Đằng sau cơn bão
lượt xem 3
download
Tôi nhờ tìm giúp người trông nom mẹ trong bệnh viện, người ta dẫn đến một cô gái trẻ tên là Cẩm Thuý, người Cà Mau. Cẩm Thuý xách khăn gói lại, cô làm quen với mẹ tôi bằng một nụ cười mỉm, thấy mẹ hắt hơi, cô xô lại vuốt đằng sau lưng, tay rút vội tờ giấy ăn lau mũi. Nhìn Cẩm Thuý thành thạo trong việc trông nom người ốm nên giao mẹ cho Cẩm Thuý rồi ra về. Ngoài đường người Sài Gòn người đi xuôi ngược như nước, vốn là dân làm chuyên môn trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đằng sau cơn bão
- Đằng sau cơn bão Truyện ngắn TRẦN THỊ THẮNG Tôi nhờ tìm giúp người trông nom mẹ trong bệnh viện, người ta dẫn đến một cô gái trẻ tên là Cẩm Thuý, người Cà Mau. Cẩm Thuý xách khăn gói lại, cô làm quen với mẹ tôi bằng một nụ cười mỉm, thấy mẹ hắt hơi, cô xô lại vuốt đằng sau lưng, tay rút vội tờ giấy ăn lau mũi. Nhìn Cẩm Thuý thành thạo trong việc trông nom người ốm nên giao mẹ cho Cẩm Thuý rồi ra về. Ngoài đường người Sài Gòn người đi xuôi ngược như nước, vốn là dân làm chuyên môn trong phòng lạnh, chiều về nhà cũng bằng một con đường mà hàng chục năm nay tôi vẫn đi theo như vậy, nên ít chú ý người qua lại trên đường. Lâu nay có mẹ nằm viện, phải đi lại nhiều, mới hay Sài Gòn sao đông người đi lại quá trời. Mình là người Sài Gòn, sống ở Sài Gòn mà bỗng cứ thấy ngạc nhiên vì không biết có những chuyện chi mà người cứ đổ ra đường đi như chảy hội. Phía trước kẹt xe, vài xe máy quay lại tìm lối khác, ô tô đứng im chẳng nhúc nhích. Kẹt cứng giữa xe là xe, tôi buông lỏng tay lái, lại nghĩ về mẹ. - Con về nhé! Tay má bám nhẹ vào tay tôi, rồi bà vuốt buông từ từ thả lỏng cho tôi ra về. Nhà chỉ có hai mẹ con, tôi đi lấy chồng, má cũng theo về ở. Má quen sống ở đâu cũng có bóng tôi bên cạnh, tôi là hơi thở của má, má chỗ dựa đời tôi. Thấy tôi về muộn, hai cha con mở cửa đón vào. Con gái tôi ôm chầm lấy mẹ, giọng như khóc: - Bà ngoại con! Bà ngoại con! Chúng tôi phải dỗ dành mãi bé mới thôi không khóc cho cả nhà yên ả ngồi ăn. Bỗng gương mặt Cẩm Thuý lại hiện lên trước mắt tôi, gương mặt trái soan, trắng trẻo, nụ cười mỉm, các ngón tay bôi màu vỏ đỗ điệu đà mà lại làm nghề trông nom bệnh nhân? Đang ngủ với con gái, tôi bỗng cứ muốn ngồi dậy chạy ra khỏi nhà để đến bệnh viện xem mẹ tôi được giao cho Cẩm Thuý cô ta trông nom ra sao? Phải nén chờ cho trời sáng, giao
- con cho chồng, rồi cun cút đi về phía bệnh viện. Cái sương sớm của Sài Gòn ít gặp, nó làm cho con người dễ chịu ra, the the mà mát mẻ. Đẩy nhẹ của phòng bệnh bước vào, Cẩm Thúy nằm dưới đất có một vuông chiếu, mẹ tôi nằm trên giường với gương mặt ngủ thanh thản. Vội khép cửa bước ra ngồi chờ ngoài sân thượng hóng gió, bỗng Cẩm Thuý ra ngoài lấy nước nóng vào phích, tôi lao vào hỏi mẹ: - Đêm qua mẹ có sao không? Thuý trông nom có thế nào? Mẹ lại vuốt tay tôi và nói nhẹ nhàng: - Con yên tâm đi, để Cẩm Thuý trông mẹ là được rồi, nó nâng nhấc còn hơn cô, nghề của con bé mà! Lần đầu tiên mẹ không có tôi bên cạnh, mẹ cảm thấy thoải mái, lòng tôi thấy an tâm trở lại, Cẩm Thuý vào, với nụ cười gượng, Thuý hỏi tôi: - Chị lo lắng cho bác lắm ư? đêm qua em dìu bác “đi” hai lần, sau đó thấy bác ngủ yên. Chị bớt lo cho bác cũng an lòng, bệnh nhân cần cái tâm tĩnh mà. Tôi cho mẹ ăn cháo xong, mẹ lại nắm tay tôi và lướt nhẹ như đẩy đi. Tôi thấy mình yên tâm giao người thân cho người lạ để đi làm. Vào giúp mẹ tôi được ít giờ, mà sao con người của Cẩm Thuý cứ như một ẩn số. Gọi điện cho chồng đón con, tôi lại đi vào bệnh viện. Thuý đã cho mẹ ăn xong, đang dắt đi trên sân thượng, nửa tấm thân già yếu dựa vaò Thuý để đi cho vững, đi chán lại tìm đến chỗ ngồi, mái đầu bạc phơ ngả vào vai Thuý, gió trên cao thổi bồng làm làn tóc như sương trắng , lòng như cũng chòng chành theo, tôi thầm gọi: “má ơi!”. Tôi bước đến ngồi chơi với mẹ, mẹ cứ đan tay vào tay tôi, ngón tay khô già đang muốn nói với tôi lời yêu thương. Thuý bóp bả vai cho má, bàn tay có năm ngón tay màu vỏ đỗ cứ lướt trước mặt tôi, mẹ đang lim dim tỏ sự dễ chịu. Một lát sau đưa mẹ vào ngủ, xong rủ Thuý ra sân thượng ngồi. - Em làm nghề này đã bao năm? - Mười một năm - Khi đó em còn rất trẻ và xinh!
- - Khi khăn gói ra khỏi nhà, em khóc hết nước mắt, em nguyện sẽ đi 10 năm là ba hai tuổi thì trở về, vậy mà nay em đã ba con ba rồi, vẫn chưa thể về nhà được. - Định khi nào về ở hẳn nhà? - Dặn lòng 10 năm, nhưng phải 12 năm trả xong nợ, em về quê làm ăn lại từ đầu. … Cẩm Thuý bay ra khỏi nhà sau cơn bão 1997 tại Cà Mau, thuyền đánh cá của chồng chìm trong cơn bão. Anh sống sót trở về. Mẹ chồng mang ra một hũ vàng 10 cây cho con trả nợ. Bà đã dành dụm cả đời, ông là người đánh cá gặp may mắm nhiều hơn con trai, nên bà có của ăn của để. Vốn là người từ Thanh Hoá lưu lạc vào, gặp một chàng trai nghèo, hai người nên vợ nên chồng làm ăn dành dụm được ít của, nay con trai gặp nạn bà rốc ống bỏ ra. Hai vợ chồng già tiếc của dắt nhau đi dọc bờ biển, nhớ lại những ngày đi đánh cá xa bờ, ông một đời chèo chống có gặp đâu cơn bão năm 1997 như thằng Bảo để đến lúc này trắng tay. Đời con lây sang cả đời ông. Bà lão nhìn biển nói: - Hình như biển chỉ cho chúng ta cá để bắt để có tiền của để nuôi con khôn lớn, còn chừng nào biển lại lấy đi hết thảy. - Đâu có! Bao đời nay có cơn bão nào đổ vào Cà Mau ta như năm rầy. Nhất thuỷ nhì hoả, chúng còn tính mạng mang về với vợ con chúng đã là quá hên. Đời tôi đời bà cực vậy mà giờ có 5 thằng con trai còn sống sờ sờ ra đó là phúc mấy đời của ông bà để lại, mong chi nhiều cho cực lòng, tổn thọ. Biển ngoài kia mênh mông quá, con người thì nhỏ nhoi, khi tuổi đã càng về già thì biển càng rộng mênh mông khôn cùng, hai ông bà đưa dẫn nhau về nhà. Ngân hàng đã đến, họ chốt lại nợ: - Anh chị nợ 200 triệu, xin ký vào! Đôi mắt thằng Tư Bảo ngó vô giấy mà như ngó vô mảnh cước, mảnh lưới, nó cầm bút ký thản nhiên, còn bà mẹ thấy lòng bà đau thắt như chưa bao giờ có cơn đau như vậy, dù bà đã bảy lần sinh, còn năm thằng con trai to cao lộc ngộc. Rồi con dâu lên Sài Gòn, con trai bà về chăn ngựa thuê cho thằng Hai ở Long An. Một gia đình xum họp, nay chia lìa, bà phải nuôi hai cháu nội, một lên sáu, một lên hai. Chúng sàn sàn như trứng gà trứng vịt,
- được cái đứa thì giống bố như đúc, đứa y tạc mẹ. Và cô dâu Cẩm Thuý lên Sài Gòn vào nghề trông nom bệnh nhân năm nay đã là năm thứ mười một. Mười một năm chưa một lần ăn cái tết cùng chồng con. Càng ngày tết, càng phaỉ ở lại trông nom bệnh nhân, không phải vì mức lương được gấp đôi, mà tết họ càng cần có người trông nom người ốm. Bà mẹ chồng thì im lặng ,đó là thái độ ủng hộ con cái. Còn các chị dâu, em dâu thì phản đối ra mặt về cái nghề hèn mạt mà lại dễ hư thân. Khi thân gái mỏng manh nhiều khi ăn ở trông nom người ốm trong nhà thiên hạ, biết có giữ được vẹn tòan hay không?. Nhưng Cẩm Thuý tính mỗi năm cô phải mang về nhà được hai tư hai lăm triệu để trả nợ, tiền cho con ăn học, chẳng có nghề gì làm ở đất Sài Gòn khi mà không nghề nghiệp, không bằng cấp, chỉ có nghề chăm sóc bệnh nhân. Muốn làm được nghề này chỉ có lòng thương yêu người bệnh như cha mẹ, anh em, con cháu nhà mình thì mới làm được lâu và bền. Người đời thường cảnh giác với những người làm nghề này, mà những người đi làm thường cảnh giác với chủ nhân nhỡ họ “dám làm gì” thì thân phụ nữ trẻ trung sẽ ra sao? Thuý nói với tôi: - Phải phá được những mặc cảm về nhau mới làm việc được cùng nhau. - ở cái tuổi trẻ, em vượt lên bao cám giỗ đời thường để giữ mình cho con cho chồng, cực lắm chị ạ! Một năm nọ, có khách hàn Quốc nằm viện, bệnh nhân đã 53 tuổi, ông chưa hề xây dựng gia đình. Khi chăm sóc bệnh nhân, ông đem lòng yêu Cẩm Thuý, ông mời cả em gái sang Việt Nam. - Chị Cẩm ơi! lấy anh em rồi về Hàn Quốc sống. Anh em chưa một lần yêu ai, nhưng lần này lại yêu chị chết mê chết mệt. Chị sống vầy cực quá, đổi đời đi cho nó biết sung sướng đôi chút đi mà! - Tôi còn hai đứa con! Biển làm chúng tôi ra nông nỗi này, nhưng chúng tôi vẫn yêu biển, yêu quê, yêu Cà Mau! Ngày chia tay, người con trai Hàn Quốc nói:
- - Có vậy mới là Cẩm Thuý, còn về Hàn Quốc là Cẩm Thuý mất hết chất của cô ấy, anh cũng không thể sống với người đàn bà không còn là mình! Tặc lưỡi một lúc Thuý lại nói: - Nhưng giữ cho mình là mình cũng khó khăn và đau đáu như một nỗi đau. Vì phải hơn mười năm lưu lạc, nay đã sắp sang năm thứ mười hai, em thiếu thốn tình cảm gia đình lắm nhưng phải trả xong nợ, chồng em được anh cho một con ngựa đua, bán đi may ra mới có bảy tám mươi triệu về làm vốn ở quê. Mẹ tôi sau một tháng ốm khỏi dậy, bà bắt tôi về Long An cùng Thuý thăm người chồng. Anh dành một sự bất ngờ cho cả tôi và Thuý khi có sự hiện diện cả hai đứa con. Thằng con trai đã vào tuổi mười tám, nhưng cũng ôm chầm lấy mẹ, nước mắt còn long đong. Cô em gái thì ghì chặt mẹ hơn như sợ buông ra mẹ lại đi mất. Con gái tôi còn nhỏ tuổi, mỗi lần cháu vào thăm bà ngoại, Thuý cứ đau đáu nhìn cháu, có gì cũng cho con bé, nên Thuý bỗng trở thành người thân trong nhà. Một chiều dẫn con bé ra cầu thang, Thuý tần ngần và buông lời: - Ngày em ra đi, cháu gái mới bằng chừng này tuổi, nay về thấy con cao lớn, nhưng trong trí nhớ của em bao giờ cháu cũng bé như ngày đầu chia tay! Nay nhìn hai con, mắt Thuý cứ cay cay, bỗng chúng được ba gọi ra làm cá, Thuý nói: - Đi làm ăn để có tiền trả nợ, nhưng lúc nào em cũng cảm thấy có tội với con khi con ốm đau không có mình ở bên. Đằng xa những bông điên điển đang nở hoa, gió đồng bằng thổi về, như thổi lại những kỷ niệm đau buồn của đôi vợ chồng cũng không còn trẻ mà bao gian truân, xa cách. Cơn bão đổ bộ vào Cà Mau, tin tức cả nước biết, cứu trợ cả nước cứu trợ, nhưng đằng sau cơn bão đó là bao gia đình phải chịu sự tan đàn xẻ nghé để khắc phục cơn bão. Thuý đã nói mười một năm có dư, Thuý và chồng ra sức làm để trả nợ bão mà chưa trả xong. Có những lúc nhàn dỗi ngồi trên sân thượng bệnh viện, Thuý cứ láy mãi một suy nghĩ - Đời ba má chúng em đi đánh bắt còn nuôi được con cái, còn chút ít vốn liếng. Đến đời chúng em làm lớn, ăn lớn, nhưng rồi biển cả lấy cả đi, ba má đem của nả một đời gom
- góp bù cho con không nổi, thế là thế nào? Rồi nhỡ đến đời con em nó phải đi làm hai mươi năm đắp cho một cơn bão không xong.Thế là tại trời hay tại ta hả chị? Đôi lúc nghĩ ngán, hay bỏ xứ đi thẳng, nhưng con trai em vẫn thích nghề bắt cá biển, người vùng biển yêu nghề chài lưới bỏ không đành. Đôi lúc muốn hỏi trời mà trời không nói! Không biết khuyên Thuý ra sao, nhưng trong lòng tôi lúc đó bật ra câu trả lời: - Tại con người cả, ta tàn sát thiên nhiên, thiên nhiên sát phạt ta. Bỗng nhiên tôi tự trách mình sao lại nói vậy, con người ngồi trước mặt tôi đã bị bão vùi dập mười một năm nay, gia đình ly tán, con xa cha, vợ xa chồng vậy mà sao tôi nỡ nói những lời lạnh lùng như vậy. Bỗng tôi nhìn sang Thuý, gương mặt cô cứng cỏi hẳn lên rồi nói: - Em đã bị trả giá bằng cả tuổi trẻ, em hiểu rằng Thuỷ tặc không đùa được đâu? Bao năm nay đã luôn tự hỏi và lại tự trả lời: biển muốn cho chúng ta, nhưng ta đừng “hại" biển, biển sẵn sàng giận giữ hôm nay hơn ngày qua. Ba bố con đã mang nồi cá vào, chúng tôi cho vào nồi luộc, lần đầu tiên tôi thấy cá biển tươi ngon lạ lùng, cái ngọt của cá, mùi thơm trong từng thớ cá mang lại cho ta một bữa cơm ngon, ăn vào nhẹ bụng mà đầu óc như sảng khoái hơn. Chúng tôi ở trong dãy nhà ngang, anh chị của Bảo lên Sài Gòn thương lượng về giá cả của những con ngựa đua. Năm nay ngựa đua được mùa ăn chơi, các ông “chủ” về săn lùng những con tuấn mã đẹp ngưạ đẹp nết đua, giá bao nhiêu họ cũng chịu. Khi màn đêm xuống, mấy đứa trẻ theo cha dong duổi ngoài đồng cỏ đã mệt, chúng lăn ra ngủ, còn Bảo đội mũ đi ra tàu ngựa. Anh phủ những tấm vải ướt lên lưng từng chú tuấn mã. Khi về đêm, tiếng hý của ngựa cái trong chuồng nhà ai vọng lại, tiếng vó ngựa, mùi ngựa lạ…tất cả đều dễ gây dây chuyền cho bầy ngựa đua bốc dòng máu nóng trong người và không khéo chúng “sổ tinh”, thế là chú ngựa không thể đủ sức đua, mà người chăn ngựa làm “ công cốc”. Tất cả phải canh chừng sự tạo hóa bẩm sinh của chúng thành sự tạo hoá theo ý muốn con người. Đêm đêm người chăn ngựa phải canh chừng kẻ trộm ,canh chừng sự phát triển nội tai của loài ngựa. Qua những giờ khắc đó, họ trở về ngả lưng, bốn năm giờ sáng lại dẫn ngựa đi tắm ngâm
- cho tới 8 giờ sáng, ngựa sạch, mát lúc đó mới trở về cho nghỉ ngơi bên quán cà fê. Quán xá vùng này bao giờ cũng có chỗ buộc ngựa, họ chỉ bán cà fê, thuốc lá chính cho những chàng chăn ngựa trong vùng . Nghỉ ngơi xong, chú ngựa lại được dắt về trong chuồng với những bó cỏ non tơ ngon lành. Cho chúng ăn xong, người chăn ngựa lại đi cắt cỏ, trồng cỏ, bỏ phân cho cỏ. Nghề chăn ngựa đua là nghề vất vả nhất trong những việc mà con người gọi là “nghề”. Bảo làm 10 năm cho anh trai không lương, khi ra về anh xin một chú ngựa đua làm vốn. Mười năm gối đất nằm sương, anh vẫn luôn tự hỏi: - Sao biển lại phũ phàng với đời ta? Với cả một thế hệ như ta? Bao thằng bạn cũng phải tha phương àm ăn mong được trả nợ, trả được nợ! Nếu trả xong nợ, gia đình đoàn tụ anh có gần trăm triệu ở chú ngựa đua, nhưng rồi có còn ra biển nữa không? Bảo muốn đi ra khơi đánh cá, xong nhiều lúc anh lại tự dặn lòng: “phải trả giá như vậy chưa sợ sao Bảo?”. Gia đình Bảo có một ngày xum họp, tôi có một ngày hiểu thêm về con người vùng biển Cà Mau. Cuộc chia tay của Thuý cũng đầy nước mắt. Cậu Hai lộc ngộc mà cứ ôm mẹ khóc như mưa như gió. - Má ơi! má về với chúng con! Cô con gái thì ôm chặt, nhất quyết không cho má đi, Bảo thì nắm tay vợ: - Mình chịu khổ một thời gian rồi về với bố con anh! Một cuộc chia tay đầy nước mắt. Thuý nói với tôi trên đường đi. - Em ít về quê, vì về rồi, lúc đi, cha mẹ khóc đằng cha mẹ, chồng con khóc đằng chồng con. Ai biết em lên Sài Gòn làm ăn là chịu khổ, chịu nhục để kiếm tiền “nhất tội nhì nợ” nên phải ra đi. Đằng sau một cơn bão, đằng sau một gia đình chịu giông bão mười năm chưa hết. Vậy trên dẻo đất này hàng năm có bao cơn bão đi qua, có bao gia đình chịu giông bão cả mười năm, hai mươi năm sau một cơn bão, tôi đã thực nghe, thực thấy một gia đình sau cơn bão là cả một sự đánh vật với cuộc sống, họ phải làm đủ nghề để trả nợ, con cái gia đình phải ly tán. Nhưng đây là cặp gia đình trẻ, còn những người già không biết họ có đủ sức để chịu cơn rớt bão sau bao năm để lại. Cơn bão này qua đi, một cơn bão khác lại đến.
- Con người con phải chống chọi với bão tố thiên tai từ đời này sang kiếp khác, nhưng chẳng ai bỏ đất mà đi. Nhưng phải làm gì thì con người chỉ luôn hỏi ông trời như vậy sao? mà vẫn chưa có câu trả lời, câu trả lời ấy lại chính là con người tự giải cho chính mình, cho dân tộc mình, cho hành tinh này, xin con người đừng bỏ ngỏ mãi lời giải trên. Đôi bàn tay để móng màu vỏ đỗ của Thuý có biết nói gì không? bàn tay ta làm ra tất cả, nhưng thiên tai có khi lại lấy đi tất cả. Các cụ có câu: Một nghề thì sống, đống nghề thì chết, nhưng một nghề đánh cá có lúc cũng chết, mà đống nghề như Thuý: trông nom bệnh nhân nặng trong viện, làm móng tay nếu ai cần, giặt giũ, lau dọn… cũng không thể tồn tại lâu dài khi mà các con cần mẹ ở tuổi đang lớn, vợ cần chồng khi nhà có việc. Cầu mong rằng bão đừng đến để bao người phải trả giá vì bão. Vợ chồng Thuý chỉ mong trời có vậy. Trời ơi! người ơi! có thấu tiếng kêu của họ hay không?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đầu Lâu Báo Oán
8 p | 232 | 92
-
Mẹ à, con xin lỗi, con bất hiếu
3 p | 104 | 10
-
Truyện ma Đầu Lâu Báo Oán
23 p | 85 | 10
-
Truyện Đầu lâu báo oán
9 p | 84 | 7
-
Ngọt ngào và cay đắng
6 p | 59 | 6
-
Ngày mình chia tay, anh còn nhớ không?
3 p | 96 | 5
-
Ác quỷ trên thiên đàng - Tập 4
5 p | 85 | 5
-
Con Nhíp
3 p | 53 | 4
-
XIN LỖI, ANH KO THỂ BẢO VỆ EM!
4 p | 66 | 4
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Mười Sáu
5 p | 86 | 3
-
Kẻ Lạ Nhìn Tôi Từ Phía Sau
4 p | 64 | 3
-
Một phép màu đáng giá bao nhiêu?
3 p | 91 | 3
-
CON ĐĨ THÈM ĐÀN BÀ
6 p | 56 | 3
-
Chỉ còn lại là mây mù
3 p | 75 | 2
-
‘Phía ấy con tàu
6 p | 41 | 2
-
Còn Lại Với Đời
12 p | 53 | 2
-
Chiếc máy đo sâu
7 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn