Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHỦNG EDWARDSIELLA ICTALURI<br />
BỊ ĐỘT BIẾN GEN aroA DÙNG LÀM VACCINE PHÒNG BỆNH GAN<br />
THẬN MỦ Ở CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)<br />
BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF aroA GENE KNOCKED-OUT EDWARDSIELLA<br />
ICTALURI STRAIN USED FOR VACCINE PRODUCTION TO PREVENT THE DISEASE<br />
OF WHITE SPOTS IN THE INTERNAL ORGAN OF STRIPED CATFISH<br />
(PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)<br />
Hoàng Anh Tố Mai1, Võ Văn Nha2<br />
Ngày nhận bài: 24/9/2014; Ngày phản biện thông qua: 11/11/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa và sinh trưởng của chủng vi<br />
khuẩn Edwardsiella ictaluri bị đột biến gen aroA (E. ictaluri ARO) từ chủng E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ cá tra ở đồng<br />
bằng sông Cửu Long, Việt Nam (E. ictaluri WT). Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng E. ictaluri ARO có đặc điểm hình thái,<br />
sinh lí, sinh hóa và sinh trưởng tương tự như chủng E. ictaluri WT. Chủng E. ictaluri ARO có thể nuôi cấy, bảo quản và tăng<br />
sinh khối để làm nguyên liệu sản xuất vaccine sống nhược độc phòng bệnh gan thận mủ cá tra sau này.<br />
Từ khóa: cá tra, Edwardsiella ictaluri đột biến gen aroA,gen aroA, vắc xin<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The study was conducted to determine the morphological, physiological, biochemical, and growth of aroA gene<br />
knocked-out Edwardsiella ictaluri strain (E. ictaluri ARO). The results showed that the aroA gene knocked-out strain<br />
(E. ictaluri ARO) had similar phenotypes, physiological, biochemical, and growth characteristics as the wild-type WT.<br />
Further, the E. ictaluri ARO strain can be the culture, storage, and biomass for production of live attenuated vaccine to<br />
prevent the disease symptom of white spots in the internal organ of striped catfish.<br />
Keywords: Catfish Ca Tra, aroA gene knocked-out Edwardsiella ictaluri, aroA gene, vaccine<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trên thế giới, các nghiên cứu đã phát hiện ra<br />
rằng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là một tác nhân<br />
gây bệnh quan trọng trên cá nheo (catfish) ở Mỹ, cá<br />
trê trắng ở Thái Lan và trên một số loài cá da trơn khác<br />
ở Indonesia, Trung Quốc. Ở Việt Nam, các nhà khoa<br />
học trong và ngoài nước cũng cho rằng E. ictaluri<br />
là một tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra<br />
nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh nhiễm<br />
khuẩn gây bởi E. ictaluri đã làm tổn thất lớn cho nghề<br />
nuôi cá da trơn ở Mỹ hàng năm từ 20-30 triệu USD<br />
(Thune và công sự, 1997). Ở Việt Nam, E. ictaluri<br />
làm chết cá tra nuôi từ 10-90%, gây thiệt hại lớn cho<br />
người nuôi cá tra hàng năm (Võ Văn Nha, 2010).<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Vi khuẩn E. ictaluri có đặc tính sinh miễn dịch rất<br />
mạnh. Khi sử dụng chủng vi khuẩn E. ictaluri đột<br />
biến gen aroA làm vaccine phòng bệnh ESC cho cá<br />
da trơn ở Mỹ, Thune và cộng sự (1999) cho thấy,<br />
tỷ lệ sống của cá đạt 77,3-94,4% khi được ngâm<br />
vaccine 2 lần (Thune và cộng sự, 1999). Nghiên<br />
cứu này đã cung cấp thêm căn cứ cho thấy khả<br />
năng bảo hộ của chủng E. ictaluri đột biến gen aroA<br />
bằng công nghệ đột biến gen là chấp nhận được.<br />
Năm 2010-2012, chương trình công nghệ sinh<br />
học cấp Nhà nước do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng<br />
Thủy sản III chủ trì đã tạo được dòng E. ictaluri<br />
đột biến gen aroA (E. ictaluri ARO) nhược độc, có<br />
khả năng sinh đáp ứng miễn dịch, làm nguyên liệu<br />
<br />
Hoàng Anh Tố Mai: Cao học Sinh học thực nghiệm - Trường Đại học Khoa học Huế<br />
TS. Võ Văn Nha: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang<br />
<br />
140 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
sản xuất vaccine phòng bệnh gan thận mủ cá tra<br />
bằng công nghệ đột biến gen (knocked-out gene).<br />
Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu đặc điểm<br />
sinh học của chủng E. ictaluri ARO chưa thấy có tài<br />
liệu đề cập. Nghiên cứu này nhằm xác định và so<br />
sánh đặc điểm sinh học chủng E. ictaluri ARO với<br />
chủng E. ictaluri ban đầu chưa đột biến để làm cơ<br />
sở nuôi cấy, bảo quản và tăng sinh khối chủng E.<br />
ictaluri ARO, phục vụ sản xuất vắc xin nhược độc<br />
phòng bệnh gan thận mủ cá tra.<br />
II.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Vật liệu<br />
Chủng E. ictaluri bị đột biến gen aroA (E. ictaluri<br />
ARO) từ chủng E. ictaluri “hoang dại” chưa đột biến<br />
(E. ictaluri WT) có độc lực cao gây bệnh gan thận mủ<br />
cá tra Việt Nam được cung cấp bởi đề tài cấp Nhà<br />
nước ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.<br />
Môi trường phân lập, nuôi cấy tăng sinh, kiểm<br />
tra sinh hóa chủng vi khuẩn E. ictaluri (đột biến gen<br />
aroA và chưa đột biến gen aroA) đã được sử dụng,<br />
gồm: Môi trường nuôi cấy không chọn lọc BHIA<br />
(Brain Heart Infusion Agar), hãng Biorad - Mỹ và môi<br />
trường nuôi cấy chọn lọc EIM (Edwardsiella Ictaluri<br />
Medium) theo Shotts và Waltman (1990) cho phân<br />
lập chủng E. ictaluri; Môi trường BHIB (Brain Heart<br />
Infusion Broth), hãng Biorad - Mỹ được sử dụng để<br />
nuôi cấy tăng sinh chủng E. ictaluri; Kít API 20E (Bio<br />
Merieux – Pháp), kết hợp một số phản ứng sinh<br />
lý, sinh hóa truyền thống (KIA, Manitol, O/F, LDC,<br />
ODC, NaCl ở 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30‰) được sử<br />
dụng để kiểm tra các chỉ tiêu sinh vật hóa học.<br />
Ngoài ra, một số hóa chất, kháng sinh:<br />
Kanamycin, colistin sulphate, mannitol 0,35%, thuốc<br />
nhuộm Gram (cồn, acetone, fucsine, crystian violet),<br />
chlorin, NaCl cũng đã được sử dụng trong nghiên<br />
cứu này.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Xác định các chỉ tiêu về hình thái của E. ictaluri<br />
Quan sát khuẩn lạc vi khuẩn E. ictaluri: Vi khuẩn<br />
được nuôi cấy trên môi trường BHIA (Peptone: 10<br />
g; Veal Brain heart extract: 12,5 g; Beef Brain heart<br />
extract: 5 g; NaCl: 5 g; Disodium phosphate: 2,5 g;<br />
Glucose: 2 g; Agar: 15 g; Nước cất cho đủ 1000 ml)<br />
ở nhiệt độ 280C, sau 48 giờ, quan sát hình dạng,<br />
màu sắc khuẩn lạc bằng mắt thường và đo kích<br />
thước khuẩn lạc bằng thước đo có độ chính xác<br />
đến mm.<br />
Hình dạng, kích thước vi khuẩn E. ictaluri: Được<br />
xác định bằng phương pháp nhuộm Gram (Barrow<br />
and Feltham, 1993), soi và đo kích thước vi khuẩn<br />
<br />
Số 1/2015<br />
trên kính hiển vi (Olympus CX 31, Nhật) có gắn trắc<br />
vi thị kính, quan sát ở độ phóng đại 1000 lần.<br />
2.2. Xác định đặc điểm sinh lý, sinh hóa của<br />
E. ictaluri<br />
Kiểm tra các đặc điểm sinh lý, sinh hóa: Sử<br />
dụng kít API 20E (Bio Merieux - Pháp) kết hợp một<br />
số phản ứng sinh lý, sinh hóa truyền thống (KIA,<br />
Mannitol, di động, oxidase, catalase, khả năng chịu<br />
mặn ở 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30‰). Tính di động của vi<br />
khuẩn được quan sát bằng cách nhỏ một giọt nước<br />
lên lam kính, trải đều trên lam kính một ít vi khuẩn,<br />
đậy bằng lamen và quan sát bằng kính hiển vi ở độ<br />
phóng đại 1000 lần.<br />
Định danh vi khuẩn dựa vào hệ thống phân loại<br />
Bergey’s (Holt và công sự, 1994)<br />
2.3. Xác định sự sinh trưởng của E. ictaluri<br />
Chủng E. ictaluri WT và chủng E. ictaluri ARO<br />
giữ đông ở -800C được đem nuôi cấy trên môi<br />
trường EIM, ủ ở 280C trong 48 giờ.<br />
Chọn khuẩn lạc đơn (có màu xanh lá, trong mờ)<br />
trên đĩa EIM đem cấy chuyền qua 5ml môi trường<br />
BHIB có bổ sung kháng sinh. Chủng E. ictaluri WT<br />
nuôi trong BHIB chứa 50 µg/ml colistin, chủng E.<br />
ictaluri ARO nuôi trong BHIB 50 µg/ml colistin và 50<br />
µg/ml kanamycin. Tiến hành nuôi cấy lắc ở 280C,<br />
250 vòng/phút trong 24 giờ.<br />
Chuyển dịch tăng sinh vào bình tam giác chứa<br />
môi trường BHIB có nồng độ kháng sinh tương<br />
tự bước tăng sinh trong 5ml môi trường BHIB<br />
(50 µg/ml colistin đối với chủng E. ictaluri WT và 50 µg/ml<br />
colistin + 50 µg/ml kanamycin đối với chủng<br />
E. ictaluri ARO). Tiếp tục nuôi cấy lắc ở 280C,<br />
250 vòng/phút trong 24 giờ.<br />
Ghi nhận giá trị đo mật độ tế bào (OD) sau mỗi<br />
2 giờ/lần bằng máy so màu quang phổ (Spectro<br />
2000, Labomed, Inc.) ở bước sóng 600 nm kết hợp<br />
với phương pháp đếm số khuẩn lạc phát triển trên<br />
môi trường BHIA theo Koch.<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ xác định đường cong sinh trưởng phát triển của<br />
chủng E. ictaluri đột biến gen aroA trong môi trường BHIB<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 141<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Đặc điểm hình thái<br />
Trên môi trường nuôi cấy BHIA, vi khuẩn<br />
E. ictaluri bị đột biến gen aroA (E. ictaluri ARO) cũng<br />
như vi khuẩn E. ictaluri hoang dại chưa bị đột biến<br />
<br />
Số 1/2015<br />
(E. ictaluri WT) đều phát triển chậm. Cụ thể, ở nhiệt<br />
độ 28 oC, sau 48 giờ nuôi cấy, khuẩn lạc vi khuẩn<br />
hình thành trên mặt đĩa thạch và hình dạng, kích<br />
thước vi khuẩn có các đặc điểm được thể hiện ở<br />
bảng 1 và hình 2, hình 3<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm khuẩn lạc, hình dạng và kích thước chủng E. ictaluri bị đột biến gen aroA<br />
(E. ictaluri ARO) và chủng chưa bị đột biến gen aroA (E. ictaluri WT)<br />
TT<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
E. ictaluri WT<br />
<br />
E. ictaluri ARO<br />
<br />
1<br />
<br />
Thời gian mọc khuẩn lạc (giờ)<br />
<br />
24<br />
<br />
24<br />
<br />
2<br />
<br />
Hình dạng khuẩn lạc trên môi trường BHIA<br />
sau 48 giờ<br />
<br />
Dạng tròn, trơn, hơi lồi<br />
<br />
Dạng tròn, trơn, hơi lồi<br />
<br />
3<br />
<br />
Màu sắc khuẩn lạc trên môi trường BHIA sau 48 giờ<br />
<br />
Màu trắng hơi mờ<br />
<br />
Màu trắng hơi mờ<br />
<br />
4<br />
<br />
Kích thước khuẩn lạc trên BHIA sau 48 giờ (mm)<br />
<br />
5<br />
<br />
Hình dạng vi khuẩn<br />
<br />
6<br />
<br />
Khả năng sinh bào tử<br />
<br />
7<br />
<br />
Kích thước vi khuẩn (µm)<br />
<br />
8<br />
<br />
Bắt màu thuốc nhuộm Gram<br />
<br />
Kết quả từ bảng 1 cho thấy ở nhiệt độ 280C, sau<br />
48 giờ nuôi cấy trên môi trường BHIA, đường kính<br />
khuẩn lạc và kích thước vi khuẩn chủng E. ictaluri bị<br />
đột biến gen aroA (E. ictaluri ARO) nhỏ hơn không<br />
đáng kể so với chủng chưa đột biến (E. ictaluri WT).<br />
<br />
2,45 ± 0,270<br />
<br />
2,25 ± 0,100<br />
<br />
Que ngắn, đơn<br />
hoặc chuỗi ngắn<br />
<br />
Que ngắn, đơn hoặc<br />
chuỗi ngắn<br />
<br />
Không<br />
<br />
Không<br />
<br />
2,50 - 3,13 x 0,75 - 1,00<br />
<br />
2,48 - 2,95 x 0,30 - 0,75<br />
<br />
Hồng (Gram âm)<br />
<br />
Hồng (Gram âm)<br />
<br />
Cụ thể đường kính khuẩn lạc E. ictaluri ARO là<br />
2,25 ± 0,100 mm so với 2,45 ± 0,270 mm của E.<br />
ictaluri WT; kích thước vi khuẩn E. ictaluri ARO là<br />
2,48 - 2,95 x 0,30 - 0,75 µm so với 2,50 - 3,13 x<br />
0,75 - 1,00 µm (bảng 1).<br />
<br />
Hình 2. Khuẩn lạc vi khuẩn E. ictaluri ARO (A) và E. ictaluri WT (B) trên môi trường BHIA<br />
<br />
Hình 3. Vi khuẩn E. ictaluri chưa đột biến gen aroA (A) và vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến gen aroA (B)<br />
<br />
142 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
B<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
hematoxylin, hình que và có kích thước biến đổi<br />
Cũng từ kết quả bảng 1, hình 2 và hình 3 cho<br />
thấy màu sắc, hình dạng, thời gian mọc khuẩn lạc<br />
cũng tương tự như những mô tả về hình thái chủng<br />
và hình dạng vi khuẩn ở chủng bị đột biến gen aroA<br />
vi khuẩn E. ictaluri hoang dại (E. ictaluri WT) và<br />
(E. ictaluri ARO) và chủng chưa đột biến gen aroA<br />
chủng E. ictaluri đột biến gen aroA (E. ictaluri ARO)<br />
(E. ictaluri WT) đều tương tự nhau. Cụ thể, khuẩn<br />
mà chúng tôi nghiên cứu. Điều này chứng tỏ chủng<br />
lạc có màu trắng hơi mờ đục, dạng tròn trơn, hơi<br />
E. ictaluri bị đột biến gen aroA có hình dạng khá ổn<br />
lồi, rìa có dạng không đồng nhất (Hình 2A, B). Khi<br />
định, không thay đổi sau khi đột biến và có thể nuôi<br />
nhuộm Gram và soi dưới kính hiển vi ở độ phóng<br />
cấy và bảo quản. Kết quả này cũng phù hợp với<br />
đại 1000 lần, vi khuẩn chủng E. ictaluri ARO và E.<br />
nghiên cứu của Võ Văn Nha (2013).<br />
ictaluri WT đều bắt màu hồng (vi khuẩn Gram âm)<br />
2. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa chủng E. ictaluri bị<br />
và có hình que ngắn, đơn hoặc chuỗi ngắn và không<br />
đột biến gen aroA<br />
sinh bào tử (hình 3 A, B).<br />
Các đặc tính sinh lý, sinh hóa của chủng vi khuẩn<br />
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái 108<br />
E. ictaluri bị đột biến gen aroA (E. ictaluri ARO) và<br />
chủng E. ictaluri thu được từ 181 cá tra bị bệnh gan<br />
chưa bị đột biến (E. ictaluri WT) được kiểm tra bằng<br />
thận mủ của Từ Thanh Dung và cộng sự (2004) cho<br />
kít API 20E kết hợp với phương pháp truyền thống.<br />
thấy, khuẩn lạc tạo thành có màu trắng đục, rìa có dạng<br />
Kết quả thu được được thể hiện ở bảng 2.<br />
không đồng nhất, vi khuẩn bắt màu hồng thuốc nhuộm<br />
Bảng 2. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của E. ictaluri ARO và E. ictaluri WT<br />
Đặc điểm sinh lí, sinh<br />
hóa<br />
<br />
Hình dạng<br />
Gram<br />
Di động<br />
Oxidase<br />
Catalase<br />
O/F<br />
ONPG<br />
ADH<br />
LDC<br />
ODC<br />
CIT<br />
H2S<br />
URE<br />
TDA<br />
IND<br />
VP<br />
GEL<br />
GLU<br />
Gas<br />
Khử Nitrate<br />
MAN<br />
INO<br />
SOR<br />
RHA<br />
SAC<br />
MEL<br />
AMY<br />
ARA<br />
Lactose<br />
Độ muối (‰)<br />
0;5;10;15; 20<br />
25; 30<br />
<br />
Các kí hiệu viết tắt<br />
<br />
Oxidase<br />
Catalase<br />
Oxydation/<br />
Fermentation<br />
Orthonitrophenyl<br />
Arginin<br />
Lysin<br />
Ornithin<br />
Sodium citrat<br />
Sodium thisulfat<br />
Urê<br />
Tryptophan<br />
Indol<br />
Sodium piruvac<br />
Gelatin<br />
Glucose<br />
Hơi<br />
Nitrate<br />
Manitol<br />
Inositol<br />
Sorbitol<br />
Rhamnose<br />
Sacrose<br />
Melibiose<br />
Amygdalin<br />
Arabinose<br />
Lactose<br />
Natri clorua<br />
<br />
E. ictaluri ARO<br />
<br />
E. ictaluri WT<br />
<br />
E. ictaluri theo Bergey’s, 1994<br />
<br />
Que<br />
+<br />
+<br />
<br />
Que<br />
+<br />
+<br />
<br />
Que<br />
+<br />
+<br />
<br />
+/+<br />
<br />
+/+<br />
<br />
+/+<br />
<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
-<br />
<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
-<br />
<br />
+<br />
V<br />
+<br />
V<br />
+<br />
-<br />
<br />
+<br />
-<br />
<br />
+<br />
-<br />
<br />
Ghi chú: +: dương tính; -: âm tính; V: biến đổi (có chủng âm tính, chủng dương tính)<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 143<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Kết quả từ bảng 2 cho thấy các đặc điểm sinh<br />
lý, sinh hóa của chủng vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến<br />
gen aroA (E. ictaluri ARO) như: Gram âm, di động,<br />
cho phản ứng oxydase âm tính, catalase và lysin<br />
dương tính, âm tính với các loại đường ngoại trừ<br />
glucose (dương tính) đều tương đồng với chủng E.<br />
ictaluri “hoang dại” chưa đột biến (E. ictaluri WT) và<br />
tương đồng với khóa phân loại Bergey’s (Holt và<br />
cộng sự, 1994).<br />
Theo mô tả trong hệ thống phân loại của<br />
Bergey giống Edwardsiella có các đặc điểm là: Vi<br />
khuẩn dạng hình que thẳng, nhỏ, kích thước 1 μm x<br />
2 - 3 μm, gram âm, có khả năng di động bằng vành<br />
lông rung (peritrichous flagella) (E. ictaluri di động<br />
ở 250C, không di động ở 370C), yếm khí tùy tiện,<br />
có oxydation/fermentation (O/F) đều dương tính.<br />
Giống Edwardsiella có khả năng sử dụng đường<br />
glucose, kết quả sinh ra axít và thường sinh hơi,<br />
<br />
Số 1/2015<br />
oxidase âm tính, catalase dương tính,<br />
voges-proskauer (VP) và simmon citrate âm tính,<br />
lysine decarboxylase (LDC) dương tính, ornithine<br />
decarboxylase (ODC) dương tính, khử Nitrate.<br />
Tất cả các loài thuộc giống này đều có khả năng<br />
lên men đường maltose và D-mannose. Như vậy,<br />
với những đặc điểm sinh lý, sinh hóa đã thu được<br />
từ nghiên cứu của chúng tôi ở trên có thể khẳng<br />
định rằng chủng E. ictaluri bị đột biến gen aroA<br />
(E. ictaluri ARO) cũng cho các đặc điểm sinh lý,<br />
sinh hóa không khác gì so với chủng E. ictaluri<br />
“hoang dại” chưa đột biến (E. ictaluri WT).<br />
3. Đặc điểm sinh trưởng chủng E. ictaluri bị đột<br />
biến gen aroA<br />
Kết quả theo dõi sinh trưởng chủng E. ictaluri<br />
ARO và E. ictaluri “hoang dại” chưa đột biến<br />
(E. ictaluri WT) trên môi trường BHIB trong 24 giờ<br />
được thể hiện ở hình 4.<br />
<br />
Hình 4. Kết quả khảo sát đường cong sinh trưởng chủng E. ictaluri đột biến gen<br />
aroA (aroA) và E. ictaluri hoang dại trên môi trường BHI<br />
<br />
Kết quả từ hình 4 cho thấy chủng vi khuẩn<br />
E. ictaluri bị đột biến gen aroA (E. ictaluri ARO)<br />
trong môi trường BHIB cho sinh trưởng tương tự<br />
như chủng vi khuẩn E. ictaluri chưa bị đột biến<br />
(E. ictaluri WT) sau 24 giờ nuôi cấy. Phân tích Anova<br />
single factor so sánh sự khác biệt về sinh trưởng<br />
của chủng E. ictaluri ARO so với chủng E. ictaluri<br />
WT trong cùng điều kiện nuôi cấy trên môi trường<br />
BHIB cho thấy không có sự khác biệt về sự sinh<br />
trưởng của hai chủng vi khuẩn này (p>0,05).<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến gen aroA (E. ictaluri<br />
ARO) có hình dạng ổn định, kích thước thay đổi<br />
<br />
144 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
không đáng kể so với trước khi bị đột biến, có thể<br />
nuôi cấy và bảo quản được như chủng E. ictaluri<br />
“hoang dại” ban đầu chưa đột biến. Ngoài ra, đặc<br />
điểm sinh lý, sinh hóa theo khóa phân loại Bergey’s<br />
của vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến gen aroA, cũng<br />
như khả năng sinh trưởng trên môi trường BHIB<br />
tương tự như chủng vi khuẩn E. ictaluri chưa bị đột<br />
biến (E. ictaluri WT) sau 24 giờ theo dõi ở nhiệt độ<br />
280C.<br />
2. Kiến nghị<br />
Có thể sử dụng chủng E. ictaluri bị đột biến<br />
gen aroA (E. ictaluri ARO) nuôi cấy, bảo quản và<br />
tăng sinh khối để làm nguyên liệu sản xuất vaccine<br />
nhược độc phòng bệnh gan thận mủ cá tra.<br />
<br />