intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đái dầm vì lo H.A., 8 tuổi được cha mẹ đưa đến

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đái dầm vì lo H.A., 8 tuổi được cha mẹ đưa đến Trung tâm tham vấn tâm lý trẻ em vì gần một năm nay em thường đái dầm vào ban đêm, dù em đã có khoảng thời gian dài từ khi bốn tuổi không còn đái dầm. H.A. là cô bé thông minh, lanh lợi, ngoan, học khá và không có biểu hiện của một khó khăn tâm lý nào. Mặc dù em đã được ba mẹ đưa đi khám ở nhiều nơi với nhiều xét nghiệm cận lâm sàng nhưng đều không phát hiện được nguyên nhân về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đái dầm vì lo H.A., 8 tuổi được cha mẹ đưa đến

  1. Đái dầm vì lo H.A., 8 tuổi được cha mẹ đưa đến Trung tâm tham vấn tâm lý trẻ em vì gần một năm nay em thường đái dầm vào ban đêm, dù em đã có khoảng thời gian dài từ khi bốn tuổi không còn đái dầm. H.A. là cô bé thông minh, lanh lợi, ngoan, học khá và không có biểu hiện của một khó khăn tâm lý nào. Mặc dù em đã được ba mẹ đưa đi khám ở nhiều nơi với nhiều xét nghiệm cận lâm sàng nhưng đều không phát hiện được nguyên nhân về mặt thực thể. Khi khai thác, các chuyên gia tâm lý cho rằng nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên ở em là do có một thời gian dài bị stress vì mẹ sinh em bé, các áp lực lo sợ bị bỏ rơi làm em lo lắng và tạo thành những nỗi ám ảnh đối với em. Những trường hợp như H.A. được đánh giá là chứng đái dầm thứ phát không thực tổn ở trẻ em.
  2. Trẻ đái dầm không thực tổn là trẻ em không có những rối loạn thực thể như viêm đường tiết niệu, động kinh hay tiểu đường. Tuy nhiên, trẻ bị đái dầm buổi đêm hay đái ra quần ban ngày ít nhất hai lần một tuần, trong một tháng khi đã hơn 5 tuổi. Trẻ đái dầm không thực tổn thường có hai loại, đái dầm tiên phát và đái dầm thứ phát. Đái dầm tiên phát là trẻ có một thời gian đái dầm không gián đoạn từ sau bốn tuổi đến thời điểm đi khám. Còn đái dầm thứ phát là trẻ có một thời gian gián đoạn không có đái dầm sau bốn tuổi và sau đó đái dầm trở lại. Trai nhiều hơn gái Đái dầm trẻ em là một vấn đề hay gặp ở trẻ trai nhiều hơn so với trẻ gái. Tỉ lệ
  3. Xấu hổ mắc bệnh tùy theo lứa tuổi. 7% bé trai Hậu quả của đái dầm không thực tổn, đặc biệt là đái dầm thứ và 3% bé gái bị mắc chứng này khi 5 phát thường để lại những khó khăn về mặt cảm xúc và hành vi tuổi. 3% bé trai và ứng xử đối với trẻ. Khi vào lớp 2% bé gái mắc chứng này khi 10 1, trẻ đã bắt đầu hình thành ý tuổi. thức tự lập, mở rộng các mối quan hệ bạn bè. Vì vậy, nếu lúc này bị đái dầm trẻ thường có tâm trạng mặc cảm, lo lắng và xấu hổ, ngại tiếp xúc với người khác. Điều này cũng để lại sự lo lắng đối với các sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Nguyên nhân của đái dầm không thực tổn thường nghiêng về các yếu tố tâm lý. Thông thường các triệu chứng này thường có tiền sử gia đình. Việc tái phát triệu chứng này thường gắn với mâu thuẫn gia đình hoặc một sự kiện căng thẳng như bị lạm dụng, cha
  4. mẹ ly hôn… Bên cạnh đó, nguyên nhân của đái dầm không thực tổn cũng có thể do áp lực học tập, các khó khăn trong cuộc sống, các yếu tố stress nảy sinh với các em, các khó khăn trong việc phát triển tình cảm và hành vi. Đi tiểu đúng giờ Việc khám và điều trị chứng đái dầm ở trẻ là một việc làm hệ trọng và phải theo từng bước. Cần đưa trẻ đi khám và phải đánh giá tình trạng tâm thần, khám thực thể toàn bộ và làm xét nghiệm nước tiểu cho trẻ. Khi đã xác định trẻ không bị một bệnh lý thực thể nào liên quan đến đái dầm thì việc điều trị phối hợp giữa bác sĩ tâm thần nhi, các chuyên gia tâm lý lâm sàng và cha mẹ trẻ là vô cùng cần thiết. Giải pháp trị liệu chứng đái dầm này được cha mẹ tiến hành một cách có hiệu quả tại gia đình với việc đặt chuông hay đệm báo động, yêu cầu trẻ dậy đi tiểu đúng giờ,
  5. không nên cho trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ… tỏ ra có hiệu quả. Tuy nhiên, đây là chứng đái dầm phần lớn có căn nguyên tâm lý và thường để lại hậu quả về những khó khăn tâm lý đối với trẻ. Vì vậy việc đưa trẻ đến một trung tâm tham vấn tâm lý trẻ em là rất cần thiết. Các chuyên gia tâm lý sẽ triển khai nhiều kỹ thuật giúp trẻ phóng chiếu những áp lực dồn nén, lấy lại tinh thần cho trẻ và dần giúp trẻ ổn định với các liệu pháp hành vi, trò chơi... Bên cạnh đó, các bác sĩ tâm thần nhi cũng có thể cho trẻ uống thuốc giúp tốt hơn trong tiến trình trị liệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2