Đánh giá nhanh tính chống chịu nấm Phytophthora palmivora gây bệnh thối vỏ chảy nhựa trên cây mít ở Đông Nam Bộ
lượt xem 2
download
Bài viết Đánh giá nhanh tính chống chịu nấm Phytophthora palmivora gây bệnh thối vỏ chảy nhựa trên cây mít ở Đông Nam Bộ trình bày kết quả lây bệnh nhân tạo nấm Phytophthora palmivora trên mô lá; Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm Phytophthora palmivora trên mô thân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá nhanh tính chống chịu nấm Phytophthora palmivora gây bệnh thối vỏ chảy nhựa trên cây mít ở Đông Nam Bộ
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(66)/2016 ĐÁNH GIÁ NHANH TÍNH CHỐNG CHỊU NẤM Phytophthora Palmivora GÂY BỆNH THỐI VỎ CHẢY NHỰA TRÊN CÂY MÍT Ở ĐÔNG NAM BỘ Mai Văn Trị1, Nguyễn ị Nguyên Vân1, Nguyễn Văn Hòa1, Nguyễn Văn Tuất2 TÓM TẮT Nghiên cứu này sử dụng bộ phận cây gồm lá và đoạn cành non (detached-leaf/stem bioassay) để đánh giá nhanh tính chống chịu của một số giống đối với nấm Phytophthora palmivora tác nhân bệnh thối vỏ chảy nhựa trên cây mít ở Đông Nam bộ. Có 24 giống tham gia thí nghiệm gồm 22 giống mít (Artocarpus heterophyllus) và giống TN03 thuộc mít Tố Nữ (A. integer) cùng MN02 thuộc mít Nài (A. rigidus). Kết quả đánh giá cho thấy tất cả các giống đều mẩn cảm với bệnh ở mức độ khác nhau. Giống có tính chống chịu cao nhất là MN02, theo sau là giống Lá bàng, TN 03, Tố tây và Mã lai. Giống mẫn cảm nhất là Siêu sớm, một giống trồng phổ biến nhất trong sản xuất hiện nay. Từ khóa: Artocarpus, giống, Phytophthora, bệnh thối vỏ chảy nhựa, tính kháng I. ĐẶT VẤN ĐỀ nghiên cứu này, tổng cộng 24 giống, có nguồn gốc Mít (Artocarpus heterophyllus Lam.) là loài cây từ các chương trình điều tra, khảo sát và thu thập ăn quả được trồng khá phổ biến ở nước ta. Do có khác nhau từ năm 2000 đến 2015 ở Đông Nam bộ. hiệu quả kinh tế cao, diện tích trồng mít tăng nhanh Có 22 giống thuộc mít (A. heterophyllus) gồm Siêu những năm gần đây và ước tính trên 60.000 ha với sớm, Lá bàng, Ruột đỏ và Viên linh (nguồn gốc Đông Nam bộ là một trong những khu vực sản xuất nhập nội từ ái Lan); Mã lai ML1, Không hạt, Tố và chế biến mít lớn của cả nước (Tri and Hoa, 2014). tây, MĐN02H, MĐN06H, MĐN07H, MĐN09H, Bệnh thối vỏ chảy nhựa, do Phytophthora palmivora MBRVT32H, MBRVT33H, M97, M98, M99, M102, (Butler.), là một trong số dịch hại nguy hiểm trên cây MTNĐN04, MTNĐN05, MTNĐN06, MTNĐN07 mít (Tri et al., 2015). Cây mít bị bệnh sinh trưởng và MTNĐN08 (giống địa phương). Hai giống, một chậm lại, lá chuyển vàng và rụng dần. Cây suy yếu giống ký hiệu TN03 thuộc mít Tố nữ và một giống dần, chết từng cành hay cả tán cây. Triệu chứng thối ký hiệu MN02 thuộc mít Nài. gốc và vết loét trên thân cành và thối rễ có thể quan 2.1.2. Nguồn P. palmivora sát được. Gần đây bệnh ngày càng trở nên phổ biến, - Nguồn P. palmivora: Là dòng P. Palmivora MĐ5, gây thiệt hại đến sinh trưởng và năng suất và trở đã được thu thập, phân lập trên cây mít, được làm thành rào cản chính đối với sản xuất. Sử dụng tính thuần và định danh bởi Tri et al., (2015). Dòng MĐ5 chống chịu của giống là chiến lược quan trọng trong được lưu giữ trên môi trường vô trùng WA (1,5% quản lý bệnh hại tổng hợp. Phương pháp đánh giá agar) trong phòng thí nghiệm. sử dụng phần lá của cây (detached-leaf bioassay) đã được nhiều tác giả sử dụng để đánh giá nhanh tính - Nhân sinh khối: Mẫu phân lập MĐ5 được nuôi chống chịu của giống cây trồng đối với P. megakarya cấy ở 27oC, trên môi trường vô trùng V8 juice agar (Nyasse et al., 1995), P. palmivora (Iwaro et al., 1997; hoặc carrot agar (Erwin và Riberio, 1996; Drenth O’Gara et al., 2004), P. infestans (Malcolmson, 1969) và Sendall, 2004). Môi trường V8 juice agar gồm có và P. colocasiae (Brooks, 2008). Nghiên cứu này 200ml V8 juice, 3g CaCO3, 15g agar và nước cất cho nhằm đánh giá tính chống chịu đối với P. palmivora đủ 1000 ml. Hấp khử trùng và để nguội 50-55oC rồi của 24 giống mít, thuộc loài mít thông thường, A. bổ sung rifamycin (1g/L) và hymexazol (0,5g/L). heterophyllus; mít Tố Nữ, A. integer ( unb.) Merr. - Tạo động bào tử: Mẫu phân lập MĐ5 được nuôi và mít Nài, A.rigidus Blume. trên môi trường V8 juice agar ở 24oC trong 3-4 ngày trong tối rồi chuyển sang ủ dưới ánh sáng đèn 3-4 II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ngày (Aragaki and Hine, 1963). Làm ngập tản nấm 2.1. Vật liệu nghiên cứu với 15ml nước cất. Động bào tử được tạo ra bởi ủ dung dịch bào tử thu được ở 16oC trong 1-2 giờ (Ko 2.1.1. Các giống mít thí nghiệm and Chase, 1973). Dịch bào tử được chuẩn đến nồng Các giống và dòng vô tính (được gọi chung là độ 105 bào tử/ml và được dùng như nguồn chủng giống) của mít (A. heterophyllus), mít Tố Nữ (A. bệnh (O’Gara et al., 2004). integer) và mít Nài (A. rigidus) được sử dụng trong 1 Viện Cây ăn quả miền Nam; 2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 11
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(66)/2016 2.2. ời gian và địa điểm thực hiện ực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015, tại - Xử lý số liệu: Số liệu được phân tích phương sai phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu cây ăn ANOVA để đánh giá sự khác biệt giữa các nghiệm quả miền Đông Nam bộ, Tân ành, tỉnh Bà Rịa - thức, so sánh các giá trị trung bình bằng phương Vũng Tàu. pháp kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 1% bằng phần mềm SAS 9.1. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Khả năng chống chịu đối với P. palmivora của III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN các giống thí nghiệm được đánh giá trên mô sống, Triệu chứng bệnh trên lá sau khi lây nhiễm sử dụng lá và cành non, theo mô tả của O’Gara et trong thí nghiệm tương tự với triệu chứng bệnh do al. (2004). P. palmivora gây ra ở ngoài đồng. Vết bệnh trên lá 2.3.1. Phương pháp đánh giá sử dụng lá chuyển màu xám xanh, sũng nước rồi chuyển màu Chọn mẫu lá từ bánh tẻ vừa phát triển kích thước nâu tối, được bao quanh bởi một quầng xanh nhạt. đầy đủ (lá thứ 3 hoặc thứ 4 tính từ phía ngọn), đồng Qua theo dõi cho thấy triệu chứng bệnh xuất hiện từ đều trên tán cây theo 4 hướng. Mẫu lá được rửa dưới ngày thứ 4 sau khi lây nhiễm. vòi nước chảy 3 phút, để ráo và khử trùng lần lượt 3.1. Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm Phytophthora bằng cồn 10% vàNaOCl 1% trong 1 phút, rửa lại palmivora trên mô lá bằng nước cất và thấm khô bằng giấy thấm. Mẫu lá Kết quả thí nghiệm trên lá của các giống mít được được cắt sát vào cuống lá bằng dao để tạo vết thương trình bày ở bảng 1. Ở ngày thứ 4 sau lây nhiễm, vết và lây nhiễm điều kiện tương tự cho tất cả mẫu lá. bệnh đã xuất hiện trên các giống Siêu sớm, Ruột đỏ, Lá được đặt vào khay inox vô trùng, có lót giấy thấm Viên linh, MĐN02H, MĐN09H, M97, M98, M99 và tiệt trùng thấm nước vô trùng để tạo độ ẩm tối đa. M102. Trong đó có diện tích vết bệnh lớn nhất là Siêu Đặt bông gòn thấm ướt với 20µl dung dịch bào tử sớm, tiếp đến là Ruột đỏ và Viên Linh, khác biệt có ý P. palmivora (105 bào tử/ml) lên vết thương và dùng nghĩa so với 6 giống còn lại. Diện tích vết bệnh tăng băng keo dán để cố định. Trên mẫu đối chứng, thay dần ở các nghiệm thức ở ngày 5, 6, 7 sau lây nhiễm. dung dịch bào tử với 20 µl nước cất tiệt trùng. Ở ngày thứ 7 sau lây nhiễm, giống có diện tích vết 2.3.2. Phương pháp đánh giá sử dụng cành non bệnh nhỏ nhất là MN 02 (2,83 cm2), khác biệt có ý Chọn mẫu cành non trên tán cây theo 4 hướng. nghĩa 1% so với các giống còn lại. Tiếp theo là giống Chọn đoạn cách ngọn non 5cm. Cắt đoạn cành dài Lá bàng (6,05 cm2), TN 03 (9,27 cm2). Ba giống nói 8 cm, loại bỏ lá bằng dao, rửa các mẫu cành dưới trên này có diện tích vết bệnh dưới 10 cm2, nhỏ hơn vòi nước chảy 3 phút, khử trùng bề mặt bằng hỗn có ý nghĩa so với các giống còn lại. Giống Siêu sớm là hợp cồn 10% và NaOCl 1% trong 1 phút, sau đó rửa giống có diện tích vết bệnh lớn nhất (39,43 cm2) trong lại bằng nước cất và thấm khô bằng giấy thấm tiệt tất cả các giống tham gia thí nghiệm (Bảng 1). trùng. Các biện pháp khử trùng, lây nhiễm và bố trí 3.2. Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm Phytophthora thí nghiệm tương tự như trường hợp mẫu lá. palmivora trên mô thân 2.4. Bố trí thí nghiệm và theo dõi số liệu Chiều dài vết bệnh sau khi lây nhiễm ở ngày thứ - Bố trí thí nghiệm: Khay chứa mẫu lá hay đoạn 4, 5, 6 và 7 được trình bày ở bảng 2. Kết quả theo dõi cành sau khi được chủng P. palmivora hoặc nước cất cho thấy, ở ngày thứ 4 sau khi lây nhiễm, triệu chứng được bọc bằng túi nhựa plastic mỏng trong suốt để bệnh xuất hiện trên các giống Siêu sớm, Ruột đỏ, cách ly và giữ ẩm, đặt trong điều kiện 27oC có ánh Viên Linh, MĐN02H, MĐN07H, MĐN09H, M97, sáng. Hai thí nghiệm cùng được bố trí theo kiểu M98, M99, M102. Chiều dài vết bệnh tăng dần trên hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), 4 lần lặp lại, mỗi lần tất cả các nghiệm thức những ngày theo dõi sau đó. lặp lại có 4 mẫu lá hoặc đoạn cành. Ở ngày thứ 7 sau lây nhiễm, chiều dài vết bệnh - eo dõi số liệu: eo dõi sự phát triển của vết nhỏ nhất là giống MN 02 thuộc mít Nài (6,00 mm), bệnh, đo diện tích vết bệnh trên lá và chiều dài vết tiếp theo là nhóm giống Lá bàng (8,50 mm), Tố Nữ bệnh trên đoạn cành hằng ngày sau lây nhiễm mãi đến (9,75 mm) và khác biệt có ý nghĩa đối với các giống khi vết bệnh mở rộng đến rìa. Trung bình diện tích và mít còn lại. Các giống Siêu sớm (70,00 mm), Viên chiều dài vết bệnh của mỗi nghiệm thức được tính. Tái linh (65,75) và Ruột đỏ (61,00 mm) có chiều dài vết phân lập từ vết bệnh trên mô lá và mô cành non nhằm bệnh cao nhất (Bảng 2). xác nhận P. palmivora là tác nhân gây ra vết bệnh. 12
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(66)/2016 Bảng 1. Diện tích vết bệnh trung bình (cm2) trên lá bánh tẻ của các giống mít sau khi lây nhiễm với nấm P. palmivora Diện tích vết bệnhtrung bình (cm2)/ngày sau lây nhiễm STT Giống 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày 1 Siêu sớm 5,00a 11,63a 25,78a 39,43a 2 Lá bàng 0,00g 1,12l 3,23l 6,05r 3 Ruột đỏ 3,83b 9,98b 20,48b 29,48b 4 Viên linh 3,78b 9,38c 19,40c 27,43c 5 Mã lai 0,00g 2,18k 5,33k 10,48p 6 Không hạt 2,88d 6,05fg 10,55gh 18,18hi 7 Tố tây 0,00g 2,25k 6,73j 11,80o 8 MĐN02H 2,03e 6,60ef 13,08e 20,00g 9 MĐN06H 1,13f 5,11hi 11,58f 16,10k 10 MĐN07H 2,08e 6,80e 12,69e 17,60hij 11 MĐN09H 2,08e 6,83e 12,78e 18,90h 12 MBRVT32H 1,93e 5,53gh 11,00fg 16,63jk 13 MBRVT33H 1,83e 4,75i 10,05h 15,00l 14 M97 3,63bc 8,23d 15,83d 23,50d 15 M98 3,45c 8,50cd 15,55d 22,60de 16 M99 3,55bc 8,60cd 15,23d 21,58ef 17 M102 3,63bc 8,70cd 15,45d 21,38f 18 MTNĐN04 0,00g 3,20j 8,13i 13,25n 19 MTNĐN05 0,00g 3,18j 7,25ij 13,30n 20 MTNĐN06 0,00g 3,13j 8,00i 13,58mn 21 MTNĐN07 0,00g 3,00j 8,20i 14,60lm 22 MTNĐN08 0,00g 3,00j 7,85i 13,55mn 23 TN 03 (Tố nữ) 0,00g 1,90k 3,18l 9,27q 24 MN 02 (mít Nài) 0,00g 0,00m 1,48m 2,83s CV% 8,13 5,71 4,27 3,27 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có các chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa ở mức 1% theo phép thử Duncan. Kích thước vết bệnh trên lá và trên đoạn cành ghép cho mít, sử dụng tính chống chịu của chúng, để sau lây nhiễm thể hiện mức độ nhiễm bệnh của các đối phó với thối rễ và thối gốc do P. palmivora. giống. Trong các giống thuộc loài mít, Lá bàng, Tố Siêu sớm là giống được trồng rộng rải nhất hiện tây và Mã lai có tính chống chịu cao nhất trong khi nay (Tri and Hoa, 2015). Qua đánh giá cho thấy đây giống Siêu sớm mẫn cảm nhất. Các giống còn lại có là giống rất mẫn cảm. Do đó, nếu được sử dụng mức chống chịu nằm giữa của hai nhóm trên. trong sản xuất, cần có biện pháp chủ động đối phó Kết quả đánh giá từ thí nghiệm sử dụng lá và đoạn với bệnh. Giống Lá bàng, chống chịu tốt nhất trong thân non cho thấy giống MN02, thuộc mít Nài có các giống thuộc mít (A. heterophyllus), có thể thay mức độ mẫn cảm thấp hơn so với mít thông thường. thế cho giống Siêu sớm ở những nơi có áp lực bệnh Mít Nài đã được người dân sử dụng làm gốc ghép cho cao và ở nơi mà các biện pháp đối phó hữu hiệu với mít từ lâu và tương hợp tốt với mít (thông tin riêng). bệnh chưa sẵn sàng. Do đó cần nghiên cứu sử dụng giống MN 02 làm gốc 13
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(66)/2016 Bảng 2. Chiều dài vết bệnh trung bình (mm) trên đoạn cành non của các giống mít sau khi lây nhiễm với nấm P. palmivora Chiều dài vết bệnh trung bình (mm)/ngày sau lây nhiễm STT Giống 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày 1 Siêu sớm 18,00a 29,50a 67,25a 70,00a 2 Lá bàng 0,00g 0,00k 3,75l 8,50k 3 Ruột đỏ 15,75b 26,75b 50,75c 61,00c 4 Viên Linh 14,75c 25,00c 59,75b 65,75b 5 Mã Lai 0,00g 3,75j 8,75k 14,50j 6 Không hạt 2,00f 11,25e 18,78f 49,50d 7 Tố tây 0,00g 3,50j 7,50k 18,75i 8 MĐN02H 3,25e 8,50f 14,50gh 34,00g 9 MĐN06H 2,00f 8,50f 16,25g 34,50g 10 MĐN07H 2,25f 7,00fg 14,00hi 33,50g 11 MĐN09H 2,25f 5,50ghi 13,75hi 34,00g 12 MBRVT32H 0,00g 4,25ij 13,00hi 35,00g 13 MBRVT33H 0,00g 4,00ij 12,25ij 33,75g 14 M97 7,50d 13,00d 24,50e 43,00f 15 M98 7,75d 13,75d 25,75de 44,25ef 16 M99 8,25d 13,5d 26,75d 46,50e 17 M102 7,75d 13,25d 25,75de 43,75f 18 MTNĐN04 0,00g 4,56hij 11,48j 22,75h 19 MTNĐN05 0,00g 5,60ghi 12,25ij 24,50h 20 MTNĐN06 0,00g 4,75hij 13,75hi 22,75h 21 MTNĐN07 0,00g 5,9gh 12,50hij 23,90h 22 MTNĐN08 0,00g 3,80j 12,75hij 24,25h 23 TN 03 (Tố nữ) 0,00g 0,00k 3,25l 9,75k 24 MN 02 (mít Nài) 0,00g 0,00k 2,80l 6,00l CV % 10,84 8,68 5,08 3,82 Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có các chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5% theo phép thử Duncan. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 4.1. Kết luận Aragaki, M., and R.B., Hine, 1963. E ect of radiation on sporangial production of Phytophthora parasitica Trong 24 giống được đánh giá, tất cả đều mẫn on arti cial media and detached papaya fruit. cảm với Phytophthora palmivora, tác nhân gây bệnh Phytopathology, 53:854-856. thối thân chảy nhựa trên mít, nhưng ở các mức khác Brooks, F.E., 2008. Detached-leaf bioassay for nhau. Giống có tính chống chịu cao nhất là MN02, evaluating taro resistance to Phytophthora colosasiae. theo sau là giống Lá bàng, TN 03, Tố tây và Mã lai. Plant Disease 92: 126-131. Giống mẫn cảm nhất là Siêu sớm. Drenth, A., and B. Sendall, 2004. Isolation of 4.2. Đề nghị Phytophthora from infected plant tissue and soil, Đề nghị tiếp tục đánh giá tính chống chịu bệnh and principles of species identi cantion. Diversity của các giống có tính chống chịu cao của mít và hai and management of Phytophthora in Southeast Asia. loài họ hàng trong điều kiện nhà lưới và điều tra (eds. A. Drenth and D.I. Guest). ACIAR Monograph No. 114. pp 94-102. mức độ mẩn cảm ngoài đồng để có cơ sở đánh giá chắc chắn hơn. 14
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(66)/2016 Erwin, D.C. and O.K. Ribeiro, 1996. Phytophthora for resistance to Phytophthora. Diversity and diseases worldwide. APS Press, St. Paul, Minnesota, Management of Phytophthora in Southeast Asia (eds. USA. pp 408-421. Drenth, A. and D.I. Guest). ACIAR Monograph Iwaro, A.D., T.T. Screenivassan, and P. Umaharan, No.114. p 194-199. 1997. Foliar resistance to Phytophthora palmivora as Sedegui, M., R.B. Carroll, A.L. Morehart, R.A. an indicator of pod resistance in eobroma cacao. Hamlen, and R.J. Power, 1999. Comparison of Plant Disease, 81(6): 126-131. assays for measuring sensitivity of Phytophthora Ko, W.H. and L.L. Chase, 1973. Aggregation of infestans isolates to fungicides. Plant Disease, 83: zoospores of Phytophthora palmivora. Journal of 1167-1169. General Microbiology, 78,79-82. Tri M.V., N.V.Hoa, 2014. Jackfruit production Malcolmson J.F., 1969. Factors involved in resistance in Vietnam. Compendium of the International to blight (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary) in Symposium on Jackfruit and Breadfruit of the Tropics, potatoes and assessment of resistance using detached University of Agricultural Sciences, Bangalore, leaves. Annuals of Applied Biology, 64 (3): 461-468. India, May 15th 2014. pp69-75. Nyasse S., C. Cilas, C. Herail and G. Blaha, 1995. Tri M.V., N.V. Hoa, N.M. Chau, A. Pane,R. Faedda, Leaf inoculation as an early screening test for P.A. De, L. Schena, C.B. Olsson, S.A.I. Wright, cocoa ( eobroma cacao L.) resistance to assess the M. Ramstedt and S. Olgacaciola, 2015. Decline resistance to Phytophthora black pod disease. Crop of jackfruit (Artocarpus heterophyllus) incited by Protection, 14: 657-663. Phytophthora palmivora in Vietnam, Phytopathologia Mediterranea, 54 (2): 275-280. O’Gara E., L. Vawdrey, T. Martin, S. Sangchote, H.V. anh, L.N. Binh and D.I. Guest, 2004. Screening Rapid screening for the resistance to Phytophthora palmivora causing stem canker on jackfruit in the Southeastern Vietnam Mai Van Tri1, Nguyen i Nguyen Van1, Nguyen Van Hoa1, Nguyen Van Tuat2 Abstract e detached-leaf/stems were used to screen for the resistance of 24 varieties to Phytophthora palmivora causing stem canker of jack fruit in the Southeastern Vietnam. e varieties tested in the trial included 22 ones belonging to jackfruit (Artocarpus heterophyllus); one variety, named TN03, belonging to cempedak (A. integer); and one variety, named MN02, belonging to A. rigidus. e screened varieties displayed a wide range of variation in the susceptibility. MN 02 variety was the most tolerant, followed by La Bang, TN02, Ma Lai, and To tay. e most susceptible was Sieu som. is variety is widely grown in Southeastern Vietnam. Key words: Artocarpus, variety, Phytophthora, stem canker, resistance Ngày nhận bài: 12/6/2016 Ngày phản biện: 17/6/2016 Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Viết Ngày duyệt đăng: 24/6/2016 15
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(66)/2016 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG NƯỚC TƯỚI VÀ LIỀU LƯỢNG N ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY DÂU TÂY TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ MỤN XƠ DỪA SỬ DỤNG BIOPOLYTER -AZOTOBACTER TẠI ĐÀ LẠT Nguyễn uỳ Quý Tú1, Nguyễn úy Hương1, Phạm S2 TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BioPolyter - Azotobacter (BioP-A) phối trộn với mụn xơ dừa theo tỷ lệ 500g/1m3 ở các lượng nước và liều lượng N khác nhau để xác định ảnh hưởng của giá thể, lượng nước tưới và liều lượng N đến sinh trưởng, phát triển của dâu tây trồng trong chậu tại Đà Lạt. Lượng nước sử dụng gồm: 300 ml/ngày/chậu, 210 ml/ngày/chậu, 150 ml/ngày/chậu và 90 ml/ngày/chậu; Lượng N sử dụng gồm: 80 mg/l N, 64 mg/l N, 48 mg/l N và 32 mg/l N. Kết quả cho thấy trên giá thể có phối trộn BioPolyter - Azotobacter (BioP-A) với lượng nước sử dụng 150 ml/ngày/chậu và liều N 32 mg/l N, cây dâu tây sinh trưởng, phát triển tốt nhất, cho năng suất cao nhất so với các nghiệm thức còn lại (3,53 quả/cây so với 1,87 quả/cây ở nghiệm thức đối chứng). Từ khóa: BioPolyter-Azotobacter, dâu tây, giá thể, Polyter I. ĐẶT VẤN ĐỀ cứu ảnh hưởng của chế phẩm giữ ẩm BioPolyter- Dâu tây (Fragaria Vesca L.) là cây trồng có nguồn Azotobacter đến khả năng giảm lượng nước tưới và gốc từ châu Mỹ, di thực vào Việt Nam từ thời Pháp phân bón cho dâu tây có tính thực tiễn cao, phục vụ thuộc, nên được gọi là dâu tây (Tiếp, V. V., 1971). Tại sản xuất dâu tây tại Đà Lạt. Việt Nam, ở thành phố Đà Lạt do điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng và khí hậu mà dâu tây được canh II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tác quanh năm. Dâu tây đòi hỏi điều kiện kỹ thuật 2.1. Vật liệu nghiên cứu canh tác đặc biệt như trồng trên giá thể sạch, ít sử - Vật liệu trồng: Chế phẩmBioPolyter- dụng phân bón hóa học nhằm đảm bảo chất lượng; Azotobacter, Polyter, mụn xơ dừa (Công Ty TNHH vì sản phẩm quả chủ yếu dùng cho ăn tươi. Hiện nay AVW Việt Nam), vỏ trấu, phân hữu cơ dynamic tại Đà Lạt có tới 98% diện tích dâu tây được trồng (NPK (3-4-3) + 40% hữu cơ), phân bò ủ hoai trực tiếp trên đất (Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm mục, chế phẩm Trichoderma, phân bón tinh khiết Đồng, 2014). Việc sử dụng giá thể phù hợp để canh Ca(NO3)2, KNO3, KH2PO4 và MgSO4, phân bón lá, tác nhằm giảm dư lượng phân bón, thuốc hóa học; thuốc bảo vệ thực vật. đồng thời việc áp dụng giải pháp kỹ thuật đồng bộ - Giống dâu tây: Giống New Zealand nuôi cấy mô. để tăng năng suất, chất lượng dâu tây luôn là vấn đề người trồng quan tâm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Chế phẩm BioPolyter-Azotobacter được tạo - Chuẩn bị giá thể trồng: Trộn đều mụn xơ dừa thành do phương pháp lên men bán rắn trên giá thể (Công Ty TNHH AVW Việt Nam), vỏ trấu, phân hạt Polyter (một loại chất giữ ẩm trong nông nghiệp hữu cơ dynamic (NPK (3-4-3) + 40% hữu cơ), phân được nhập khẩu vào Việt Nam) để thu sinh khối bò ủ hoai mục theo tỷ lệ 5:2:2:1. Sau đó, rải đều chế Azotobacter. Hạt Polyter thông thường có khả năng phẩm Trichoderma lên và trộn đều lại. Đối với giá tiết kiệm 30-50 % lượng nước tưới (www.Polyter. thể có sử dụng chế phẩm Polyter hoặc BioP-A, bổ net). Vi khuẩn Azotobacter được sử dụng làm phân sung thêm Polyter hoặc BioP-A và trộn đều với giá bón vi sinh do có khả năng cố định đạm, sinh ra thể theo tỷ lệ 500g/ 1m3. Chuyển giá thể vào các chậu nhiều chất kích thích sinh trưởng cây trồng ( ông nhựa, dùng nước sạch tưới đẫm. Sau 2 -3 ngày, tiến tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014). Chế hành trồng cây. phẩm BioPolyter-Azotobacter có dạng hạt, đường - Chăm sóc: Sử dụng phân bón tinh khiết kính dao động từ 2 -3 mm. Mật độ Azotobacter 3,82 Ca(NO3)2, KNO3, KH2PO4 và MgSO4 pha theo tỷ lệ x 109 CFU/g (Hương và ctv., 2013). Cho đến nay, chứa trong các bồn chứa để tưới hàng ngày. Sử dụng các nghiên cứu về chất giữ ẩm cho dâu tây tại Việt phân bón lá đa vi lượng Multifolate theo liều lượng Nam vẫn còn rất ít và chưa có nghiên cứu nào về khuyến cáo. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật định kỳ và ảnh hưởng của chất giữ ẩm và phân bón đến năng khi xuất hiện sâu bệnh. Dâu tây được trồng và chăm suất, sức sinh trưởng của dâu tây. Vì vậy việc nghiên sóc theo Quy trình canh tác dâu tây theo hướng an 1 Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chi Minh; 2 UBND tỉnh Lâm Đồng 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kết quả đánh giá nhanh tính chống chịu phytophthora capsici của một số giống tiêu trồng tại Bà Rịa - Vũng Tàu
8 p | 48 | 4
-
Đánh giá khả năng chống chịu bệnh chết nhanh (Phytophthora capsici) của một số giống hồ tiêu trong điều kiện thí nghiệm
9 p | 49 | 4
-
Nghiên cứu đánh giá khả năng kháng bệnh khảm lá trong tập đoàn giống sắn (Manihot esculenta Crantz) phục vụ công tác chọn tạo giống mới
7 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn