intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Chia sẻ: Wi Ki Khtn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

560
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vỏ Trái Đất được tạo thành bởi ba loại đá: đá macma, đá trầm tích,đá biến chất. Ba loại đá đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: đá macma và đá biến chất là nguồn cung cấp vật liệu cho đá trầm tích thông qua quá trình phong hóa, vận chuyển và lắng đọng trầm tích. Mặt khác đá trầm tích và đá macma là nguồn gốc hay là đá mẹ nguyên thủy của đá biến chất thông qua quá trình họat động nội sinh làm tăng cao nhiệt độ và áp suất có xúc tác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

  1. ĐÁ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
  2. MỤC LỤC ĐÁ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO??? ................................... 3 I. KHÁI NIỆM: ...................................................................................... 3 II. CHU TRÌNH THẠCH HỌC: ........................................................ 3 1. Quá trình phong hoá: ..................................................................... 4 a) Phong hoá lí học ..................................................................................... 4 b) Phong hoá hoá học ................................................................................. 4 c) Phong hoá sinh học: ............................................................................... 4 2. Quá trình bóc mòn: ..................................................................... 4 a) Xâm thực: ............................................................................................... 5 b) Mài mòn: ................................................................................................. 5 3. Quá trình vận chuyển: ............................................................... 5 4. Quá trình bồi tụ: ........................................................................... 5
  3. ĐÁ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO??? I. KHÁI NIỆM: Đá: Là một thể địa chất, bao gồm một tập hợp một hay nhiều khoáng vật được tao thành trong điều kiện địa chất nội hoặc ngoại sinh nhất định trong lịch sử phát triển của vỏ thạch quyển. Khoáng vật: là một hợp chất hóa học tự nhiên thường ở dạng rắn chúng tồn tại trong vỏ Trái Đát có khi riêng rẽ đơn độc, song phổ biến nhất là thành những tổ hợp đông đúc cộng sinh với nhau gọi là đá. Trong vỏ Trái Đất có khỏang 3000 khóang vật khác nhau hầu hết chúng ở trạng thái rắn, trừ thủy ngân ở trạng thái lỏng. II. CHU TRÌNH THẠCH HỌC: Vỏ Trái Đất được tạo thành bởi ba loại đá: đá macma, đá trầm tích, đá biến chất. Ba loại đá đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: đá macma và đá biến chất là nguồn cung cấp vật liệu cho đá trầm tích thông qua quá trình phong hóa, vận chuyển và lắng đọng trầm tích. Mặt khác đá trầm tích và đá macma là nguồn gốc hay là đá mẹ nguyên thủy của đá biến chất thông qua quá trình họat động nội sinh làm tăng cao nhiệt độ và áp suất có xúc tác của dung dịch biến chất đã biến đá nguyên thủy đó thành một sản phẩm hòan tòan mới gọi là đá biến chất. Vậy vật liệu đá biến chất và đá trầm tích cũng có thể biến thành đá macma do chế độ địa động lực thay đổi với điều kiện áp suất và nhiệt độ thích hợp thì vỏ trái đất trong đó có đá biến chất và đá trầm tích sẽ bị nóng chảy tạo thành một lò macma mới có thành phần nhất định sau đó xâm nhập hoặc phun trào lên bề mặt Trấi Đất và tạo nên cái kiểu đá macma. Đáámama Đ macm Đá trầm tích Đá biến chất
  4. Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. 1. Quá trình phong hoá: Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật… Quá trình này gồm có: phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học. a) Phong hoá lí học Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Đó là sự nứt vỡ cơ giới, không làm thay đổi thành phần hoá học của đá. Quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước… Phong hoá lí học có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào các điều kiện khí hậu, vào tính chất và cấu trúc của các loại đá… b) Phong hoá hoá học Phong hoá hóa học là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật bằng tác động của các chất khí, nước, những chất khoáng hoà tan trong nước… Nước có tác động hoà tan rất nhiều loại khoáng vật. Trên Địa Cầu, ở những nơi có những lớp đá dễ bị hoà tan, nứt nẻ nhiều như đá vôi, thạch cao… nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hoà tan và tạo nên những dạng địa hình độc đáo như địa hình cacxtơ. Phong hoá hóa học diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu Xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt… c) Phong hoá sinh học: Phong hoá sinh học là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như: các vi khuẩn, nấm, rễ cây… Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học. 2. Quá trình bóc mòn: Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực như nước, gió, sóng biển… làm chuyển dời các vật liệu ( sản phẩm phong hoá ) ra khỏi vị trí ban đầu của chúng.
  5. Quá trình bóc mòn gồm có các quá trình: xâm thực, thổi mòn, mài mòn… a) Xâm thực: Xâm thực được thực hiện do gió, nước chảy, sóng biển, băng hà… Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh tạo thành những dạng địa hình phổ biến trên bề mặt Trái Đất. Các dòng chảy tạm thời thường tạo ra những khe rãnh, còn dòng chảy thường xuyên tạo thành các thung lũng sông… Tác động xâm thực của sóng biển tạo nên các vịnh và mũi đất nhô ra biển. b) Mài mòn: Mài mòn là quá trình tác động của nước chảy tràn trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà… Quá trình này diễn ra chậm, chủ yếu là ở trên những bề mặt đất đá. Mài mòn do sóng biển thường tạo nên các địa hình như hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn… ở bờ biển. 3. Quá trình vận chuyển: Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Khoảng cách chuyển dịch xa hay gần phụ thuộc và động năng của quá trình, vào kích thước và trọng lượng của vật liệu, vào điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của mặt đệm. 4. Quá trình bồi tụ: Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ còn gọi là quá trình lắng đọng vật chất hoặc quá trình trầm tích. Kết quả của quá trình bồi tụ này là tạo nên hàng loạt địa hình mới. Ở sa mạc, gió vận chuyển và tích tụ vật liệu, tạo ra các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát… . Ở hạ lưu các con sông, địa hình bồi tụ là các đồng bằng châu thổ… Việc phân tách hoạt động tạo địa hình của các tác nhân ngoại lực thành các quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ mang tính quy ước, vì ranh giới giữa chúng không rõ ràng. Nội lực và ngoại lực tác động đồng thời lên bề mặt Trái Đất. Nhìn chung, những biểu hiện của chúng đối nghịch nhau: các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Tuy nhiên, chúng rất thống nhất và luôn xen kẽ, bổ sung cho nhau để tạo ra các dạng địa hình bề mặt Trái Đất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2