Tạp chí Công nghệ Sinh học 16(2): 231-240, 2018<br />
<br />
<br />
ĐA HÌNH VÙNG D-LOOP HỆ GEN TY THỂ CỦA CÁC CÁ THỂ DÂN TỘC KINH VÀ<br />
MẢNG CÙNG TRONG NHÓM NGỮ HỆ NAM Á<br />
<br />
Nguyễn Thy Ngọc1,2, Nguyễn Bảo Trang1,3, Nguyễn Quang Huy4, Nguyễn Đăng Tôn1,5, Nguyễn Thùy<br />
Dương1,5, *<br />
1<br />
Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
2<br />
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
3<br />
Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ<br />
4<br />
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
5<br />
Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
*<br />
Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail: tdnguyen@igr.ac.vn<br />
<br />
Ngày nhận bài: 25.12.2017<br />
Ngày nhận đăng: 22.6.2018<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Hai đoạn siêu biến HV-I và HV-II của vùng D-loop là các đoạn DNA có nhiều đa hình nhất trong hệ gen<br />
ty thể người, có ý nghĩa quan trọng trong các nghiên cứu về di truyền học quần thể cũng như tiến hóa. Với mục<br />
đích khảo sát các đa hình các nucleotide đơn (SNPs) thuộc vùng D-loop của hệ gen ty thể, chúng tôi đã thu<br />
thập mẫu máu của 81 cá thể người Việt Nam thuộc hai dân tộc Kinh và Mảng. Sử dụng kỹ thuật PCR và các<br />
cặp mồi được thiết kế đặc hiệu, hai đoạn siêu biến HV-I và HV-II với kích thước tương ứng 693 bp và 689 bp<br />
đã được khuếch đại thành công. Tiếp đó, chúng tôi đã tiến hành đọc trình tự nucleotide trực tiếp sản phẩm PCR<br />
tinh sạch. Sau khi so sánh trình tự DNA thu được với trình tự genome ty thể tham chiếu rCRS công bố trên<br />
Genbank (NC_012920.1), kết quả đã phát hiện 96 điểm đa hình ở nhóm người Kinh và 36 điểm đa hình ở<br />
nhóm người Mảng. Trong số các điểm đa hình này, 16 điểm có tần suất thu được khác nhau có ý nghĩa thống<br />
kê giữa 2 nhóm (p