Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị
lượt xem 68
download
Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị. BÀI TÌM HIỂU VỀ ĐỊA LÍ TỈNH QUẢNG TRỊ Tổ thực hiện: Tổ 2 Chủ đề: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, do đó Quảng Trị có đầy đủ các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. Điều kiện tự nhiên của tỉnh: Về khí hậu Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và chịu ảnh hưởng lớn của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị. BÀI TÌM HIỂU VỀ ĐỊA LÍ TỈNH QUẢNG TRỊ Tổ thực hiện: Tổ 2 Chủ đề: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, do đó Quảng Trị có đầy đủ các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. Điều kiện tự nhiên của tỉnh: Về khí hậu Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và chịu ảnh hưởng lớn của biển Ðông. Mùa mưa ở đây diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, có lượng mưa chiếm 75 - 85% tổng lượng mưa cả năm; các tháng có mưa lớn là tháng 9 và tháng 11. Mùa nóng, ít mưa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7. Nhìn chung tổng lượng mưa nằm ở các vùng trong tỉnh dao động trong khoảng 2.000 - 2.800mm, số ngày mưa trong năm dao động trong khoảng 140 ngày đến 180 ngày. Tổng số giờ nắng trung bình ở Quảng Trị dao động trong khoảng 1.800 - 1.900 giờ, vào loại cao so với các tỉnh phía Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 29oC ở đồng bằng, 25 – 26oC ở vùng núi và đồi cao, lạnh nhất vào các tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Quảng Trị hàng năm chịu nhiều thiên tai như bão, lũ, hạn hán …Ðặc biệt các tháng từ tháng 5 đến đến tháng 8 hàng năm có gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng, gây tác h ại rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Về địa hình Tổ thực hiện: Tổ 2 1
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị. Địa hình ở tỉnh ta khá đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển. Vùng miền núi chiếm 67% tổng diện tích đất tự nhiên, vùng trung du chiếm 22% tổng diện tích, còn lại vùng đồng bằng chiếm 11% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Ðiểm cao nhất là Voi Mẹp cao 1.701 m, điểm thấp nhất chạy dọc dải đồng bằng có độ cao tuyệt đối từ 25 - 50m,độ cao trung bình nằm ở vùng trung du gò đồi có độ cao tuyệt đối từ 50 - 100m so với mặt nước biển. Các sông lớn như Sêbănghiên, Sêpôn... đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào. Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thung lũng sông lớn như Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải... Tính phân bậc của địa hình từ Tây sang Đông thể hiện khá rõ ràng. Nếu ở phía Tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía Đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Đồng bằng hẹp, cấu tạo bởi phù sa ở giữa lại thấp và là nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh: Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị là 474.577 ha. Đất đai ở Quảng Trị vừa đa dạng vừa phức tạp, phân bổ từ ven biển đến đồi núi cao, trong đó 79,8% diện tích l à đồi núi. Tiềm năng về đất đai của Quảng Trị còn khá lớn với 233.985 ha chưa sử dụng. Đất ở đây chủ yếu chia thành 11 nhóm và 32 loại đất chính (theo tài liệu của FAO và UNESCO) đặc trưng chung gồm 3 nhóm cơ bản: Tổ thực hiện: Tổ 2 2
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị. Nhóm cồn cát và đất cát ven biển gồm các cồn cát trắng kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng, chiếm 6,23% và đất cát ven biển phân bổ rải rác dọc ven biển, chiếm 1,3% đất tự nhiên của tỉnh. Nhóm đất phù sa do các sông bồi đắp hàng năm dọc ven sông Mỹ Chánh, Thạch Hãn, sông Hiếu, sông Bến Hải..., chiếm 2% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, có độ màu mỡ, tiềm năng dinh dưỡng khá cao đã và đang đưa vào sản xuất hoa màu có giá trị. Nhóm đất đỏ vàng (Bazan) phân bố ở vùng núi và gò đồi trung du như các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ. Đất bazan có tầng dày tơi xốp, độ mùn khá thích hợp cho phát triển mọi loại cây công nghiệp lâu năm. Đất đỏ Bazan này còn có khả năng khai thác thêm 7.000 - 8.000 ha. Tài nguyên biển Quảng Trị có bờ biển dài 75km, ven bờ là dải cát trắng mịn, phía trong là những cồn cát cao, một số rạn đá ngầm ven bờ có tác dụng chắn sóng, vừa là nơi cư trú cho những loài hải sản, vừa tạo nên những bãi tắm đẹp như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ. Ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ cách bờ (Mũi Lay) chừng 30km trong thế vươn ra biển, không chỉ có vị trí quân sự trong việc phòng thủ biển Đông mà còn có thể đầu tư trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Vùng lãnh hải Quảng Trị khoảng 8.400km2, ngư trường đánh bắt rộng lớn. Biển Quảng Trị có đầy đủ các loại hải sản quý nh ư: tôm hùm, mực, cá thu, cá ngừ, cá chim, hải sản, tảo... có trữ lượng khoảng 60.000 tấn, trong đó đặc sản chiếm khoảng 11% (theo đánh giá của FAO). Khả năng nuôi trồng hải sản ven bờ biển khá lớn, mặt n ước lợ các vùng sông có khả năng nuôi trồng tôm sú, tôm he, cua biển, rong câu. Tổ thực hiện: Tổ 2 3
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị. Tài nguyên rừng Rừng ở Quảng Trị đa dạng và phong phú được che phủ bởi rừng kín, tổ chức thành loài bao gồm cây lấy gỗ với nhiều loại gỗ tốt, quí hiểm như: Lim xanh, trường, táu đá, trám, kiền kiền, gụ, sồi, gội, ngát, trâm..., cây dược liệu, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Rừng đầu nguồn còn giữ được tính nguyên sinh, rậm, nhiều tầng, có độ che phủ lớn. Ngoài ra, ở vùng gò đồi còn có cây trồng công nghiệp, nông nghiệp và rừng trồng như cây cao su, hồ tiêu, cà phê, chè, bạch đàn, keo tràm, thông nhựa với diện tích tương đối lớn. Theo số liệu thống kê năm 2006, rừng trồng tập trung là 4.528,6 ha, cà phê 3.955,6 ha, cao su 12.611 ha. Tuy đã trải qua bao biến đổi do tác động con người, tác động của chiến tranh tàn phá nhưng với những chủ trương, giải pháp có hiệu quả của tỉnh về trồng và bảo vệ rừng nên rừng Quảng Trị hiện nay đang dần dần hồi phục. Có những điểm rừng nguy ên sinh với nhiều loài động, thực vật phong phú, có loài được nằm trong sách Đỏ nh ư rừng Tràm Trà Lộc (Hải Lăng), Rú Lịnh (Vĩnh Linh), có vùng kết hợp với những hang động của núi đá vôi tạo thành phong cảnh hấp dẫn như khu du lịch sinh thái Đakrông. Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản Quảng Trị tương đối phong phú nhưng có trữ lượng không lớn tập trung chủ yếu vào 5 nhóm chính sau: Nhóm nguyên liệu: Than bùn có ở Gio Linh, Mỹ Chánh trữ lượmg ước khoảng 46.000 tấn, có khả năng khai thác để sản xuất phân vi sinh, phân tổng hợp. Tổ thực hiện: Tổ 2 4
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị. Nhóm kim loại: Quặng sắt ở khe mỏ 2 thuộc xã Cam Mỹ huyện Cam Lộ, trữ lượng ước khoảng 1,17 triệu tấn. Titan: Phân bố dọc bờ biển xã Vĩnh Thái, Vĩnh Kim trên chiều dài 16,5 km, có trữ lượng ước khoảng 400.000 tấn. Kim loại màu, quý hiếm: Có vàng gốc và vàng sa khoáng, phân bố rải rác ở Sa Lung, động Vàng Vàng, A Pay, Vĩnh Ô (Vĩnh Linh)... nhưng trữ lượng không lớn. Angtimoan: Có ở Tân Lâm nằm trong dăm kết với đá vôi, thạch anh. Nhóm không kim loại: Nhóm này ở Quảng Trị phân bố rộng rãi, có trữ lượng tương đối lớn, bao gồm: Phụ nhóm nguyên liệu hóa chất và phân bón Pyrit có ở Tà Lao, A Pay... Phụ nhóm nguyên liệu xây dựng như: Ðá vôi tập trung ở Cam Tuyền, Tân Lâm (Cam Lộ), Tà Rùng (Hướng Hóa)... có trữ lượng lớn được khai thác phục vụ cho sản xuất xi măng và đá xây dựng. Sét gạch ngói rất phong phú phân bổ chủ yếu ở ruộng, tập trung ở Cam Hiếu (Cam Lộ), Triệu Thượng (Triệu Phong)... đang được sử dụng sản xuất gạch ngói đạt mức cao. Ðá xây dựng: Ðá bazan, đá ong có rất nhiều, phục vụ đủ nhu cầu xây dựng. Ðá bazan ở Vĩnh Linh có thể sử dụng để xây dựng các công trình vĩnh cửu. Ðá trang trí và lát mặt phân bố ở nam cầu Ðakrông với diện tích khoảng 20km2. Phụ nhóm nguyên liệu sứ, gốm, thủy tinh: Cát thủy tinh có rất nhiều ở Bắc và Nam Cửa Việt. Nếu được tuyển đãi thì cát Cửa Việt có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn để sản xuất trong nước và xuất khẩu. Tiềm năng du lịch Quảng Trị có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh. Tổ thực hiện: Tổ 2 5
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị. Quảng Trị có bờ biển dài với những cảnh quan và bãi cát đẹp như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy. Các điểm du lịch đến các di tích lịch sử cách mạng như quần thể di tích đường Trường Sơn, nhà tù Lao Bảo, sân bay Tà Cơn, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, nhà thờ La Vang, cụm di tích thành cổ Quảng Trị, khu di tích đôi bờ Hiền Lương, địa đạo Vĩnh Mốc, nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Duẩn... Hiện tại phía Tây tỉnh Quảng Trị đang xây dựng "Ðường Hồ Chí Minh huyền thoại" trên chiều dài 46km đi qua các xã Húc, Ba Nang, Tà Long... của hai huyện Hướng Hóa và Ðak Rông. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đã để lại những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế cũng như đối với đời sống của người dân trong tỉnh. Vì vậy, tỉnh ta cần những biện pháp tích cực để phát huy những điểm thuận lợi mà thiên nhiên mang lại đồng thời khắc phục những khó khăn để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà. Tổ thực hiện: Tổ 2 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chọn lọc tự nhiên và sự hình thành đặc điểm thích nghi (DARWIN)
13 p | 624 | 87
-
Các đặc điểm nhân văn, kinh tế, xã hội và Địa lý Đông Nam Á môi trường tự nhiên: Phần 1
297 p | 235 | 54
-
Các đặc điểm nhân văn, kinh tế, xã hội và Địa lý Đông Nam Á môi trường tự nhiên: Phần 2
210 p | 148 | 36
-
Địa chí thừa thiên huế (phần tự nhiên): phần 1
154 p | 199 | 35
-
Tài nguyên vị thế đới bờ châu thổ Sông Cửu Long
5 p | 88 | 10
-
Nghiên cứu đặc điểm biến dạng và nguy cơ tai biến trượt lở khu vực thung lũng Mường Lay (Điện Biên)
28 p | 55 | 5
-
Biển Đông: Những vấn đề cần cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên
7 p | 76 | 4
-
Phân vùng địa lí tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định
11 p | 71 | 3
-
Một số đặc điểm hình thái, sinh học của nhện bắt mồi paraphytoseius cracentis (acari: phytoseiidae) nuôi trên hai vật mồi khác nhau
10 p | 99 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân loại của một số chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh phân lập từ đất Thái Nguyên
5 p | 81 | 3
-
Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025: Phần 1
102 p | 11 | 3
-
Trữ lượng carbon trên mặt đất của rừng tự nhiên tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
5 p | 65 | 3
-
Đặc điểm cấu trúc, sinh khối và tích lũy carbon của rừng tự nhiên tại xã Sảng Mộc thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng
6 p | 64 | 2
-
Đặc điểm phân bố và di chuyển các thành phần hóa học trong nước tự nhiên vùng Chợ Đồn Bắc Kạn, Việt Nam
10 p | 84 | 2
-
Đặc điểm hình thái và phân loại các chi của họ ban (Hypericaceae Juss.) ở Việt Nam
4 p | 19 | 2
-
Đặc điểm địa mạo và tai biến tự nhiên liên quan ở vùng cửa sông ven biển sông Hương
15 p | 31 | 2
-
Đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số quần xã thực vật tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
6 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn