YOMEDIA
ADSENSE
Đa dạng họ Long não (Lauraceae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh
3
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này cung cấp thêm những dẫn liệu về họ Long não (Lauraceae) ở Khu BTTN Kẻ Gỗ, góp phần vào công tác nghiên cứu cơ bản và định hướng bảo tồn. Qua kết quả nghiên cứu về họ Long não (Lauraceae) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh, đã xác định được 48 loài, 12 chi, trong đó 12 loài bổ sung cho danh lục thực vật Khu BTTN Kẻ Gỗ (2021).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đa dạng họ Long não (Lauraceae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An ĐA DẠNG HỌ LONG NÃO (LAURACEAE) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KẺ GỖ, TỈNH HÀ TĨNH Nguyễn Thị Trà1, Bùi Ngọc Bình1, Đỗ Ngọc Đài1,* 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An; *Email: dongocdai@naue.edu.vn Tóm tắt: Qua kết quả nghiên cứu về họ Long não (Lauraceae) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh, đã xác định được 48 loài, 12 chi, trong đó 12 loài bổ sung cho danh lục thực vật Khu BTTN Kẻ Gỗ (2021). Có 01 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Bộp quả bầu dục (Actinodaphne ellipticibacca Kosterm.) ở mức độ sẽ nguy cấp (VU). Các loài cây họ Long não (Lauraceae) ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau như cho tinh dầu với 29 loài, lấy gỗ 28 loài, làm thuốc với 19 loài, cho dầu béo với 6 loài và ăn được với 2 loài. Họ Long não ở khu vực nghiên cứu thuộc 3 yếu tố địa lý, yếu tố đặc hữu chiếm 54,17%, yếu tố nhiệt đới chiếm 41,67%, yếu tố ôn đới và yếu tố cây trồng cùng chiếm 2,08%. Từ khóa: Bảo tồn Thiên nhiên, Đa dạng, Họ Long não, Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh, Thực vật. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ cứu các taxon bậc họ chưa có nhiều, mới chỉ có một số nghiên cứu của Trần Hậu Thìn Họ Long não (Lauraceae) trên thế giới có (2014), Trần Hậu Khanh & cs (2020), Hoàng khoảng 45 chi với gần 2.800 loài, phân bố chủ Văn Sâm & cs (2019). Vì vậy, bài báo này yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu cung cấp thêm những dẫn liệu về họ Long não Mỹ, châu Phi và cận nhiệt đới (J. M. C. (Lauraceae) ở Khu BTTN Kẻ Gỗ, góp phần Maarten & W. B. James, 2016). Việt Nam là vào công tác nghiên cứu cơ bản và định nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, do hướng bảo tồn. đó có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng. Hiện nay, họ Long não ở Việt Nam 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU được nghi nhận khoảng 21 chi, 280 loài và thứ Mẫu vật được thu thập theo phương pháp (Nguyễn Kim Đào, 2003, 2017). Đây là họ có nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). nhiều loài được sử dụng trong đời sống con Thời gian thực hiện từ tháng 09/2023 đến người như: làm thuốc, làm thực phẩm, cho tinh 04/2024. Tổng số mẫu thu được 120 mẫu. dầu, lấy gỗ (Nguyễn Kim Đào, 2017). Định loại: Sử dụng phương pháp hình thái Khu BTTN Kẻ Gỗ được thành lập năm so sánh theo các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ 1996, nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, cách (2000), Nguyễn Kim Đào (2017), K. Zhang & thành phố Hà Tĩnh khoảng 15 km, thuộc khu cs (2008). vực phía Đông dãy Trường Sơn Bắc thuộc các huyện: Cẩm Xuyên, Hương Khê và Kỳ Đánh giá về giá trị sử dụng dựa vào phỏng Anh của tỉnh Hà Tĩnh với diện tích tự nhiên vấn trực tiếp người dân và các tài liệu của Võ là 24.801 ha. Có tọa độ địa lý: 18000’ đến Văn Chi (2012), Trần Đình Lý & cs (1993), 18009’ vĩ độ Bắc, 105050’ đến 106007’ kinh Đỗ Tất Lợi (2001), Đỗ Huy Bích & cs (2004), độ (Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2021). Triệu Văn Hùng & cs (2007). Đánh giá yếu tố Hiện nay, hệ thực vật nói chung và nghiên địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Đánh giá về bảo tồn dựa vào Sách Đỏ Việt Nam 48
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 (2007). Đánh giá về dạng sống theo Raunkiær 12 chi; trong đó đã ghi nhận mới cho Khu C. (1934). BTTN Kẻ Gỗ 12 loài (Bảng 1). Khi so sánh số lượng loài họ Long não ở Khu BTTN Kẻ 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ Gỗ so với Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang THẢO LUẬN (2019) (Lê Duy Linh & cs (2019), VQG Pù 3.1. Đa dạng thành phần loài Mát (Đỗ Ngọc Đài & cs, 2021) thì cho thấy Kết quả nghiên cứu, thu thập mẫu tiêu bản số lượng chi cũng gần tương đồng nhau, thực vật, xác định tên khoa học của các loài nhưng số lượng loài thấp hơn. Diện tích, độ thuộc họ Long não (Lauraceae) ở Khu BTTN cao ở Khu BTTN Kẻ Gỗ thấp hơn so với Vũ Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh. Đã xác định được 48 loài, Quang và Pù Mát, ngoài ra các loài trong họ Long não thích nghi với đai cao nhiều hơn. Bảng 1. Danh lục họ Long não (Lauraceae) ở Khu BTTN Kẻ Gỗ YT Dạng Giá trị sử TT Tên khoa học Tên Việt Nam ĐL sống dụng Actinodaphne ellipticibacca 1 Bộp quả bầu dục 4.4 Mi LGO Kosterm. 2 Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr. Bộp lông 6.1 Mi THU,CTD 3 Alseodaphne tonkinensis Liou Sụ bắc 6 Me CTD, LGO 4 Beilschmiedia ferruginea Liou Chắp két 6 Me LGO 5 Beilschmiedia percoriacea Allen Chắp dai 6.1 Me LGO 6 Beilschmiedia tsangii Merr. Chắp tsang 6.1 Mi LGO 7 Cassytha filiformis L. Tơ xanh 4.4 Pp THU, CTD 8 Cinnamomum auricolor Kosterm.* Re tía 6 Me CTD, LGO Cinnamomum burmanii (C. & T. THU, LGO, 9 Trèn trèn trắng 4 Mg Nees.) Blume CTD Cinnamomum glaucescens (Nees) 10 Re xanh phấn 4.2 Me CTD, LGO Drury Cinnamomum iners Reinw. ex THU, LGO, 11 Quế lợn 4 Mi Blume CTD 12 Cinnamomum mairei Levl.* Quế bạc 6.1 Me THU, CTD THU, LGO, 13 Cinnamomum ovatum Allen Re trứng 6.1 Me CTD Cinnamomum polyadelphum 14 Quế bời lời 4.2 Mg LGO, ĂNĐ (Lour.) Kosterm. 49
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An YT Dạng Giá trị sử TT Tên khoa học Tên Việt Nam ĐL sống dụng THU, LGO, 15 Cinnamomum tetragonum A. Chev.* Quế đỏ 6.1 Me CTD Cà đuối 16 Cryptocarya chinensis (Hance) Hemsl. 6.1 Me LGO trung quốc 17 Cryptocarya chingii Cheng Mò hương 6.1 Me LGO 18 Cryptocarya concinna Hance Mò quả vàng 6.1 Mg LGO 19 Cryptocarya infectoria (Blume) Miq. Cà đuối nhuộm 4.1 Me LGO LGO, CTD, 20 Lindera caudata (Nees) Hook. f. Ô đước đuôi 4.2 Mi DAU 21 Lindera chunii Merr. Ô đước chun 6.1 Mi THU, LGO THU, CTD, 22 Lindera glauca (Sieb. et Zucc.) Blume Ô đước mốc 6.1 Mi CBD 23 Lindera myrrha (Lour.) Merr. Dầu đắng 6 Mi THU, CTD Lòng trứng 24 Lindera racemosa Lecomte 6 Me hoa vàng 25 Litsea balansa Lecomte* Bời lời balansa 6.1 Mi CTD 26 Litsea baviensis Lecomte Bời lời ba vì 6.1 Me LGO, CBD 27 Litsea chartacea (Wall. ex Nees.) Hook. Bời lời da 4.2 Mi CTD 28 Litsea clememsii Allen* Bời lời clemen 6 Mi CTD THU, LGO, 29 Litsea cubeba (Lour.) Pers Màng tang 6 Mi CTD 30 Litsea elongata (Ness) Hook.f.* Bời lời lá thuôn 4.2 Me CTD THU, CTD, 31 Litsea euosma W.W. Smith* Bời lời núi đá 6.1 Me CBD 32 Litsea ferruginea Liou* Bời lời gỉ sắt 6 Mi CTD THU, LGO, 33 Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins Bời lớt nhớt 4 Me CTD 34 Litsea griffithii Gamble Bời lời trung bộ 6 Mi LGO 35 Litsea helferi Hook. f. Bời lời xám liệm 4.2 Mi 50
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 YT Dạng Giá trị sử TT Tên khoa học Tên Việt Nam ĐL sống dụng Litsea lancifolia (Roxb. & Nees) 36 Bời lời lá mác 4 Mi THU Hook. f. * THU, LGO, 37 Litsea monopetala (Roxb.) Pers Bời bời lá tròn 4.4 Me CTD Litsea myristicaefolia (Meisn.) Bời lời nhục 38 4.2 Me CTD Hook.f.* đậu khấu 39 Litsea umbellata (Lour.) Merr.* Bời lời đắng 4.1 Mi THU, CTD 40 Litsea verticillata Hance Bời bời lá vòng 4.4 Mi LGO, CTD 41 Machilus odoratissima Nees Kháo nhậm 4 Mg LGO, CTD THU, LGO, 42 Machilus thunberghii Sieb. et Zucc. Kháo vàng bông 5.4 Me CTD, CBD Kháo lông 43 Machilus velutina Champ. ex Benth. 6.1 Me THU, CBD nhung 44 Neolitsea angustifolia A. Chev. Nô lá hẹp 6 Mi 45 Neolitsea poilanei Liou Nô poilan 6 Me LGO 46 Persea americana Mill. Bơ 7 Mi ĂNĐ, CBD Phoebe lanceolata (Wall. ex Re trắng THU, LGO, 47 4 Me Nees) Nees* mũi mác CTD 48 Phoebe paniculata Nees. Re trắng chùy 4.2 Mi CTD Ghi chú: * Loài bổ sung cho danh lục khu BTTN Kẻ Gỗ; 4. Châu Á; 4.4. Đông Dương - Nam Trung Quốc; 4.5. Đông Dương; 6.1. Gần đặc hữu; 6.2. Đặc hữu Việt Nam; 7. Cây trồng; GTSD: Giá trị sử dụng; THU: Làm thuốc; LGO: Cho gỗ; CTD: cho tinh dầu; CDB: cho dầu béo; ĂNĐ: Ăn được; DS: Dạng sống; Mg: cây chồi trên rất lớn; Me: Cây chồi trên lớn; Mi; cây chồi trên nhỡ; Pp: cây ký sinh, bán ký sinh. 3.2. Đa dạng về bậc chi trong họ Đánh giá tính đa dạng của thực vật, người ta thường thống kê các chi có nhiều loài nhất. Để thấy được tính đa dạng của các chi, loài trong họ Long não ở Khu BTTN Kẻ Gỗ (Bảng 2). 51
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Bảng 2. Phân bố các loài trong các chi của họ Long não ở Khu BTTN Kẻ Gỗ Số loài Số chi có TT Taxon 1 loài 2 loài 3 loài trên 4 loài 1 Actinodaphne 2 x 2 Alseodaphne 1 x 3 Beilschmiedia 3 x 4 Cassytha 1 x 5 Cinnamomum 8 x 6 Cryptocarya 4 x 7 Lindera 5 x 8 Litsea 16 x 9 Machilus 3 x 10 Neolitsea 2 x 11 Persea 1 x 12 Phoebe 2 x Tổng 48 3 6 3 36 Như vậy, kết quả bảng trên cho thấy các 3.3. Đa dạng về giá trị sử dụng loài phân bố trong các chi của họ Long não ở Các loài thuộc họ Long não (Lauraceae) ở Khu BTTN Kẻ Gỗ là không đồng đều nhau, Khu BTTN Kẻ Gỗ được đánh giá và thống kê trong đó với 3 chi có 1 loài, 03 chi có 2 loài, qua các tài liệu: Võ Văn Chi (2012), Trần 1 chi có 3 loài và 6 chi có từ 4 loài trở lên. Đình Lý & cs (1993), Đỗ Tất Lợi (2001), Đỗ Huy Bích & cs (2004), Triệu Văn Hùng & cs (2007). Đã được chi thành 5 nhóm giá trị sử dụng (Bảng 3). 52
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Bảng 3. Giá trị sử dụng của các loài trong họ Long não ở Khu BTTN Kẻ Gỗ TT Giá trị sử dụng Số lượng* Tỷ lệ % 1 Cây lấy gỗ 28 58.33 2 Cây cho tinh dầu 29 60.42 3 Cây làm thuốc 19 39.58 4 Cây cho dầu béo 6 12.50 5 Cây ăn được 2 4.17 * Một loài có thể cho nhiều giá trị sử dụng khác nhau Từ kết quả thống kê ở Bảng 3 cho thấy, số loài do đây là họ cây cho tinh dầu và họ trong họ Long não thì nhóm cây cho tinh dầu thuộc nhóm cây gỗ lớn và vừa. chiếm tỷ lệ lớn nhất với 60,42% (29 loài), tiếp 3.4. Đa dạng về dạng sống đến là nhóm cây cho gỗ chiếm 58,33% (28 loài); cây làm thuốc chiếm 39,58% (19 loài); Khi nghiên cứu về dạng sống của Hệ thực vật cây cho dầu béo chiếm 12,50% (6 loài); cây bói chung và họ Long não nói riêng được áp ăn được chiếm 4,17% (2 loài). Như vậy, kết dụng theo thang phân loại của Raunkiear (1934). quả về giá trị sử dụng cũng khá hợp lý là cây Kết quả trong 48 loài đã được xác định thì nhóm cho tinh dầu và cho gỗ chiếm số lượng lớn về dạng sống chồi trên chiếm ưu thế với tỉ lệ 100%, không có các nhóm dạng sống khác (Bảng 4). Bảng 4. Tỉ lệ của các dạng sống nhóm cây chồi trên (Ph) của họ Long não ở Khu BTTN Kẻ Gỗ Dạng sống Mg Me Mi Pp Tổng Số loài 4 22 21 1 48 Tỷ lệ % 8,33 45,83 43,75 2,08 100 Từ kết quả thu được ở Bảng 4, đã lập phổ 45,83% và 43,75% tổng số loài, điều này dạng sống cho nhóm cây chồi trên (Ph) ở Khu cũng hợp lý với tính đặc trưng của các loài BTTN Kẻ Gỗ như sau: Ph% = 8,33%Mg + trong họ Long não, chúng chủ yếu thuộc các 45,83%Me + 43,75%Mi+ 2,08Pp. chi Litsea, Cinnamomum, Actinodaphne. Nhóm cây chồi nhỏ, cây chồi rất lớn và cây Như vậy, nhóm dạng sống cây chồi trên chồi ký sinh chiếm tỷ lệ không đáng kể. vừa (Me) và lớn (Mi) chiếm ưu thế với 53
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 3.5. Đa dạng về yếu tố địa lý Kết quả nghiên cứu về yếu tố địa lý của Long não ở Khu BTTN Kẻ Gỗ được phân loại theo các nhóm dựa theo tài liệu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) được thể hiện qua Bảng 5. Bảng 5. Yếu tố địa lý của các loài trong họ Long não ở Khu BTTN Kẻ Gỗ Ký Tỷ lệ Tỷ lệ Các yếu tố địa lý Số loài Số loài hiệu (%) (%) 1 Toàn thế giới 0 0 0 0 2 Liên nhiệt đới 0 0 Liên nhiệt 2.1 Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mĩ 0 0 đới 0 2.2 Nhiệt đới châu Á, châu Phi và Châu Mỹ 0 0 0 2.3 Nhiệt đới châu Á và Châu Mỹ 0 0 3 Cổ nhiệt đới 0 0 Cổ nhiệt 3.1 Nhiệt đới châu Á và châu Úc 0 0 đới 0 3.2 Nhiệt đới châu Á và châu Phi. 0 0 0 4 Nhiệt đới châu Á 6 Nhiệt đới 4.1 Đông Dương - Malêzi 2 châu Á 4.2 Lục địa châu Á nhiệt đới 8 41,67 4.3 Lục địa Đông Nam Á 0 4.4 Đông Dương - Nam Trung Quốc 4 20 4.5 Đông Dương 0 5 Ôn đới Bắc 0 5.1 Đông Á-Bắc Mỹ 0 Ôn đới 5.2 Ôn đới cổ thế giới 0 2,08 5.3 Ôn đới Địa Trung Hải-Châu Âu-Châu Á 0 1 5.4 Đông Á 1 6 Đặc hữu Việt Nam 11 Đặc hữu 54,17 6.1 Cận đặc hữu Việt Nam 15 26 7 Cây trồng 1 1 2,08 Tổng 48 48 100 54
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Kết quả nghiên cứu sự phân bố yếu tố địa 4. KẾT LUẬN lý 48 loài của họ Long não ở Khu BTTN Kẻ Kết quả điều tra, xác định tên khoa học của Gỗ cho thấy, yếu tố đặc hữu chiếm tỷ lệ cao các loài trong họ Long não (Lauraceae) ở Khu với 54,17% (26 loài), yếu tố nhiệt đới chiếm BTTN Kẻ Gỗ với 48 loài thuộc 12 chi. Bổ 41,67% (20 loài), yếu tố ôn đới và yếu tố cây sung 12 loài cho Danh lục thực vật năm 2021. trồng cùng chiếm 2,08% (1 loài). Kết quả nghiên cứu này là hợp lí bởi các loài cây họ Họ Long não ở Khu BTTN Kẻ Gỗ có Long não là những cây nhiệt đới và cận nhiệt nhiều loài cây có giá trị sử dụng, cây cho tinh đới, chúng phân bố ở những nơi có nhiệt độ dầu với 29 loài, cây cho gỗ với 28 loài, cây tương đối cao, còn những khu vực có nhiệt độ làm thuốc với 19 loài, cây cho dầu béo với 6 thấp thì chúng phát triển kém hơn. loài, cây ăn được với 2 loài. 3.6. Đa dạng về nguồn gen quý hiếm Dạng sống của các loài trong họ Long não ở khu vực nghiên cứu chỉ có nhóm cây chồi Long não là một họ có nhiều loài cây có giá trên (Ph) với công thức là: Ph% = 8,33%Mg trị quan trọng trong việc làm thuốc, lấy gỗ, làm + 45,83%Me + 43,75%Mi+ 2,08Pp. cảnh, công dụng khác… Vì vậy nhũng loài cây đó đang bị khai thác để phục vụ vào các mục Trong các yếu tố địa lý thì yếu tố nhiệt đích khác nhau trong đời sống của con người. đới chiếm 41,67%, yếu tố đặc hữu chiếm Kết quả điều tra đã xác định được 01 sẽ nguy 54,17%; yếu tố ôn đới và yếu tố cây trồng cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là cùng chiếm 2,08%. Bộp quả bầu dục (Actinodaphne elliptibacca Có 01 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Kosterm). Đây là những loài có giá trị kinh tế Nam (2007) là Bộp quả bầu dục (Actinodaphne như cho tinh dầu, làm thuốc đặc biệt gỗ rất tốt ellipticibacca Kosterm.). Do vậy, cần có những nên bị khai thác triệt để, hiện nay chỉ còn lại chính sách để bảo tồn và phát triển loài này ở những cây gỗ nhỏ tái sinh. Do vậy cần có Khu BTTN Kể Gỗ. những chính sách phù hợp để phục hồi và bảo tồn chúng. 55
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 3. Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Tập 1-2, Nxb Y học, tp Hồ Chí Minh. 4. Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Tiến Cường, Nguyễn Công Trường, Lê Thị Hồng (2021). Đa dạng họ Long não (Lauraceae Juss.) ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 37(1): 68-75. 5. Nguyễn Kim Đào (2017). Thực vật chí Việt Nam, Họ Long não – Lauraceae Juss. Nxb Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 6. Nguyễn Kim Đào (2003). Họ Long não (Lauraceae Juss.) - Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 65-112. 7. Trần Hậu Khanh, Phạm Hồng Ban, Trần Minh Hợi (2020). Đa dạng họ Sim (Myrtaceae juss. 1789) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Số 12, 120-124. 8. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam, Quyển I. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Triệu Văn Hùng, Phạm Thị Thu Thuỷ, Đào Linh Chi (2007). Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nxb Bản đồ, Hà Nội. 10. Lê Duy Linh, Nguyễn Thị Khánh Hoà, Lê Thị Hương (2019). Đa dạng họ Long não (Lauraceae) ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 8: 99-106. 11. Đỗ Tất Lợi (2001). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 12. Trần Đình Lý, Nguyễn Khắc Khôi (1993). 1900 loài cây có ích ở Việt Nam. Nxb. Thế giới. 13. J. M. C. Maarten & W. B. James (2016). The Number of Known Plant Species in the World and its Annual Increase. Phytotaxa, 261(3): 201-217. 14. Raunkiær C. (1934). The Life Forms of Plants and Statistical Plant Geography. Introduction by A.G. Tansley, Oxford University Press, Oxford. 15. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2021). Phương án rừng bền vững ở Khu BTTN Kẻ Gỗ giai đoạn 2021- 2025, Quyết định số 3873, ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. 16. Hoàng Văn Sâm & Nguyễn Trọng Đại (2019). Thực vật quý hiếm tại Khu BTTN Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 3, 121-128. 17. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội. 18. Trần Hậu Thìn (2014). Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở vùng đệm khu BTTN Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, 4(2): 20-26. 19. K. Zhang et al. (2008). Flora of China, Science Press, Beijing and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis. 56
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 SUMMARY DIVERSITY OF LAURACEAE FAMILY IN KE GO NATURAL RESERVE, HA TINH PROVINCE Nguyen Thi Tra1, Bui Ngoc Binh1, Do Ngoc Dai1,* 1 Faculty of Forestry Agriculty Firsery, Nghe An University of Economics; * Email: dongocdai@naue.edu.vn This paper presents some results of research on family Lauraceae in Ke Go Natural Reserve, Ha Tinh province, from 9/2023 to 4/2024. Total 48 species belonging to 12 genus of Lauraceae were collected and identified. There were 12 species found as new records for the plant list of Ke Go published in 2021. In family Lauraceae of Ke Go Nature Reserve there were 01 threatened species listed in the Red Data Book of Viet Nam (2007) as Actinodaphne ellipticibacca. The number of useful plant species of the Lauraceae is categorized as follows: 29 species supply essential oil, 28 species for timber, 19 species as medicinal plants, 6 species for fatty oil and 2 species for edible. The Lauraceae in Ke Go NR are mainly comprised of the endemic element (54.17%), tropical element (41.67%), temperate element and crops element (2.08%). Keywords: Biodiversity, Ha Tinh, Ke Go, Lauraceae, Natural Reserve, Plants. 57
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn