Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI CÁC TRẠM CẤP NƯỚC TẬP TRUNG<br />
THUỘC KHU VỰC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015<br />
Trần Thanh Tài*, Đặng Ngọc Chánh*, Huỳnh Thị Hồng Trâm **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi<br />
trường, quyết định sự tồn tại phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới nhiều người còn chưa có<br />
được nước an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Tài nguyên nước đang bị đe dọa bởi<br />
các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác và sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay<br />
đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác. Để có những thông tin về chất lượng nước hiện nay và xác định các<br />
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước của người dân đang sử dụng, góp phần bảo vệ sức khỏe của<br />
người dân tại khu vực nông thôn Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng<br />
nước tại các trạm cấp nước tập trung thuộc khu vực nông thôn thành phố Hồ Chí Minh năm 2015”.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nguồn nước đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế tại<br />
các trạm cấp nước tập trung khu vực nông thôn thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Đánh giá nguy cơ gây ô<br />
nhiễm nguồn nước tại các trạm cấp nước.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 77 nguồn nước đã được xử lý của các trạm cấp<br />
nước dưới 1000 m3/ngày đêm thuộc 5 huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Thủ Đức, Củ Chi,<br />
Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè. 77 mẫu nước từ những nguồn này được thu thập và kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa,<br />
vi sinh theo QCVN 02:2009/BYT.<br />
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ các trạm cấp nước đạt chất lượng về chỉ tiêu lý hóa là 50,7%, tỷ lệ các trạm cấp<br />
nước đạt chất lượng về chỉ tiêu vi sinh là 93,5%, tỷ lệ các trạm cấp nước đạt chất lượng theo QCVN<br />
02:2009/BYT (lý hóa và vi sinh) là 50,7%. Kết quả đánh giá chung các yếu tố nguy cơ ô nhiễm cho thấy số trạm<br />
cấp nước chưa có nguy cơ ô nhiễm chiếm tỷ lệ 69,2%, có nguy cơ ô nhiễm trung bình chiếm tỷ lệ 25%, có nguy cơ<br />
ô nhiễm cao chiếm tỷ lệ 5,8%.<br />
Kết luận: Tỷ lệ các trạm cấp nước tập trung khu vực ngoại thành của Tp. Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn theo<br />
QCVN 02:2009/BYT tương đối thấp.Các chỉ tiêu không đạt bao gồm: độ đục, Clo dư, pH, sắt tổng cộng, độ cứng,<br />
asen, Coliform tổng số, E.coli. Điều kiện vệ sinh của các trạm cấp nước nhìn chung khá tốt, tuy nhiên vẫn còn có<br />
những trạm có nguy cơ ô nhiễm cao như có phân người, phân gia súc trong khu vực bảo vệ giếng khoan.<br />
Từ khóa: Trạm cấp nước, nông thôn.<br />
ABSTRACT<br />
WATER QUALITY ASSESSMENT AT CENTRALIZED WATER SUPPLY STATIONS<br />
IN SUBURBAN DISTRICTS OF HO CHI MINH CITY 2015<br />
Tran Thanh Tai, Dang Ngoc Chanh, Huynh Thi Hong Tram<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 412 - 419<br />
<br />
Background: Water is an important resource and an essential element of life and environment, which is the<br />
key in existence and development of every nation. However, many people around the world still do not have safe<br />
and sufficient water to satify their most basic needs. Water resources are being threatened by pollution and waste,<br />
<br />
<br />
* Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh ** Đại học Y dược Tp. HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: CN. Trần Thanh Tài ĐT: 0986913928 Email: thanhtaiihph@yahoo.com.vn<br />
412 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
inefficient extraction and utilization of natural resources, land-use change, global climate change and many other<br />
factors. In order to have information about present water quality in suburban districts of Ho Chi Minh city and<br />
determine risk factors for water quality, to contributes to the protection of public health, a study was necessarily<br />
conducted to assess water quality at centralized water supply stations in suburban districts of Ho Chi Minh City.<br />
Objectives: To identify the prevalence of treated water sources meet the quality standards prescibed by the<br />
Ministry of Health (Vietnam). Assessing contamination risk of water supply stations.<br />
Method: A cross-sectional study was performed on 77 treated water sources in five suburban districts of Ho<br />
Chi Minh City including: Thu Duc,Cu Chi, Hoc mon,Binh Chanh, Nha Be.The chemico physical, biological<br />
characteristics of 77 water samples were analyzed. National Technical Standards of Domestic Water Quality<br />
QCVN 02:2009/BYT of MOH was used to assess quality of the water samples.<br />
Results:: The water supply stations studied met QCVN 02:2009/BYT physicochemical or microbiological<br />
standards were 50.7%, 93.5%, respectively. Those met QCVN 02:2009/BYT both physicochemical and<br />
microbiological standards were 50.7%. Moreover, percentage of the water supply stations without contamination<br />
risk were 69.2%, moderate contamination risk 25% and high contamination risk 5.8%.<br />
Conclusion: Water samples in the supply stations that met water quality standards of QCVN 02: 2009/BYT<br />
was low. A number of the samples fail to meet the standards on turbidity, residual chlorine, pH, total iron,<br />
hardness, arsenic, total Coliform, E.coli. Most of water supply stations had good sanitary conditions; however,<br />
there were still some of the stations had unexpected high risk of contamination with human excrement,<br />
animal manure.<br />
Keywords: Water supply station, suburban areas.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam trong những năm qua công<br />
tác cung cấp nước sạch cho người dân nông<br />
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kết<br />
thôn được quan tâm và đẩy mạnh, số lượng<br />
luận rằng chất lượng nước và khối lượng nước<br />
người được tiếp cận với nguồn nước tăng lên,<br />
sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con<br />
bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại những khó<br />
người. Nhiều dịch bệnh liên quan đến nước bị ô<br />
khăn, bất cập. Một trong những thách thức<br />
nhiễm như bệnh tả, thương hàn, lỵ, tiêu chảy,...<br />
của cấp nước nông thôn hiện nay là tính bền<br />
đã và đang xảy ra ở những nước phát triển và<br />
vững của các thành quả đã đạt được về cấp<br />
đang phát triển. Thiếu nước cũng gây ảnh<br />
nước chưa cao. Số lượng và chất lượng nước<br />
hưởng trầm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là sự<br />
cung cấp ở nhiều nơi hiện đang bị giảm sút,<br />
phát sinh và lây nhiễm các bệnh về da, mắt và<br />
việc giám sát và kiểm tra chất lượng nước<br />
các bệnh truyền qua đường phân miệng. Ước<br />
chưa đúng quy định đặc biệt là đối với các<br />
tính trên thế giới có khoảng 6 triệu người bị mù<br />
công trình cấp nước nhỏ lẻ. Chất lượng nước<br />
do bệnh đau mắt hột và khoảng 500 triệu người<br />
của các hình thức cấp nước hộ gia đình chưa<br />
có nguy cơ bị mắc bệnh này. Theo thống kê sức<br />
được kiểm tra, giám sát. Việc quản lý, khai<br />
khoẻ toàn cầu của trường Đại học Harvard, của<br />
thác các công trình cấp nước tập trung còn<br />
Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới thì<br />
yếu, hầu hết không đủ kinh phí bảo đảm quản<br />
hàng năm có khoảng 4 tỷ trường hợp bị ỉa chảy,<br />
lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa<br />
làm 2,2 triệu người chết mà chủ yếu là trẻ em<br />
dẫn đến công trình bị xuống cấp, thậm chí<br />
dưới 5 tuổi (tương đương cứ 15 giây thì có một<br />
ngừng hoạt động (4).<br />
trẻ em bị chết). Con số này chiếm khoảng 15% số<br />
trẻ em chết vì tất cả các nguyên nhân ở những Theo chương trình mục tiêu quốc gia nước<br />
nước đang phát triển (3). sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn<br />
2012 – 2015 đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2015 là<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 413<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh Đánh giá chất lượng nước theo QCVN<br />
hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước 02:2009/BYT (2).<br />
đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT với số lượng KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học<br />
mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn Nguồn nước cấp của các trạm cấp nước<br />
đủ nước sạch (5). Qua khảo sát, cơ cấu nguồn nước được sử<br />
Tp.Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn dụng tại các trạm cấp nước tập trung có công<br />
của cả nước, nơi tập trung đông dân cư vì thế suất dưới 1000m3/ngày đêm ở các quận, huyện<br />
công tác cung cấp nước sạch đảm bảo chất lượng Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè<br />
là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, ở một số quận, là nước giếng và nước máy.Trong đó, nước<br />
huyện ngoại thành thì công tác này còn nhiều giếng có 52 trạm chiếm tỷ lệ 67,5%; nước máy có<br />
khó khăn do sự phát triển không đồng bộ của 25 trạm chiếm tỷ lệ 32,5%.<br />
kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng<br />
nước từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn<br />
nước tại đây là việc làm hết sức cần thiết đóng<br />
góp chung vào chiến lược quốc gia về cung cấp<br />
nước sạch và vệ sinh môi trường của cả nước.<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định tỷ lệ trạm cấp nước tập trung tại<br />
khu vực nông thôn Tp Hồ Chí Minh có các chỉ<br />
Hình 1: Cơ cấu sử dụng nguồn nước của các trạm<br />
tiêu lý hóa nước đạt theo quy định của Bộ Y tế.<br />
cấp nước<br />
Xác định tỷ lệ trạm cấp nước tập trung khu<br />
Bảng 1: Nguồn nước cấp của các trạm cấp nước tại<br />
tại vực nông thôn Tp Hồ Chí Minh có các chỉ tiêu<br />
các quận, huyện khảo sát<br />
vi sinh nước đạt theo quy định của Bộ Y tế.<br />
Tên Nguồn nước cấp của các trạm cấp nước<br />
Xác định tỷ lệ trạm cấp nước tập trung tại quận, huyện Nước máy Nước giếng Tổng cộng<br />
khu vực nông thôn Tp Hồ Chí Minh đạt tiêu Thủ Đức 5 13 18<br />
chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Củ Chi 8 0 8<br />
Hóc Môn 12 0 12<br />
Khảo sát nguy cơ vệ sinh nguồn nước tại các<br />
Bình Chánh 0 24 24<br />
trạm cấp nước tập trung khu vực nông thôn Nhà Bè 0 15 15<br />
Tp.Hồ Chí Minh.<br />
Trong tổng số 77 mẫu nước kiểm tra, chỉ tiêu<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Clo dư có số mẫu phân tích không đạt tiêu<br />
chuẩn cao nhất là 36 mẫu (chiếm tỷ lệ 46,7%)<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
gồm các quận, huyện Thủ Đức, Củ Chi, Bình<br />
Trạm cấp nước tập trung có công suất dưới<br />
Chánh, Nhà Bè; chỉ tiêu pH có 6 mẫu không đạt<br />
1000 m3/ngày đêm trên địa bàn các quận/ huyện<br />
(chiếm tỷ lệ 7,8%) gồm quận Thủ Đức và huyện<br />
Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè<br />
Củ Chi; chỉ tiêu Độ đục là 2 mẫu không đạt<br />
của Tp.Hồ Chí Minh.<br />
(chiếm tỷ lệ 2,60%) đều ở huyện Bình Chánh; ba<br />
Phương pháp nghiên cứu chỉ tiêu Sắt tổng số, Độ cứng, Asen tổng số có 1<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. mẫu không đạt (chiếm tỷ lệ ở mỗi chỉ tiêu là<br />
Khảo sát điều kiện vệ sinh theo Thông tư 1,30%) gồm huyện Bình Chánh và Nhà Bè.<br />
15/2006/TT-BYT (1). Các chỉ tiêu còn lại là Màu sắc, Mùi vị,<br />
Hàm lượng Amoni, Chỉ số Pecmanganat, Hàm<br />
<br />
<br />
<br />
414 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lượng Clorua và Hàm lượng Florua đều đạt thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt<br />
giá trị giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ QCVN 02: 2009/BYT.<br />
Bảng 2: Đánh giá các chỉ tiêu lý hóa nước<br />
Kết quả đánh giá (n=77)<br />
Chỉ tiêu Giá trị giới hạn QCVN 02:2009/BYT<br />
Đạt n (%) Khôngđạt n (%)<br />
Màu sắc ≤ 5 TCU 77 (100,0) 0(0,0)<br />
Mùi vị Không có mùi vi lạ 77 (100,0) 0(0,0)<br />
Độ đục ≤ 5 NTU 75 (97,4) 2 (2,6)<br />
Clo dư 0,3 - 0,5 41 (53,3) 36 (46,7)<br />
pH 6,0 – 8,5 71 (92,2) 6 (7,8)<br />
Hàm lượng Amoni ≤ 3 mg/l 77 (100,0) 0(0,0)<br />
Hàm lượng Sắt tổng số ≤ 0,5 mg/l 76 (98,7) 1 (1,3)<br />
Chỉ số Pecmanganat ≤ 4 mg/l 77 (100,0) 0(0,0)<br />
Độ cứng ≤ 350 mg/l 76 (98,7) 1 (1,3)<br />
Hàm lượng Clorua ≤ 300 mg/l 77 (100,0) 0(0,0)<br />
Hàm lượng Florua ≤ 1,5 mg/l 77 (100,0) 0(0,0)<br />
Hàm lượng Asen tổng số ≤ 0,01 mg/l 76 (98,7) 1 (1,3)<br />
Bảng 3: Đánh giá các chỉ tiêu vi sinh nước Bảng 5: Đánh giá chất lượng nước vế lý hóa, vi sinh<br />
Giá trị giới hạn Kết quả đánh giá (n=77) theo các quận, huyện khảo sát<br />
Chỉ tiêu QCVN Đạt Không đạt Kết quả đánh giá (n=77)<br />
02:2009/BYT n (%) n (%) Chỉ tiêu<br />
Quận/huyện Đạt Không đạt<br />
Coliform đánh giá<br />
≤ 50 vk/100ml 72 (93,5) 5 (6,5) n (%) n (%)<br />
tổng số<br />
Lý hóa 5(27,8) 13(72,2)<br />
E. coli 0 vk/100ml 75 (97,4) 2 (2,6) Thủ Đức<br />
Vi sinh 18(100,0) 0(0,0)<br />
Kết quả bảng 3 cho thấy hầu hết các nguồn Lý hóa 2(25,0) 6(75,0)<br />
Củ Chi<br />
nước được khảo sát có tỷ lệ nhiễm vi sinh thấp. Vi sinh 7(87,5) 1(12,5)<br />
Trong tổng số 77 mẫu nước được kiểm tra, có 5 Lý hóa 12(100,0) 0(0,0)<br />
Hóc Môn<br />
Vi sinh 12(100,0) 0(0,0)<br />
mẫu bị nhiễm vi khuẩn Coliform tổng số (chiếm tỷ<br />
Lý hóa 10(41,7) 14(58,3)<br />
lệ 6,5%) gồm các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Bình Chánh<br />
Vi sinh 23(95,8) 1(4,2)<br />
Nhà Bè và 2 mẫu bị nhiễm vi khuẩn E.coli (chiếm Lý hóa 10(66,7) 5(33,3)<br />
Nhà Bè<br />
tỷ lệ 2,6%) gồm các huyện Bình Chánh, Nhà Bè. Vi sinh 12(80,0) 3(20,0)<br />
<br />
Bảng 4: Đánh giá chất lượng nước vế lý hóa, vi sinh Kết quả đánh giá chất lượng về lý hóa, vi<br />
Kết quả đánh giá (n=77) sinh theo các quận, huyện ở bảng 5 cho thấy:<br />
Chỉ tiêu đánh giá Đạt Không đạt Về chỉ tiêu lý hóa huyện Hóc Môn có tỷ lệ<br />
n (%) n (%)<br />
đạt cao nhất là 100%, kế đến là huyện Nhà Bè và<br />
Lý hóa 39 (50,7) 38 (49,3)<br />
Vi sinh 72 (93,5) 5 (6,5) Bình Chánh có tỷ lệ đạt là lẩn lượt là 66,7% và<br />
Đạt chất lượng theo QCVN 41,7%. Huyện Thủ Đức và Củ Chi có tỷ lệ đạt là<br />
39 (50,7) 38 (49,3)<br />
02:2009/BYT 27,8% và 25%.<br />
Kết quả bảng 4 cho thấy, trong tổng số 77 Về chỉ tiêu vi sinh quận Thủ Đức và huyện<br />
mẫu nước được kiểm tra có 39 mẫu đạt chất Hóc Môn có tỷ lệ đạt cao nhất là 100% kế đến là<br />
lượng theo QCVN 02:2009/BYT (chiếm tỷ lệ các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè với tỷ lệ<br />
50,7%) và 38 mẫu ( chiếm tỷ lệ 49,3%) không đạt đạt lần lượt là 95,8%, 87,5% và 80,0%.<br />
chất lượng. Trong đó, các mẫu nước đạt chất<br />
Theo QCVN 02:2009/BYT, chất lượng các<br />
lượng theo nhóm chỉ tiêu lý hóa là 50,7% thấp<br />
nguồn nước tại các trạm cấp nước chiếm tỷ lệ đạt<br />
hơn so với nhóm chỉ tiêu vi sinh là 93,5%.<br />
thấp. Trong đó, nước máy chiếm tỷ lệ đạt là 56%,<br />
nước giếng khoan chiếm tỷ lệ đạt là 48,1%.<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 415<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
Bảng 6: Đánh giá chất lượng các nguồn nước cấp tại Về nguồn nước máy huyện Hóc Môn có tỷ lệ<br />
các trạm cấp nước đạt cao nhất 100%, huyện Củ Chi có tỷ lệ đạt là<br />
Kết quả đánh giá (n=77) 25%, quận Thủ Đức không có mẫu đạt chất<br />
Tên nguồn nước Đạt Không đạt lượng, huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè<br />
n (%) n (%) không có mẫu nước máy nào được khảo sát.<br />
Nước giếng 25 (48,1) 27 (51,9)<br />
Nước máy 14 (56,0) 11 (44,0) Bảng 8: Đánh giá chất lượng nước cấp theo các quận,<br />
Tổng cộng 39 (50,7) 38 (49,3) huyện Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà<br />
Bảng 7: Đánh giá chất lượng các nguồn nước cấp tại Bè Tp.Hồ Chí Minh<br />
các trạm cấp nước theo quận, huyện khảo sát Kết quả đánh giá (n=77)<br />
Quận/huyện<br />
Đạt (n, %) Không đạt (n,%)<br />
Kết quả đánh giá (n=77)<br />
Quận/huyện Nguồn nước Thủ Đức 5 (27,8) 13 (72,2)<br />
Đạt Không đạt<br />
n (%) n (%) Củ Chi 2 (25,0) 6 (75,0)<br />
Nước giếng 5(38,5) 8(61,5) Hóc Môn 12 (100,0) 0 (0,0)<br />
Thủ Đức Bình Chánh 10 (41,7) 14 (58,3)<br />
Nước máy 0(0,0) 5(100,0)<br />
Nước giếng 0(0,0) 0(0,0) Nhà Bè 10 (66,7) 5 (33,3)<br />
Củ Chi<br />
Nước máy 2(25,0) 6(75,0) Theo QCVN 02:2009/BYT, nguồn nước tại<br />
Nước giếng 0(0,0) 0(0,0) các trạm cấp nước trên địa bàn huyện Hóc Môn<br />
Hóc Môn<br />
Nước máy 12(100) 0(0,0)<br />
có tỷ lệ đạt chất lượng cao nhất (100%), kế đến là<br />
Nước giếng 10(41,7) 14(58,3)<br />
Bình Chánh<br />
Nước máy 0(0,0) 0(0,0)<br />
huyện Nhà Bè, Bình Chánh và Thủ Đức với tỷ lệ<br />
Nước giếng 10(66,7) 5(33,3) đạt lần lượt là 66,7%, 41,7% và 27,8%, huyện Củ<br />
Nhà Bè<br />
Nước máy 0(0,0) 0(0,0) Chi có tỷ lệ đạt thấp nhất là 25%.<br />
Kết quả đánh giá chất lượng các nguồn nước Xác định các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn<br />
cấp tại các trạm cấp nước theo quận, huyện nước đối với trạm cấp nước có nguồn nước cấp<br />
nghiên cứu ở bảng 7 cho thấy: là nước ngầm.<br />
Về nguồn nước giếng huyện Nhà Bè có tỷ lệ Chỉ có 3 quận, huyên: Thủ Đức, Bình Chánh,<br />
đạt cao nhất là 66,6% kế đến là huyện Bình Nhà Bè có trạm cấp nước sử dụng nguồn nước<br />
Chánh với tỷ lệ đạt là 41,7%, Quận Thủ Đức có đầu vào là nước giếng.<br />
tỷ lệ đạt là 38,5%. Huyện Củ Chi và huyện Hóc<br />
Môn không có nguồn nước giếng được khảo sát.<br />
Bảng 9: Đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước đối với trạm cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm<br />
Kết quả đánh giá (n=52)<br />
Nguy cơ<br />
Tần suất Tỷ lệ<br />
Không có tường rào bảo vệ xung quanh khu vực giếng khoan 14 26,9<br />
Công trình xây dựng trong khu vực bảo vệ giếng khoan 5 9,6<br />
Ống cống, kênh mương, rãnh nước thải chạy qua khu vực bảo vệ của giếng khoan 8 15,4<br />
Ống cống, kênh mương, rãnh nước thải đổ vào khu vực bảo vệ của giếng khoan 0 0,0<br />
Có bãi đổ rác thải, nơi tập kết rác thải trong khu vực bảo vệ của giếng khoan 1 1,9<br />
Có gia súc, gia cầm, vật nuôi trong khu vực bảo vệ của giếng khoan 4 7.7<br />
Có phân người, phân gia súc, xác súc vật trong khu vực bảo vệ của giếng khoan 2 3,9<br />
Có nhà tiêu công cộng, nhà tiêuhộ gia đình trong khu vực bảo vệ của giếng khoan 0 0,0<br />
Chưa có nguy cơ ô nhiễm (0 điểm) 36 69,2<br />
Có nguy cơ ô nhiễm trung bình (1- 4 điểm) 13 25<br />
Có nguy cơ ô nhiễm cao (≥ 5 điểm) 3 5,8<br />
Các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước quanh khu vực giếng khoan chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
đối với trạm cấp nước sử dụng nguồn nước 26,9%, tiếp theo là ống cống, kênh mương, rãnh<br />
ngầm như không có tường rào bảo vệ xung nước thải chạy qua khu vực bảo vệ của giếng<br />
<br />
<br />
416 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
khoan chiếm tỷ lệ 15,4%. Công trình xây dựng nhà tiêu công cộng, nhà tiêu hộ gia đình trong<br />
trong khu vực bảo vệ giếng khoan chiếm tỷ lệ khu vực bảo vệ của giếng khoan chưa thấy có.<br />
9,6%. Các yếu tố có gia súc, gia cầm, vật nuôi Đánh giá chung các yếu tố nguy cơ ô nhiễm<br />
trong khu vực bảo vệ của giếng khoan; có phân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tại các<br />
người, phân gia súc, xác súc vật trong khu vực trạm cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm là<br />
bảo vệ của giếng khoan; có bãi đổ rác thải, nơi chưa có nguy cơ ô nhiễm chiếm tỷ lệ 69,2%, có<br />
tập kết rác thải trong khu vực bảo vệ của giếng nguy cơ ô nhiễm trung bình chiếm tỷ lệ 25%, có<br />
khoan chiếm tỷ lệ lần lượt là 7,7%, 3,9% và 1,9%. nguy cơ ô nhiễm cao chiếm tỷ lệ 5,8%.<br />
Các yếu tố ống cống, kênh mương, rãnh nước<br />
thải đổ vào khu vực bảo vệ của giếng khoan; có<br />
Bảng 10: Đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước tại các trạm cấp nước theo các quận, huyện Thủ Đức, Bình<br />
Chánh, Nhà Bè Tp. Hồ Chí Minh<br />
Kết quả đánh giá (n=52)<br />
Quân/huyện Chưa có nguy cơ ô nhiễm Có nguy cơ ô nhiễm trung bình Có nguy cơ ô nhiễm cao<br />
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ<br />
Thủ Đức 8 61,5 5 38,5 0 0,0<br />
Bình Chánh 18 75,0 5 20,8 1 4,2<br />
Nhà Bè 10 66,7 3 20,0 2 13,3<br />
Kết quả đánh giá chung yếu tố nguy cơ ô khoảng 0,3 – 0,5 mg/l theo tiêu chuẩn qui định<br />
nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước QCVN02:2009/BYT. Đây cũng là vấn đề cần<br />
tại các trạm cấp nước đối với các quận, huyện ở được quan tâm xử lý nhằm đảm bảo nguồn nước<br />
bảng 10 cho thấy: Chưa có nguy cơ ô nhiễm hợp vệ sinh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt<br />
huyện Bình Chánh chiếm tỷ lệ cáo nhất là 75%, của người dân.<br />
kế đến là huyện Nhà Bè chiếm tỷ lệ 66,7%, quận Về chất lượng lý hóa, xét nghiệm từng chỉ<br />
Thủ Đức chiếm tỷ lệ là 61,5%. Có nguy cơ ô tiêu cho thấy: Clo dư không đạt chiếm tỷ lệ<br />
nhiễm trung bình quận Thủ Đức chiếm tỷ lệ cao 46,7%. Nguyên nhân clo thấp hơn ngưỡng cho<br />
nhất là 38,5%, kế đến là huyện Bình Chánh, phép là do quá trình xử lý clo của các trạm chưa<br />
huyện Nhà Bè chiếm tỷ lệ 20%. Có nguy cơ ô đạt, tỷ lệ pha và châm clo thấp hơn qui định. Đối<br />
nhiễm cao huyện Nhà Bè chiếm tỷ lệ cao nhất với một số trạm có lượng clo quá ngưỡng cho<br />
13,3%, huyện Bình Chánh chiếm tỷ lệ 4,2%, quận phép là do nhân viên phụ trách chưa nắm vững<br />
Thủ Đức chưa thấy có. về qui định của QCVN 02:2009/BYT nên cho<br />
BÀN LUẬN rằng châm clo càng nhiều càng tốt dẫn đến<br />
lượng clo trong nước cao hơn mức cho phép.Vì<br />
Qua kiểm tra chất lượng 77 mẫu nước tại các clo là hợp chất dễ bay hơi nên có thể bị thất thoát<br />
trạm cấp nước tập trung có công suất < trong quá trình nước bơm đi theo đường ống,<br />
1000m3/ngày đêm trên địa bàn các quận, huyện nên để đảm bảo được lượng clo 0,3 – 0,5 mg/l<br />
Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè<br />
trong suốt quá trình cấp nước từ trạm đến hộ gia<br />
TP Hồ Chí Minh có 39 mẫu đạt chất lượng chiếm<br />
đình các trạm cần châm clo tại nguồn ở mức cao<br />
tỷ lệ 50,7%, 38 mẫu không đạt chiếm tỷ lệ 49,3%. là 0,5 mg/l và châm clo bổ sung trên đường ống<br />
Trong đó chất lượng nước máy chiếm tỷ lệ đạt khi cần thiết Bên cạnh đó, 5 mẫu không đạt chỉ<br />
56% cao hơn so với nước giếng là 48,1%. Từ kết tiêu pH (chiếm tỷ lệ 7,8%) chủ yếu ở các trạm sử<br />
quả trên cho thấy nước máy có chất lượng khá dụng nguồn nước giếng khoan, nguyên nhân<br />
ổn định so với nước giếng. Các trạm cấp nước chủ yếu là do yêu tố địa chất tại nơi khoan giếng<br />
chiếm tỷ lệ không đạt là do hầu hết các trạm này<br />
nên cần được xử lý tốt hơn trước khi đưa vào sử<br />
không đảm bảo được hàm lượng clo dư trong dụng. 2 mẫu không đạt về chỉ tiêu độ đục đều là<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 417<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
nước giếng, nguyên nhân giếng có độ đục không Khảo sát đánh giá nguy cơ ô nhiễm vệ sinh<br />
đạt thường do các chất hòa tan, các chất hữu cơ, đối với các trạm cấp nước sử dụng nguồn<br />
cặn bã bùn đất gây nên. Vì vậy đối với các trạm nước giếng theo hướng dẫn Thông tư 15 của<br />
này cần có biện pháp xử lý nước hoặc bảo vệ Bộ y tế cho thấy 36/52 trạm chưa có nguy cơ ô<br />
giếng phù hợp trước khi đưa vào sử dụng nhằm nhiễm, 13/52 trạm có nguy cơ ô nhiễm trung<br />
đảm bảo sức khỏe cho người dân. Đối với các chỉ bình và 3/52 trạm có nguy cơ ô nhiễm cao.<br />
tiêu Sắt tổng số, độ cứng, Asen, có 1 mẫu nước Trong đó đối với các trạm có nguy cơ ô nhiễm<br />
giếng không đạt. Nguyên nhân có thể là do yếu thì 29,6% thiếu tường rào bảo vệ xung quanh<br />
tố địa chất nơi khoan giếng có nhiều lớp đá vôi, giếng khoan, chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây cũng là<br />
trầm tích làm hòa tan Ca2+, Mg2+ hoặc có nhiều nguyên nhân tạo điều kiện cho các yếu tố<br />
muối sắt bicacbonat, sunfate, clorua,…làm cho nguy cơ khác, vì không có tường rào bảo vệ<br />
hàm lượng Sắt tổng số và độ cứng vượt quá nên gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác dễ<br />
ngưỡng cho phép. Nếu hàm lượng Sắt và độ tiếp cận khu vực giếng khoan hơn dẫn đến có<br />
cứng vượt quá tiêu chuẩn qui định sẽ gây một số phân hoặc xác chết trong khu vực giếng, tăng<br />
khó khăn trong sinh hoạt như: nước có mùi tanh nguy cơ ô nhiễm cho nguồn nước. Đối với 3<br />
của sắt, sử dụng tắm giặt sẽ làm quần áo, dung trạm có nguy cơ ô nhiễm cao, kết quả kiểm tra<br />
cụ bị vàng, ố, xà phòng không có bọt. Nếu ăn cho thấy có nhiều chỉ tiêu không đạt, đặc biệt<br />
uống lâu ngày nước có nhiều độ cứng sẽ dẫn là có sự hiện diên của vi khuẩn Coliforms tổng<br />
đến các nguy cơ về sức khỏe như sỏi thận, tắt số và vi khuẩn E.coli. Điều này phản ánh đúng<br />
động mạch. Vì vậy, các trạm này cần phải có các yếu tố nguy cơ như: Có bãi đổ rác thải, nơi<br />
biện pháp xử lý thích hợp trước khi cấp cho tập kết rác thải trong khu vực bảo vệ của<br />
người sử dụng. Asen là một chất độc nguy hiểm, giếng khoan; có gia súc, gia cầm, vật nuôi<br />
nguyên nhân ô nhiễm đến từ rất nhiều nguồn trong khu vực bảo vệ của giếng khoan; có<br />
trong thiên nhiên như nông nghiệp: phân bón, phân người, phân gia súc, xác súc vật trong<br />
thuốc trừ sâu; công nghiêp khai thác quặng mỏ. khu vực bảo vệ của giếng khoan. Qua quá<br />
Do đó, để đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh các trình khảo sát cũng đã khuyến nghị với các<br />
trạm cần có hợp phần xử lý Asen trong qui trình trạm cấp nước có biện pháp khắc phục các yếu<br />
xử lý. tố nguy cơ trên như không thả rong gia súc,<br />
Về mặt vi sinh, trong 77 mẫu nước được gia cầm, giữ vệ sinh chung xung quanh khu<br />
khảo sát có 72 mẫu (93,5%) đạt chất lượng. Điều vực giếng khoan, đảm bảo không có bải đổ rác<br />
này cho thấy kiểm soát ô nhiễm vi sinh của các thải, nơi tập kết rác thải hoặc phân gia súc, gia<br />
trạm cấp nước tương đối tốt. Trong số những cầm trong khu vực giếng khoan, vì đây là các<br />
trạm cấp nước có mẫu nước không đạt về vinh yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh nguồn<br />
sinh có 1 trạm sử dụng nước máy (4%) không nước, nhằm đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh<br />
đạt về chỉ tiêu Coliforms tổng số, 4 trạm sử dụng cung cấp cho người dân sử dụng.<br />
nước giếng (7,69%) không đạt, gồm 2 trạm KẾT LUẬN<br />
không đạt Coliforms tổng số và 2 trạm còn lại<br />
Phần lớn các trạm cấp nước sử dụng nguồn<br />
không đạt Coliforms tổng số và E.coli. Đối với<br />
nước cấp là nước giếng, tỷ lệ đạt của các trạm sử<br />
nước giếng nhiễm E.coli là vi khuẩn chỉ danh cho<br />
dụng nguồn nước này là khá thấp, chiếm<br />
sự ô nhiễm nguồn nước do phân động vật máu<br />
khoảng 50% các trạm được khảo sát.<br />
nóng, qua khảo sát điều kiện vệ sinh thì các trạm<br />
này điều có nguy cơ ô nhiễm cao như có bãi đổ Chỉ có khoảng 50% các trạm cấp nước đạt<br />
rác thải, phân gia súc, gia cầm xung quanh khu theo QCVN 02: 200/BYT. Nhiều chỉ tiêu được<br />
vực giếng khoan.<br />
<br />
<br />
418 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đánh giá không đạt tiêu chuẩn như pH, Clo 2. Bộ Y tế (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng<br />
nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT, Hà Nội.<br />
dư, sắt tổng cộng, độ cứng, asen, E.coli,... 3. Nguyễn Thị Bích Thủy (2014), Nước và các bệnh liên quan đến<br />
Đa phần các trạm cấp nước được khảo sát nước, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, http:<br />
//nioeh.org.vn, truy cập ngày 27/03/2015.<br />
chưa có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cấp, tuy 4. Tạp chí cộng sản (2010), Về cải thiện nước sinh hoạt và vệ sinh<br />
nhiên vẫn tồn tại những trạm có những yếu tố phòng, chống dịch bệnh, http://www.tapchicongsan.org.vn,<br />
truy cập ngày 27/03/2015.<br />
nguy cơ gây ô nhiễm cao như có phân người,<br />
5. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 366/QĐ–TTg về<br />
phân gia súc, bãi đổ rác thải, xác súc vật... trong việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và<br />
khu vực bảo vệ của trạm cấp nước. vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Ngày nhận bài báo: 18/7/2016<br />
1. Bộ Y tế (2006), Thông tư 15/2006/TT/BYT về hướng dẫn kiểm<br />
tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình, Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/8/2016<br />
Hà Nội. Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 419<br />