Đại siêu thị (Hypermarket) và xu hướng mua sắm của khách hàng thế hệ z tại TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 6
download
Nghiên cứu trình bày địa điểm bán lẻ khổng lồ có khả năng chứa rất nhiều loại sản phẩm và hàng hóa bên trong, bao gồm toàn bộ các dòng sản phẩm tạp hóa cho đến đủ các loại sản phẩm thông thường khác. Bên cạnh đó không thể không kể đến chiếm lĩnh của của thế hệ Z (những người sinh trong khoảng 1995 trở về sau), đang trở thành nhóm định hình xu hướng về mọi mặt từ giải trí, thời trang cho đến tiêu dùng, có tầm ảnh hưởng ngược lại Millennials (thế hệ sinh khoảng 1980- 1995). Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đại siêu thị (Hypermarket) và xu hướng mua sắm của khách hàng thế hệ z tại TP. Hồ Chí Minh
- ĐẠI SIÊU THỊ (HYPERMARKET) VÀ XU HƯỚNG MUA SẮM CỦA KHÁCH HÀNG THẾ HỆ Z TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Trần Lê Mỹ Quỳnh, Trần Gia An, Vũ Thị Thu Phương Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Lưu Thanh Tân TÓM TẮT Đại siêu thị (Hypermarket) là một dạng siêu cửa hàng kết hợp giữa một siêu thị và một cửa hàng bách hóa. Nó tạo ra một địa điểm bán lẻ khổng lồ có khả năng chứa rất nhiều loại sản phẩm và hàng hóa bên trong, bao gồm toàn bộ các dòng sản phẩm tạp hóa cho đến đủ các loại sản phẩm thông thường khác. Bên cạnh đó không thể không kể đến chiếm lĩnh của của thế hệ Z (những người sinh trong khoảng 1995 trở về sau), đang trở thành nhóm định hình xu hướng về mọi mặt từ giải trí, thời trang cho đến tiêu dùng, có tầm ảnh hưởng ngược lại Millennials (thế hệ sinh khoảng 1980- 1995). Từ những lập luận trên, nhóm tác giả chọn đề tài: ‚Đại siêu thị (Hypermarket) và xu hướng mua sắm của khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh‛. Trường hợp nghiên cứu là tại các Đại siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh: Aeon, Emart, Co.opXtra, LOTTE Mart, Mega Market. Bài nghiên cứu sẽ đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm của khách hàng thế hệ Z tại Đại siêu thị. Từ khoá: Bách hoá, bán lẻ, đại siêu thị, hypermarket, thế hệ Z. 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị lớn và hiện đại, cùng với lối sống công nghiệp đang tạo điều kiện để các dịch vụ bán lẻ phát triển nhanh chóng. Song song với các kênh bán lẻ điện tử, Đại siêu thị (Hypermarket) là một trong những phân khúc được đầu tư mạnh mẽ và thu hút được sự quan tâm từ khách hàng. IDG nhận định (2018), Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2017 ” 2022, với mức tăng bình quân khoảng 14% mỗi năm, vượt qua các quốc gia mới nổi khác như Ấn Độ, Philippines, hay cả thị trường lớn như Trung Quốc. Có thể thấy, thị trường mua sắm đang chứng kiến sự những cuộc đổ bộ lớn vào Việt Nam với nhiều dấu hiệu tích cực. Việc hướng tới phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giúp các Đại siêu thị có thể tin tưởng rằng người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm, được tận hưởng và thỏa mãn hơn với những lợi ích của họ. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Thế hệ Z ” những người có mức độ mong đợi và phản ứng với việc mua hàng là khác nhau. Lewis (2014) trong nghiên cứu về thế hệ Z dự đoán rằng sẽ có sự sụt giảm trong các thị trường đại chúng, nơi mà người mua sẽ dần tìm kiếm sự độc quyền. Dykstra (2012) cũng cho thấy hành vi mua và tiêu dùng của thế hệ Z sẽ phá vỡ đáng kể sự cân bằng giữa nguồn cung và môi trường cạnh tranh kinh doanh. Những phát hiện từ nghiên cứu của Simangunsong (2018) cho thấy rằng 1777
- thế hệ Z là một người mua tiêu dùng có xu hướng chi tiêu ngay lập tức nếu họ có mong muốn về một sản phẩm cụ thể. 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng tại đại siêu thị 2.1.1 Sự hài lòng của khách hàng Hành vi mua sắm của một khách hàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như văn hoá, địa vị xã hội, cá nhân và tâm lý. Hầu hết những yếu tố này là không thể kiểm soát và đóng vai trò quan trọng trong hành vi mua sắm đầy phức tạp của người tiêu dùng. Hành vi này được định nghĩa là những quá trình liên quan khi những cá nhân, hoặc tập thể lựa chọn, mua, sử dụng hoặc chối bỏ các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc trải nghiệm nhằm thoải mãn nhu cầu và khát khao của họ (Solomon, 1995). Trong marketing, cụm từ hành vi mua sắm ám chỉ không chỉ đơn thuần là hành vi mua hàng, mà còn bao gồm cả các hoạt động trước khi mua và sau khi mua. Các hoạt động sau khi mua bao gồm việc đánh giá các sản phẩm đã mua và giảm đi sự lo lắng về việc mua các sản phẩm ít sử dụng với giá đắt đỏ (Kumar, 2017). 2.1.2 Dự định tái mua Theo Hellier & ctg (2003), dự định tái mua đề cập đến phán quyết của người tiêu dùng về việc mua lại một sản phẩm/dịch vụ được chỉ định thường xuyên hơn trong tương lai từ cùng một công ty. Oliver (1997) chỉ ra rằng ý định mua lại bắt nguồn từ lòng trung thành được cam kết sâu sắc để mua lại cùng một sản phẩm/dịch vụ mặc dù hành vi chuyển đổi có thể được gây ra bởi những ảnh hưởng tình huống và nỗ lực tiếp thị khác. Ngoài ra, Reichained (2001) tìm ra mối quan hệ đáng kể giữa hành vi tái mua và sự hài lòng của khách hàng. Durvasula & ctg (2004) cũng đồng ý rằng thông qua việc cung cấp liên tục các giá trị và sự hài lòng cao hơn, khách hàng trở nên thực sự trung thành với một tổ chức. 2.1.3 Mối liên hệ giữa sự hài lòng và dự định tái mua Theo Wakefield & Baker (1998) dự định tái mua bị ảnh hưởng bởi sự hài lòng của khách hàng, hứng thú mua sắm và mong muốn ở lại trong môi trường mua sắm giải trí. Trạng thái hài lòng dẫn đến thái độ tích cực đối với việc mua hàng và có thể ảnh hưởng tích cực đến dự định tái mua (Arnold và Reynold, 2003). Wang & Wu (2012) gợi ý rằng một khách hàng hài lòng với các nhà cung cấp dịch vụ chắc chắn sẽ thể hiện thái độ thuận lợi hơn và dự định tái mua. Trong các Đại siêu thị, khách hàng tìm thấy thái độ tích cực và trải nghiệm mua sắm dễ chịu mang lại sự gắn kết về mặt cảm xúc, tạo ra ý định tái mua mạnh mẽ hơn (Swinyard, 1993; Zeithaml, 1988). 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng 2.2.1 Độ nhảy cảm về thời gian đối với sự hài lòng của khách hàng Độ nhạy thời gian là mức độ quan trọng mà người mua hàng gán cho sự tiện lợi của cách bố trí cửa hàng để mua sắm nhanh chóng, dễ dàng, không bị chen chúc trong cửa hàng, với sự sẵn có của các dịch vụ thanh toán nhanh và thời gian hoạt động của cửa hàng kéo dài (Umesh & ctg, 1989). Một số nghiên cứu cho thấy lượng thời gian người mua sắm dành cho mua sắm có liên quan tích cực đến kết quả mua hàng, nhưng thời gian chờ thanh toán có tác động tiêu cực đến sự hài 1778
- lòng của khách hàng (Anic & Radas, 2006; Bielen & Demoulin, 2007; Davis & Heineke, 1998; Davis & Vollmann, 1990; Nicholls & ctg, 1997; Stoel, Wickliffe, & Lee, 2004; Underhill, 1999). Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất: Giả thuyết H1: Độ nhạy cảm về thời gian tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng thế hệ Z khi mua sắm tại các đại siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh. 2.2.2 Trách nhiệm xã hội và sự hài lòng của khách hàng Suresh Touchar & ctg (2002) xem xét rằng hành vi đạo đức có thể được coi là một thành phần nữa của chất lượng dịch vụ. Theo đó, trách nhiệm xã hội có thể được hiểu là một phần của chất lượng quan hệ của một dịch vụ (Lindgreen, Swaen, & Johnston, 2009). Kết quả nghiên cứu của Shin & Vinh (2014) về tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với sự hài lòng của khách hàng đã ủng hộ cho giả thuyết về sự liên quan giữa hai nhân tố này. Tài liệu của Whalen & ctg, 1991; Folkes & Kamins, 1999; Alexander, 2002 phát hiện ra rằng hành vi tiếp thị phi đạo đức ảnh hưởng xấu đến thái độ, sự hài lòng và ý định hành vi của người tiêu dùng. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất: Giả thuyết H2: Trách nhiệm xã hội tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng thế hệ Z khi mua sắm tại các Đại siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh. 2.2.3 Các yếu tố dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Grace & O’Cass (2004, 2005), định nghĩa việc cung cấp dịch vụ bán lẻ tại Đại siêu thị bao gồm dịch vụ cốt lõi, nhân viên và không gian dịch vụ. Dịch vụ do nhân viên cung cấp đóng vai trò quan trọng trong đánh giá hiệu quả dịch vụ của người tiêu dùng (Broderick, 1999). Trong khi một môi trường vật lý được thiết kế tốt giúp dễ dàng tiếp cận hàng hóa và tạo điều kiện cho các giao dịch mua hàng nhanh chóng, có thể chứng minh là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của người mua hàng tại Đại siêu thị. Gronroos (1990) lập luận, trong dịch vụ nói chung, dịch vụ cốt lõi có thể được định nghĩa là ‚lý do cơ bản của hoạt động kinh doanh‛. Các dịch vụ này bao gồm trưng bày hàng hóa, cung cấp cho khách hàng thông tin liên quan đến hàng hóa, đóng gói hàng hóa phù hợp cho khách hàng và cung cấp cho khách hàng giao hàng và thanh toán phù hợp tùy chọn (Grace & ctg, 2004). Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất: Giả thuyết H3: Nhân viên có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng thế hệ Z khi mua sắm tại các đại siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh. Giả thuyết H4: Dịch vụ cốt lõi có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng thế hệ Z khi mua sắm tại các đại siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh. Giả thuyết H5: Không gian dịch vụ có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng thế hệ Z khi mua sắm tại các đại siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh. 2.2.4 Sự hài lòng của khác hàng và dự định tái mua Lòng trung thành được định nghĩa là cam kết của cá nhân đối với một công ty cụ thể (Varga & ctg, 2014). Sự hài lòng của của khách hàng chính là chìa khoá dẫn đến mối quan hệ sinh lợi với khách hàng ” để duy trì và phát triển cơ sở khách hàng, gặt hái giá trị khách hàng trọn đời từ họ (Kotler, 1779
- 2012). Theo Wakefield & Baker (1998) dự định tái mua bị ảnh hưởng bởi sự hài lòng của khách hàng, hứng thú mua sắm và mong muốn ở lại trong môi trường mua sắm giải trí. Trạng thái hài lòng dẫn đến thái độ tích cực đối với việc mua hàng và có thể ảnh hưởng tích cực đến dự định tái mua (Arnold và Reynold, 2003). Từ đó nhóm nghiên cứu đề xuất: Giả thuyết H6: Sự hài lòng có tác động cùng chiều đến dự định tái mua của khách hàng thế hệ Z khi mua sắm tại các đại siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh. Hình 1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai phương pháp nghiên cứu: – Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện ở bước đầu tiên của quy trình nghiên cứu với các cuộc phỏng vấn sâu với chuyên gia nhằm xác định đầy đủ, đa chiều nội dung nghiên cứu. – Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện ở bước tiếp theo của quy trình nghiên cứu: nghiên cứu định lượng chính thức nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. – Đối tượng khảo sát là học sinh, sinh viên, những người đi có độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi, đã từng hoặc thường xuyên mua sắm tại các đại siêu thị trong thời gian gần đây, và có khả năng đánh giá chủ quan về chất lượng dịch vụ, hàng hoá, giá cả tại các đại siêu thị. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu có 7 thang đo lần lượt được đánh giá độ tin cậy. Như đã đề cập trong Chương 3, các thang đo được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.600 và hệ số tương quan biến ” tổng ≥ 0.300. Trong đó thang đo Nhân viên có hệ số cao nhất là 0.970, tiếp đến là CSR với 0.937. Sau khi đo lường độ tin cậy của các nhân tố thông qua hệ số 1780
- Cronbach’s Alpha, kết quả đánh giá thang đo của 7 nhân tố cho thấy không có biến quan sát nào bị loại, 29 biến quan sát, được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá. Ở lần phân tích EFA thứ nhất, kết quả cho thấy KMO đạt 0.892 nên việc phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu. Phép kiểm định Bartlett có giá trị Sig = 0.000 (< 0.05) nên các biến quan sát có quan hệ với nhau. Tất cả các biến quan sát thuộc 5 yếu tố này đều đã đạt được giá trị hội tụ cũng như giá trị phân biệt. Phương trình hồi quy tuyến tính được xây dựng: HL = 0.070*TS + 0.120*SR + 0.124*ES + 0.253*CS + 0.533*SS hay: Sự hài lòng của khách hàng = 0.070*Độ nhạy cảm về thời gian + 0.120*Trách nhiệm xã hội + + 0.124*Nhân viên + 0.253*Dịch vụ cốt lõi + 0.533*Không gian dịch vụ Kết quả Coefficients ta thấy (β= 0.801). Từ kết quả bảng trên, phương trình hồi quy tuyến tính được xây dựng: TM = 0.801*HL hay: Dự định tái mua của khách hàng = 0,801*Sự hài lòng của khách hàng Hệ số phù hợp phù hợp tổng hợp của mô hình (RM2= 0.886 = 88.6%) dự tính tái mua của khách hàng thế hệ Z đối với đại siêu thị tại TP. Hồ Chí Minhlà rất cao. Như vậy, 5 yếu tố: Độ nhạy cảm về thời gian, Trách nhiệm xã hội, Nhân viên, Dịch vụ cốt lõi, Không gian dịch vụ đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến sự hài lòng của khách hàng thế hệ Z đối với các đại siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh. Tức là khi giá trị β của các TS, SR, ES, CS, SS càng cao thì sự hài lòng của khách hàng thế hệ Z đối với các đại siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh càng cao, đồng nghĩa với dự định tái mua càng cao. Tóm lại, thông qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức mà cụ thể là kết quả hồi quy tuyến tính đa biến, ta có mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh như sau. Hình 2: Mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và dự định tái mua của khách hàng tại các đại siêu thị TP. Hồ Chí Minh 1781
- 5 HÀM Ý QUẢN TRỊ Đại siêu thị cần đa dạng hóa nguồn hàng, tạo điều kiện cho khách hàng được những sự lựa chọn tốt nhất, đồng thời cần đảm bảo về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Song song đó, cập nhật xu hướng thẩm mỹ, trang trí để tạo hứng thú với khách hàng khi mua sắm. Đặc biệt đối với hàm ý về trách nhiệm xã hội, đại siêu thị cần có nhiều hơn các hoạt động hướng tới xã hội như việc bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa; hay tạo ra quỹ từ thiện từ chính điểm tích lũy của khách hàng tại đại siêu thị mà không ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng, cùng với đó là đảm bảo các yếu tố về kinh tế, đạo đức và pháp luật. Trách nhiệm xã hội của đại siêu thị không chỉ biểu hiện ở trách nghiệm với cộng đồng mà còn phải thể hiện rõ hơn trách nhiệm đối với chính doanh nghiệp mình, đặc biệt là khía cạnh về tuân thủ pháp luật thuế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ajzen, I. (1991). The Theory of Planned Behavior. Organizational behaviour and human decision process. Vol 50, 179 ” 211. [2] Anic, I. D., Radas, S., Miller, J. C. (2011). Antecedents of consumers' time perceptions in a hypermarket retailer. The Service Industries Journal. 31:5, 809-828. [3] Atulkar, S., & Kesari, B. (2017). Satisfaction, loyalty and repatronage intentions: Role of hedonic shopping values. Journal of Retailing and Consumer Services. Volume 39, 23 ” 34. [4] Cuesta‐Valino, P., & Rodriguez, P. G., Nunez-Barriopedro, E. (2018). The impact of corporate social responsibility on customer loyalty in hypermarkets: A new socially responsible strategy. Corporate Social Responsibility and Environmental Management. Volume 26, Issue 4, 761- 769. [5] Grace, D., & O’Class, A. (2004). An examination of the antecedents of repatronage intentions across different retail store formats. Journal of Retailing and Consumer Services. 12 (2005) 227”243. [6] Moharana, T. R., Pradhan, D. (2019). Shopping value and patronage: when satisfaction and crowding count. Marketing Intelligence & Planning. Vol. 38 No. 2, pp. 137-150. 1782
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn