intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm của Vẹm (mussels)

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

376
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Họ Vẹm Mytilidae là một họ lớn trong lớp hai mảnh vỏ Bivalvia với khoảng 75 loài, trong đó có 6 loài có thể nuôi. Ở Việt Nam có khoảng 10 loài, trong đó giá trị kinh tế cao nhất là Vẹm xanh (Perna viridis). Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong thịt Vẹm chứa 53,5% protein, 17,6% glucid, 8,6% chất tro.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm của Vẹm (mussels)

  1. Đặc điểm của Vẹm (mussels) Họ Vẹm Mytilidae là một họ lớn trong lớp hai mảnh vỏ Bivalvia với khoảng 75 loài, trong đó có 6 loài có thể nuôi. Ở Việt Nam có khoảng 10 loài, trong đó giá trị kinh tế cao nhất là Vẹm xanh (Perna viridis). Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong thịt Vẹm chứa 53,5% protein, 17,6% glucid, 8,6% chất tro. Hình 12. Hình dạng và cấu tạo của Vẹm vỏ xanh
  2. Vỏ Vẹm có hình quả muỗm (hoặc quả xoài, phần đỉnh nhọn, phần sau tròn). Phần lớn 2 vỏ bằng nhau nhưng hai cạnh không bằng nhau. Vòng sinh trưởng trên mặt vỏ nhỏ, dày, khá rõ. Mặt vỏ thường màu xanh đen, mặt trong màu trắng bạc, nhẵn bóng, phía ngoài mép có màu xanh nhạt. Cấu tạo vỏ cũng gồm 3 lớp giống như các loài Bivalvia khác. Chân màu nâu tím hay vàng tím như một chiếc gậy ngắn nằm ở phía bụng bên dưới xúc biện. Mặt bụng của chân có một lỗ tuyến tơ chân tiết ra chất bám. Vẹm có khả năng tự cắt tơ chân và tiết ra tơ chân mới, vì vậy nó có thể tự thay đổi vị trí bám của chúng. Tuy nhiên quá trình này chỉ xảy ra ở Vẹm con. Vẹm trưởng thành tơ chân thường rất chắc khi bám vào giá thể. Vẹm vỏ xanh là động vật sống ở vùng biển ấm, nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới chúng phân bố ở vùng biển Srilanca, Quảng Đông - Trung Quốc, Indonesia, Malysia, Thái Lan, Ấn Độ. Ở Việt Nam, Vẹm vỏ xanh phân bố ở vùng triều các tỉnh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, TT Huế, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận, Phú Quốc và Kiên Giang. Vẹm vỏ xanh phân bố từ tuyến hạ triều đến nơi có độ sâu 10 m nước. Vẹm sống trong vùng nước có độ
  3. mặn dao động từ 20 - 30 ppt, chất đáy là đá, sỏi, san hô. Vẹm tiết ra tơ chân để bám chặt vào các vật cứng dưới đáy. Sự sinh trưởng của Vẹm thể hiện trên sự dày thêm của vỏ và cũng thể hiện trên sự dài thêm của vỏ; vỏ dày thì chiều dài tăng chậm và ngược lại vỏ mỏng thì chiều dài tăng nhanh. Ngoài ra tốc độ tăng trưởng của vỏ và tốc độ tăng của thịt cũng không đều nhau tuỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng; một hai năm đầu thịt tăng rất nhanh, nhưng tuổi càng nhiều thịt càng tăng chậm và vỏ mỗi ngày một dày thêm. Sự sinh trưởng giữa các cá thể trong cùng một loài cũng rất khác nhau, cùng nuôi ở một nơi, một thời gian sau một năm có con lớn 6 - 7 cm, có con chỉ lớn 3 - 4 cm. Con lớn nhanh thì vỏ tương đối mỏng, màu sắc tươi tốt, con lớn chậm thì vỏ dày, màu sắc kém tươi. Sinh sản và phát triển: Phần lớn Vẹm phân tính (đực riêng, cái riêng), nhưng trong quá trình sống do sự thay đổi của các điều kiện thời tiết, nhiệt độ, độ muối, thức ăn nên có hiện tượng lưỡng tính hay biến tính. Như vậy về phương diện tính, có thể thấy mấy loại sau đây: Vẹm đực, Vẹm cái, Vẹm lưỡng tính, tỷ lệ giữa các loại này không cố định và
  4. thay đổi khác nhau cùng với độ lớn của chúng. Thường một năm tuổi thì tuyến sinh dục của Vẹm thành thục, từ đó hàng năm về sau Vẹm có thể sinh sản được. Vẹm có thể sinh sản quanh năm, ở phía Bắc Vẹm đẻ trứng vào 2 vụ chính: Vụ đầu năm từ tháng 3 đến tháng 5, vụ cuối năm từ tháng 9 đến tháng 10. Vào mùa sinh sản tuyến sinh dục của con cái có màu đỏ gạch non, tuyến sinh dục con đực màu vàng nhạt. Do tốc độ phát triển của ấu trùng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh (đặc biệt là nhiệt độ) nên thời gian phát triển cũng thay đôỉ tuỳ theo điều kiện cụ thể. Bảng 3. Thời gian phát triển phôi và ấu trùng Vẹm vỏ xanh [Vương Như Tài, 1993] Thời gian sau Kích thước thụ tinh Giai đoạn (m) Ngày Giờ Phút phát triển Trứng 0 Cực cầu 1 15 53 x 60
  5. Cực cầu 2 20 2 tế bào 27 4 tế bào 36 8 tế bào 45 16 tế bào 50 32 tế bào 1 0 1 38 Phôi tang 2 40 Phôi nang Phôi vị 3 10 7 -8 Trochophore Ấu trùng chữ D 85 x 61 16- 18 Tiền Umbo 5-9 126 x104 8 -13 Trung Umbo 200 x175 Hậu Umbo 14- 261 x 225
  6. 17 Ấu trùng bò lê 18- 320 x 290 24 Ấu trùng bám 20- 425 x 410 27 (Ghi chú: Điều kiện môi trường: Nhiệt độ 22-28oC, độ mặn 27-32ppt) Vẹm có khả năng tái sinh tơ chân, nghĩa là khi gặp điều kiện môi trường bất lợi nó có khả năng tự đứt tơ chân để di chuyển. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi nó tái sinh lại tơ chân để bám vào vật bám mới. Sự tái sinh tơ chân của Vẹm phụ thuộc vào kích thước và môi trường đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn. Các thí nghiệm về khả năng tái sinh tơ chân của Vẹm ở các nhóm kích thước và điều kiện nhiệt độ, độ mặn khác nhau cho thấy, cùng điều kiện môi trường giống nhau nhưng khả năng tái sinh tơ chân ở các nhóm kích thước là khác nhau và kích thước càng nhỏ khả năng tái sinh tơ chân càng lớn.
  7. Bảng 4. Khả năng tái sinh tơ chân của Vẹm theo nhóm kích thước Nhóm kích Thời % cá thể Khả năng Điều kiện thước gian tái tái sinh bám vào môi sinh tơ vật bám trường (mm) chân (phút) Bám chắc Nhiệt độ: 1 –10 6 –10 100 29 – 30oC Bám chắc 11- 20 15 – 16 100 Độ mặn: Bám chắc 21 – 30 20 – 30 75 25‰ Bám chắc pH: 7,5 – 31 – 40 40 – 45 70 Bám chắc 8,5 41 – 50 45 – 50 45 51 – 60 100 –120 15 Không chắc > 70 Không - - - tái sinh
  8. Bảng 5. Khả năng tái sinh tơ chân của Vẹm ở nhiệt độ môi trường khác nhau Độ Nhiệt độ Thời gian tái Kích pH thước mặn nước sinh tơ chân (oC) (phút) (mm) (‰) 20 - 30 25 7,5 – 15 – 18 180 8,5 26 - 18 20 – 30 Nếu tỷ trọng nước cao quá hoặc thấp quá thì Vẹm không tái sinh tơ chân.
  9. Bảng 6. Khả năng tái sinh tơ chân của Vẹm ở tỷ trọng nước khác nhau. Tỷ 1,000 1,0 1,0 1,01 1,0 1,0 1,030 Điều kiện TN trọng 05 10 5 20 25 Thời 15 Khôn Kích thước: Khôn 40 37 30 18 gian g tái g tái 20-30 tái sinh sinh Nhiệt độ:26- sinh 28 (phút pH:7,5-8,5 )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2