intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dân tộc K’ho tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: Nguyen Truong Phuong Linh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

20
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu giới thiệu tổng quan về "Dân tộc K’ho tỉnh Lâm Đồng" về ngôn ngữ, dân tộc, bộ tộc và dân tộc, sinh hoạt..Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dân tộc K’ho tỉnh Lâm Đồng

  1. DÂN TỘC K’HO Đến Lâm Đồng,không ai nói không biết dân tộc K'Ho.Họ đại diện cho phần lớn dân tộc thiểu   số vùng cao nguyên Lâm Viên. NGÔN   NGỮ   :  Người   Cơ   Ho,   còn   gọi   là Cờ   Ho, Kơ   Ho,   hoặc Kơho, K'Ho ,   là  một dân  tộc trong số  54 dân tộc  tại Việt Nam. Người  Cơ  Ho  nói tiếng Cơ   Ho, ngôn ngữ  thuộc ngữ chi Ba Na thuộc Ngữ hệ Nam Á DÂN SỐ: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cơ Ho ở Việt Nam có  dân số  166.112 người, cư trú tại 46 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cơ Ho cư trú tập  trung tại các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa , Ninh Thuận BỘ  TỘC : người Cơ  Ho được phân biệt bởi địa bàn cư  trú, sinh hoạt cũng như  ngôn   ngữ, và được chia thành các nhóm như  : Cơ Ho Srê, Cơ  Ho Chil  ,  Cơ Ho Lạch, Cơ Ho Nộp,  Cơ Ho Cờ Dòn, Cơ Ho T'ring ... PHONG TỤC – TẬP QUÁN : người Cơ Ho Thờ  nhiều thần linh như thần Mặt Trời,   thần Núi, thần Sông... người cơ ho có tổ  chức gia đình theo “ Chế Độ  Mẫu Hệ  “,Người con   gái đóng vai trò chủ  động trong hôn nhân ( tục lệ bắt chồng ). Hôn nhân một vợ, một chồng   bền vững, đôi vợ chồng sống tại nhà vợ. con mang họ của mẹ. SINH HOẠT :   Người Cơ  Ho thường ăn ba bữa, theo tập quán ăn bốc, lương thực   chính là gạo ăn với thực phẩm như  cá, thịt, rau . Các món ăn thường chế  biến khô để  thuận   tiện cho ăn bốc. Thức uống là nước suối, được trữ  nước uống là những quả  bầu khô. Mọi   sinh hoạt chủ yếu (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách) đều diễn ra quanh bếp lửa trong nhà. NHÀ Ở: của người Cơ­ho là nhà sàn dài, mái lợp tranh, phía trước cửa nhà có cầu   thang lên xuống. Nhiều nhà quây quần lại thành làng. TRANG PHỤC: trang phục của đàn ông là khố bằng vải bản rộng, dài khoảng 1,5 – 2   m, có hoa văn theo dải dọc. Phụ nữ dùng váy bằng một tấm vải quấn quanh người rồi giắt   cạp. Vay nền đen, có diềm hoa văn trắng. Nếu thời tiết lạnh, họ khoác thêm chăn (ùi) ra ngoài.   Phụ nữ dùng vòng cổ, vòng tay, cườm và khuyên căng tai làm đồ trang sức. LỄ  HỘI:  Hàng năm, người Cơ  Ho tổ  chức ăn Tết khi mùa màng đã thu hoạch xong  (thường vào tháng 12 dương lịch). Tết này có ý nghĩa đón lúa về  nhà. Theo tập quán, các gia   đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để cả bon tổ chức lễ đâm trâu.Thịt trâu được  chia cho từng gia đình, còn máu trâu bôi vào trán những người dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ  tết kéo dài 7 ­ 10 ngày. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc lớn  như làm nhà, chuyển làng... VĂN HÓA – VĂN NGHỆ  : Dân tộc K’ho có đời sống văn nghệ  phong phú, độc đáo.  Thơ ca của họ đậm chất trữ tình giàu nhạc điệu. Vũ khúc cổ truyền được trình diễn trong các  lễ hội. Nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng 6 chiếc, kèn ống bầu, đàn ống tre, trống… tạo thành những dàn hòa âm hoặc độc tấu. KINH TẾ : Sống chủ yếu bằng lúa rẫy và lúa nước. Công cụ làm rẫy gồm rìu, xà gạt,   xà bách, gậy chọc lỗ...
  2. Ngày nay bà con người K’ho đã có sự giao lưu, tiếp nhận cuộc sống hiện đại cùng các  dân tộc khác, nhưng cộng đồng người K’ho vẫn trân trọng gìn giữ nền văn hoá truyền thống,  bản sắc của dân tộc mình. Các  thành viên của buôn làng K’ho luôn có ý thức củng cố sự bền   vững và đoàn kết của dòng họ, giữ gìn đất rừng, nguồn nước, những tài sản được coi là của   chung, tuân thủ và thực hiện tự giác các luật tục truyền thống của dân tộc mình. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác  truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình  Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai,   Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng, Chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các  dân tộc Tây Nguyên như Êđê, Ba na, Xơ đăng, Gia rai, M’nông, Cơ ho…  Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố  bộ  phận sau:  cồng  chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ  hội có sử  dụng cồng chiêng (Lễ  mừng lúa mới, Lễ  cúng Bến nước...), những địa điểm tổ  chức các lễ  hội   đó   (nhà   dài, nhà   rông,   rẫy, bến   nước, nhà   mồ,   các   khu   rừng   cạnh   các   buôn   làng   Tây  Nguyên,...), v.v. Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen .   thường được dùng trong các buổi cúng tế  và trong các lễ  hội. Cồng là loại có núm, chiêng   không núm. Nhạc cụ  này có nhiều cỡ, đường kính từ  20cm đến 60cm, loại cực đại từ  90cm  đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13   chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc. Trong một bộ chiêng, chiếc chiêng mẹ (chiêng cái)  là quan trọng nhất. Cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của các tộc người Tây Nguyên, là tiếng  nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao   động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.  Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự  giàu có. Đã có thời một   chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Nhằm quảng bá hình  ảnh không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đồng thời bảo   tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cư dân các dân tộc, hằng năm  người ta tổ những lễ  hội Cồng Chiêng Tây Nguyên như: lễ  Đâm trâu, Mừng nhà rông, Mừng lúa mới, Mừng đám   cưới, Mừng được mùa, Bỏ  mả… Hiện tại,  ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, Lễ  hội Cồng chiêng được tổ  chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc   văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách. Cồng Chiêng Đà Lạt: Đến với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà  Lạt du khách sẽ được hòa mình vào những giai điệu, những âm vang cồng chiêng của dân tộc   k’ho, bên ánh lửa hồng bập bùng,  ấm áp. Và được tìm hiểu khám phá rõ hơn và tham gia  những nghi lễ  tập tục truyền thống của người dân k’ho vùng cao nguyên lộng gió. Cồng  chiêng Đà Lạt là 1 nét văn hóa đặc sắc du lịch của du lịch Đà Lạt 
  3. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị  thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý  giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người   nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng  núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp   phần tạo nên những sử  thi, những áng thơ  ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn,   vừa hùng tráng. Đà Lạt mộng mơ là điểm đến vừa yên bình nên thơ với thảm thực vật rực rỡ sắc màu, vừa   ngập tràn tiếng cồng chiêng mỗi khi đêm về bên bếp lửa hồng. Được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể  nhân loại" vào năm 2005,   cồng chiêng trở thành đại diện thứ hai của nước ta đón nhận danh hiệu này. Theo quan niệm   của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, trong từng chiếc cồng, chiếc chiêng luôn có hiện thân của  những vị thần nên đây là nhạc cụ không thể thiếu của những buổi lễ quan trọng như: lễ thổi   tai cho trẻ sơ sinh, lễ chúc sức khoẻ, lễ mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ cầu an cho   cây lúa… Cồng chiêng còn là hiện thân của tính cộng đồng và gắn liền với tính cách mạnh mẽ  của con người cao nguyên. chương trình giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra hàng đêm tại khu du lịch Đồi  Mộng Mơ, du khách sẽ được hòa mình vào đêm hội văn hóa Tây Nguyên với vũ điệu rộn ràng,  thưởng thức  những xiên thịt nướng  thơm lừng và nếm những ngụm rượu cần  ấm  nồng. Trong ánh lửa bập bùng, không gian văn hóa của đồng bào bản địa nơi đây được tái hiện, du   khách sẽ  được nghe những bài ca núi rừng và cùng tôn vinh kiệt tác văn hóa phi vật thể  của   nhân loại. Tất cả đã tạo thành một nét đẹp văn hóa đa sắc màu riêng biệt của Đà Lạt mà bất   cứ ai cũng không nên bỏ qua.
  4. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asian) và Nam đảo (Austronesian) sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam. Chứa đựng bên trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần. "Cồng chiêng càng già thì thần linh càng mạnh và càng thiêng". Hầu như nhà nào cũng có cồng chiêng, thậm chí có gia đình có tới vài bộ. Điều này thể hiện sự giàu có và quyền thế, đồng thời cũng là vật che chắn, bảo vệ cho gia đình. Bao đời nay, cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả… cho đến lễ cúng máng nước, mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới… Ngày 25/11/2005, Tổng giám đốc Tổ chức Văn hóa - Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) Koichiro Matsuura đã trân trọng trao bằng công nhận kiệt tác di sản phi vật thể “Văn hóa cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên - Việt Nam”. Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng, các cơ quan chức năng cùng cộng đồng cần có những hành động cụ thể nhằm khôi phục các giá trị truyền thống, trả lại cho cồng chiêng linh hồn và cuộc sống đích thực của nó. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp ngành du lịch đừng quá ỷ lại vào thế mạnh của thiên nhiên, của di sản.. mà quên đi việc tạo ra các sản phẩm tương đồng thu hút du khách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2