Đánh giá chất lượng nước sông Hoàng Long đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình
lượt xem 3
download
Nước là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Bài viết Đánh giá chất lượng nước sông Hoàng Long đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình trình bày kết quả nghiên cứu chất lượng nước mặt sông Hoàng Long đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá chất lượng nước sông Hoàng Long đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình
- ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HOÀNG LONG ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH NINH BÌNH Đinh Thị Hương, Đào Minh Hưng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu chất lượng nước mặt sông Hoàng Long đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình. Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu nước mặt tại 04 điểm dọc sông Hoàng Long, tính toán 15 chỉ tiêu chất lượng nước mặt cơ bản: pH, độ đục, độ dẫn, nhiệt độ, tổng chất rắn lửng lơ (TSS), oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P- , tổng Sắt, tổng Colifom, chất điện giải (Cl-). Kết quả quan trắc cho thấy các chỉ tiêu như: BOD5, COD, TSS, P- và nồng độ pH tại các vị trí vượt quá 1 trong 2 GHCP theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2 và B1, từ 1 - 3,0 lần. Chỉ có một số chỉ tiêu như Fe, N-NH4+, N-NO3- Coliform, Cl-, tại 4 điểm đều nằm trong GHCP. Kết quả tính toán WQI tại NM1, NM2, NM3, NM4 lần lượt đạt giá trị 95, 73, 89, 88, chỉ phù hợp mục đích tưới tiêu, sinh hoạt nhưng cần phải có biện pháp xử lý phù hợp. Từ khóa: Chất lượng nước mặt; WQI; Sông Hoàng Long. Abstract Assessment on surface water quality of Hoang Long river where its section flowing through Ninh Binh province This paper presents the results of research on surface water quality of Hoang Long river where section flowing through Ninh Binh province. This study carried out sampling of surface water at 04 points along the Hoang Long River, and calculated 15 basic surface water quality indicators: pH, turbidity, conductivity, temperature, total suspended solids (TSS), dissolved oxygen (DO), chemical oxygen demand (COD), biochemical oxygen demand biochemical oxygen demand (BOD5), N-NH4+, N-NO2, N-NO3, P-PO3, total Iron, total Colifom, electrolytes (Cl-). The monitoring results showed that the indicators such as: BOD5, COD, TSS, P-PO3, and the pH concentration at the locations exceeded 1 of the 2 permissible limits according to QCVN 08- MT:2015/BTNMT columns A2 and B1, from 1 - 3,0 times. Only some indicators such as Fe, N-NH4, N-NO3, Coliform, Cl-, at 4 points are within the allowable limit. The results of calculating WQI at NM1, NM2, NM3, NM4 respectively reached values of 95, 73, 89, 88, which are only suitable for irrigation and domestic purposes but need to have appropriate treatment measures. Keywords: Surface water quality; WQI; Hoang Long river. 1. Đặt vấn đề Nước là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Tài nguyên nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, tốc độ gia tăng dân số, do sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội [1]. Theo Trung tâm Quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước Quốc Gia, tài nguyên nước mặt tỉnh Ninh Bình đang bị tác động bởi sự phát triển của các ngành kinh tế - xã hội kéo theo sự gia tăng mức độ khai thác nguồn nước, làm biến đổi nhanh cả về lượng và chất [2]. Tình hình ô nhiễm đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và có lúc đã trở thành vấn đề nóng bỏng [3]. Do đó, việc đánh giá chất lượng nước mặt đoạn chảy qua Cầu Gián, sông Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình trở nên rất cấp thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp phần cơ sở khoa học thực tiễn cho địa phương trong đề xuất các giải pháp xử lý nước mặt sông Hoàng Long. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 43 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- 2. Cơ sở lý thuyết, phương pháp và khu vực nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Từ những năm 1970 Mỹ và các nước châu Âu đã sử dụng bộ chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI), để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước. Với ưu điểm đánh giá nhanh chất lượng nước mặt; là nguồn dữ liệu dùng để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước; cung cấp thông tin môi trường trực quan, dễ hiểu, đơn giản, chỉ số WQI hiện nay được sử dụng rộng rãi. Tại Việt Nam chỉ số WQI đã được các nhà nghiên cứu triển khai áp dụng từ những năm 1990. Năm 2019, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Quyết định số 1460/QĐ-TCMT về việc ban hành Hướng dẫn tính kỹ thuật toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam (VN-WQI) WQI là công cụ phục vụ công tác quản lý chất lượng nước và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam [4]. Một số nghiên cứu tài nguyên nước mặt điển hình sử dụng chỉ số WQI tại Việt Nam như Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã phân vùng chất lượng nước các sông hồ khu vực Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo các mô hình chỉ số chất lượng nước và đề xuất khả năng sử dụng 2007 - 2008 [5], Tôn Thất Lãng đánh giá và quản lý chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai [6]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp điều tra, khảo sát, đo đạc: Nhằm xác định rõ hiện trạng và tác động của môi trường nước sông Hoàng Long đoạn chảy qua khu vực Cầu Gián (khu vực tập trung nhiều dự án). Bao gồm: Khảo sát, đo đạc, phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Hoàng Long trong khu vực nghiên cứu; Hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường nước mặt trên sông Hoàng Long nói chung và khu vực nghiên cứu. b. Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và xử lý mẫu: Theo TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667- 1:2006); TCVN 6663-6:2011 (ISO 5667-1:2006); TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) [7, 8, 9] - Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm thực hiện dựa trên QCVN 08-MT:2015/BTNMT [10] được tối ưu hóa tại phòng thí nghiệm của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Môi trường Hà Nội với các thông số: pH; DO; Nhiệt độ; Độ đục; COD; N-NH4; TSS; P-PO3; BOD5; Tổng Colifom; Tổng Fe; N-NO2; N-NO3. Kết quả phân tích được so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A2, B1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - Loại A2 - Dùng cho mục đích nước cấp sinh hoạt nhưng cần xử lý thêm. Loại B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu [10]. - Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu thu thập được. Tính toán giá trị WQI: 1/ n 1/ m n m ∏WQI I ∏WQI III WQI I i =1 1/ 2 1 k 1 l WQI = × × i =1 × ∑i =1WQI IV × ∑i =1WQIV 100 100 100 k l Trong đó: WQII: Giá trị WQI tính toán đối với thông số nhóm I. WQIII: Giá trị WQI tính toán đối với thông số nhóm II WQIIII: Giá trị WQI tính toán đối với thông số nhóm III. WQIIV: Giá trị WQI tính toán đối với thông số nhóm IV. WQIV Giá trị WQI tính toán đối với thông số nhóm V. 44 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- So sánh chỉ số chất lượng nước đã tính toán với bảng đánh giá Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau: Bảng 1. Bảng quy định mức đánh giá chất lượng nước Giá trị WQI Chất lượng nước Mức đánh giá chất lượng nước Màu Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước 91-100 Rất tốt Xanh nước biển sinh hoạt. Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh 76-90 Tốt hoạt nhưng cần các biện pháp xử lí Xanh lá cây phù hợp. Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và 51-75 Trung bình Vàng các mục đích khác. Sử dụng cho giao thông thủy và các 26-50 Kém Da cam mục đích khác. Nước ô nhiễm nặng, cần các biện 10-25 Ô nhiễm nặng Đỏ pháp xử lý trong tương lai. Nước nhiễm độc, cần có biện pháp < 10 Ô nhiễm rất nặng Nâu khắc phục, xử lý 2.4. Khu vực nghiên cứu Vị trí quan trắc Để đánh giá được chất lượng sông Hoàng Long, cụ thể là đoạn chảy qua cầu Gián Khẩu của tỉnh Ninh Bình, tiến hành lấy mẫu tại 4 vị trí, vào ngày 12/02/2020, nhiệt độ ngoài trời khoảng 25 - 28,5 0C. Các vị trí lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu được thể hiện tại Bảng 2. Bảng 2. Vị trí lấy mẫu Tọa độ TT Ký hiệu Mô tả Vị trí X Y Hoạt động giao thông thủy trên sông khá tấp nập do có bến xi măng The Thượng lưu sông 1 NM1 20°18’52,8” 105°55’53,3” Vissai. Nước sông được dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, giao Hoàng Long thông thủy, sinh hoạt sau khi xử lý. Điểm cuối cảng xi măng The Vissai, tập Khu vực nạo vét 2 NM2 20°19’10,9” 105°54’53,8” trung nhiều dự án khai thác trên sông. của các dự án Điểm cuối tuyến nạo vét giai Khu vực qua cầu 3 NM3 20°19’31,8” 105°55’53,3” đoạn 1, hạ lưu sông Hoàng Long. Gián Khẩu nút giao với Sông Đáy Điểm đầu cảng xi măng The Nút giao Sông 4 NM4 20°19’06,6” 105°54’59,4” Vissai, hoạt động giao thông thủy Hoàng Long tấp nập do các tàu ra vào bến. và Sông Chanh Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 45 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Hình 1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đánh giá kết quả các thông số đo nhanh nước sông Hoàng Long tại khu vực nghiên cứu Tại 4 vị trí NM1, NM2, NM3, NM4 tiến hành lấy mẫu quan trắc, nghiên cứu thu được kết quả các thông số đo nhanh nước sông Hoàng Long tại khu vực nghiên cứu. Các thông số đo nhanh tại hiện trường: nhiệt độ, pH, độ đục, DO, kết quả thể hiện tại Bảng 3. Bảng 3. Kết quả các thông số đo nhanh của sông Hoàng Long tại khu vực nghiên cứu Ký hiệu mẫu QCVN 08-MT:2015/BTNMT STT Chỉ tiêu Đơn vị NM1 NM2 NM3 NM4 Cột A2 Cột B1 1 pH - 6,3 6,9 6,7 6,5 6 15 2 DO mg/L 6,7 6,8 7,2 7,1 ≥5 ≥4 3 Độ đục NTU 11,45 28,35 14,38 16,67 - - 4 Nhiệt độ ℃ 22 25,6 23 24,80 - - 5 Độ dẫn mS/cm 3,4 3,8 3,3 3,9 - - Giá trị nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến các giá trị thông số đo tại khu vực nghiên cứu. Nhiệt độ tại sông Hoàng Long không có nhiều sự thay đổi, nhiệt độ dao động tại các vị trí từ 33 - 35 0C (Bảng 3). Giá trị pH trên khu vực nghiên cứu thay đổi không rõ rệt, chênh lệch giữa các điểm quan trắc là không nhiều, nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam 08-MT:2015/BTNMT loại B1. Giá trị độ đục tại các điểm quan trắc dao động trong khoảng 11,45 - 28,35 NTU. Tại NM2, độ đục có giá trị cao nhất, do đây là khu vực hoạt động giao thông đường thủy trên sông khá tấp nập do có bến xi măng The Vissai. Nước sông được dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, giao thông thủy, sinh hoạt sau khi xử lý. Giá trị độ dẫn tại các địa điểm quan trắc nằm trong khoảng từ 3,3 - 3,9 mS/cm, chênh lệch giữa các điểm không quá nhiều với điểm có giá trị cao nhất tại điểm NM4 và NM2 do gần khu vực bến xi măng The Vissai. Giá trị DO tại các điểm quan trắc trên sông Hoàng Long nằm trong khoảng từ 6,7 - 7,2 mg/L, 4 điểm quan trắc đều đạt quy chuẩn QCVN 08- MT:2015/BTNMT loại A2 (≥ 5mg/L). 3.2. Đánh giá kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường nước sông Hoàng Long tại khu vực nghiên cứu Qua phân tích, kết quả chất lượng nước sông Hoàng Long đoạn chảy qua cầu Gián Khẩu được thể hiện qua Bảng 4. 46 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Bảng 4. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Hoàng Long tại khu vực nghiên cứu QCVN08- Ký hiệu mẫu MT:2015/ TT Thông số Đơn vị BTNMT NM1 NM2 NM3 NM4 A2 B1 1 COD mg/L 11,4 16,35 12,26 10,65 15 30 2 Cl- mg/L 97 99 104 108 350 350 3 BOD5 mg/L 10,15 10,3 10,25 9,95 6 15 4 N-NH4 mg/L 0,03 0,3 0,1 0,05 0,3 0,9 5 N-NO2 mg/L 0,001 0,0012 0,0011 0,0013 0,05 0,05 6 N-NO3 mg/L 2,1 2,4 3,5 2,6 5 10 7 P-PO4 mg/L 0,1 0,6 0,3 0,5 0,2 0,4 8 Fe mg/L 0,2 0,5 0,34 0,45 1 1,5 9 Coliform* MPN/ 100ml 2000 2500 2700 2300 5000 7500 Nghiên cứu các điểm quan trắc trên sông Hoàng Long đoạn chảy qua cầu Gián Khẩu, giá trị BOD5 không quá chênh lệch, dao động từ 9,95 - 10,25 mg/L (Bảng 4) đều nằm trong GHCP của QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B1. Tuy nhiên, so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại A2 thì cả 4 vị trí đều vượt mức GHNHCP. Cao nhất là tại NM2 nguyên nhân là khu trọng điểm nạo vét của các dự án xung quanh khu vực nghiên cứu và gần cảng xi măng The Vissai. Điểm NM4 có giá trị thấp nhất là khu vực giao với sông Âu Chanh. Bên cạnh đó, hoạt động dân cư ở 2 bên bờ sông cũng có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm BOD5. Từ kết quả quan trắc tại khu vực nghiên cứu cho ta thấy BOD5 và COD trên sông Hoàng Long có sự tương đồng. Vì vậy, diễn biến COD trên lưu vực sông cũng tương tự như diễn biến của thông số BOD5 dao động từ 11,4 - 16,35 mg/L (Bảng 4). Chỉ duy nhất vị trí NM2 vượt qua GHCP của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2: 1,09 lần. Giá trị TSS có xu hướng tăng khá nhanh từ vị trí NM1 (thượng lưu) đến vị trí NM3 (hạ lưu). Tại điểm NM3 cũng là nơi có hàm lượng TSS cao nhất, gấp 2,1 lần so với GHCP theo QCVN 08- MT:2015/BTNMT A2 và gấp 1,3 lần so với GHCP theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT B1. Tại 4 vị trí quan trắc, hàm lượng N-NH4 đều nằm trong GHCP theo QCVN 08-MT:2015/ BTNMT A2 và QCVN 08-MT:2015/BTNMT B1. Tuy nhiên, tại vị trí NM2 vẫn có chỉ số cao nhất do lượng rác thải trên sông từ các hoạt động sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động kinh tế của các dự án xung quanh. Hàm lượng nitrit N-NO2 tại 4 điểm có giá trị dao động từ 0,001 - 0,0013 (Bảng 4). Cũng giống như amoni các điểm trên khu vực quan trắc đều không vượt quá GHCP theo QCVN 08- MT:2015/BTNMT A2. Kết quả quan trắc hàm lượng N-NO3 tại các điểm trên sông Hoàng Long khu vực nghiên cứu dao dộng từ 2,1 - 3,5 mg/L (Bảng 4). Tất cả các điểm đều nằm trong GHCP theo QCVN 08- MT:2015/BTNMT A2. Tại điểm NM3 có hàm lượng cao nhất là do lấy mẫu gần bờ khu vực hạ lưu. Bên bờ sông là khu vực đất phù sa, đầm lầy, đất sản xuất nông nghiệp. Chỉ số chất điện giải trong nước trên sông Hoàng Long dao động từ 97 - 108 mg/L, đều không vượt quá GHCP theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT A2. Tại vị trí NM4 là nơi giao giữa sông Hoàng Long và Sông Chanh, do khu vực này gần dòng thải từ các hoạt động nông nghiệp của người dân như: trồng trọt có sử dụng phân bón vô cơ, thức ăn cho động vật chăn nuôi, nước thải công nghiệp,… Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 47 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Chỉ số phosphat tại 4 vị trí nghiên cứu dao động từ 0,1 - 0,6 mg/L (Bảng 4). Khu vực NM2 vẫn là nơi có chỉ số cao nhất vượt quá GHCP theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2 gấp 3 lần. Kết quả khảo sát hoàn toàn phù hợp với điều tra thực tế do đây là khu vực người dân xả nước thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất của các công ty và hoạt động công nghiệp của nhà máy xi măng The Vissai, cũng như của các dự án quanh khu vực. Kết quả quan trắc thông số Fe tại 4 điểm quan trắc trên khu vực nghiên cứu đều không vượt quá GHCP theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT A2. Tuy nhiên, tại khu vực NM2 vẫn là khu vực có chỉ số cao nhất trong 4 khu vực. Kết quả quan trắc thông số Coliform trên khu vực nghiên cứu không có vị trí nào cao hơn so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT A2. Tuy nhiên, chỉ số Colifom trong nước vẫn khá cao, dao động từ 2100 - 2700 MPN/100 ml (bảng 4). Cả 4 khu vực đều không chênh lệch nhau quá nhiều. Vì vậy, chất lượng nước sông khu vực nghiên cứu không được tinh khiết. Nguyên nhân là do các hoạt động sinh hoạt và chăn nuôi gia súc của người dân xung quanh khu vực trở nên khá phổ biến nên lượng xả thải ra sông khá nhiều và chưa có kiểm soát. 3.3. Tính toán chỉ số WQI Nghiên cứu sử dụng cách tính chỉ số WQI theo Quyết định số 1460/QĐ-TCMT ban hành ngày 12/11/2019 để đánh giá chất lượng nước sông Hoàng Long khu vực quan trắc. Kết quả tính toán cho thấy WQI dao động từ 73 - 95 (Bảng 5). Bảng 5. Kết quả tính toán giá trị WQI sông Hoàng Long WQI thông số Khu Chỉ số Mức đánh giá chất Màu vực pH DO BOD5 COD N-NH4 N-NO3 P-PO4 Coliform WQI lượng Xanh Sử dụng tốt cho mục NM1 100 78 63 93 100 83 100 105 95 nước đích cấp nước sinh hoạt biển Sử dụng cho mục đích NM2 100 84 63 72 75 97 24 76 73 tưới tiêu và mục đích Vàng khác Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh NM3 100 84 63 89 100 99 50 98 89 nhưng cần các biện lá cây pháp xử lý phù hợp Sử dụng cho mục đích Xanh cấp nước sinh hoạt NM4 100 86 64 97 100 95 25 100 88 lá cây nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tại khu vực NM1 (thượng lưu) WQI = 95 đây là khu vực nguồn nước có khả năng sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, khu vực NM3 (hạ lưu) WQI = 89 và khu vực NM4 (giao sông Âu Chanh với sông Hoàng Long) WQI = 88 có khả năng sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. Còn lại khu vực NM2 (khu nạo vét của các dự án trên sông) WQI = 73 thì chỉ để sử dụng cho mục đích tưới tiêu và những mục đích khác (không nên phục vụ cho sinh hoạt), khu vực NM2 là khu vực tập trung nhiều dự án khai thác trên sông, cũng là nơi tiếp nhận nhiều nguồn thải từ các dự án. Đặc biệt còn là bến giao thông đường thủy của nhà máy xi măng The Vissai. Kết quả tính toán cho thấy phù hợp với tình hình thực tế khảo sát. 48 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- 4. Kết luận Nghiên cứu đã xác định được 15 chỉ tiêu chất lượng nước mặt cơ bản: pH, độ đục, độ dẫn, nhiệt độ, tổng chất rắn lửng lơ (TSS), oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), N-NH4, N-NO2, N-NO3, P-PO4, tổng Sắt, tổng Colifom, chất điện giải (Cl-). Kết quả quan trắc cho thấy các chỉ tiêu nồng độ pH tại cả 4 điểm vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2 từ 1,05 - 1,15 lần. Giá trị COD, BOD5 P-PO4 tại điểm NM2 có giá trị cao nhất trong các điểm vượt gấp QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2 lần lượt 1,09; 1,7 và 3 lần. Từ kết quả quan trắc, nghiên cứu đã tính toán được chỉ số chất lượng nước tại 4 khu vực trên sông Hoàng Long đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình, trong đó khu vực NM2 có chỉ số WQI thấp nhất chỉ đạt 73, khuyến nghị nước sông chỉ phù hợp cho mục đích tưới tiêu hoặc các mục đích khác; Các khu vực NM3, NM4 có giá trị WQI lần lượt là 89, 88, nước mặt tại 2 khu vực này vẫn có thể sử dụng cho các mục đích sinh hoạt tuy nhiên người dân cần áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp nhằm đảm bảo yêu cầu sức khỏe. Chất lượng nước mặt tại khu vực NM1 tốt nhất (WQI = 95) người dân có thể sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt bình thường. Qua kết quả tính toán, nghiên cứu khuyến nghị địa phương cần áp dụng các biện pháp xử lý nước mặt cho khu vực NM2 do chất lượng nước sông tại khu vực này chưa đạt yêu cầu sinh hoạt, cũng như tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt các khu vực lân cận. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018). Báo cáo hiện trạng môi trường nước tại các lưu vực sông Quốc gia. [2]. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia (2015). Báo cáo hiện trạng tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nguồn nước mặt. [3]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (2015). Báo cáo kết quả công tác cập nhập, bổ sung bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Ninh Bình năm 2014. Ninh Bình. [4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019). Quyết định số 1460/QĐ - TCMT về việc ban hành hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước. [5]. Lê Trình, Nguyễn Thế Lộc (2007). Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng áp dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng Thành phố Hồ Chí Minh. [6]. Tôn Thất Lãng (2006). Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước để đánh giá và quản lý chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh. [7]. Tiêu chuẩn Việt Nam (2011). TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) Chất lượng nước - lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu. [8]. Tiêu chuẩn Việt Nam (2016). TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu nước. [8]. Tiêu chuẩn Việt Nam (2011). TCVN 6663-6:2011 (ISO 5667-6:2006) Hướng dẫn lấy mẫu nước sông suối. [10]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021; Người phản biện: TS. Bùi Thị Thư Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 49 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sử dụng kỹ thuật thống kê đa biến đánh giá chất lượng nước sông Như Ý tỉnh Thừa Thiên Huế
11 p | 141 | 17
-
Đánh giá chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019–2020
13 p | 28 | 5
-
Ứng dụng chỉ số chất lượng nước và chỉ số ô nhiễm nước để đánh giá chất lượng nước sông rế đoạn chảy qua huyện An Dương, Hải Phòng
9 p | 20 | 4
-
Đánh giá chất lượng nước sông Lá Buông bằng phương pháp thống kê đa biến theo không gian và thời gian
18 p | 45 | 4
-
Đánh giá chất lượng nước mặt sông Đà đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình
6 p | 70 | 4
-
Điều chỉnh công thức đánh giá chất lượng nước mặt khu vực
12 p | 79 | 4
-
Nghiên cứu chất lượng nước sông Thương đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Giang
11 p | 6 | 4
-
Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sông Tiền
11 p | 99 | 4
-
Đánh giá chất lượng nước sông Hàm Luông - Đoạn chảy qua Thành phố Bên Tre thông qua chỉ số WQI và khả năng chịu tải của sông
6 p | 14 | 3
-
Đánh giá chất lượng nước sông nghèn đoạn chảy qua tỉnh Hà Tĩnh năm 2021
8 p | 15 | 3
-
Mô hình đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nước sông Đồng Nai đến độc tính của Niken lên Daphnia carinata và Daphnia lumholtzi
5 p | 29 | 3
-
Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy từ huyện Yên Phong đến thành phố Bắc Ninh
8 p | 18 | 3
-
Đánh giá chất lượng nước sông liên quan đến ô nhiễm mùi của một số sông nội đô thành phố Hà Nội
9 p | 96 | 3
-
Sử dụng chỉ thị sinh học động vật không xương sống cỡ lớn để đánh giá chất lượng nước ở các hồ của thành phố Đà Nẵng
6 p | 111 | 3
-
Đánh giá chất lượng nước các chi lưu sông Cổ Chiên ở tỉnh Trà Vinh dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI)
10 p | 62 | 3
-
Áp dụng chỉ số chất lượng nước đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn cho các mục đích sử dụng nước
15 p | 14 | 2
-
Nghiên cứu đánh giá và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Đuống bằng phương pháp mô hình toán
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn