YOMEDIA
ADSENSE
ĐẶC ĐIỂM ẢO GIÁC TRONG BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
126
lượt xem 16
download
lượt xem 16
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Khái niệm ảo giác trong tâm thần học đã được sử dụng từ thời Esquirol (1838). Ảo giác là một trong những triệu chứng của rối loạn tri giác, gặp nhiều trong các rối loạn tâm thần khác nhau. Ảo giác bao gồm: ảo thanh, ảo thị, ảo khứu... Ảo giác gặp ở 76 - 80% số bệnh nhân tâm thần phân liệt [4]: Ảo thanh có ở 50 - 75% số bệnh nhân, ảo thị ít gặp hơn, ảo giác xúc giác và khứu giác cũng có thể gặp....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM ẢO GIÁC TRONG BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
- TCNCYH 38 (5) - 2005 Anh ĐẶC ĐIỂM ẢO GIÁC TRONG BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Viết Thiêm, Lã Thị Bưởi Bộ môn Tâm thần học - Trường Đại học Y Hà nội Ảo giác là triệu chứng phổ biến và có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và tiến triển của ảo giác trong bệnh tâm thần phân liệt dưới tác dụng của điều trị hiện nay. Đối tượng: 40 bệnh nhân, được chẩn đoán xác định là bệnh tâm thần phân liệt theo tiêu chuẩn của ICD.10 và có ảo giác trong giai đoạn nghiên cứu, được điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần từ tháng 9/1999 - 11/2000. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Ảo giác hầu hết là ảo thanh (92,5%); ảo thị (12,5%), ảo khứu (2,5%)… Đại bộ phận là ảo thanh thuần tuý (85%), ở trong đầu (81,08%), bình phẩm (72,9%), ra lệnh có 27,1%. ảo giác thường đi đôi với các hoang tưởng bị chi phối (87,5%), bị kiểm tra (75%), bị truy hại (80%), liên hệ (82,5%)…. Dưới tác dụng của haloperidol, risperdal hoặc kết hợp cả hai với liều lượng như hiện nay 91,6% ảo giác thuyên giảm hoàn toàn, 8,4% số ảo thanh bình phẩm dai dẳng đáp ứng kém với điều trị. Kết luận: Ảo thanh là ảo giác hay gặp và có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, đáp ứng tốt với điều trị hiện nay. Từ khóa: ảo giác, ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo thanh bình phẩm. ảo thanh ra lệnh, ảo giác dai dẳng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ điểm ảo giác trong bệnh tâm thần phân liệt" với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và tiến Khái niệm ảo giác trong tâm thần học đã được triển của ảo giác dưới tác dụng của điều trị sử dụng từ thời Esquirol (1838). Ảo giác là một hiện nay. trong những triệu chứng của rối loạn tri giác, gặp nhiều trong các rối loạn tâm thần khác nhau. Ảo II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP giác bao gồm: ảo thanh, ảo thị, ảo khứu... Ảo giác NGHIÊN CỨU gặp ở 76 - 80% số bệnh nhân tâm thần phân liệt 1. Đối tượng nghiên cứu [4]: Ảo thanh có ở 50 - 75% số bệnh nhân, ảo thị ít gặp hơn, ảo giác xúc giác và khứu giác cũng có Đối tượng nghiên cứu gồm 40 bệnh nhân, được thể gặp [7]. chẩn đoán xác định là bệnh tâm thần phân liệt theo tiêu chuẩn của ICD.10 và có ảo giác trong giai đoạn Vai trò của ảo giác trong chẩn đoán bệmh tâm nghiên cứu, được điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ thần phân liệt được các tác giả đánh giá khác nhau Tâm thần từ tháng 9/1999 - 11/2000. Loại trừ qua các thời kỳ lịch sử. Nhưng ảo giác luôn có mặt những bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn chẩn đoán trong tất cả các tiêu chuẩn chẩn đoán và ảo thanh tâm thần phân liệt, có ảo giác trong giai đoạn được nhiều tác giả coi là triệu chứng đặc thù để nghiên cứu nhưng có các bệnh cơ thể kèm theo: chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, đặc biệt khi ảo Sốt, nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá... thanh kết hợp với hội chứng tâm thần tự động. 2. Phương pháp nghiên cứu Việc thay đổi tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD - 10 và việc sử dụng các thuốc an thần kinh trong điều trị - Theo phương pháp nghiên cứu mô tả lâm bệnh tâm thần phân liệt đã làm thay đổi đặc điểm sàng từng trường hợp. lâm sàng, tiến triển cũng như tiên lượng của bệnh. - Phân tích kỹ từng trường hợp bệnh: Tất cả Một số tác giả coi đó là sự biến dạng bệnh lý [5]. các bệnh nhân đều được nghiên cứu, phân tích Ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu thông tin thu được theo chiều dọc quá trình bệnh về đặc điểm lâm sàng của ảo giác ở bệnh nhân lý từ tiền sử đến hiện tại. tâm thần phân liệt. Để giúp các thầy thuốc lâm - Xây dựng bệnh án thiết kế chuyên biệt, phù sàng có thêm kinh nghiệm trong chẩn đoán sớm hợp với các mục tiêu nghiên cứu. và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tâm thần phân - Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê liệt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đặc toán học. 1
- TCNCYH 38 (5) - 2005 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Trong số 40 bệnh nhân tham gia nghiên cứu: Tỷ lệ Nam/Nữ = 14/26. Tuổi phát bệnh trung bình là 22,95 ± 5,86. Số lần nằm viện trung bình là 2 ± 1,24. Có 3 thể theo tỷ lệ: Thể Parnoid/Thể di chứng/Thể không biệt định = 36/3/1. 2. Các loại ảo giác thường gặp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Sự phân bố ảo giác nhóm bệnh nhân nghiên cứu là: ảo thanh có ở 37 bệnh nhân, chiếm tới 92,5%, ảo thị có ở 5 bệnh nhân, chiếm 12,5%, ảo khứu có ở 01 bệnh nhân, chiếm 2,5%. 3. Sự kết hợp giữa các ảo giác của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Sự kết hợp giữa các ảo giác của nhóm bệnh nhân nghiên cứu: 34 bệnh nhân (85%) chỉ có ảo thanh thuần túy; 03 bệnh nhân (7,5%) có ảo thanh kết hợp với ảo thị; 02 bệnh nhân (5%) chỉ có ảo thị thuần túy và 01 bệnh nhân (2,5%) chỉ có ảo khứu thuần túy. 4. Vị trí và số lượng giọng nói của ảo thanh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Vị trí phát ra và số giọng nói ảo thanh nhóm bệnh nhân nghiên cứu: ảo thanh xuất phát từ trong cơ thể có 30/37 bệnh nhân (81,08%); 6/37 bệnh nhân (16,22%) ở ngoài cơ thể và 2,7% khó xác định vị trí. ảo thanh gốm 01 giọng nói gặp 20/37 bệnh nhân (54%) và nhiều giọng nói gặp 17/37 bệnh nhân (46%). 5. Tần số, cường độ và khoảng thời gian kéo dài ảo thanh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 1. Tần số, cường độ và khoảng thời gian một lần của ảo thanh nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bệnh nhân N % Ảo thanh Dưới 1 lần/1 tuần 0 0 Tần số Từ 1 lần đến 6 lần/1 tuần 2 5,4 Hàng ngày 35 94,6 Nhỏ hơn tiếng nói bình thường 3 8,1 Cường độ Tương đương tiếng nói bình thường 34 91,9 Dưới 1 phút 1 2,7 Thời gian 1 đến30 phút 24 64,8 Trên 30 phút 12 32,5 6. Nội dung, thái độ và đáp ứng hành vi đối với ảo thanh ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 2. Nội dung, thái độ và đáp ứng hành vi đối với ảo thanh nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bệnh nhân N % Ảo thanh Bình phẩm dễ chịu 7 18,9 Tần số Bình phẩm khó chịu 20 54 Ra lệnh 10 27,1 Tin tưởng 6 16,2 Cường độ Mơ hồ 1 2,7 Không tin 30 81,1 Đáp ứng rõ 6 16,2 Thời gian Đáp ứng tối thiểu 3 8,1 Không đáp ứng 28 75,7 2
- TCNCYH 38 (5) - 2005 7. Đặc điểm của ảo thị và ảo khứu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3. Đặc điểm ảo thị và ảo khứu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Ảo giác Ảo thị Ảo khứu Đặc điểm N % N % Rùng rợn, khó chịu 4 4/5 1 1/1 Nội dung Thích thú, dễ chịu 1 1/5 0 0 Tin tưởng 3 3/5 1 1/1 Thái độ Mơ hồ 2 2/5 0 0 Không tin 0 0 0 0 Đáp ứng rõ 3 3/5 1 1/1 Hành vi Đáp ứng tối thiểu 2 2/5 0 0 Không đáp ứng 0 0 0 0 8. Thuyên giảm của ảo giác ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 40 37 35 30 25 20 Tr−íc ®iÒu trÞ 15 Sau ®iÒu trÞ 10 5 5 3 1 1 0 0 ¶o thanh ¶o thÞ ¶o khøu Hình 1. Sự thuyên giảm của ảo giác dưới tác dụng điều trị an thần kinh IV. BÀN LUẬN 3. Vị trí và số lượng giọng nói của ảo thanh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 1. Các loại ảo giác thường gặp của nhóm Ảo thanh xuất phát từ một bộ phận trong cơ bệnh nhân nghiên cứu thể (trong đầu) gặp 30/37 bệnh nhân. Chúng tôi Ảo thanh có 37/40 bệnh nhân chiếm 92,5%; ảo không gặp ảo thanh phát ra từ vị trí khác của cơ thị có 5/40 bệnh nhân chiếm 12,5%; ảo khứu có 1 thể như trong bụng, ngực, tay chân,... ảo thanh là bệnh nhân chiếm 2,5%. Kết quả cho thấy, ảo một giọng nói gặp 20/37 bệnh nhân. Kết quả này thanh là triệu chứng hay gặp nhất, phổ biến nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê với ảo thanh do phù hợp với kết quả của Cancro, Grebb và Miller rượu, do nhiễm trùng nhiễm độc,... là ảo thanh [7] [8]. thường xuất phát từ bên ngoài, gồm nhiều giọng 2. Sự kết hợp giữa các ảo giác của nhóm nói mang tính đe doạ. bệnh nhân nghiên cứu 4. Tần số, cường độ và khoảng thời gian Ảo thanh thuần tuý gặp 85% bệnh nhân. Ảo thị kéo dài ảo thanh của nhóm bệnh nhân kết hợp ảo thanh gặp 3/5 trường hợp. Ảo khứu nghiên cứu thuần tuý gặp 1 bệnh nhân. Như vậy, ảo giác Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn ảo trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu là ảo thanh xuất hiện hàng ngày chiếm 94,60% số bệnh thanh thuần tuý. nhân; thành từng khoảng thời gian 1 - 30 phút. 3
- TCNCYH 38 (5) - 2005 Bệnh nhân thường nghe thấy ảo thanh lúc Ảo thị và ảo khứu thường có nội dung khó nhàn rỗi, khi làm việc hoặc ngủ thì ảo thanh mất chịu: Cảnh rùng rợn, mùi hôi thối,... Phần lớn ảo đi. Điều này chỉ ra rằng trên lâm sàng khi điều trị thị hay kết hợp với ảo thanh (3/5). Phần lớn ảo thị bệnh nhân tâm thần phân liệt có ảo thanh thì cần và ảo khứu gặp ở bệnh nhân đã bị bệnh nhiều phải quan tâm đến liệu pháp lao động và việc làm. năm. Điều này có thể giải thích rằng ở bệnh nhân Vì khi có việc làm thì ảo thanh thường mất đi và bị bệnh lâu năm, được dùng an thần kinh có thể bệnh nhân dễ đi vào giấc ngủ hơn. có biến đổi thực tổn ở não. Vì những bệnh nhân Chúng tôi cũng gặp 91,90% số bệnh nhân có tâm thần phân liệt giai đoạn sớm hầu như không cường độ ảo thanh tương đương cường độ tiếng có ảo thị (trừ một số trường hợp tiến triển cấp nói bình thường. Do đó, trường hợp ảo thanh giả tính, bệnh nhân trong trạng thái bàng hoàng do ảo thì bệnh nhân luôn bị ảo thanh làm gây ảnh hưởng giác cấp và ảo thị ở đây mang tính chất của tri chất lượng khoảng thời gian nghỉ ngơi, và bệnh giác hoang tưởng) [10]. nhân cho rằng ảo thanh này là do người nào đó 7. Thuyên giảm của ảo giác ở nhóm bệnh gây ra để chi phối, làm hại bệnh nhân. Đây chính nhân nghiên cứu là một trong những cơ chế hình thành hoang Với việc sử dụng các an thần kinh như tưởng bị chi phối và hội chứng tâm thần tự động. Haloperidol, Tiercin, Aminazn, Risperdal,... thì với Và trong quá trình tiến triển của bệnh tâm thần thời gian điều trị trung bình 38,24 ± 6,12 ngày có phân liệt, hội chứng tâm thần tự động thường xuất 36 bệnh nhân hết ảo giác, 4 bệnh nhân ảo giác đã hiện sau khi ảo giác giả, đặc biệt là ảo thanh giả thuyên giảm về cường độ, tần số và đáp ứng hành đã xuất hiện. Trong trường hợp bệnh nhân có ảo vi do ảo giác. Kết quả này cũng phù hợp với thanh thật thì cường độ tương đương so với tiếng nghiên cứu của Miller [8]. nói bình thường này làm cho bệnh nhân càng tin tưởng vào nội dung của ảo thanh. Điều này rất V. KẾT LUẬN nguy hiểm khi đó là ảo thanh ra lệnh cho bệnh làm Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt những việc phương hại đến người khác (giết ngang từng trường hợp 40 bệnh nhân tâm thần người) hay làm những việc nguy hiểm cho bản phân liệt được chẩn đoán chắc chắn theo tiêu thân mình như tự sát, nhảy tàu khi tàu đang chuẩn của bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 chạy,.... [9] (ICD - 10) nằm điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ 5. Nội dung, thái độ và đáp ứng hành vi Tâm thần từ tháng 9/1999 - 11/2000, tuân thủ các đối với ảo thanh ở nhóm bệnh nhân nghiên bước khám xét và theo dõi theo chiều dọc các đặc cứu điểm cuả ảo giác. Nghiên cứu rút ra một số kết Nội dung bình phẩm (khen hoặc chê), chiếm luận sau: 72,9%; còn lại là ảo thanh ra lệnh. Có tới 83,8% 1. Ảo giác trong bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh nhân không tin ảo thanh là có thật hoặc bán trong những triệu chứng thường gặp, hầu hết là tín bán nghi. Do vậy, bệnh nhân thường không có ảo thanh (92,5%); một số bệnh nhân có ảo thị hành vi phù hợp với nội dung của ảo giác. Phần (12,5%). Rất hiếm gặp ảo khứu (2,5%). Không lớn có tính nghi ngờ sợ có thật của ảo giác nên thấy xuất hiện các ảo giác khác. Sự xuất hiện ảo thường là bệnh nhân sự suy đoán về ảo giác, một giác đại bộ phận là ảo thanh thuần tuý (85%). Ảo số trường hợp có hành vi kiểm tra tính có thật của thanh kết hợp với ảo thị (7,5%) và không thấy sự ảo giác. Một số ít trường hợp làm theo lệnh của ảo kết hợp của nhiều ảo giác (trên hai loại ảo giác). giác. Những trường hợp này đặc biệt nguy hiểm 2. Đặc điểm của ảo thanh mà bệnh nhân cảm cho bệnh nhân và người xung quanh khi là ảo nhận thường có vị trí xuất phát từ trong đầu thanh ra lệnh cho bệnh nhân tiến hành những (81,08%); chỉ một số ít khó xác định hoặc từ hành vi gây tổn hại cho bệnh nhân hoặc người không gian bên ngoài vọng vào. Nhịp độ xuất hiện xung quanh. của ảo thanh thường ngắt quãng, không khu trú 6. Đặc điểm của ảo thị và ảo khứu của nhất định vào sáng hay tối, trưa hay chiều, thường nhóm bệnh nhân nghiên cứu vào lúc nhàn rỗi. 4
- TCNCYH 38 (5) - 2005 3. Nội dụng của ảo thanh thường là bình phẩm 4. Cancro R., Grebb J. A. (1989), (72,9%): chê bai gặp 54% và khen ngợi là 18,9%, "Schizophenia: Clinical features". Comprehensive ảo thanh ra lệnh có 27,1%. Âm vị của ảo thanh textbook of psychiatry, 4, William and Wilkins, thường giống với giọng nói bình thường (91,9%), Sydney, p.757 - 777. số ít thì thào như người nói thầm trong đầu 5. EY - H. (1979), "Groupes de (8,1%), bệnh nhân thường không đáp ứng schizophrénies", EMC, Paris, p. 37281C10 - (75,7%) hoặc đáp ứng tối thiểu (8,1%) về hành vi 37286A10. với ảo giác và nghi ngờ sự tồn tại của nó (81,1%). 6. Kerbicoff O. V. (1980), "Rối loạn tri giác và 4. Ảo giác với phương thức sử dụng an thần Bệnh tâm thần phân liệt", Tâm thần học, Nhà xuất kinh haloperidol, risperdal hoặc kết hợp cả hai với bản"MIR", Moscow, tr. 33 - 48 & 242 - 288. liều lượng thích hợp như hiện nay phần lớn ảo giác 7. Hendrickson J., Adityanjee (1996), thuyên giảm hoàn toàn (91,6%), chỉ một số ít ảo "Lilliputian hallucinations in schizophrenia: Case thanh bình phẩm dai dẳng (8,4%) đáp ứng kém repor and review of literature", Psychopathology, với điều trị. 29 (1), Med, 35 - 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8. Miller L. J. (1996), "Qualitative changes in 1. Nguyễn Viết Thiêm (1992), Nghiên cứu hallucinations", Am - J - psychiatry, Washington, dịch tễ lâm sàng, tiến triển của bệnh tâm thần pp. 2, 256 - 267. phân liệt dưới tác động của điều trị hiện nay, Nội 9. Snejnevski A. V. (1982), Bệnh tâm thần san TT - TK - PTTK, tr. 19 - 23. phân liệt: Lâm sàng và bệnh sinh, Nhà xuất 2. Nguyễn Việt (1991), "Bệnh tâm thần phân bản"MIR", Moscow. liệt", Bách khoa thư bệnh học, (1), Trung tâm 10. TCYTTG (1992), "Bệnh tâm thần phân quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, liệt", ICD - 10, WHO, Geneva, tr. 52 - 63. Hà Nội, tr. 77 - 80. 3. Trần Thật (1996), Góp phần nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong một số bệnh loạn thần, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện quân Y 103, Hà Nội. Summary FEATURES OF HALLUCINATIONS IN SCHIZOPHRENIA The hallucinations are common and have an important role in diagnosing schizophrenia. Objectives: To describe and to follow - up the evolution of the hallucinations in schizopprenia. 40 schizophrenic in - patients in accordance with ICD.10 criteria, who have hallucinations, are treated by anti - psychotics in National Institute of Mental Health from September 1999 to November 2000. Methods: using the method of cross - sectional study. Results: The hallucinations of the patients are: 92,5% auditory hallucination, 12,5% visual hallucination and 2,5% olfactory hallucination. Most of auditory hallucinations are comment, located in head. 91,6% hallucinations are disappeared when the patients were treated by anti - psychotics. Conclusions: Most of hallucinations are auditory hallucinations, visual hallucinations and olfactory hallucination. Hallucinations are likely sensitive to anti - psychotics Keyword: Hallucinations, olfactory hallucination, auditory hallucination, visual hallucination. 5
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn