trong district, Lam Dong province)<br />
recorded 98 species, 74 genera, and 42 families of vascular plants, for example, Lycopodiophyta,<br />
Equisetophyta, Polypodiophyta and Magnoliophyta. Of those, there are 56 species (57.1% of the total)<br />
considered as medicinal plants, food, ornamentals, etc. Life forms of the plants are divided into six groups<br />
including herbs, shrubs, big trees, small trees, water plants and lianas. These are six habitats in the survey<br />
area, each characterized by a dominant type of vegetation: Polygonum spp., Eichhornia crassipes, Bambusa<br />
bambos, Panicum spp., Morus alba - Mimosa pigra and farm crops.<br />
Key words: Diversity, plant resources, vegetation, Lam Dong, Vietnam.<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 21-6-2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
56<br />