intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An năm 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 101 bà mẹ mới sinh con tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 9 năm 2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An năm 2022

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 239-246 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH ASSESSING KNOWLEDGE OF MOTHERS ABOUT BREASTFEEDING IN DIEN THANH COMMUNE, DIEN CHAU DISTRICT, NGHE AN PROVINCE IN 2022 Nguyen Thi Thanh Hien* Vinh Medical University - 161 Nguyen Phong Sac, Vinh city, Nghe An province, Vietnam Received: 25/09/2023 Revised: 20/10/2023; Accepted: 11/11/2023 ABSTRACT Objective: Describe breastfeeding knowledge of new mothers in Dien Thanh commune, Dien Chau district, Nghe An province in 2022. Research method: Cross-sectional descriptive study on 101 mothers in Dien Thanh commune, Dien Chau district, Nghe An province from January 2022 to September 2022. Results: Mothers aged 26 - 34 accounted for the highest proportion of 52.5%; High school education level is 45.5%; 48.6% have business occupations; The number of second births accounts for a high rate of 55.5%. Most mothers gave birth naturally (79.2%). The main source of information about breastfeeding that mothers receive is from medical staff (77.2). 100% of postpartum mothers understand that breast milk is beneficial for their children. 88.1% of mothers have correct knowledge about the best foods. 52.5% of mothers know that breastfeeding for the first time is within 30 minutes and 88.1% of mothers know that breastfeeding time is on demand. The highest percentage of mothers who understand the best time to wean a child is when the child is 18 months old is 76.2%, and 58.4% of mothers chose the best time to wean when the child is healthy. Things mothers need to do after giving birth to increase colostrum: 66.3% breastfeed many times to increase milk secretion. Things mothers need to do to have enough milk to breastfeed: 96.1% think giving mothers enough food; 93% let their mothers drink lots of water; 90.1% breastfeed their children many times a day. Diet and labor: 59.4% of mothers think that diet enhances nutrition and proper rest. However, 14.8% of mothers said they should abstain from eating and drinking. Conclusion: Postpartum mothers' knowledge about breastfeeding is quite high. There are still some mothers who have incorrect knowledge such as brushing their baby's tongue with honey, not knowing when to breastfeed early, weaning early, and abstaining from eating and drinking. Keywords: Knowledge; Breastfeeding, Mothers; Dien Thanh commune. *Corressponding author Email address: hienthanhbms2010@yahoo.com.vn Phone number: (+84) 987 179 656 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i12 239
  2. N.T.T. Hien. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 239-246 ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI XÃ DIỄN THÀNH, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022 Nguyễn Thị Thanh Hiền* Trường Đại học Y khoa Vinh- 161 Nguyễn Phong Sắc, thành phố Vinh, Nghệ An, Việt nam Ngày nhận bài: 25 tháng 09 năm 2023 Chỉnh sửa ngày: 20 tháng 10 năm 2023; Ngày duyệt đăng: 11 tháng 11 năm 2023 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 101 bà mẹ mới sinh con tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 9 năm 2022 . Kết quả nghiên cứu: Bà mẹ lứa tuổi 26 - 34 chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,5%; trình độ văn hoá mức trung học phổ thông là 45,5%; có nghề nghiệp làm kinh doanh chiếm 48,6%; số lần sinh con thứ 2 chiếm tỷ lệ cao là 55,5%. Hầu hết các bà mẹ sinh thường (79,2%). Nguồn thông tin các chính về nuôi con bằng sữa mẹ mà các bà mẹ tiếp thu là từ cán bộ y tế (77,2). 100% bà mẹ sau sinh đều có hiểu biết sữa mẹ có lợi ích cho con. 88,1% bà mẹ có kiến thức đúng về thức ăn tốt nhất. 52,5% bà mẹ biết cho con bú lần đầu trong vòng 30 phút và 88,1% bà mẹ biết thời gian cho trẻ bú là bú theo nhu cầu. Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết về thời điểm cai sữa cho trẻ tốt nhất là khi trẻ 18 tháng tuổi chiếm cao nhất 76,2% và 58,4% bà mẹ đã chọn thời điểm cai sữa tốt nhất là khi con khoẻ mạnh. Các việc bà mẹ cần làm sau khi sinh để tăng sữa non: 66,3% cho bú nhiều lần để tăng tiết sữa. Các việc bà mẹ cần làm để đủ sữa cho con bú: 96,1% cho rằng cho mẹ ăn đủ chất; 93% cho mẹ uống nhiều nước; 90,1% cho trẻ bú nhiều lần trong ngày. Chế độ ăn, lao động: 59,4% bà mẹ cho rằng chế độ ăn uống tăng cường dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên 14,8% bà mẹ lại cho rằng ăn uống kiêng khem. Kết luận: Kiến thức của các bà mẹ sau sinh về nuôi con bằng sữa mẹ khá cao. Vẫn còn một số bà mẹ có kiến thức chưa đúng như rà lưỡi trẻ bằng mật ong, không biết thời gian cho cin bú sớm, cai sữa sớm, kiêng khem trong ăn uống. Từ khóa: Kiến thức; nuôi con bằng sữa mẹ, bà mẹ; xã Diễn Thành. *Tác giả liên hệ Email: hienthanhbms2010@yahoo.com.vn Điện thoại: (+84) 987 179 656 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i12 240
  3. N.T.T. Hien. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 239-246 1. ĐẶT VẤN ĐỀ kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ làm cơ sở để truyền thông nâng cao kiến thức cho các bà mẹ, thay đổi những Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích trước mắt hành vi, cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh. Nghiên cứu được và lâu dài cho cả bà mẹ và trẻ em bằng cách ngăn ngừa thực hiện nhằm đánh giá kiến thức nuôi con bằng sữa bệnh tật, nâng cao sức khoẻ [1]. Theo thống kê của mẹ của bà mẹ mới sinh tại xã Diễn Thành, huyện Diễn UNICEF, Việt Nam có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị Châu, tỉnh Nghệ An năm 2022. suy dinh dưỡng thấp còi, trong đó tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa cao gấp 2 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU lần tỷ lệ trẻ em ở miền đồng bằng. Tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng vẫn rất phổ biến. Tỷ lệ thiếu máu 2.1. Thiết kế nghiên cứu chung ở trẻ em dưới 5 tuổi là 28%, 31 % ở dân tộc thiểu số và 32% ở phụ nữ mang thai. Các thống kê cũng chỉ Nghiên cứu mô tả cắt ngang ra rằng, chỉ 1/4 trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu hoàn toàn và 59% trẻ được cung cấp chế độ ăn dặm đa Nghiên cứu tiến hành tại tại xã Diễn Thành, huyện Diễn dạng và đầy đủ [2]. Theo kết quả tại Hội nghị công bố Châu, tỉnh Nghệ An từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2017 - 2020 năm 2023. do Bộ Y tế tổ chức: tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có sự cải thiện đáng kể, tăng từ 19,6% (năm 2.3. Đối tượng nghiên cứu 2010) lên 45,4% (năm 2020); trong đó ở khu vực thành Là các bà mẹ mới sinh con (trong vòng 1 tuần) bao gồm thị tỷ lệ này là 55,7%, nông thôn là 40,3% và nông thôn các bà mẹ sinh tại trạm y tế xã Diễn Thành và bà mẹ miền núi là 42,7% [3]. Năm 2022, Thủ tướng chính phủ sinh tại các cơ sở y tế khác. Tiêu chuẩn loại trừ là các bà ban hành quyết định Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về mẹ thời điểm nghiên cứu không có mặt tại địa phương, dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm không có khả năng trả lời các câu hỏi nghiên cứu và từ 2045. Mục tiêu của chiến lực là tỷ lệ trẻ được bú mẹ chối tham gia. sớm sau khi sinh đạt mức 75% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030. - Tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đạt 50% vào năm 2025 và Cỡ mẫu toàn bộ là 101 bà mẹ trong đó có 46 bà mẹ bà đạt 60% vào năm 2030 [4]. Theo nghiên cứu và phân mẹ sinh con tại trạm y tế xã Diễn Thành và 55 bà mẹ tích trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết sinh con tại các cơ sở y tế khác. Phương pháp chọn mẫu với tỷ lệ thích hợp giúp trẻ hấp thu, tiêu hóa dễ dàng thuận tiện, lựa chọn các bà mẹ đủ tiêu chuẩn trong thời đồng thời có các chất kháng thể giúp cho trẻ có sức đề gian nghiên cứu. kháng giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn là nền 2.5. Biến số nghiên cứu móng cho trẻ phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần. Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh có + Các đặc điểm chung: tuổi, trình độ văn hoá, nghề tác dụng tăng tiết oxytoxin làm cho tử cng co bóp giúp nghiệp, lần sinh, hình thức sinh, hình thức sinh, nguồn cho bà mẹ ít bị đau dạ con sau khi sinh, giảm lượng máu thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ. sau sinh và đặc biệt giảm nguy cơ băng huyết sau sinh + Kiến thức hiểu biết về nuôi con bằng sữa mẹ của các cho bà mẹ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều bà mẹ bắt bà mẹ sau sinh: đầu cho trẻ ăn dặm, uống nước hoặc ăn chất lỏng khác - Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ. trước khi trẻ được 4 tháng tuổi và nhiều bà mẹ cai sữa trước khi trẻ được 2 tuổi với rất nhiều lý do khác nhau - Thức ăn tốt nhất cho trẻ ngay sau khi sinh. như: Công việc, sắc đẹp, ảnh hưởng các quảng cáo sữa - Thời gian cho trẻ bú sớm. hấp dẫn ở trên thị trường, áp lực về việc cân nặng của - Thời điểm cho con bú. trẻ. Hiện nay, chúng ta đang triển khai rộng rãi chương trình “Làm mẹ an toàn” trong cả nước, việc khảo sát - Thời gian cai sữa tốt nhất. 241
  4. N.T.T. Hien. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 239-246 - Thời điểm cai sữa tốt nhất. Toàn bộ phiếu thu thập số liệu đều được kiểm tra trước khi tiến hành nhập liệu. Các phiếu sau khi thu thập - Những việc bà mẹ làm khi chưa có sữa non. được làm sạch, lưu giữ bằng phần mềm Epidata 3.1 và - Những việc bà mẹ làm để đủ sữa cho con bú xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Áp dụng các phương pháp thống kê mô tả: tính tỷ lệ phần trăm, giá - Chế độ ăn và lao động trong thời gian cho con bú. trị trung bình. 2.6. Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu 2.8. Đạo đức nghiên cứu Số liệu được thu thập thông qua phiếu thu thập số liệu Nghiên cứu sự cho phép của trạm y tế xã Diễn Thành. được thiết kế dựa theo các biến số cần thu thập phù hợp Danh tính đối tượng nghiên cứu được giữ kín. Nghiên mục tiêu nghiên cứu. Các bà mẹ sinh tại trạm xá được cứu không ảnh hưởng đến bà mẹ và trẻ em. Các bà phỏng vấn trước khi rời trạm. Các bà mẹ sinh con ở cơ mẹ được thông báo về mục đích của nghiên cứu và tự sở khác thì trong vòng 1 tuần điều tra viên đến tận nhà nguyện tham gia nghiên cứu. để phỏng vấn. 2.7. Xử lý và phân tích số liệu 3. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu (n=101) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 18 - 25 26 25,7 Lứa tuổi 26 - 34 53 52,5 ≥ 35 22 21,8 Mù chữ , Tiểu học, trung học cơ sở 40 39,6 Trình độ văn hoá Trung học phổ thông. 46 45,5 Cao đẳng, đại học, sau đại học 14 13,9 Nông dân 17 16,8 Cán bộ viên chức 28 27,7 Nghề nghiệp Kinh doanh 49 48,6 Khác 7 6,9 Lần 1 38 37,6 Số lần sinh Lần 2 56 55,5 Lần 3 trở lên 7 6,9 Sinh thường 80 79,2 Hình thức sinh Mổ lấy thai 21 20,8 Cán bộ y tế 78 77,2 Nguồn thông tin về nuôi con bằng Cán bộ phụ nữ, đoàn thể 15 14,9 sữa mẹ Nghe kinh nghiệm từ người thân 6 5,9 Không nhớ, không rõ 2 2,0 242
  5. N.T.T. Hien. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 239-246 Tỷ lệ bà mẹ trong lứa tuổi 26 – 34 chiếm tỷ lệ cao nhất 55,5%. Đa số các bà mẹ sinh thường với tỷ lệ là 79,2%. là 52,5%; trình độ văn hoá mức trung học phổ thông Nguồn thông tin các chính về nuôi con bằng sữa mẹ mà là 45,5%; đa số bà mẹ có nghề nghiệp làm kinh doanh các bà mẹ tiếp thu là từ cán bộ y tế (77,2). chiếm 48,6%; số lần sinh con thứ 2 chiếm đa số là Bảng 2. Kiến thức về lợi ích của sữa mẹ (n=101) Kiến thức Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Lợi ích cho con 101 100 Lợi ích cho mẹ 101 100 Lợi ích kinh tế 91 90,1 Lợi ích cả mẹ và con 101 100 Khác 49 48,5 100% bà mẹ sau sinh đều có hiểu biết sữa mẹ có lợi 90,1% bà mẹ cho rằng sữa mẹ có lợi ích về kinh tế và ích cho con, lợi ích cho mẹ, lợi ích cho cả mẹ và con. các lợi ích khác là 48,5%. Bảng 3: Hiểu biết của các bà mẹ về thức ăn tốt nhất cho trẻ thức ăn sau khi sinh, thời gian cho trẻ bú sớm, thời gian cho trẻ bú (n=101) Kiến thức Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Sữa non của mẹ 89 88,1 Thức ăn tốt nhất cho trẻ thức ăn sau Cho trẻ ăn sữa công thức 8 7,9 khi sinh Là lưỡi bằng chanh hoặc mật ong 3 3,0 Không biết 1 1,0 Trong vòng 1 tiếng 80 79,2 Thời gian cho trẻ bú sớm Sau 1 tiếng 18 17,8 Không biết 3 3,0 Vào giờ nhất định 12 11,9 Thời gian cho trẻ bú Bú theo nhu cầu cả ngày hay đêm 89 88,1 Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là bú sữa mẹ ngay sau lưỡi cho bé ngay sau sinh (2,9%). Tỷ lệ bà mẹ biết cho sinh là thức ăn tốt nhất chiếm 88,1%. Tuy nhiên tỷ lệ con bú lần đầu trong vòng 1 tiếng sau sinh 79,2%. Có bà mẹ cho con bú sữa công thức vẫn còn chiếm 7,9% 88,1% bà mẹ biết thời gian cho trẻ bú là bú theo nhu cầu và đặc biệt vẫn còn bà mẹ dùng chanh hoặc mật ong là của trẻ cả ngày hay đêm. 243
  6. N.T.T. Hien. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 239-246 Bảng 4. Kiến thức của bà mẹ về thời gian cai sữa tốt nhất, thời điểm cai sữa (n=101) Kiến thức Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Trẻ được 6 tháng 2 2,0 Trẻ được 12 tháng 4 3,9 Thời gian cai sữa tốt nhất Trẻ được 18 tháng 77 76,2 Trẻ được 24 tháng 15 14,9 Không biết 3 2,9 Khi trẻ khoẻ mạnh 59 58,4 Khi trẻ đang ốm 6 5,9 Thời điểm cai sữa Khi trẻ đủ thời gian theo dự định 31 30,7 Không biết lúc nào cũng được 5 4,9 Tỷ lệ bà mẹ đã hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cai sữa trẻ được 6 tháng tuổi. 58,4% bà mẹ đã chọn thời điểm cho trẻ tốt nhất là khi trẻ 18 tháng tuổi chiếm cao nhất cai sữa tốt nhất là khi con khoẻ mạnh, nhưng vẫn có 76,2%, tuy nhiên vẫn có 2% bà mẹ cho trẻ cai sữa khi 5,9% bà mẹ chọn thời điểm con ốm để cai sữa cho con. Bảng 5. Kiến thức của bà mẹ về các việc cần làm sau khi sinh để tăng sữa non và đủ sữa cho con bú và chế độ ăn, lao động khi sinh con (n=101) Kiến thức Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Cho bú nhiều lần để tăng tiết sữa 67 66,4 Các việc cần làm sau khi sinh để Cho trẻ bú sữa công thức 28 27,7 tăng sữa non Mượn người khác cho bé bú 1 1,0 Khác 5 4,9 Cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ 88 87,1 Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày 91 90,1 Mẹ uống nhiều nước 94 93,1 Các việc cần làm để đủ sữa cho Cho trẻ bú theo nhu cầu 89 88,1 con bú Cho mẹ ăn đủ chất 97 96,1 Kéo dài thời gian cho trẻ bú 23 22,7 Vắt bỏ sữa dư nếu bú không hết 37 36,6 Chế độ ăn và lao động bình thường 26 25,7 Ăn uống kiêng khem 15 14,8 Chế độ ăn, lao động khi sinh con Chế độ ăn tăng cường dinh dưỡng, 60 59,4 nghỉ ngơi hợp lý. 244
  7. N.T.T. Hien. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 239-246 Các việc bà mẹ cần làm sau khi sinh để tăng sữa non: 4.2. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ 66,3% cho bú nhiều lần để tăng tiết sữa, 22,7% cho trẻ Thực trạng kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ được thể uống sữa công thức và 1% cần mượn người cho trẻ bú. hiện trong bảng 2 đến bảng 5. Hầu hết các bà mẹ (100%) Các việc bà mẹ cần làm để đủ sữa cho con bú: 96,1% có hiểu biết sữa mẹ có lợi ích cho con, lợi ích cho mẹ, cho rằng cho mẹ ăn đủ chất; 93% cho mẹ uống nhiều lợi ích cho cả mẹ và con. 90,1% bà mẹ cho rằng sữa mẹ nước; 90,1% cho trẻ bú nhiều lần trong ngày. Tỷ lệ bà có lợi ích về kinh tế và các lợi ích khác là 48,5%. Tỷ mẹ biết vắt bỏ sữa dư chỉ chiếm 36,6% và kéo dài thời lệ bà mẹ có kiến thức đúng là bú sữa mẹ ngay sau sinh gian cho trẻ bú là 22,7%. là thức ăn tốt nhất chiếm 88,1%. Tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ cho con bú sữa công thức vẫn còn chiếm 7,9% và đặc Chế độ ăn, lao động: 59,4% bà mẹ cho rằng chế độ ăn biệt vẫn còn bà mẹ dùng chanh hoặc mật ong là lưỡi uống tăng cường dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy cho bé ngay sau sinh (2,9%). Tỷ lệ bà mẹ biết cho con nhiên 14,8% bà mẹ lại cho rằng ăn uống kiêng khem. bú lần đầu trong vòng 1 tiếng là 79,2%. Có 88,1% bà mẹ biết thời gian cho trẻ bú là bú theo nhu cầu của trẻ 4. BÀN LUẬN cả ngày hay đêm. So với một số nước trên thế giới thì tỷ lệ chúng tôi có cao hơn: tỷ lệ cho trẻ bú sớm trong 1 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu giờ đầu sau sinh ở Phần Lan là 77%, Thụy Sĩ 67%, Ba Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 1 cho thấy: tỷ lệ bà Lan 65%, Anh 45% và Columbia 49% [7] và cao hơn mẹ trong lứa tuổi 26 - 34 chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,5%; nhiều so với tỷ lệ ở Châu Á chỉ có 19,4% [7]. Nghiên trình độ văn hoá mức trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cứu của chúng tôi cho kết quả cao hơn các nghiên cứu: đa số là 45,5%; đa số bà mẹ có nghề nghiệp làm kinh Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự [6], nghiên cứu của doanh chiếm 48,6%; số lần sinh con thứ 2 chiếm đa Trần Hữu Bích và cộng sự [8] và nghiên cứu của Bùi số là 55,5%. Đa số các bà mẹ sinh thường với tỷ lệ là Thị Duyên và cộng sự tại 3 xã thuộc cụm Long Vân 79,2%. Nguồn thông tin các chính về nuôi con bằng sữa huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa [9]. Nhưng thấp hơn mẹ mà các bà mẹ tiếp thu là từ cán bộ y tế (77,2). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền và cộng sự nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền năm 2020 là 80,4% [5]. tại Nam định trên 153 sản phụ về thái độ và yếu tố liên Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết về thời điểm cai sữa cho trẻ tốt quan cho con bú sau khi sinh cho kết quả nhóm tuổi từ nhất là khi trẻ 18 tháng tuổi chiếm cao nhất 76,2%, khi 26 - 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,8%. Thai phụ có trẻ được 24 tháng tuổi là 14,9%. Tuy nhiên, vẫn có 2% trình độ học vấn là phổ thông trung học chiếm tỷ lệ cao bà mẹ cho trẻ cai sữa khi trẻ được 6 tháng tuổi. 58,4% nhất 45,8%. Phân bố nghề nghiệp, đa số là công nhân bà mẹ đã chọn thời điểm cai sữa tốt nhất là khi con chiếm tỷ lệ 52,9%. Về nguồn thông tin, đa số thai phụ khoẻ mạnh, nhưng vẫn có 5,9% bà mẹ chọn thời điểm mong muốn nhận nguồn thông tin tư vấn giáo dục sức con ốm để cai sữa cho con. Theo hướng dẫn của Bộ Y khỏe từ cán bộ nhân viên y tế, chiếm tỷ lệ cao 61,4% tế, các bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ bú mẹ sự năm 2020 trên 290 bà mẹ ở Bệnh viện phụ sản Hà kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn [10]. Thời điểm Nội cho thấy: các bà mẹ ở độ tuổi tuổi 25-34 với tỷ lệ cai sữa  có thể tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ và điều cao nhất 69,3% và đa số là công nhân viên chức với tỷ kiện, hoàn cảnh của gia đình. Ngoài ra khi bắt đầu cai lệ 55,2%. Trình độ văn hóa là đại học và sau đại học sữa, sức khỏe trẻ phải bình thường, không có bệnh tật. chiếm tới 44,8% [6]. So với 2 nghiên cứu trên chúng tôi Quyết định thời điểm cai sữa và tiến hành cai sữa như nhận thấy lứa tuổi là tương tự nhau. Về nghề nghiệp, thế nào là rất quan trọng đối với sự phát triển sau này trình độ văn hoá có khác nhau do đặc điểm địa bàn của trẻ. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi về nghiên cứu. Hai nghiên cứu trên tiến hành ở thành phố kiến thức bà mẹ đối với thời gian cai sữa và thời điểm lớn nên trình độ văn hoá cao hơn và bà mẹ là công nhân cai sữa cho trẻ là khá cao. Tuy nhiên, đây mới chỉ là viên chức. Đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến kiến đánh giá về kiến thức. Kết quả thực hành còn phụ thuộc thức nuôi con bằng sữa mẹ. rất nhiều yếu tố khác. 245
  8. N.T.T. Hien. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 239-246 Bảng 5 mô tả kết quả về các việc bà mẹ cần làm sau khi Dinh dưỡng năm 2019-2020. https://moh.gov. sinh để tăng sữa non và để đủ sữa cho con bú. Có 66,3% vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/content/bo-y- bà mẹ cho bú nhiều lần để tăng tiết sữa, 22,7% cho trẻ te-cong-bo-ket-qua-tong-ieu-tra-dinh-duong- uống sữa công thức và 1% cần mượn người cho trẻ bú. nam-2019-2020. 2021, truy cập 11 tháng 10 năm 2023. Các việc bà mẹ cần làm để đủ sữa cho con bú: 96,1% cho rằng cho mẹ ăn đủ chất; 93% cho mẹ uống nhiều [4] Chính phủ, Quyết định số  02/QĐ-TTg, phê nước; 90,1% cho trẻ bú nhiều lần trong ngày. Tỷ lệ bà duyệt chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai mẹ biết vắt bỏ sữa dư chỉ chiếm 36,6% và kéo dài thời đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, ngày 05 tháng 01 năm 2022. gian cho trẻ bú là 22,7%. Chế độ ăn, lao động khi sinh con: 59,4% bà mẹ cho rằng chế độ ăn uống tăng cường [5] Nguyễn Thị Thanh Huyền, Mai Thị Yến, Nguyễn dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên 14,8% bà Thị Thùy và cộng sự, Thực trạng thái độ và yếu mẹ lại cho rằng ăn uống kiêng khem. Trong các tài liệu tố liên quan cho con bú ngay sau sinh của các thai phụ đến khám tại Bệnh viện phụ sản tỉnh hướng dẫn bao gồm Bằng cách cho trẻ bú càng sớm Nam Định năm 2020; Tạp chí Khoa học Điều càng tốt và càng nhiều càng tốt, uống nhiều nước, ăn đủ dưỡng, tập 03, Số 04, 2020: 43-48. chất dinh dưỡng, tinh thần lạc quan thoải mái. Như vậy, qua nghiên cứu cho thấy kiến thức đúng về các vấn đề [6] Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Liên, Phạm Thị Thanh Hương, Kiến thức và thực hành cho trên của các bà mẹ khá cao. Chính vì vậy, vai trò cán bộ trẻ bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn của bà y tế nói chung và tuyến y tế cơ sở là hết sức quan trọng mẹ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Tạp chí Khoa để truyền thông nâng cao kiến thức cho bà mẹ. học Điều dưỡng, tập 04, Số 02, 2020: 102-108. [7] WHO, Evidence for the ten steps to successful 5. KẾT LUẬN breastfeeding. Division of Child Health and Development, Geneva, 1998. Kiến thức của các bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ khá [8] Trần Hữu Bích, Đinh Phương Hoà, Sự thay đổi cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số bà mẹ có kiến thức chưa kiến thức của người cha về nuôi con bằng sữa đúng như rà lưỡi trẻ bằng mật ong, không biết thời gian mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu - Phát hiện từ cho con bú sớm, cai sữa sớm, các việc cần làm khi thiếu chương trình can thiệp cộng đồng hướng tới sữa và kiêng khem trong ăn uống. người cha tại khu vực nông thôn Việt Nam, Tạp chí Y tế Công Cộng; 24, 2012: 43-49. TÀI LIỆU THAM KHẢO [9] Bùi Thị Duyên, Trà Hà Linh, Phạm Hồng Tư, Mô tả kiến thức và một số yếu tố ảnh hưởng đến [1] WHO, Global strategy for infant and young child kiến thức về bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của những bà mẹ có con dưới feeding. https://www.who.int/publications/i/ 1 tuổi tại 3 xã thuộc cụm Long Vân huyện Bá item/9241562218. 2003. Accessed 11 November Thước tỉnh Thanh Hóa; Tạp chí Y tế Công cộng, 2023. 27(27), 2012: 20-22. [2] UNICEF, Dinh dưỡng, https://www.unicef.org/ [10] Bộ Y tế, Thông tư số 38/2016/TT-BYT quy định vietnam/vi/dinh-duong, 2021. Truy cập Truy cập một số biện pháp thúc đẩy việc nuôi con bằng ngày 11 tháng 10 năm 2023. sữa mẹ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, [3] Bộ Y tế, Bộ Y tế công bố kết quả Tổng điểu tra ngày 31 tháng 10 năm 2016. 246
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2