intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm chung của ngành Chân khớp (Arthropoda)-2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

271
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ cơ phát triển Cấu tạo cơ theo kiểu bao cơ liên tục ở các ngành giun như giun dẹp, giun tròn và giun đốt không còn thích hợp đối với chân khớp khi cơ thể bị đóng khung trong bộ xương ngoài. Từ bao cơ đã tiến hoá để hình thành các bó cơ vận động từng phần hoặc từng đốt của cơ thể. Quá trình này được bắt đầu từ động vật giun đốt có lối vận động tích cực bằng chi bên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm chung của ngành Chân khớp (Arthropoda)-2

  1. Đặc điểm chung của ngành Chân khớp (Arthropoda)-2 5. Hệ cơ phát triển Cấu tạo cơ theo kiểu bao cơ liên tục ở các ngành giun như giun dẹp, giun tròn và giun đốt không còn thích hợp đối với chân khớp khi cơ thể bị đóng khung trong bộ xương ngoài. Từ bao cơ đã tiến hoá để hình thành các bó cơ vận
  2. động từng phần hoặc từng đốt của cơ thể. Quá trình này được bắt đầu từ động vật giun đốt có lối vận động tích cực bằng chi bên. Cơ của hân khớp là cơ vân điển hình và có phản ứng nhanh hơn so với cơ trơn. So sánh thời gian phản ứng của một số nhóm động vật ta thấy như sau: Ở hải quỳ cơ ở vùng quanh hầu có thời gian phản ứng là 5 giây, còn ở cơ vòng là 60 - 180 giây; sứa từ 0,5 – 1 giây; cơ vòng của giun đất là 0,3 – 0,5 giây; cơ co sợi byssus trước của trai là 1 giây; cơ tua đầu của ốc 2,5 giây; cơ bụng sam là 0,195 giây và cơ cánh côn trùng là 0,025 giây. Nhánh thần kinh điều khiển hoạt động của cơ ở chân khớp cũng có sai khác với các nhóm động
  3. vật khác. Ở động vật có xương sống một cơ là điểm đến của từ hàng trăm hay hàng triệu nơron, trong khi đó mỗi sợi cơ chỉ có 1 nơron độc nhất. Ở chân khớp thì ngược lại, một cơ chỉ là điểm đến của 1 hay rất ít nơron, trong khi đó mỗi sợi cơ lại liên kết với 5 kiểu nơron khác nhau (nơron gây co cơ nhanh chóng, nơron gây co cơ chậm nhưng bền, nơron gây ức chế...) và mỗi nơron phát nhánh tới nhiều sợi cơ. Mặt khác trên mỗi cơ của chân khớp có thể có vài loại sợi cơ khác nhau về chức năng và hoạt động sinh lý. Như vậy cường độ co cơ của động vật có xương sống phụ thuộc vào số axon được phát động (tức là số lượng cơ được kích thích),
  4. ở chân khớp thì lại phụ thuộc vào bản chất của sợi cơ được kích thích và các hiệu quả tương tác của một số kiểu nơron có xinap trên cùng một sợi cơ. 6. Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn của giun đốt là hệ tuần hoàn kín, máu lưu thông được là nhờ sự co bóp của thành mạch máu và nhất là hoạt động của bao cơ. Ở chân khớp do hình thành bộ xương ngoài nên đã vô hiệu hoá hoạt động của cơ. Mặt khác tim chưa chuyên hoá sâu theo chức năng co bóp nên buộc động vật chân khớp phải phá vỡ thành mao quản để hình thành nên hệ tuần hoàn hở. Phần chủ yếu của
  5. hệ tuần hoàn của chân khớp là mạch chạy dọc sống lưng được gọi là "tim" với các đôi lỗ tim ở hai bên. Khi tim co máu được dồn lên đầu, sau đó vào nội quan, làm ngập nội quan và tràn đầy trong các hệ khe rỗng. Máu sau khi đã qua hệ hô hấp và bài tiết trở về xoang bao tim và vào tim qua đôi lỗ tim. Các lỗ tim này đều có van để không cho máu chuyển ngược chiều. Máu chứa huyết sắc tố hemoglobin (màu đỏ) hay hemocyanin (màu xanh) tùy nhóm động vật chân khớp khác nhau. 7. Hình thành thể xoang hỗn hợp Thể xoang điển hình ở chân khớp chỉ còn lại một phần quanh hệ sinh dục và hệ bài tiết. Phần
  6. còn lại của thể xoang chuyển thành mô liên kết, được gọi là thể xoang hỗn hợp (mixocoelum), được hình thành liên quan đến hệ tuần hoàn của chân khớp. Thể xoang cùng với hệ tuần hoàn bao quanh nội quan. 8. Cơ quan hô hấp Cơ quan hô hấp ở chân khớp đa dạng phù hợp với môi trường sống như mang và mang sách (ở nước), phổi sách và khí quản (ở cạn). Mang là các nhánh của ở gốc phần phụ, thường nằm trong xoang mang, chỉ gặp ở giáp xác. Một số giáp xác sống trên cạn thì mang tiêu giảm,
  7. còn thành xoang mang biến đổi để làm tăng diện tích trao đổi khí. Mang sách gồm các tấm xếp chồng lên nhau như những trang sách ở dưới phần phụ, chỉ gặp ở một số nhóm chân khớp cổ như sam, so... Phổi sách là các phần lõm vào của thành cơ thể, bên trong có các tấm vỏ chồng lên nhau như những trang sách, thường gặp ở động vật hình nhện. Phổi sách được coi là sự biến đổi của mang sách khi động vật chuyển từ đời sống dưới nước lên trên cạn.
  8. Ống khí là cơ quan hô hấp đặc trưng của chân khớp trên cạn như côn trùng, nhiều chân, một số hình nhện... Cấu tạo của ống khí gồm một hệ thống ống có khung cuticun nâng đỡ mặt trong ống giúp cho khí quản mềm dẻo, linh hoạt và không bị thay đổi hình dạng khi động vật chuyển động. Ống khí phân nhánh ngang dọc và tận cùng đến tận tế bào và mô, thông với môi trường qua lỗ thở. Không khí xâm nhập vào cơ thể nhờ nhịp co giãn của các tấm cuticun và sự đóng mở của lỗ thở. Mặt khác không khí cũng có thể khuyếch tán thụ động qua vỏ cơ thể. Ở côn trùng sống dưới nước thì ống khí chuyển thành hệ ống kín, không có lỗ thở,
  9. khí vào qua một số vùng da được gọi là mang ống khí. Hô hấp qua bề mặt cơ thể chỉ thấy ở một số động vật chân khớp có cơ thể bé, sống trên cạn và cả dưới nước Ống khí là cơ quan hô hấp phổ biến nhất của chân khớp, cấu tạo của ống khí giúp cho chân khớp trao khí thuận lợi với môi trường khô, ẩm và nhất là kịp thời cung cấp ôxy cho các hoạt động co cơ với cường độ lớn khi bay, nhảy... 9. Cơ quan bài tiết
  10. Bài tiết của động vật chân khớp được chia thành 2 dạng chủ yếu: Một là dạng biến đổi của hậu đơn thận của giun đốt và chỉ còn lại ở một số đốt như tuyến hàm hay tuyến râu của giáp xác, thận môi hay thận hàm của nhiều chân, tuyến háng của một số hình nhện và đuôi kiếm. Hai là ống manpighi ở côn trùng và nhiều chân là cơ quan bài tiết mới xuất hiện ở chân khớp trên cạn. Ống này nằm chìm trong thể xoang và có một đầu thông với ranh giới ruột giữa và ruột sau, một đầu còn lại lơ lửng trong thể xoang. Sản phẩm bài tiết từ thể xoang sẽ vào ống manpighi, sau đó vào ruột sau và ra ngoài theo
  11. phân. Chất bài tiết đặc trưng cho từng nhóm động vật khác nhau. Ví dụ như ở giáp xác thì chủ yếu là amoni và amin, ở nhện là guanin còn ở côn trùng thì là các muối urát. 10. Tuyến sinh dục và đặc điểm phát triển Tuyến sinh dục của động vật chân khớp là phần thu hẹp của thể xoang. Sản phẩm sinh dục đổ trực tiếp vào ống dẫn (có quan hệ với ống dẫn thể xoang). Lỗ sinh dục không cố định. Ví dụ như ở giáp xác thì ở cuối ngực, nhện ở gần giữa cơ thể, nhiều chân thì ngay sau đầu, côn trùng thì ở cuối cơ thể. Trứng nhiều thể vàng và thuộc loại trung noãn hoàng, phân cắt trứng theo bề mặt. Phôi vị được hình thành theo lối
  12. lõm vào hay di nhập. Lá phôi giữa hình thành theo lối đoạn bào từ tế bào 4d. Ở giai đoạn phôi, tùy theo lượng noãn hoàng nhiều hay ít mà phôi sẽ phát triển trực tiếp hay gián tiếp qua các dạng ấu trùng khác nhau. 11. Hệ thống học Chân khớp Ngành Chân khớp được chia thành 4 phân ngành: + Phân ngành Trùng ba thùy (Trilobitomorpha), chỉ có 1 lớp + Phân ngành Có kìm (Chelicerata) có 4 lớp + Phân ngành Có mang (Branchiata) chỉ có 1 lớp
  13. + Phân ngành Có ống khí (Tracheata) có 2 lớp Hương Thảo (theo giáo trình ĐVKXS)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2