Khoa học Nông nghiệp<br />
<br />
Đánh giá sự di chuyển đạm và hiệu quả sử dụng phân urê trên cây cao su<br />
bằng kỹ thuật đánh dấu đồng vị 15N<br />
Đoàn Phạm Ngọc Ngà*, Hà Thị Ngọc Trinh, Nguyễn Ngọc Chí Nhân<br />
Trung tâm Hạt nhân TP Hồ Chí Minh, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam<br />
Ngày nhận bài 6/2/2017; ngày chuyển phản biện 8/2/2017; ngày nhận phản biện 6/3/2017; ngày chấp nhận đăng 24/3/2017<br />
<br />
Tóm tắt:<br />
Nghiên cứu về di chuyển và hiệu suất sử dụng đạm (N) từ phân urê có ý nghĩa quan trọng đối với cây cao su non.<br />
Chế độ bón N hợp lý sẽ góp phần đặc biệt quan trọng giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và vì vậy rút ngắn thời<br />
gian kiến thiết cơ bản. Kết quả nghiên cứu sử dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị 15N với hàm lượng 10,16% 15Na.b<br />
được bố trí ở các mức bón 1 gN/chậu, 2 gN/chậu và 3 gN/chậu cho thấy cây cao su PB260 1 năm tuổi hấp thu<br />
urê-15N tăng dần theo thời gian sinh trưởng. 15N hấp thu từ phân urê-15N đạt cao nhất ở 60 ngày sau bón (NSB),<br />
sau đó giảm dần ở 90 NSB. Hiệu suất sử dụng phân urê của lá luôn cao hơn rễ hoặc thân ở tất cả 3 mức bón phân<br />
urê-15N. Mức bón 1 gN/chậu là mức bón cho hiệu quả sử dụng phân cao nhất là 38,46% ở 60 NSB.<br />
Từ khóa: Cao su, hiệu quả sử dụng phân urê, 15N, PB260.<br />
Chỉ số phân loại: 4.1<br />
<br />
Đặt vấn đề<br />
Cao su (Hevea brassiliensis) là cây có giá trị kinh tế<br />
cao. Từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu cao su đã<br />
vượt quá giá trị 1 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào nguồn<br />
thu ngoại tệ, phát triển kinh tế cũng như nông nghiệp và<br />
nông thôn Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2009). Canh tác<br />
cao su được chia thành 3 giai đoạn: Vườn ươm, kiến thiết<br />
cơ bản (giai đoạn 1-8 năm đầu chưa khai thác mủ) và khai<br />
thác. Phân bón đa lượng và vi lượng đóng vai trò đặc biệt<br />
quan trọng khi cây ở giai đoạn vườn ươm và kiến thiết cơ<br />
bản. Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây các<br />
nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu với liều lượng đúng và<br />
tỷ lệ thích hợp sẽ giúp cây phát triển nhanh, khỏe, vì vậy<br />
sẽ rút ngắn thời kỳ vườn ươm và kiến thiết cơ bản [1-3].<br />
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông<br />
thôn, lượng phân vô cơ NPK bón cho cây cao su được sử<br />
dụng trên cả nước là tương đối lớn: 10.000 tấn urê/năm;<br />
4.000 tấn P2O5/năm và 2.000 tấn K2O/năm. Tuy nhiên,<br />
hiệu quả sử dụng phân vô cơ NPK để bón cho cây cao su<br />
chưa cao do phụ thuộc vào liều lượng, phương pháp bón<br />
và điều kiện môi trường đất.<br />
Nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm đã và đang là mối<br />
quan tâm hàng đầu trong phát triển nông nghiệp bền vững<br />
tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, làm thế nào để bổ<br />
sung phân đạm - nguồn cung cấp lượng N - một cách khoa<br />
<br />
học (không thiếu và không thừa) đã và đang được Việt<br />
Nam và nhiều quốc gia trên thế giới tập trung nghiên cứu.<br />
Từ những năm 1980, nhiều chương trình hợp tác nghiên<br />
cứu giữa Tổ chức Lương nông của Liên hợp quốc (FAO),<br />
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Trung<br />
tâm Hạt nhân TP Hồ Chí Minh đã được thực hiện, trong đó<br />
đồng vị 15N được sử dụng phổ biến làm chất đánh dấu để<br />
định lượng chính xác sự di chuyển của N (có nguồn gốc từ<br />
phân bón) trong cây và đất, từ đó góp phần nâng cao hiệu<br />
quả sử dụng phân đạm.<br />
Với mong muốn góp phần xây dựng chế độ bón phân<br />
vô cơ, đặc biệt là phân urê hợp lý cho cây cao su giai đoạn<br />
kiến thiết cơ bản được canh tác tại Việt Nam, nghiên cứu<br />
này đã sử dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị 15N nhằm đánh<br />
giá sự di chuyển đạm và hiệu quả sử dụng phân urê trong<br />
điều kiện thí nghiệm, từ đó cung cấp cơ sở cho những<br />
nghiên cứu thực tế ngoài lô cao su.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Thời gian và địa điểm thí nghiệm: Nghiên cứu được<br />
thực hiện trong năm 2015-2016 tại khu trại thực nghiệm<br />
của Bộ môn Công nghệ sinh học thực vật, Trường Đại<br />
học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. Cây cao su thí nghiệm là<br />
giống PB260 được cung cấp từ Công ty TNHH MTV cao<br />
su Tân Biên (Tây Ninh).<br />
<br />
Tác giả liên hệ: Email: dpngocnga@gmail.com<br />
<br />
*<br />
<br />
19(8) 8.2017<br />
<br />
19<br />
<br />
Khoa học Nông nghiệp<br />
<br />
Evaluation of nitrogen movement<br />
and urea-15N fertilizer use efficiency for<br />
young rubber trees - Hevea brasiliensis<br />
by using 15N isotope technique<br />
<br />
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu<br />
hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố với 3 lần lặp lại. Phân<br />
urê-15N làm giàu có hàm lượng 10,16% 15Na.b. Các<br />
nghiệm thức (NT) gồm:<br />
- No: Không bón urê-15N (đối chứng - ĐC).<br />
- N2: 2,17 g urê-15N /chậu (tương đương 1 gN/chậu).<br />
<br />
Pham Ngoc Nga Doan*, Thi Ngoc Trinh Ha,<br />
Ngoc Chi Nhan Nguyen<br />
<br />
- N4: 4,3 g urê-15N/chậu (tương đương 2 gN/chậu).<br />
- N6: 6,5 g urê-15N /chậu (tương đương 3 gN/chậu).<br />
<br />
Center for Nuclear Techniques in Ho Chi Minh City, Vietnam Atomic Energy Institute<br />
Received 6 February 2017; accepted 24 March 2017<br />
<br />
Abstract:<br />
<br />
Phân thí nghiệm được đánh dấu và bón dạng vành khăn<br />
theo rãnh sâu 5 cm quanh gốc cao su (hình 1). Tổng số cây<br />
thí nghiệm là 4 NT x 7 cây/1NT x 3 lặp lại = 84 cây. Loại<br />
đất trồng là đất xám bạc màu và cây cao su có 1 tầng lá.<br />
<br />
Studies on nitrogen movement and nitrogen use<br />
efficiency of 15N-labelled urea (referred to as NUE<br />
hereafter) play an crucial role in the young stage of<br />
rubber trees (Hevea brasiliensis). Appropriate nitrogen<br />
application rates can significantly contribute to foster<br />
the development of the plants, hence shorten the<br />
premature stage of the rubber trees. The 15N-labeled<br />
urea (15N abundance was 10.16%) was applied at three<br />
different rates of 1, 2, and 3 gN/pot on one-year-old<br />
‘PB260’ rubber trees. The results showed that the 15N<br />
absorbed in all plant parts such as leaves, stems, and<br />
roots increased gradually by time, and was highest at<br />
60 days after treatment (DAT), and then decreased at<br />
90 DAT. The NUE in leaves was much higher than that<br />
in either roots or stems in all treatments. The highest<br />
NUE (38.46%) was obtained at 60 DAT when PB260<br />
was treated with the rate of 1 gN/pot.<br />
Keywords: 15N, PB260, rubber tree, urea use efficiency.<br />
Classification number: 4.1<br />
<br />
Hình 1. Cây cao su PB260 trồng trong chậu thí nghiệm và<br />
cách bón phân urê-15N.<br />
<br />
19(8) 8.2017<br />
<br />
20<br />
<br />
Khoa học Nông nghiệp<br />
<br />
Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.<br />
N0(ĐC)<br />
<br />
N4<br />
<br />
N6<br />
<br />
N2<br />
<br />
N2<br />
<br />
N0(ĐC)<br />
<br />
N2<br />
<br />
N6<br />
<br />
N6<br />
<br />
N4<br />
<br />
N4<br />
<br />
N0(ĐC)<br />
<br />
Phương pháp lấy mẫu: Mẫu cây được lấy theo 5 đợt<br />
gồm: Trước khi bón phân urê-15N và 15, 30, 60, 90 ngày<br />
sau khi bón phân urê-15N (ký hiệu: NSB). Mẫu cây cao su<br />
được thu riêng từng phần: Rễ, thân và lá.<br />
Phương pháp phân tích mẫu: Phương pháp Kjeldahl,<br />
phương pháp xác định % 15Na.e.<br />
Xử lý số liệu: Số liệu thực nghiệm được xử lý bằng<br />
phần mềm Microsoft Excel 2007. Phân tích và xử lý thống<br />
kê theo chương trình MSTATC. Sử dụng phép hồi quy<br />
tuyến tính đa biến xác định tương quan giữa các mức bón<br />
N và thời điểm bón ảnh hưởng tới tỷ lệ %N hút từ phân<br />
(HTP) của cây cao su theo công thức:<br />
Y = b0 + b1A0 + b2A1 + b3A2<br />
Trong đó: Y là %N HTP hoặc lượng N HTP cây tích<br />
lũy tại thời điểm thu hoạch; Aj là các mức bón N (mgN/<br />
chậu) tại thời điểm 15, 30, 60, 90 NSB; bj là hệ số hồi quy<br />
riêng phần j của thời điểm bón.<br />
Phép thử Duncan được sử dụng để so sánh sự khác<br />
biệt giữa các NT, độ khác biệt có ý nghĩa ở mức LSD 5%<br />
(Least Significant Difference).<br />
<br />
Mối tương quan giữa các mức bón 15N đến %15Na.e<br />
và %15N HTP trong cây cao su ở giai đoạn 15, 30, 60 và<br />
90 NSB<br />
Thông số % phân tử 15N dư (ký hiệu %15Na.e) và %15N<br />
HTP urê-15N (ký hiệu %15N HTP) thể hiện sự di chuyển<br />
của 15N khi urê-15N được hấp thu vào trong cây cao su.<br />
Đối với cả 3 NT tương ứng với 3 mức bón: 1 gN/chậu, 2<br />
gN/chậu và 3 gN/chậu số liệu %15Na.e và %15N HTP phân<br />
bố trong rễ, thân và lá của cây cao su không khác biệt về<br />
mặt thống kê ở các giai đoạn 15, 30, 60 và 90 NSB.<br />
Ở giai đoạn 60 NSB đối với cả ba mức bón, lượng 15N<br />
HTP trong lá cao gấp 6-8 lần so với lượng 15N HTP có<br />
trong rễ và thân (bảng 2), điều này cho thấy xu hướng hấp<br />
thụ phân của rễ, thân và đặc biệt là lá gia tăng mạnh từ 15<br />
đến 60 NSB. So sánh với kết quả của H.C. Guo (2010) [4]<br />
cho thấy, lượng 15N HTP của lá là 678,93 mgN/chậu với<br />
mức bón 2 gN/chậu thì 15N HTP với mức bón tương tự của<br />
lá trong thí nghiệm của nghiên cứu ở 60 NSB là 289,82<br />
mgN/chậu (thấp hơn khoảng 2 lần). Mặt khác số liệu cũng<br />
cho thấy, thời điểm 60 NSB ở cả 3 NT, 15N HTP trong thân<br />
và lá đều cao hơn 15N HTP của rễ, như vậy giai đoạn này<br />
thân và lá cần nhiều dinh dưỡng để tạo sinh khối.<br />
Bảng 2. Khối lượng 15N HTP và hiệu suất sử dụng urê-15N<br />
của cây cao su ở 60 NSB.<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
N HTP<br />
<br />
15<br />
<br />
Mối tương quan giữa các mức bón N đến sinh khối<br />
khô, N tổng số và lượng N tích lũy trong cây ở giai đoạn<br />
15, 30, 60 và 90 NSB<br />
Nhìn chung, lượng N tích lũy trong cây cao su ở ba<br />
mức bón 1 gN/chậu, 2 gN/chậu và 3 gN/chậu đều có xu<br />
hướng gia tăng từ 15 đến 90 NSB. N tích lũy trong cây<br />
cao su thấp nhất ở 15 NSB và đạt cao nhất ở giai đoạn 90<br />
NSB (xem hình 2).<br />
<br />
HSSD 15N<br />
<br />
NT<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Rễ<br />
<br />
Thân<br />
<br />
Lá<br />
<br />
Cây<br />
<br />
N2- 1 gN<br />
<br />
38,73b<br />
<br />
49,41c<br />
<br />
296,48<br />
<br />
384,62<br />
<br />
38,46<br />
<br />
N4- 2 gN<br />
<br />
35,66c<br />
<br />
55,80b<br />
<br />
289,82<br />
<br />
381,28<br />
<br />
19,06<br />
<br />
N6- 3 gN<br />
<br />
42,08a<br />
<br />
58,62a<br />
<br />
295,11<br />
<br />
395,81<br />
<br />
13,19<br />
<br />
3,94<br />
<br />
3,34<br />
<br />
5,43<br />
<br />
6,01<br />
<br />
1,978*<br />
<br />
1,045*<br />
<br />
ns<br />
<br />
ns<br />
<br />
CV %<br />
LSD5 %<br />
<br />
Ghi chú: HSSD: Hiệu suất sử dụng; các ký tự khác nhau<br />
theo sau giá trị trung bình có sự khác biệt thống kê (*: có ý<br />
nghĩa, ns: không có sự khác biệt).<br />
<br />
Hình 2. Lượng N tích lũy trong cây cao su theo thời gian.<br />
<br />
19(8) 8.2017<br />
<br />
Nhìn chung theo thời gian, %15N HTP trong cây cao su<br />
có xu hướng tăng từ 15 đến 60 NSB và giảm mạnh ở 90<br />
NSB (hình 3). Cả 3 mức bón: 1 gN/chậu, 2 gN/chậu và 3<br />
gN/chậu đều cho kết quả %15N HTP cao nhất ở 60 NSB.<br />
<br />
21<br />
<br />
HTP<br />
15N<br />
<br />
Khoa học Nông nghiệp<br />
<br />
N2<br />
<br />
250<br />
200<br />
150<br />
100<br />
50<br />
0<br />
<br />
N4<br />
N6<br />
<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
Ngày sau bón<br />
<br />
100<br />
<br />
z<br />
<br />
Hình 4. Động thái lượng 15N HTP trong cây cao su theo thời gian<br />
<br />
45<br />
40<br />
<br />
HSSD 15N (%)<br />
<br />
%15N HTP<br />
<br />
9<br />
8<br />
7<br />
6<br />
5<br />
4<br />
3<br />
2<br />
1<br />
0<br />
<br />
N2<br />
N4<br />
<br />
N2<br />
<br />
20<br />
<br />
N4<br />
<br />
15<br />
<br />
N6<br />
<br />
10<br />
<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
100<br />
<br />
Ngày sau bón<br />
<br />
100<br />
<br />
Hình 5. Động thái HSSD urê-15N của cây cao su theo thời<br />
gian.<br />
<br />
Hình 3. Động thái hấp thu %15N HTP trong cây cao su<br />
theo thời gian của từng NT.<br />
<br />
Mối tương quan giữa các mức bón 15N đến khối<br />
lượng 15N HTP và HSSD urê-15N của cây cao su ở giai<br />
đoạn 15, 30, 60 và 90 NSB<br />
<br />
Kết luận<br />
Từ các kết quả nhận được trong quá trình nghiên cứu,<br />
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:<br />
- Cây cao su PB260 hấp thu urê-15N tăng dần theo thời<br />
gian sinh trưởng, 15N HTP đạt cao nhất ở 60 NSB, sau đó<br />
N2 dần ở 90 NSB.<br />
giảm<br />
<br />
450<br />
<br />
25 400<br />
<br />
HTP (mg)<br />
<br />
HSSD 15N (%)<br />
<br />
%15N HTP<br />
<br />
Thông số khối lượng 15N HTP và HSSD phân 15N có<br />
ý nghĩa quan trọng trong canh tác cây trồng nói chung và<br />
N4 - HSSD phân urê của lá luôn cao hơn rễ hoặc thân đối<br />
cây cao su nói riêng. Theo kết quả thu nhận được, đối với với<br />
N6 tất cả 3 mức bón 1 gN/cây, 2 gN/cây và 3 g N/cây.<br />
15<br />
cả 3 mức bón N, khối lượng N HTP của cây cao su có xu<br />
- HSSD urê-15N của cây cao su PB260 1 năm tuổi tăng<br />
hướng tăng và đạt giá trị cao nhất ở 60 NSB, sau đó giảm<br />
theo thời gian sinh trưởng. Mức bón 1 gN/chậu là mức<br />
ở 90 NSB 20<br />
(hình<br />
4). Tương<br />
tự, HSSD<br />
phân 80<br />
cao nhất cũng<br />
9<br />
0<br />
40<br />
60<br />
100<br />
bón cho hiệu quả sử dụng phân cao nhất trong 4 giai đoạn<br />
được ghi nhận87 tại thờiNgày<br />
điểmsau<br />
60 NSB<br />
bón ở mức bón 1 gN/chậu lấy mẫu.<br />
z Hiệu suất đạt cao nhất ở giai đoạn 60 NSB, đạt<br />
6<br />
(đạt 38,46 mgN/chậu)<br />
và giảm nhẹ ở 90 NSB (hình 5).<br />
5<br />
38,46%<br />
với mức bón 1 gN/chậu.<br />
N2<br />
15<br />
đến thời<br />
nghiệm<br />
HìnhTính<br />
4. Động<br />
thái4điểm<br />
lượngkết<br />
Nthúc<br />
HTPthítrong<br />
cây (90<br />
cao NSB),<br />
su<br />
theoHSSD<br />
thời gian<br />
N4<br />
3<br />
Kết quả trong nghiên cứu này là những dữ liệu khoa<br />
phân đối với 2ba mức bón: 1 gN/chậu, 2 gN/chậu,<br />
3 gN/<br />
N6<br />
1<br />
học<br />
cơ sở cho những đánh giá và nghiên cứu chuyên<br />
chậu theo thứ 0tự là 37,30%; 21,09%; 14,96%. Kết quả này<br />
0<br />
20<br />
40<br />
60<br />
80<br />
100<br />
sâu<br />
kết<br />
hợp các yếu tố nông học quan trọng đối với sinh<br />
cho45thấy cây cao su PB260<br />
có hiệu quả sử dụng phân chưa<br />
Ngày sau bón<br />
trưởng<br />
và<br />
phát triển của cây cao su như: Lượng mưa, thời<br />
cao.40<br />
gian bón, tuổi cây… Trên cở sở đó, kết quả sẽ góp phần<br />
35<br />
quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình bón phân N tối<br />
30 500<br />
ưu cho cây cao su giai đoạn vườn ươm.<br />
350<br />
<br />
20 300<br />
<br />
N2<br />
<br />
15 250<br />
<br />
15N<br />
<br />
10<br />
5<br />
0<br />
<br />
N4<br />
<br />
200<br />
150<br />
100<br />
50<br />
0<br />
<br />
N6<br />
<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
0<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
bón<br />
40Ngày sau60<br />
<br />
20<br />
<br />
Hình 4. Động thái lượng<br />
thời gian.<br />
<br />
N2<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
N4<br />
<br />
[1] Bùi Đức Anh (2008), “Mô hình xen canh cây họ đậu trong vườn cao su<br />
kiến thiết cơ bản”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh.<br />
<br />
N6<br />
<br />
100<br />
<br />
80<br />
<br />
100<br />
<br />
NgàyN15<br />
sau<br />
Hình 4. Động thái lượng<br />
HTP bón<br />
trong cây cao su theo thời gian<br />
15<br />
<br />
z<br />
<br />
N HTP trong cây cao su theo<br />
<br />
[2] G. Hardarson (1990), “Use of nuclear techniques in studies of soil-plant<br />
relationships”, IAEA Training course series No2.<br />
[3] Hà Văn Khương (2012), “Khảo nghiệm cây thảm phủ họ đậu Ấn Độ<br />
Mucuna bracteata trên vườn cây cao su của Tập đoàn Cao su Việt Nam”, Bản tin<br />
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.<br />
[4] H.C. Guo (2010), “Using of 15N stable isotope technology to sudy Ndff<br />
in rubber tree (Hevea brasiliensis) seedling applied with different nitrogen<br />
fertilizers”, IRRDP annual meeting and International rubber conference.<br />
<br />
45<br />
40<br />
<br />
HSSD 15N (%)<br />
<br />
HTP (mg)<br />
<br />
25<br />
<br />
0<br />
<br />
Ngày sau bón<br />
<br />
15N<br />
<br />
30<br />
<br />
5<br />
<br />
N6<br />
0<br />
<br />
500<br />
450<br />
400<br />
350<br />
300<br />
250<br />
200<br />
150<br />
100<br />
50<br />
0<br />
<br />
35<br />
<br />
35<br />
30<br />
25<br />
<br />
N2<br />
<br />
20<br />
<br />
N4<br />
<br />
15<br />
<br />
N6<br />
<br />
10<br />
5<br />
0<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
Ngày<br />
sau8.2017<br />
bón<br />
19(8)<br />
<br />
100<br />
<br />
22<br />
<br />