intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đàn đá Tây Nguyên

Chia sẻ: Nghuyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

153
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Về những cây đàn đá trên Tây Nguyên tôi chỉ muốn lưu ý các bạn đọc đến vài điểm sau đây : Khi khai quật các thanh đá tại Ndut Lieng Krak, Khánh Sơn, Bác Ái, Bình Đa, các nhà khảo cổ đã nhận ra rằng các thanh đá ấy không được tìm ra đúng nơi các thanh đá được chôn từ lúc mới tạo ra. Chỉ có những thanh đá ở Bình Đa là được tìm thấy cạnh bên những hiện vật bằng đồ gốm không có dấu vết đào lên, chôn lại, nên các nhà khảo cổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đàn đá Tây Nguyên

  1. Đàn đá Tây Nguyên Về những cây đàn đá trên Tây Nguyên tôi chỉ muốn lưu ý các bạn đọc đến vài điểm sau đây : Khi khai quật các thanh đá tại Ndut Lieng Krak, Khánh Sơn, Bác Ái, Bình Đa, các nhà khảo cổ đã nhận ra rằng các thanh đá ấy không được tìm ra đúng nơi các thanh đá được chôn từ lúc mới tạo ra. Chỉ có những thanh đá ở Bình Đa là được tìm thấy cạnh bên những hiện vật bằng đồ gốm không có dấu vết đ ào lên, chôn lại, nên các nhà khảo cổ đã dùng Carbone 14 phỏng định niên đại của các thanh đá ấy. (ước độ cách nay 1800 năm) Các bạn biết rằng thời đại đó khi tìm ra đá ngưòi ta thường đẽo rìu búa để đi săn hay để làm khí giới, mà có một người không đẽo đá thành búa mà nghĩ tạo một thanh đá để tiếng phát ra khi gõ vào thân đá hoà hợp với tiếng gió thổi, tiếng chim kêu, nước chảy đó là một việc rất lạ. Lại biết đẽo ra một âm thanh có độ cao nhứt định. Có nhiều thanh c ùng một giọng, có thanh cách nhau quảng tư quảng tám là một việc lạ lùng khác. Vì kỹ thuật đó ngày nay chỉ có Thế Viên dày công nghiên cứu thể nghiệm mới tìm ra được bí quyết đó.
  2. Một điểm khác đáng quan tâm là trong các thanh đá được khai quật, có một số thanh phát ra âm có độ cao bằng âm Fa trong nhạc phương Tây. Mà theo Cha Amiot mấy thế kỷ trước, và Giáo sư Chuang Pen Li (Trương Bổn Lập) ngày nay tại Đài Loan âm Fa là độ cao của âm Huang zhong (Hoàng Chung) âm cơ bản trong nhạc Trung quốc, một âm mà Vua Huỳnh đế thời hoang đ ường bên Trung quốc đã sai Ling Luen (Lịnh Luân) ra núi Kuen luen (Côn Lôn) tìm cây trúc cắt ra giữa hai mắt thổi ra để định âm Hoàng Chung. Mà âm Fa theo sự tìm hiểu của vài nhà nghiên cứu trong đó có Bà Kar Fung (Gia Phụng) Thầy dạy khí công tại Pháp, âm Fa vang dội trong cơ thể con người nhứt là tại vùng Đan điền. Các sự kiện đó làm cho chúng ta suy nghĩ: những việc làm của người xưa, chúng ta chưa hiểu hết những ý nghĩa của nó. Việc tạo những cây đàn đá có thang âm bình quân, biến đàn đá thành môt loại «mộc cầm»( xylophone) mà thay vì tiếng gỗ là tiếng đá, cần phải suy nghĩ lại. Đàn đá như các bộ đá được «ghè đẽo» đã khai quật được tại Tây Nguyên quả thật chỉ có trên lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng đá «mài nhẵn», như loạỉ « Khánh» thì bên Trung quốc đã có từ lâu. Đặc khánh, bằng các loại đá quí , cẩm thạch, ngọc thạch dưới hình dạng con cá, hay Biên Khánh với 16 thanh đá hình thước thợ kích thước bằng nhau mà bề dầy khác nhau, dùng làm âm thanh chuẩn, hoặc dùng trong nhạc cung đình tại Trung quốc, Triều Tiên và Việt Nam (ở Việt Nam chỉ có loại
  3. Biên Khánh 12 thanh) Nhựt bổn không có dùng Biên Khánh. Các thanh đá được treo lên một cái giá cái khung. Trong giới nghiên cứu âm nhạc các thanh ấy được gọi là « phonolit», thay vì «lithophone». Bên châu Phi dân tộc Kabye ở Togo có loại đàn đá mang tên là « Picancalla », gồm những viên đá tự nhiên, chớ không phải thanh đá ghè đẻo, hình dài hay đá mài nhẵn hình thước thợ. Các viên đá ấy được tập hợp lại và đăt trên một cái «ổ» bằng rơm. Vào tháng 11 , sau ngày mùa, dân tộc Kabye lấy một hòn cuội đá gõ trên các viên đá được tập họp đó thành những «tiếng động» hơn «tiếng nhạc» để mừng ngày mùa. Việc nghiên cứu những bộ đá đang tiếp tục. Những người có liên quan đến việc sưu tầm và nghiên cứu về các bộ đá đó về mặt nhạc học là Nhạc sĩ Kpa Ylang, cố Giáo sư Viện sĩ Lưu Hữu Phước, Nhạc sĩ Ngô Đông Hải, Giáo sư Tô Vũ và có lẽ có nhiều người khác mà tôi chưa biết tên. Hiện Giáo sư Tô Vũ là người biết rõ nhứt về các đàn đá đã được khai quật. Thế Viên là người tìm ra được bí quyết tạo những thanh đá phát âm theo một độ cao nhứt định, có thể « phục chế» đàn đá theo mẫu các đàn xưa hay chế ra những đàn đá mới. Các nhạc sĩ như NSND Đỗ Lộc, Đức Dũng, Đức Dậu ( trong Nhóm Nhạc gõ Phù Đổng) có biểu diễn trên đàn đá .
  4. Có một điều nên nhớ là trên lanh thổ của nước Việt Nam, đã hai nhạc khí- có thể là hai «vật thiêng»- rất quí báu và độc đáo : Trống đồng miền Bắc và Đàn đá vùng Tây Nguyên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2