intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm xâm nhiễm và truyền lan của vi khuẩn gây bệnh hại thực vật

Chia sẻ: Ong Ngọc Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

264
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính chuyên hoá ký sinh Tính chuyên hóa ký sinh là sự biểu hiện mức độ thích ứng chọn lọc trên một phạm vi ký chủ thích hợp để ký sinh gây bệnh của một loài vi khuẩn. Căn cứ vào tính chuyên hoá ký sinh, các loại vi khuẩn hại cây phân thành hai nhóm chủ yếu: 1. Vi khuẩn đơn thực, chuyên hoá cao (hẹp): ký sinh gây bệnh trên một loài thực vật hoặc một vài

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm xâm nhiễm và truyền lan của vi khuẩn gây bệnh hại thực vật

  1. Đặc điểm xâm nhiễm và truyền lan của vi khuẩn gây bệnh hại thực vật Tính chuyên hoá ký sinh Tính chuyên hóa ký sinh là sự biểu hiện mức độ thích ứng chọn lọc trên một phạm vi ký chủ thích hợp để ký sinh gây bệnh của một loài vi khuẩn. Căn cứ vào tính chuyên hoá ký sinh, các loại vi khuẩn hại cây phân thành hai nhóm chủ yếu: 1. Vi khuẩn đơn thực, chuyên hoá cao (hẹp): ký sinh gây bệnh trên một loài thực vật hoặc một vài loài cây trồng nhất định trong một họ thực vật, ví dụ như loài Corynebacterium michiganense, Bacterium stewarti, Erwinia tracheiphila, Xanthomonas oryzae pv. oryzae, Xanthomonas campestris pv. malvacearum. 2. Vi khuẩn đa thực, chuyên hoá thấp (rộng): có khả năng ký chủ ký sinh, chọn lọc phạm vi ký chủ rất rộng bao gồm nhiều loài cây trồng ở nhiều họ thực vật khác nhau. Điển hình là loài Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh vi khuẩn hại trên 200 loài cây khác nhau thuộc 44 họ thực vật. Bệnh vi khuẩn u sưng Agrobacterium tumefaciens hại trên 66 loài cây thuộc 39 họ thực vật. Loài Erwinia carotovora gây hại trên nhiều loài cây, nhiều họ khác nhau như cải bắp, khoai tây, cà rốt, hành tây. Các loài vi khuẩn đơn thực có tính chuyên hoá cao, sống ở các mô sống của cây hoặc bảo tồn ở tàn dư cây bệnh nhưng không có khả năng bảo tồn lâu dài sống ở trong đất so với các loài vi khuẩn đa thực. 1   
  2. Nghiên cứu tính chuyên hoá của vi khuẩn là một trong những cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống phòng chống tổng hợp bệnh vi khuẩn hại cây trồng. Đặc điểm xâm nhiễm gây bệnh Quá trình xâm nhiễm bao gồm các giai đoạn kế tiếp nhau: (1) xâm nhập lây nhiễm, (2) giai đoạn ủ bệnh, và (3) giai đoạn phát triển bệnh. Giai đoạn xâm nhập lây nhiễm ban đầu được thực hiện khi có sự tiếp xúc của vi khuẩn với bề mặt bộ phận cây trồng, để xâm nhập được vào ban trong mô cây thông qua các con đường khác nhau. Tùy theo loài vi khuẩn mà khả năng xâm nhập vào mô có khác nhau. Vi khuẩn xâm nhập vào cây hoàn toàn mang tính thụ động bởi nó không có khả năng xâm nhập trực tiếp để chọc thủng vào mô tế bào hoặc xuyên qua biểu bì, bề mặt lá cây còn nguyên vẹn. • Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương cơ giới: đây là cách xâm nhập thụ động qua vết thương cơ giới do gió mưa, côn trùng, gia súc hoặc do hoạt động của con người trong chăm sóc, vun xới, cắt tỉa lá, thân cành gây ra một cách rất ngẫu nhiên, nhẹ nhàng nhưng lại có tác dụng mở đường cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, lây nhiễm vào mô không còn nguyên vẹn. Phương pháp xâm nhập lây nhiễm qua vết thương cơ giới là rất phổ biến đối với nhiều loài vi khuẩn. Tiêu biểu là các loài vi khuẩn Erwinia carotovora, Corynebacterium michiganense, Pseudomonas tabaci. • Vi khuẩn xâm nhập qua các lỗ hở tự nhiên như lỗ khí khổng, thủy khổng, các mắt củ chồi non, vỏ thân. Lỗ khí khổng trên lá là con đường xâm nhiễm tương đối chủ động, phổ biến của nhiều loài vi khuẩn gây đốm lá, hại nhu mô như loài Xanthomonas campestris pv. malvacearum, Xanthomonas campestris pv. vesicatoria. • Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào các mô cơ quan không có cutin bảo vệ như lông rễ, lông hút. Một số loài vi khuẩn có thể xâm nhập vào mô cây bằng một hoặc hai trong các con đường xâm nhập nói trên. Ví dụ loài Xanthomonas citri gây bệnh loét cây có múi có thể xâm nhập qua khí khổng và qua vết thương cơ giới do gió mưa, hoặc do sâu vẽ bùa đục lá tạo ra. Thời kỳ tiềm dục của bệnh là giai đoạn kế tiếp của quá trình xâm nhập lây bệnh. Giai đoạn này thay đổi tùy theo giống cây ký chủ và các yếu tố ngoại cảnh, nhất là yếu tố nhiệt độ và tính độc, tính gây bệnh của các chủng vi khuẩn. Nói chung trong 2   
  3. phạm vi nhiệt độ cho phép nếu trong điều kiện nhiệt độ càng cao thì thời kỳ tiềm dục càng rút ngắn, bệnh phát triệu chứng càng nhanh hơn. Ví dụ: bệnh giác ban (hại bông vải) do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. malvacearum ở nhiệt độ thích hợp 25-30°C có thời kỳ tiềm dục từ 4-5 ngày, nhưng ở nhiệt độ quá cao > 35°C hoặc quá thấp < 20°C thì thời kỳ tiềm dục kéo dài tới 6-14 ngày. Giai đoạn phát triển bệnh là giai đoạn tiếp theo của thời kỳ tiềm dục, từ khi triệu chứng bệnh xuất hiện, bệnh tiếp tục phát triển gây hại cây cho đến khi kết thúc. Đặc điểm truyền lan của vi khuẩn Trong thời kỳ cây trồng sinh trưởng phát triển trên đồng ruộng, bệnh vi khuẩn có thể truyền lan từ cây này sang cây khác, từ vùng có ổ bệnh đến các vùng xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau: • Truyền lan nhờ gió, không khí: luồng không khí cuốn theo vi khuẩn, các mảnh vụn mô bệnh có thể truyền bệnh đi xa từ chỗ này sang chỗ khác. Tuy nhiên bằng cách truyền lan này bệnh vi khuẩn chỉ truyền lan với khoảng cách hẹp, nhất là khi không khí khô, vi khuẩn không sống được lâu. • Truyền lan nhờ nước: vi khuẩn dễ dàng truyền lan nhờ nước tưới, nước mưa, nhất là trong điều kiện mưa, gió, bão. Mưa gió còn làm xây xát tạo ra các vết thương nhẹ rất thích hợp cho vi khuẩn xâm nhập. Nước tưới cũng có thể đưa vi khuẩn ở đất, ở cây lan truyền đi xa với một khoảng cách rộng lớn. Nhờ có nước mà các tàn dư mô bệnh được vận chuyển đi xa để lây nhiễm bệnh. • Truyền lan nhờ côn trùng và các động vật khác: các loài ong, côn trùng miệng nhai đều có thể mang vi khuẩn truyền đi xa theo phương pháp cơ giới. Một số loài côn trùng miệng chích hút có thể lấy vi khuẩn ở cây bệnh, chứa trong ruột để truyền bệnh. Một số tuyến trùng trong đất, ốc sên, chim, nhện cũng có thể truyền lan bệnh vi khẩn trong tự nhiên. • Truyền lan qua hoạt động của con người: vi khuẩn có thể lây lan qua dụng cụ và qua các hoạt động của con người trong quá trình chăm sóc, vun sới, tỉa cây, bấm cành, ngắt ngọn hoặc vận chuyển hạt giống, cây giống nhễm bệnh đi các vùng trồng trọt khác nhau. Sự truyền lan bệnh, sự phát sinh phát triển của bệnh ở một nơi nào đó có liên quan chặt chẽ với sự tồn tại và tích lũy của nguồn bệnh sẵn có. 3   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0