Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CANXI HYDROXIT VÀ SODIUM<br />
HYPOCHLORITE LÊN ĐỘ VI CỨNG CỦA NGÀ CHÂN RĂNG<br />
Đinh Thị Khánh Vân*, Bùi Huỳnh Anh*, Huỳnh Thị Thùy Trang*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của canxi hydroxit và sodium hypochlorite lên độ vi cứng của ngà chân răng<br />
sau thời gian đặt canxi hydroxit trong ống tủy 7 ngày .<br />
Phương pháp: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 30 răng cối nhỏ vĩnh viễn một chân đã đóng chóp.<br />
Tất cả các răng được cắt ngay dưới đường tiếp nối men- xê măng và được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm (n=10),<br />
các chân răng được sửa soạn ống tủy bằng trâm dũa K. Nhóm 1 là nhóm chứng- bơm rửa bằng nước cất khi sửa<br />
soạn, nhóm 2 bơm rửa bằng nước cất khi sửa soạn và đặt canxi hydroxit trong ống tủy 7 ngày, nhóm 3 bơm rửa<br />
bằng NaOCl 2,5% khi sửa soạn và đặt canxi hydroxit trong ống tủy 7 ngày. Sau đó các chân răng được đo độ<br />
cứng theo thang đo độ cứng Vickers tại vị trí cách gờ ống tủy 100µm với tải lực 100g trong 10 giây. Sử dụng<br />
phần mềm SPSS 16.0 với phép kiểm Anova để ghi nhận và xử lý kết quả.<br />
Kết quả: Sau 7 ngày, độ vi cứng ngà chân răng ở cả hai nhóm sửa soạn ống tủy bơm rửa nước cất và nhóm<br />
bơm rửa sodium hypochlorite 2,5% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05); độ vi cứng ngà<br />
chân răng của hai nhóm này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Kết luận: Việc đặt canxi hydroxit trong ống tủy làm giảm độ vi cứng ngà chân răng. Sửa soạn ống tủy bơm<br />
rửa với sodium hypochlorite 2,5% không gây ảnh hưởng đáng kể trên độ cứng ngà răng.<br />
Từ khóa: canxi hydroxit, độ vi cứng, ngà chân răng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE IN VITRO EFFECT OF CALCIUM HYDROXIDE AND SODIUM HYPOCHLORITE<br />
ON THE MICROHARDNESS OF RADICULAR DENTIN<br />
Dinh Thi Khanh Van, Bui Huynh Anh, Huynh Thi Thuy Trang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 235 - 239<br />
Objectives: The aim of this study was to evaluate the effect of sodium hypochlorite 2.5% as an irrigant in<br />
root canal treatment and calcium hydroxide as an an intracanal dressing on the microhardness of radicular dentin<br />
after 7 days exposure.<br />
Methods: In this in vitro study, 30 single root premolars with its crowns were removed at the cementenamel junction The sample was then randomly divided into 3 groups of 10 roots each; and the root canals then<br />
were prepared with K-files, group 1 (control group)- using sterile water as an irrigant; group 2- using sterile<br />
water as an irrigant and having calcium hydroxide application for 7 days; group 3- using 2.5% sodium<br />
hypochlorite as an irrigant and having calcium hydroxide application for 7 days. Dentin microhardness of all<br />
groups was measured using a Vicker’s indenter with a load of 100 g for 10 seconds. Data were statistically<br />
analyzed using one-way ANOVA test.<br />
Result: After 7 days application of calcium hydroxide, there was a statistically significant (p < 0.05)<br />
difference in the decrease of dentin microhardness in both groups 2,3 when compare with the control group 1. The<br />
diference of microhardness between group 2 and 3 was no statistically significant (p > 0.05).<br />
* Bộ Môn Chữa Răng – Nội Nha, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS Bùi Huỳnh Anh<br />
ĐT: 0909094950<br />
Email: buihuynhanh@yahoo.fr<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
235<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Conclusion: According to the result of this study, the use of calcium hydroxide as an intracanal dressing<br />
softens dentin after 7 days. The irrigation solution of 2.5% sodium hypochlorite was found no significant effect on<br />
root dentin microhardness.<br />
Key words: Calcium hydroxide, microhardness, root dentin.<br />
hypochlorite nồng độ cao(3,5). Điều này được giải<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
thích là do khả năng hòa tan collagen làm ảnh<br />
Trong điều trị nội nha lâm sàng, canxi<br />
hưởng đến thành phần hữu cơ trong mô ngà của<br />
hydroxit là vật liệu được dùng phổ biến để kiểm<br />
dung dịch Sodium hypochlorite. Vì vậy việc<br />
soát nhiễm trùng trong ống tủy trong thời gian<br />
đánh giá ảnh hưởng của sodium hypochlorite<br />
ngắn hạn hay dài hạn. Các sản phẩm có canxi<br />
lên tính chất ngà răng cũng như lựa chọn nồng<br />
hydroxit đã được chứng minh là có hiệu quả<br />
độ và thời gian bơm rửa thích hợp trong ống tủy<br />
đáng kể trong điều trị nhiều tình trạng bệnh lý<br />
là cần thiết cho điều trị nội nha lâm sàng.<br />
của răng như: hỗ trợ việc tạo ra ngà sửa chữa<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm<br />
trong điều trị răng bị lộ tủy, kích thích đóng<br />
xác định ảnh hưởng ngắn hạn của canxi hydroxit<br />
chóp ở những răng đã lấy tủy chưa phát triển<br />
và sodium hypochlorite lên độ vi cứng của ngà<br />
hoàn tất (Fava 1994), hỗ trợ sự lành thương của<br />
chân răng vĩnh viễn ở người với các mục tiêu cụ<br />
sang thương quanh chóp (Crabb, 1965; Kennedy<br />
thể sau:<br />
và Simpson 1969), ngăn ngừa hay làm ngừng lại<br />
1. Đánh giá ảnh hưởng của canxi hydroxit<br />
quá trình tiêu chân răng (Andreasen, 1971) và<br />
lên độ vi cứng của ngà chân răng vĩnh viễn<br />
sửa chữa chỗ thủng do nội tiêu chân răng (Frank<br />
trưởng thành ở người sau thời gian đặt canxi<br />
và Weine, 1973). Ngày nay, canxi hydroxit là<br />
hydroxit 7 ngày.<br />
chất được lựa chọn để băng thuốc trong ống tủy<br />
khi một răng không thể điều trị hoàn tất trong<br />
một lần hẹn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho<br />
thấy việc tiếp xúc trong thời gian dài với canxi<br />
hydroxit làm giảm có ý nghĩa thống kê độ bền cơ<br />
học của ngà chân răng (độ bền uốn, độ bền kéo,<br />
môđun đàn hồi, độ vi cứng..) (2,8), nguyên nhân là<br />
do có sự tăng độ pH khi ion hydroxit khuyếch<br />
tán trong các ống ngà làm giảm độ bền liên kết<br />
giữa hydroxyapatite và collagen. Vì vậy vẫn có<br />
nhiều tranh cãi liên quan đến thời gian cho canxi<br />
hydroxit tiếp xúc ngà chân răng đủ để đạt hiệu<br />
quả mong muốn mà không gây ảnh hưởng đáng<br />
kể đến tính chất của ngà răng.<br />
Bên cạnh đó, sodium hypochlorite (2,55,25%) là chất bơm rửa phổ biến được khuyến<br />
cáo sử dụng trong điều trị nội nha với ưu điểm<br />
nổi bật là khả năng kháng khuẩn, kháng nấm,<br />
khả năng hòa tan mô tủy và thành phần hữu cơ<br />
trong lớp mùn. Một vài nghiên cứu đánh giá ảnh<br />
hưởng của sodium hypochlorite trên thành phần<br />
và cấu trúc ngà cho thấy có sự giảm độ cứng và<br />
mô đun đàn hồi ngà khi sử dụng sodium<br />
<br />
236<br />
<br />
2. Đánh giá ảnh hưởng của sodium<br />
hypochlorite lên độ vi cứng của ngà chân răng<br />
vĩnh viễn trưởng thành ở người khi bơm rửa<br />
trong ống tủy và kết hợp đặt canxi hydroxit 7<br />
ngày.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG– PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
30 răng cối nhỏ vĩnh viễn một chân, nhổ vì lý<br />
do chỉnh hình, có chân răng nguyên vẹn, không<br />
có các vết nứt, sâu răng, không quá cong, không<br />
bị nội tiêu hay ngoại tiêu, được rửa sạch và bảo<br />
quản trong nước muối sinh lý sau khi nhổ cho<br />
đến khi tiến hành nghiên cứu.<br />
<br />
Chuẩn bị mẫu<br />
Các răng được cạo vôi làm sạch; cắt bỏ thân<br />
răng ở tiếp nối men - xê măng bằng đĩa cắt kim<br />
cương và tay khoan tốc độ chậm dưới vòi nước.<br />
Các mẫu chân răng được chia ngẫu nhiên thành<br />
ba nhóm, mỗi nhóm gồm 10 mẫu. Sửa soạn ống<br />
tủy theo phương pháp bước lùi tới trâm dũa số<br />
80, ở nhóm 1 và 2 bơm rửa sau mỗi lần thay trâm<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
bằng nước cất, ở nhóm 3 bơm rửa bằng NaOCl<br />
2,5%. Bít kín lỗ chóp bằng composite. Mẫu chân<br />
răng được vùi trong nhựa tự cứng với mặt cắt<br />
quay lên trên. Bề mặt ngà chân răng trong mỗi<br />
khối nhựa được làm nhẵn bằng giấy nhám với<br />
độ mịn tăng dần. Các chân răng ở nhóm 2 và 3<br />
được đặt canxi hydroxit trong ống tủy. Trộn<br />
canxi hydroxit với nước cất thành dạng bột nhão<br />
và đưa vào ống tủy bằng lentulo, sau đó làm<br />
sạch bề mặt chân răng và bịt kín lỗ vào ống tủy<br />
bằng composite (Minu Koshi và cs, 2011).<br />
Sau đó tất cả các mẫu chân răng được bảo<br />
quản trong tủ giữ ấm (nhiệt độ 37°C) trong 7<br />
ngày.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
giây (Hình 3). Độ vi cứng Vickers (VHN) ghi<br />
nhận là giá trị trung bình của 3 giá trị đo được.<br />
<br />
100µm<br />
<br />
Hình 3. Hình minh họa 3 điểm đo độ cứng trong thử<br />
nghiệm (đầu đo đặt trong khoảng giữa 2 điểm trắng<br />
và đen - cách nhau 50 µm)(6)<br />
Sử dụng phép kiểm Anova để đánh giá sự<br />
khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu (phần mềm<br />
SPSS 16.0)<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Độ vi cứng ngà chân răng ba nhóm thử<br />
nghiệm<br />
Hình 1: Chân răng được bịt kín lỗ chóp bằng<br />
composite<br />
Nhóm 1<br />
Nhóm 2<br />
Nhóm 3<br />
<br />
Độ vi cứng<br />
TB ± ĐLC (VHN)<br />
34,95 ± 3,52<br />
29,93 ± 2,11<br />
30,74 ± 1,74<br />
<br />
MIN<br />
(VHN)<br />
31,03<br />
27,2<br />
31,03<br />
<br />
MAX<br />
(VHN)<br />
42,53<br />
33,4<br />
34,25<br />
<br />
Sau thử nghiệm, độ vi cứng của đa số các<br />
mẫu chân răng trong nhóm 2 và 3 đều thấp hơn<br />
ở nhóm 1, sử dụng phép kiểm ANOVA so sánh<br />
trung bình từng cặp nhóm với nhau, ta có:<br />
- Độ vi cứng nhóm 2 so với nhóm 1 là thấp<br />
hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)<br />
Hình 2: Mẫu các chân răng vùi trong nhựa tự cứng<br />
<br />
Đo độ vi cứng – phân tích số liệu<br />
Sau 7 ngày cả ba nhóm nghiên cứu được đo<br />
độ vi cứng của ngà chân răng được đo tại trung<br />
tâm Kĩ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng<br />
3 (QUATEST3) tại 3 điểm tách biệt nhau song<br />
song với gờ của ống tủy chân, cách 100µm từ<br />
tiếp nối ngà tủy, sử dụng tải lực 100g trong 10<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
- Độ vi cứng nhóm 3 so với nhóm 1 là là thấp<br />
hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)<br />
- Độ vi cứng nhóm 2 so với nhóm 3 không có<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p> 0,05)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Độ cứng ngà răng trên cùng một răng có<br />
khác biệt đáng kể ở các vị trí khác nhau, do đó<br />
trong nghiên cứu này vị trí đo độ cứng trên<br />
mỗi mẫu chân răng được xác định cách đều<br />
<br />
237<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
100 µm từ gờ ống tủy và lấy số đo trung bình<br />
của ba vị trí trên mỗi mẫu. Khoảng cách này<br />
gấp ba lần đường kính đầu đo để làm giảm<br />
thấp nhất ảnh hưởng của sự thay đổi độ cứng<br />
trên cùng một răng ở các vị trí khác nhau lên<br />
kết quả đo độ cứng.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả<br />
đánh giá tác động của canxi hydroxit cho thấy<br />
sau 7 ngày đặt trong ống tủy, độ vi cứng của<br />
ngà chân răng trong nhóm sửa soạn với nước<br />
cất và với NaOCl đều giảm có ý nghĩa thống<br />
kê so với nhóm chứng. Kết quả này phù hợp<br />
với nghiên cứu của một số tác giả như Yoldas,<br />
Hasheminia MS, Trần Nguyễn Anh Đào, Lê<br />
Thị Hương (2004, 2009, 2013) (1,3,6). Nhiều tranh<br />
cãi vẫn còn tồn tại liên quan đến việc canxi<br />
hydroxit có làm giảm độ bền cơ học của ngà<br />
chân răng dẫn tới nguy cơ răng nứt gãy hay<br />
không, hay là ngà chân răng có thể tiếp xúc<br />
với canxi hydroxit trong thời gian bao lâu để<br />
không làm thay đổi các đặc tính cơ học của<br />
ngà răng. Chưa có nghiên cứu in vitro nào đưa<br />
ra cơ chế chính xác để canxi hydroxit làm thay<br />
đổi tính chất cơ học của ngà chân răng. Tuy<br />
nhiên, Andreasen và cs (2002), White(7) và cs<br />
(2002) đưa ra giả thuyết ảnh hưởng của canxi<br />
hydroxit trên ngà răng có thể do độ pH kiềm<br />
của canxi hydroxit. Độ bền của ngà răng được<br />
xác định bởi liên kết giữa tinh thể<br />
hydroxyapatite và collagen dạng sợi, liên kết<br />
này có thể bị phá hủy do độ kiềm mạnh của<br />
canxi hydroxit, điều này gây ra sự biến tính<br />
nhóm carboxylate và nhóm phosphate dẫn tới<br />
phá hủy cấu trúc ngà răng. Sự biến đổi cấu<br />
trúc ngà răng có thể do sự trung hòa, sự tan rã<br />
hay biến tính của phân tử protein có tính axit<br />
và phân tử proteoglycans, hai phân tử đóng<br />
vai trò tác nhân kết nối giữa mạng lưới sợi<br />
collagen và tinh thể hydroxyapatite trong ngà<br />
răng (5). Kawamoto và cs (2008) đưa ra giả<br />
thuyết rằng tính kiềm của canxi hydroxit có<br />
thể gây ra sự phá hủy các cấu trúc vô cơ của<br />
ngà chân răng hoặc làm biến tính các sợi<br />
collagen của ngà răng, làm cho ngà răng dễ bị<br />
<br />
238<br />
<br />
nứt gãy hơn. Sợi collagen chiếm gần 90%<br />
thành phần khung hữu cơ của ngà răng, chiếm<br />
30% thể tích ngà răng. Những sợi collagen này<br />
được bao quanh bởi các tinh thể<br />
hydroxyapatite vô cơ. Do đó, một khoảng thời<br />
gian là cần thiết để canxi hydroxit có thể đi<br />
xuyên qua các tinh thể này đến tiếp xúc trực<br />
tiếp và gây ra sự biến tính các sợi collagen,<br />
hậu quả là ngà răng giòn và dễ nứt gãy hơn(4,9).<br />
Sự giải thích này có thể được củng cố qua một<br />
số nghiên cứu in vitro cho thấy cần một<br />
khoảng thời gian tiếp xúc tương đối dài trước<br />
khi canxi hydroxit có thể gây ra sự giảm đáng<br />
kể các tính chất cơ học của ngà răng(6). Vì vậy,<br />
việc giảm tối đa thời gian tiếp xúc của canxi<br />
hydroxit trong ống tủy là điều cần quan tâm<br />
lưu ý của các nhà lâm sàng hiện nay khi điều<br />
trị nội nha. Các quan điểm nội nha mới<br />
khuyến khích lựa chọn nội nha trong một lần<br />
hẹn ở những trường hợp không đòi hỏi băng<br />
thuốc trong ống tủy. Bên cạnh đó, việc sử<br />
dụng các vật liệu thay thế có tác dụng tương<br />
tự canxi hydroxit trong điều trị nội nha cần<br />
được nghiên cứu và phát triển.<br />
Kết quả đánh giá tác động của sodium<br />
hypochlorite cũng tương đồng với nghiên cứu<br />
của Lê Thị Hương (2013)(3) cho thấy đặt NaOCl<br />
3% trong ống tủy 1 giờ làm giảm độ vi cứng của<br />
ngà chân răng, và tương tự nghiên cứu của Saleh<br />
và Ettman (1999), Oliveira (2007), Al-Weshah<br />
Ảnh hưởng của sodium<br />
(2010, 2012).<br />
hypochlorite ở những nồng độ và thời gian tác<br />
dụng khác nhau lên độ vi cứng của ngà răng<br />
được tìm thấy ở nhiều nghiên cứu khác trên thế<br />
giới. Tuy nhiên, nghiên cứu này chúng tôi dùng<br />
NaOCl nồng độ thấp (2,5%), và chỉ bơm rửa<br />
trong thời gian ngắn (tối đa chỉ khoảng 15-20<br />
phút/chân răng-tương tự thời gian thực hiện trên<br />
thực tế lâm sàng), ngắn hơn thời gian tiếp xúc<br />
NaOCl của các nghiên cứu khác nên ảnh hưởng<br />
của NaOCl có thể không đáng kể, có lẽ vì vậy mà<br />
sự khác biệt độ cứng của nhóm này với nhóm<br />
bơm rửa nước cất là không có ý nghĩa thống kê.<br />
Tuy vậy, cần lưu ý rằng mặc dù tác dụng làm<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
mềm tương đối của tác nhân bơm rửa lên thành<br />
ngà của ống tủy có thể có lợi ích lâm sàng bởi vì<br />
cho phép việc sửa soạn ống tủy nhanh chóng<br />
hơn, nhưng những thay đổi này ảnh hưởng đến<br />
độ vi cứng của ngà chân răng. Qua đó, các nhà<br />
lâm sàng cần lưu ý thời gian tiếp xúc tối thiểu và<br />
giảm nồng độ sodium hypochlorite để hạn chế<br />
những tác dụng không mong muốn.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Việc đặt canxi hydroxit trong ống tủy đều<br />
làm giảm độ vi cứng ngà chân răng ở cả hai<br />
nhóm sửa soạn ống tủy bơm rửa nước cất và<br />
nhóm bơm rửa sodium hypochlorite 2,5%. Sửa<br />
soạn ống tủy bơm rửa với sodium hypochlorite<br />
2,5% không gây ảnh hưởng đáng kể trên độ<br />
cứng ngà răng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Hasheminia MS, Norozynasab S, Feizianfard M (2009), “The<br />
effect of three different Calcium Hydroxide Combinations on<br />
root Dentin Microhardness”, Res. J. Biol. Sci, 4 (1), 121-125.<br />
Koshy M, Prabu M, Prabhakar V (2011), “Long Term Effect Of<br />
Calcium Hydroxide On The Microhardness Of Human<br />
Radicular Dentin – A Pilot Study”, The Internet Journal of<br />
Dental Science, 9(2), DOI: 10.5580/1b82.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Lê Thị Hương, Phạm Văn Khoa, Huỳnh Thị Thùy Trang<br />
(2013), “Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch bơm rửa sodium<br />
hypochlorite 3% lên độ vi cứng của ngà chân răng”, luận văn<br />
tốt nghiệp BS. Răng Hàm Mặt 2013.<br />
Shin EJ, Park YJ, Lee BN (2011), “The effects of short-term<br />
application of calcium hydroxide on dentin fracture strength”,<br />
J Kor Acad Dent, 36(5), 435-430.<br />
Slutzky-Goldberg I, Maree M, Liberman R, Heling I, (2004)<br />
"Effect of sodium hypochlorite on dentin microhardness." J<br />
Endod 30: 880 - 882.<br />
Trần Nguyễn Anh Đào, Đinh Thị Khánh Vân, Bùi Huỳnh<br />
Anh (2013), “Đánh giá ảnh hưởng ngắn hạn của canxi<br />
hydroxit lên độ vi cứng của ngà chân răng”, luận văn tốt<br />
nghiệp BS. Răng Hàm Mặt 2013.<br />
White JD, Lacefield WR, Chavers LS, Eleazer PD (2002), “The<br />
effect of three commonly used endodontic materials on the<br />
strength and hardness of root dentin”, J Endod, (28), 828–830.<br />
Yassen GH, Platt JA(2013), “The effect of nonsetting calcium<br />
hydroxide on root fracture and mechanical properties of<br />
radicular dentine: a systematic review”, International<br />
Endodontic Journal , (46), 112–118.<br />
Yoldas O, Dogan C, Seydaoglu G (2004), “The effect of two<br />
different calcium hydroxide combinations on root den-tine<br />
microhardness”. International Endodontic Journal, (37), 828 –<br />
831.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
10/01/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
15/01/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
20/03/2014<br />
<br />
239<br />
<br />