intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm của Trai ngọc

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

249
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các loài Trai ngọc thuộc họ Pteriidae là các loài có thể tạo ra ngọc Trai quý giá như Trai ngọc môi vàng (Pinctada maxima), Trai ngọc môi đen (Pinctada margaritifera), Trai mã thị (Pinctada martensii).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm của Trai ngọc

  1. Đặc điểm của Trai ngọc Các loài Trai ngọc thuộc họ Pteriidae là các loài có thể tạo ra ngọc Trai quý giá như Trai ngọc môi vàng (Pinctada maxima), Trai ngọc môi đen (Pinctada margaritifera), Trai mã thị (Pinctada martensii). H×nh 18. H×nh th¸i ngoµi cña Trai ngäc
  2. Hình 17. Hình thái và cấu tạo của Trai ngọc Trai có vỏ trái và vỏ phải không bằng nhau, vỏ phải thường phồng hơn vỏ trái. Hai phía trước sau đỉnh vỏ thường có hai tai, tai sau to hơn tai trước. Cạnh vỏ có lỗ tơ chân. Mặt vỏ có nhiều tấm vảy, màu vàng nâu (Trai ngọc môi vàng), màu nâu đen (Trai ngọc môi đen). Mặt trong vỏ, ở chính giữa có một vết cơ khép vỏ, vết màng áo đơn giản. Màu sắc lớp xà cừ mặt trong vỏ khác nhau ở các loài. Trai ngọc môi vàng có màu óng ánh kim loại bạc, mép vỏ óng ánh vàng; Trai ngọc môi đen óng ánh màu nâu đậm, còn Trai mã nhị mặt trong vỏ láng, màu trắng, óng ánh kim loại bạc. Kích thước các loài rất khác nhau. Trai ngọc môi vàng là loài có kích thước lớn (lớn nhất có thể đạt 30 cm). Trai ngọc môi đen có kích thước khoảng 140 mm chiều dài và 40 mm chiều rộng. Trai mã nhị là loài có kích thước nhỏ (trung bình dài 60, cao 70 và rộng 20 mm).
  3. Trai ngọc Pinctada martensii Dunker phân bố ở Nhật Bản, Nam Ấn Độ, Quảng Đông (Trung Quốc). Ở Việt Nam, Trai phân bố ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Bình Thuận, Khánh Hoà, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc. Trai sống ở vùng dưới triều, các eo vịnh vùng biển rộng, độ sâu khoảng 15 - 20 m nơi có độ muối khoảng 25 - 30‰, chất đáy là cát, sỏi pha vỏ động vật thân mềm . Trai ngọc môi vàng Pinctada maxima phân bố ở Tây Bắc úc, Indonesia, Phlippines, Vịnh Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan. Ở Việt Nam, Trai ngọc môi vàng có ở đảo Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Phú Quốc. Chúng sống ở độ sâu 25 - 35 m, nơi có đáy sỏi, cát. Trai ngọc môi đen Pinctada margaritifera phân bố ở đông Thái Bình Dương, Panama, Mexico, Xu Đăng. Ở nước ta có ở Thanh Hoá, Sông Cầu (Phú Yên), Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang và Cam Ranh (Khánh Hoà). Chúng sống ở độ sâu khoảng 50 - 60 m, nơi có nồng độ muối 30‰.
  4. Sự sinh trưỏng của Trai cũng tuân theo quy luật sinh trưởng chung của các loài hai mảnh vỏ khác, nghĩa là tốc độ sinh trưởng giảm dần theo thời gian. Năm đầu lớn nhanh, năm thứ hai, thứ ba chậm dần đến năm thứ tư thì giảm hẳn. Sự phát triển của vỏ cũng biểu hiện rõ rệt quan hệ với tuổi. Năm thứ hai lớp lăng trụ được tiết ra tương đối nhanh, đến năm thứ tư thì Hầu như giảm hẳn. Còn lớp xà cừ năm thứ 2, 3 được tiết ra tương đối nhanh (khi nuôi Trai để lấy ngọc thì nên dùng loại Trai này). Tuổi thọ của Trai có thể tới 15 năm nhưng rất ít thấy, thường là 11 đến 12 năm. Trai có đực cái riêng rẽ nhưng cũng có hiện tượng biến tính. Con đực có xu hướng thành thục sớm hơn nhưng tỷ lệ con cái thường nhiều hơn con đực. Tuổi thành thục của Trai thường là 1 năm, phân biệt đực cái bằng màu sắc của TSD, vào mùa sinh sản TSD của con đực màu trắng, của con cái màu hơi vàng. Mùa sinh sản vào khoảng tháng 5 đến tháng 10, trong đó mạnh nhất vào tháng 7 đến tháng 8. Khi đẻ nhiệt độ nước biến đổi trong phạm vi 25 - 32oC.
  5. Quá trình phát triển phôi và ấu trùng: Trứng sau khi thụ tinh co lại thành hình tròn, đường kính khoảng 45m, và có hai màng trứng rất rõ rệt. Sự phân cắt cũng giống như Hầu sông: Sau khi cực thể thứ nhất, thứ hai xuất hiện thì cực diệp mọc ra, bắt đầu phân cắt, trải qua các giai đoạn phôi tang, phôi nang, đến giai đoạn ấu trùng bánh xe rồi phát triển thành ấu trùng đĩa bơi. Giai đoạn đầu của ấu trùng đĩa bơi, vỏ cao 55 - 65m, dài 70 - 79m. Sau khi phôi phát dục đến giai đoạn ấu trùng tuyến nề thẳng thì trong vài giờ hình thành ống tiêu hoá đơn giản và ấu trùng bắt đầu dựa vào đĩa bơi để vận động và bắt mồi. Nếu cá thể phát triển nhanh thì trong 7 ngày phần nề sẽ dần dần lồi lên, và từ hình chữ D biến thành hình bầu dục. Lúc đó hình dạng 2 vỏ cũng thay đổi, từ đó về sau phát triển chậm. Nếu phát triển tốt thì 17 ngày sau ấu trùng đã đạt đến giai đoạn biến thái và đã có thể dùng chân lúc đó đã phát triển và bắt đầu bám, vì ấu trùng có tính hướng quang âm, nên khi bám thường tiết ra 3 - 4 rễ tơ chân để bám vào các khe tối trên vật bám.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2