intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc trưng phân bố sa khoáng đới bờ (+5 đến -10m) ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày về đặc trưng phân bố sa khoáng trong trầm tích đới bờ ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoáng vật nặng trong khu vực này phân bố rất phân tán, mật độ không đều với nơi có hàm lượng thấp nhất là 107,93 g/m3 và nơi có hàm lượng cao nhất đạt 24170,64 g/m3 .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc trưng phân bố sa khoáng đới bờ (+5 đến -10m) ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. Nghiên cứu ĐẶC TRƯNG PHÂN BỐ SA KHOÁNG ĐỚI BỜ (+5 ĐẾN -10M) VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trần Xuân Trường1, Hoàng Văn Long2, Ngô Thị Kim Chi2, Hoàng Ngô Tự Do3, Nguyễn Huy Liệu1 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 3 Trường Đại học Huế Tóm tắt Sa khoáng ven biển chứa các khoáng vật có giá trị như Ilmenit, Rutil, Zircon, Monazit, Titan,... là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế. Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh ven biển của Việt Nam có tiềm năng lớn về tài nguyên sa khoáng. Bài báo trình bày về đặc trưng phân bố sa khoáng trong trầm tích đới bờ ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoáng vật nặng trong khu vực này phân bố rất phân tán, mật độ không đều với nơi có hàm lượng thấp nhất là 107,93 g/m3 và nơi có hàm lượng cao nhất đạt 24170,64 g/m3. Sa khoáng phân bố trong trường trầm tích cát có kích thước hạt từ rất mịn (0,094 mm) đến trung bình (0,44 mm) và có hệ số chọn lọc tốt (1,116 - 1,596). Những trầm tích giàu sa khoáng thường là các trầm tích cát hạt mịn đến trung bình có nguồn gốc biển - biển gió tập trung dọc theo các cồn cát ven biển hoặc cửa sông. Từ khóa: Phân bố sa khoáng; Trọng sa; Hàm lượng trọng sa; Trầm tích; Kích thước hạt. Abstract Characteristics of placer distribution in coastal zone (+5 to -10m) of Thua Thien Hue province The coastal placers contain valuable minerals such as Ilmenite, Rutil, Zircon, Monazite, Titanium, and etc. which are important resources for economic development. Thua Thien Hue is one of the coastal provinces of Vietnam with great potential for placer resources. The paper deals with the characteristics of placer distribution of sediment in the coastal zone of Thua Thien Hue province. The study results showed that heavy minerals are distributed scatteredly with irregular density. The lowest content is 107.93 g/m3 while the highest content reach 24170.64 g/m3. The placers are distributed in sandy sediments with grain size ranging from very fine (0.094 mm) to medium (0.44 mm) and have good selectivity coefficient (1.116-1.596). The rich placer sediments are marine or marine-eolian original sandy sediment with grain size from fine to medium, and concentrate along coastal sand bars and estuaries. Keywords: Distribution of placer; Heavy minerals; Content of heavy minerals; Sediment; Grain size. 1. Mở đầu Nắm bắt được đặc trưng phân bố sẽ giúp Đặc trưng phân bố sa khoáng ven cho các công tác từ điều tra, khảo sát sơ bộ ban đầu đến lập đề án khai thác, chế biển là kết quả ảnh hưởng tổng hoà của biến khoáng sản được chuẩn xác, tiết các điều kiện thành tạo đến quá trình kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu các tích tụ sa khoáng như nguồn cung cấp, tác động đến môi trường. đặc điểm địa mạo, chế độ sóng và dòng Thừa Thiên Huế là một trong những chảy,… liên quan chặt chẽ đến sự hình tỉnh có tiềm năng về tài nguyên sa khoáng, thành các điểm, mỏ quặng khoáng sản. nổi bật là sa khoáng Titan với trữ lượng 24 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017
  2. Nghiên cứu được dự báo hơn 7 triệu tấn. Việc điều tra, khoáng sản; nêu tổng quát được mối liên nghiên cứu làm sáng tỏ đặc trưng phân quan giữa địa chất và sự phân bố khoáng bố sa khoáng sẽ giúp tư vấn tốt cho địa sản như quặng sa khoáng phân bố chủ phương trong việc quản lý, thu hồi và sử yếu trong các thành tạo trầm tích nguồn dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Nằm gốc biển, biển gió tuổi Holocen giữa - trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội muộn. Do đó, trên cơ sở tổng hợp các tài cũng như phát triển ngành khai khoáng, liệu nghiên cứu đã được công bố về địa tỉnh Thừa Thiên Huế đã được chú trọng chất - khoáng sản trong địa bàn tỉnh, kết đầu tư nghiên cứu về địa chất - khoáng hợp với kết quả thực địa, lấy và phân tích sản với những công trình tiêu biểu như mẫu do công trình nghiên cứu thực hiện, của Phạm Huy Thông và nnk. (1997), Lê bài báo trình bày về đặc trưng phân bố Văn Đạt và nnk. (2008), Nguyễn Tiến sa khoáng khu vực đới bờ (+5 đến -10m) Dũng và nnk. (2011), Lê Anh Thắng và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế theo diện nnk. (2011 - 2014),… Các kết quả nghiên trong trầm tích tầng mặt và theo mối cứu này đã khoanh định được vùng triển quan hệ giữa hàm lượng trọng sa với đặc vọng; phân loại, đánh giá được trữ lượng điểm trầm tích chứa trọng sa. Hình 1: Sơ đồ vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 2. Phương pháp nghiên cứu Nam (Hình 1). Địa hình ưu thế là các bãi cát, cồn cát ven biển có độ cao từ 2.1. Khu vực nghiên cứu vài mét đến 20 - 30 mét. Dải bãi - cồn Vùng nghiên cứu là khu vực đới cát này bị chia cắt bởi các cửa sông, cửa bờ ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế được đầm phá như cửa Thuận An, cửa Tư giới hạn phần lục địa từ +5m đến 0m Hiền, cửa Cảnh Dương và cửa Lăng Cô và phần đáy biển từ 0m đến -10m, có cũng như núi Linh Thái, Mũi Chân Mây tổng diện tích khoảng 35,5 ha, chạy từ (huyện Phú Lộc). Địa hình đáy biển ven huyện Phong Điền ở phía Tây Bắc (giáp bờ nghiêng thoải về phía Đông Bắc, tuy ranh với tỉnh Quảng Trị) đến Bắc Đèo nhiên độ nghiêng thoải không đồng đều Hải Vân (huyện Phú Lộc) ở phía Đông trên toàn bộ vùng nghiên cứu. 25 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017
  3. Nghiên cứu 2.2. Cơ sở tài liệu sát địa chất, địa mạo; phát hiện, thu Nghiên cứu được thực hiện dựa thập các dấu hiệu tích tụ sa khoáng và lấy một số mẫu trầm tích - trọng sa. Kết trên việc thu thập và phân tích 37 mẫu quả đợt khảo sát này là cơ sở đưa những trầm tích - trọng sa ven biển tỉnh Thừa luận giải bước đầu về đặc trưng phân bố Thiên Huế qua 02 đợt khảo sát thực địa sa khoáng theo diện trong trầm tích tầng do tập thể tác giả tiến hành (Hình 3), kết mặt và làm cơ sở hoạch định phương án hợp với tài liệu tham khảo từ các đề tài, lấy mẫu cho đợt khảo sát thứ hai nhằm dự án điều tra địa chất và khoáng sản hoàn thiện cứ liệu để đưa ra những kết trước đây. Đợt thứ nhất tiến hành khảo luận cuối cùng. Hình 2: Điểm khảo sát Nam Lăng Cô, sát chân mũi Hải Vân [Trần Xuân Trường, 2017] Hình 3: Sơ đồ điểm khảo sát địa chất khu vực đới bờ Thừa Thiên Huế 26 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017
  4. Nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa (Bảng 1) cho thấy hàm lượng Các phương pháp nghiên cứu được khoáng vật nặng giữa các điểm khảo sử dụng bao gồm: sát có khoảng dao động rất lớn. Điểm có hàm lượng thấp nhất là 107,93g/m3 - Phương pháp phân tích độ hạt nằm ở cực nam bãi Lăng Cô, sát chân trầm tích, phân tích trọng sa: được áp mũi Hải Vân và điểm có hàm lượng cao dụng cho các trầm tích chưa gắn kết nhất là 24170,64g/m3 nằm ở bờ biển xã hoặc gắn kết kém, cho trầm tích ven Quảng Công, huyện Quảng Điền, phía biển. Các thông số vật lý của trầm tích bắc cửa biển Thuận An. như kích thước hạt trung bình, hệ số chọn lọc, hệ số bất đối xứng và hàm Dựa theo địa hình bờ biển tỉnh lượng trọng sa có trong trầm tích được Thừa Thiên Huế, tập thể tác giả đã chia sử dụng để tiến hành phân tích, so sánh, vùng nghiên cứu chia thành 04 khu đánh giá đặc trưng phân bố sa khoáng, vực. Khu vực I từ cực bắc bờ biển tỉnh mối quan hệ giữa hàm lượng khoáng vật Thừa Thiên Huế xã Điền Hương, huyện nặng và đặc điểm trầm tích. Phong Điền kéo dài qua cửa biển Thuận - Phương pháp thành lập bản đồ An đến xã Vinh An, huyện Phú Vang vành phân tán trọng sa: được tiến hành bao gồm 22 điểm khảo sát. Khu vực này qua 02 bước; (i) Từ kết quả phân tích có điểm khảo sát với hàm lượng trọng trầm tích và trọng sa, dùng toán thống sa cao nhất và hàm lượng trọng sa trung kê xác định hàm lượng trung bình và độ bình toàn khu vực là 3650,75g/m3. Khu lệch quân phương cho tập mẫu. Trên cơ vực II gồm 02 điểm ở bờ biển phía bắc sở đó xác lập phân bậc vành phân tán cửa Tư Hiền có hàm lượng trung bình trọng sa; (ii) Bản đồ vành phân tán trọng cao nhất đạt 6553,51g/m3. Khu vực III sa được thành lập dựa trên nguyên tắc ít là vũng Chân Mây xã Lộc Vĩnh, huyện nhất 03 điểm khảo sát liền kề nhau có Phú Lộc với 05 điểm khảo sát có hàm cùng một bậc hàm lượng được liên kết lượng trung bình thấp nhất trong bốn thành một vành trọng sa tương ứng. Bản khu vực chỉ đạt 1412,82g/m3. Khu vực đồ vành phân tán trọng sa được thể hiện IV là dải bờ biển Lăng Cô từ Phú Hải trên nền bản đồ độ sâu đáy biển và bản Trong, xã Lộc Vĩnh đến xã Lộc Hải, đồ trầm tích tầng mặt giản lược. huyện Phú Lộc bao gồm 08 điểm khảo 3. Đặc điểm phân bố sa khoáng sát với điểm có hàm lượng trọng sa thấp đới bờ ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế nhất và hàm lượng trung bình toàn khu vực đạt 2120,27g/m3. Qua đó ta thấy 3.1. Theo hàm lượng trọng sa khoáng vật nặng trong khu vực đới bờ Kết quả phân tích trọng sa của ven biển Thừa Thiên Huế phân bố với 37 mẫu đã thu thập được từ công tác mật độ không đều. Bảng 1. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu trầm tích, trọng sa Kích thước hạt Hệ số chọn Hệ số chênh Hàm lượng STT Số hiệu mẫu trung bình (mm) lọc lệch trọng sa (g/m3) 1 TTH17-LC1 0,203 1,218 1,082 110,873 2 TTH17-LC2 0,156 1,177 0,985 253,163 3 TTH17-LC3 0,246 1,290 0,998 2972,610 4 TTH17-LC4 0,259 1,282 0,939 2709,128 5 TTH17-LC5 0,230 1,283 1,039 4664,619 6 TTH17-LC6 0,190 1,183 1,052 293,966 27 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017
  5. Nghiên cứu 7 TTH17-LC7 0,224 1,285 1,054 1654,753 8 TTH17-LC8 0,316 1,291 0,897 4303,023 9 TTH17-CM1 0,094 1,257 0,972 540,086 10 TTH17-CM2 0,191 1,266 1,056 807,609 11 TTH17-CM3 0,102 1,249 0,902 4124,187 12 TTH17-CM4 0,194 1,165 1,000 846,949 13 TTH17-CM5 0,190 1,176 1,013 745,285 14 TTH17-TH1 0,308 1,230 0,970 6150,125 15 TTH17-TH2 0,292 1,330 1,020 6956,903 16 TTH17-TA1 0,264 1,250 0,990 2391,946 17 TTH17-TA2 0,352 1,280 1,020 107,925 18 TTH17-TA3 0,308 1,250 1,060 621,697 19 TTH17-TA4 0,281 1,260 1,020 1489,703 20 TTH17-TA5 0,307 1,318 1,019 377,507 21 TTH17-TA6 0,350 1,355 0,914 1830,911 22 TTH17-TA7 0,330 1,596 0,827 2263,272 23 TTH17-TA8 0,276 1,293 1,039 895,294 24 TTH17-TA9 0,239 1,265 1,104 604,525 25 TTH17-TA10 0,259 1,281 1,095 666,003 26 TTH17-TA11 0,299 1,281 0,969 3304,246 27 TTH17-TA12 0,226 1,300 1,094 3118,580 28 TTH17-TA13 0,261 1,250 1,020 2364,944 29 TTH17-TA14 0,238 1,301 1,118 4642,296 30 TTH17-TA15 0,236 1,248 1,093 24170,638 31 TTH17-TA16 0,263 1,200 1,000 9821,680 32 TTH17-TA17 0,248 1,160 0,990 13957,672 33 TTH17-TA18 0,234 1,160 1,000 1379,806 34 TTH17-TA19 0,263 1,220 1,000 2365,763 35 TTH17-TA20 0,233 1,238 1,061 2302,397 36 TTH17-TA21 0,212 1,180 1,000 495,009 37 TTH17-TA22 0,225 1,190 1,000 1144,602 Kết hợp kết quả phân tích mẫu trọng sa đã thu thập được cùng kết quả từ các công trình nghiên cứu trước đây, tập thể tác giả xác lập được phân bậc vành phân tán trọng sa (Bảng 2). Bảng 2. Tổng hợp các giá trị phân bậc vành phân tán trọng sa Giá trị Hàm lượng trọng sa (g/m3) Thấp nhất (Min) 29 Cao nhất (Max) 39782,34 Trung bình (X) 3212,59 Nền (k) 2419,37 Độ lệch quân phương () 5248,13 Vành bậc I 7667,50 - 12914,63 Vành bậc II 12915,63 - 18162,76 Vành bậc III 18163,76 - 21374,46 Hàm lượng đột biến > 21374,46 28 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017
  6. Nghiên cứu Kết quả tính toán cho thấy độ lệch vậy theo thang phân cấp độ hạt của quân phương () = 5248,13 g/m3 cao Wentworth [6] toàn bộ các điểm khảo hơn nhiều giá trị hàm lượng trọng sa sát đó nằm trong trường trầm tích cát có trung bình (X) = 3212,59 g/m3. Đại kích thước hạt từ rất mịn đến trung bình. lượng độ lệch quân phương biểu thị Trong đó các điểm thuộc trường trầm cho mức độ phân tán của một tổ hợp số tích cát hạt rất mịn chiếm 28%, thuộc liệu. Đại lượng  càng nhỏ thì tổ hợp trường trầm tích cát hạt mịn chiếm 42% số liệu có mức độ tập trung càng cao. và thuộc trường trầm tích cát hạt trung Đồng thời chỉ có 07 trong 124 điểm bình chiếm 30%. Đồng thời, trong các khảo sát có hàm lượng trọng sa đáp ứng được phân bậc vành phân tán. Trong điểm khảo sát đó có duy nhất 01 điểm số còn lại thì 114 điểm có hàm lượng có hệ số chọn lọc là 1,596 vừa vượt thấp hơn vành phân tán bậc một và 03 qua ngưỡng tối đa của phân cấp hệ số điểm có hàm lượng đột biến. Điều đó chọn lọc tốt (1-1,58) (Bảng 3). Những nói lên rằng các khoáng vật nặng trong khu vực có mức độ tập trung sa khoáng khu vực nghiên cứu phân bố không tập cao thường là các trường trầm tích cát trung. Áp dụng nguyên tắc thành lập hạt mịn - trung bình với kích thước hạt bản đồ vành phân tán trọng sa, công trung bình dao động trong khoảng ~0,1 trình nghiên cứu không xác lập được - 0,45 mm, độ chọn lọc tốt (1,1 - 1,35). một vành phân tán trọng sa nào vì các Theo kết quả nghiên cứu về địa tầng và điểm khảo sát có hàm lượng khoáng môi trường trầm tích thì đây là các tích vật nặng đáp ứng được phân bậc vành tụ cát nguồn gốc biển - biển gió phân bố trọng sa (bảng 2) xuất hiện đơn lẻ, rời ở các cồn cát và các đường bờ cổ tuổi rạc, cách xa nhau. Từ đó tập thể tác giả Holocen. đi đến kết luận: sa khoáng trong khu vực đới bờ ven biển tỉnh Thừa Thiên Bảng 3. Phân cấp hệ số chọn lọc [3] Huế phân bố rất phân tán. Hệ số chọn lọc 1 - 1,58 1,58 - 2,15 > 2,15 3.2. Theo mối quan hệ giữa hàm Phân cấp Tốt Trung bình Kém lượng trọng sa và đặc điểm trầm tích Căn cứ vào tỉ lệ hàm lượng trọng chứa trọng sa sa của từng mẫu trên tổng số mẫu, công Kết quả phân tích độ hạt trầm tích trình nghiên cứu tiến hành phân bậc và hàm lượng trọng sa đã cho phép tập hàm lượng trọng sa để tiếp tục so sánh thể tác giả thiết lập mối quan hệ thống tỉ lệ cấp độ hạt trong trầm tích cát (Bảng kê giữa các thông số vật lý với hàm 4) và (Hình 5). lượng và được thể hiện trong hình 4 và 5 ở trang sau - Bậc A: < 1000g/m3 Số liệu thể hiện trên hình 4 và 5 (chiếm 37% tổng số điểm) cho thấy ngoại trừ 02 điểm khảo sát có - Bậc B: 1000 - 4999g/m3 giá trị đột biến, các điểm khảo sát còn (chiếm 45% tổng số điểm) lại nằm trong khoảng kích thước hạt từ 0,094mm đến 0,44mm và trong khoảng - Bậc C: > 5000g/m3 hệ số chọn lọc từ 1,116 đến 1,596. Như (chiếm 18% tổng số điểm) 29 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017
  7. Nghiên cứu Hình 4: Mối quan hệ giữa hàm lượng trọng sa và kích thước hạt trung bình Hình 5: Mối quan hệ giữa hàm lượng trọng sa và hệ số chọn lọc 30 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017
  8. Nghiên cứu Hình 6: Tỉ lệ cấp độ hạt trầm tích trong từng phân bậc hàm lượng trọng sa Bảng 4. Tỉ lệ cấp độ hạt trầm tích (%) trong từng phân bậc hàm lượng trọng sa Độ hạt Rất mịn Mịn Trung bình Vành phân tán A (< 1000g/m3) 29,55 47,72 22,73 B (1000 - 4999g/m3) 28,57 39,29 32,14 C (> 5000g/m3) 22,73 36,36 40,91 Bảng 4 và hình 6 đã làm nổi bật 2014) [4] cho thấy kết luận của công được đặc điểm của mối quan hệ giữa trình nghiên cứu đã khẳng định chi tiết, tỉ lệ cấp độ hạt và phân bậc hàm lượng rõ ràng hơn về đặc trưng phân bố sa trọng sa. Theo phân bậc trọng sa có hàm khoáng đới bờ ven biển tỉnh Thừa Thiên lượng từ thấp tới cao (A, B, C) thì tỉ lệ Huế theo diện trong trầm tích tầng mặt cấp độ hạt rất mịn giảm dần từ 29,55% là rất phân tán và có mật độ không đều; qua 28,57% xuống 22,73%, tỉ lệ cấp độ đồng thời cũng có cùng quan điểm là sa hạt mịn cũng giảm dần từ 47,72% qua khoáng xuất hiện tập trung trong trầm 39,29% xuống 36,36% nhưng tỉ lệ cấp tích cát có kích thước hạt từ rất mịn đến độ hạt trung bình tăng dần từ 22,73% qua trung bình, đây là những tích tụ cát có 32,14% lên 40,91%. Điều đó có nghĩa là nguồn gốc biển - biển gió. Bên cạnh đó, tỉ lệ kích thước hạt trầm tích lớn tăng dần tập thể tác giả cũng đã đưa ra được một theo phân cấp vành phân tán trọng sa. luận điểm mới về đặc trưng phân bố sa khoáng so với các nghiên cứu trước 4. Thảo luận đây là những khu vực có mật độ tích tụ Đối sánh với kết quả tổng hợp các sa khoáng cao hơn thường nằm trong kết luận từ những đề tài nghiên cứu đã trường trầm tích có độ hạt lớn hơn. được công bố của Phạm Huy Thông và nnk (1997) [5], Lê Văn Đạt và nnk 5. Kết luận (2008) [2], Nguyễn Tiến Dũng và nnk Kết quả phân tích trầm tích - trọng (2011) [1], Lê Anh Thắng và nnk (2011- sa của 37 mẫu trong khu vực đới bờ ven 31 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017
  9. Nghiên cứu biển tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ ra rằng: cũng giảm dần từ 47,72 % xuống 39,29 khu vực cực nam bãi Lăng Cô là nơi có %, tuy nhiên cấp độ hạt trung bình tăng hàm lượng sa khoáng thấp nhất (107,93g/ dần từ 22,73 % lên 40,91 %. m3) và khu vực bờ biển xã Quảng Công, Tổng hợp các kết quả phân tích, đối huyện Quảng Điền, phía bắc cửa biển sánh, đánh giá trên, công trình nghiên Thuận An có hàm lượng sa khoáng cao cứu đi đến kết luận rằng sa khoáng trong nhất (24170,64g/m3). Trong tổng thể, khu khu vực đới bờ (+5m đến -10m) ven biển vực từ xã Điền Hương, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế có đặc trưng phân (cực bắc đường bờ biển tỉnh Thừa Thiên bố rất phân tán, mật độ không đều dọc Huế) đến xã Vinh An, huyện Phú Vang có theo các cồn cát ven biển; trong trường hàm lượng trung bình đạt 3650,75g/m3. trầm tích cát có kích thước hạt từ rất mịn Khu vực phía bắc cửa Tư Hiền có hàm đến trung bình, có hệ số chọn lọc tốt và lượng trung bình cao nhất trong toàn vùng tập trung chủ yếu trong khoảng kích nghiên cứu đạt 6553,51g/m3. Khu vực thước hạt mịn. Độ hạt trầm tích những vũng Chân Mây có hàm lượng trung bình khu vực có hàm lượng trọng sa lớn hơn toàn vùng thấp nhất, chỉ đạt 1412,82g/ có xu hướng tăng lên. m3. Khu vực dải bờ biển Lăng Cô có hàm TÀI LIỆU THAM KHẢO lượng trung bình đạt 2120,27g/m3. [1]. Nguyễn Tiến Dũng và nnk (2011). Kết quả tính toán thống kê cho thấy Báo cáo thăm dò quặng sa khoáng titan-zircon độ lệch quân phương () = 5248,13g/m3 tại khu vực xã Quảng Ngạn, xã Quảng Công, cao hơn nhiều giá trị hàm lượng trọng sa huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trung bình (X) = 3212,59g/m3 và tập thể ty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng tác giả không thành lập được sơ đồ vành sản Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế. phân tán trọng sa cho khu vực nghiên [2]. Lê Văn Đạt và nnk (2008). Báo cứu vì các điểm khảo sát có hàm lượng cáo kết quả điều tra, đánh giá triển vọng khoáng vật nặng đáp ứng được phân bậc sa khoáng ven biển từ Thanh Hoá đến Thừa vành trọng sa xuất hiện đơn lẻ, rời rạc, Thiên - Huế. Lưu trữ Trung tâm Thông tin cách xa nhau. lưu trữ Địa chất, Hà Nội. Số liệu từ mối quan hệ giữa hàm [3]. Trần Nghi (2010). Trầm tích luận lượng trọng sa và đặc điểm trầm tích trong địa chất biển và dầu khí. NXB Đại chứa trọng sa thể hiện rõ nét khoảng học Quốc gia, Hà Nội. 328 tr. kích thước hạt của trầm tích chứa [4]. Lê Anh Thắng và nnk (2011 - khoáng vật nặng trong khu vực đới bờ 2014). Báo cáo điều tra đặc điểm địa chất, ven biển Thừa Thiên Huế là từ 0,094mm địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất đến 0,44mm và trầm tích có hệ số chọn môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng lọc từ 1,116 đến 1,596. Trong đó các biển Thừa Thiên Huế - Bình Định (0-60m điểm thuộc trường trầm tích cát hạt rất nước), tỉ lệ 1:100.000. Trung tâm địa chất mịn chiếm 28%, thuộc trường trầm tích và khoáng sản biển, Hà Nội. cát hạt mịn chiếm 42% và thuộc trường [5] Phạm Huy Thông và nnk (1997). trầm tích cát hạt trung bình chiếm 30%. Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Huế tỷ lệ Theo phân bậc hàm lượng trọng 1:50.000. Lưu trữ Trung tâm Thông tin lưu sa từ thấp đến cao (A< 1000g/m3, B: trữ Địa chất, Hà Nội. 1000g/m3 - 4999 g/m3, C > 5000 g/m3) [6]. Chester K. Wentworth (1922). thì tỉ lệ cấp độ hạt rất mịn giảm dần từ The Journal of Geology, Vol. 30, No. 5. The 29,55 % xuống 22,73 %, cấp độ hạt mịn University of Chicago Press. 377-392 pp. BBT nhận bài: Ngày 09/7/2017; Phản biện xong: Ngày 05/12/2017 32 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2