Đánh giá sự tương thích các ngôn ngữ lập trình trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm so với nhu cầu thị trường
lượt xem 1
download
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành đánh giá sự tương thích các ngôn ngữ lập trình trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một so với nhu cầu thị trường. Trên cơ sở đánh giá, chúng tôi cũng đề xuất các cải tiến nhằm giúp chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá sự tương thích các ngôn ngữ lập trình trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm so với nhu cầu thị trường
- ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG THÍCH CÁC NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM SO VỚI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG Hồ Đắc Hưng 1 1. Viện Kỹ thuật Công nghệ, Trường Đại học Thủ Dầu Một, email: hunghd@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Ngôn ngữ lập trình là một thành tố không thể thiếu trong ngành Kỹ thuật phần mềm nói riêng và lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung. Ngôn ngữ lập trình là công cụ chủ đạo trong việc chuyển đổi nhưng bản thiết kế thành các chương trình, hệ thống thực tế. Hiện nay, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình được sử dụng. Tuy nhiên, mỗi một ngôn ngữ lại có ưu nhược điểm cũng như mục đích đặc thù rất riêng biệt. Thêm vào đó, các yêu cầu của dự án cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình. Một trong những vấn đề nổi bật ở thị trường Việt Nam là việc đào tạo lại ngôn ngữ lập trình cho nhân sự mới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các công ty phải bỏ một chi phí lớn để đào tạo lại ngôn ngữ lập trình cho nhân sự mới nhưng nguyên nhân cốt lõi là việc các chương trình đào tạo chưa đáp ứng đúng về ngôn ngữ lập trình. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá sự tương thích các ngôn ngữ lập trình trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một so với nhu cầu thị trường. Trên cơ sở đánh giá, chúng tôi cũng đề xuất các cải tiến nhằm giúp chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Từ khóa: Cải tiến chương trình; Kỹ thuật phần mềm; Ngôn ngữ lập trình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày càng nhiều đơn vị giáo dục đại học đang giới thiệu các phương pháp cải tiến liên tục nhằm nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động (O’Reilly và các cộng sự; 2018). Điều này cũng thể hiện rõ ràng trong kiểm định giáo dục đại học khi cải tiến liên tục luôn là một khía cạnh được quan tâm trong các bộ chuẩn kiểm định chất lượng (Thalner và các cộng sự;2005). Cải tiến liên tục sẽ đem lại nhiều kết quả cho các bên liên quan của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, đối với sinh viên, cải tiến liên tục sẽ khiến khoảng cách giữa năng lực của sinh viên càng tiệm cận gần với nhu cầu của thị trường. Các học phần trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm nói riêng và lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung được cải tiến không chỉ về cấu trúc, cách tiếp cận, phương pháp đánh giá mà còn ở cả công nghệ và ngôn ngữ lập trình (Medeiros và các cộng sự; 2018). Ngôn ngữ lập trình đóng vai trò là xương sống của kỷ nguyên kỹ thuật số, hỗ trợ mọi thứ, từ phát triển phần mềm đến ứng dụng web, trí tuệ nhân tạo (Raiba và các cộng sự; 2015). Với vô số ngôn ngữ lập trình hiện có, các nhà phát triển có vô số lựa chọn để lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của dự án của họ. Việc giảng dạy các ngôn ngữ lập trình trong đào tạo đại học được kỳ vọng sẽ cung cấp cho sinh viên khả năng lập trình tương ứng hoặc hỗ trợ tư duy lập trình để tiếp cận các ngôn ngữ lập trình mới một cách nhanh chóng. Do đó, các học phần trong chương trình đào tạo cần bố trí sử dụng các công nghệ, ngộ ngữ lập trình một cách hợp lý để đảm bảo sự tương thích. 516
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá sự phù hợp của các ngôn ngữ lập trình được giảng dạy trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một so với nhu cầu thị trường. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một được triển khai đào tạo từ năm 2013 với mục tiêu giúp sinh viên có khả năng nhận diện, phân tích, thiết kế và phát triển các giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề đương đại một cách chuyên nghiệp và sáng tạo đóng góp cho sự phát triển của ngành Kỹ thuật phần mềm và các lĩnh vực liên quan; lãnh đạo và tham gia các nhóm, các dự án quốc gia và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa; đáp ứng các xu hướng công nghệ hiện đại, thực hiện trách nhiệm xã hội và tối đa hóa lợi ích cho cộng đồng. Hiện ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một đã được kiểm định theo chuẩn quốc tế The ASEAN University Network-Quality Assurance (AUN-QA). Qua nhiều đợt cải tiến giữa chu kỳ và cuối chu kỳ, đến nay, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một được tổ thức thành 02 giai đoạn gồm giai đoạn học phần chung và giai đoạn chuyên ngành-chuyên sâu. Trọng tâm của chương trình tập trung vào định hướng ứng dụng với các nhánh phát triển ứng dụng web, ứng dụng di động, ứng dụng desktop, ứng dụng game (Hình 1). Việc cải tiến chương trình đào tạo được thực hiện thường xuyên theo các mốc hàng năm, giữa chu kỳ, cuối chu kỳ với sự tham gia sâu sát của các bên liên quan để mang lại những cập nhật tốt nhất theo định hướng đầu ra của ngành Kỹ thuật phần mềm (Kadiru và các cộng sự; 2013). Ngoài ra, các chuẩn mực, hướng dẫn của tổ chức đầu ngành như Hiệp hội máy tính Hoa Kỳ (American Computer Associates - ACM) cũng được tham chiếu trong quá trình cải tiến, Với mục tiêu đào tạo nhân lực định hướng ứng dụng phục vụ các doanh nghiệp trên địa bàn và các khu vực trọng điểm, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một thường xuyên lấy ý kiến của các doanh nghiệp và tham khảo báo cáo nhân lực từ các nhà tuyển dụng hàng đầu. Sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một được đào tạo bao gồm nhưng không giới hạn các ngôn ngữ (Bảng 1): HTML, CSS, Javascript, C++, SQL, C#, Java, Python, TypeScript. Tập các ngôn ngữ này cơ bản bao phủ được các vị trí front-end, back- end và full-stack với các định hướng ứng dụng web, ứng dụng mobile, ứng dụng desktop và ứng dụng game. Hình 1. Định hướng ứng dụng trong ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một 517
- Bảng 1. Phân bố ngôn ngữ lập trình trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một STT Học kì Năm Học phần Ngôn ngữ 1 1 1 Cơ sở lập trình C++ 2 2 1 Kỹ thuật lập trình C++ 3 2 1 Thiết kế web HTML CSS Javascript 4 3 1 Cơ sở dữ liệu SQL 5 1 2 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật C++ Java 6 2 2 Phương pháp lập trình hướng đối tượng Java 7 3 2 Lập trình trên Windows C# 8 1 3 Lập trình web HTML CSS Javascript C# SQL 9 2 3 Phát triển ứng dụng di động Java 10 3 3 Hệ điều hành Bash script 11 1 4 Phát triển ứng dụng di động đa nền tảng TypeScript 12 2 4 Game Engine C# C++ 13 2 4 Chuyên đề Internet of Things C++ Python 14 3 4 Chuyên đề xử lý dữ liệu lớn Java Python Tự chọn Khai phá dữ liệu Java Cơ sở lập trình trong phân tích dữ liệu Python Blockchain C++ Java C# TypeScript Solidity Các hệ Java thống phân C# tán Scala Python Trong báo cáo giai đoạn 2022-2023 của Vietnamworks (Vietnamworks; 2023) về thị trường công nghệ thông tin tại Việt Nam, ngôn ngữ lập trình Javascript và Java tiếp tục dẫn đầu xu thế ngôn ngữ lập trình được các doanh nghiệp sử dụng với các nhu cầu lớn về tính mở và hiệu năng cao. Tiếp theo sau là các ngôn ngữ Python, C/C++, CSS, C# giữ vị trí hạng 3 đến hạng 6 top ngôn ngữ lập trình được các doanh nghiệp sử dụng. Dựa trên dữ liệu khảo sát này từ Vietnamwork, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một cơ bản bảo phủ hết top 6 top ngôn ngữ lập trình được các doanh nghiệp sử dụng. 518
- Hình 2. Thống kê nhu cầu ngôn ngữ lập trình tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam giai đoạn 2022-2023 (nguồn Vietnamwork) Bảng 2. Bảng xếp hạng các lĩnh vực sử dụng công nghệ thông tin (nguồn ITViec) Hạng Lĩnh vực 1 Ngân hàng 2 Dịch vụ phần mềm, web 3 Thương mại điện tử 4 Công nghệ tài chính số 5 Gia công phần mềm 6 Sản xuất và kỹ nghệ 7 Giáo dục và đào tạo 8 Giao thông và kho vận 9 Chăm sóc sức khỏe 10 Chính phủ số 519
- Ngoài ra, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một cũng định hướng đưa các lĩnh vực kinh doanh phổ biến vào làm case-study cho nội dung các học phần theo định hướng top các lĩnh vực sử dụng công nghệ thông tin (Bảng 2) (ITViec; 2023). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Qua quá trình đánh giá, kết quả cho thấy rằng các ngôn ngữ lập trình được đưa vào chương trình đào tạo bao phủ top 6 các ngôn ngữ lập trình được sử dụng ở các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam. Tuy nhiên, những ngôn ngữ có tiềm năng ứng dụng mạnh trong tương lai như Python cần được đưa vào đào tạo sâu hơn bên cạnh các ngôn ngữ đã quá phổ biến tại thị trường Việt Nam từ trước đến nay. Thêm vào đó, các ngôn ngữ mới, chuyên biệt cho các nền tảng như Solidity cũng được đưa vào chương trình đào tạo để đáp ứng các xu hướng công nghệ mới, dự báo sẽ bùng nổ trong tương lai. 4. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành đánh giá sự tương thích giữa các ngôn ngữ lập trình trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm của trường Đại học Thủ Dầu Một so với nhu cầu thị trường. Kết quả cho thấy chương trình đào tạo đã tương thích với nhu cầu của thị trường. Trong nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá sâu hơn theo mức lương cũng như theo số năm kinh nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. O’Reilly, S., Healy, J., & O’Dubhghaill, R. (2018). Continuous improvement in a university–the first steps: a reflective case study. International Journal of Productivity and Performance Management, 67(2), 260-277. 2. Thalner, D. M. (2005). The practice of continuous improvement in higher education. Western Michigan University. 3. Medeiros, R. P., Ramalho, G. L., & Falcão, T. P. (2018). A systematic literature review on teaching and learning introductory programming in higher education. IEEE Transactions on Education, 62(2), 77-90. 4. Rabai, L. B. A., Cohen, B., & Mili, A. (2015). Programming language use in us academia and industry. Informatics in Education, 14(2), 143. 5. Kadriu, A., & Abazi, L. (2013). CURRICULUM DESIGN FOR COMPUTER SCIENCES: SHRINKING THE GAP BETWEEN BUSINESS NEEDS AND ACADEMY. In Quality of Learning and Teaching Conference Proceedings (p. 25). 6. VietnamWorks Intech Chính Thức Phát Hành “báo cáo thực trạng nhân sự và Tuyển dụng Ngành công Nghệ Giai đoạn 2022-2023.” VietnamWorks Intech. (n.d.). https://intech.vietnamworks.com/article/VietnamWorks-inTECH-chinh-thuc-phat-hanh-bao- cao-thuc-trang-va-xu-huong-tuyen-dung-nganh-cong-nghe 7. ITViec. (2023, December 19). Báo Cáo Lương it 2023-2024: Mức Lương công Nghệ Thông tin mới nhất. ITviec Blog. https://itviec.com/blog/bao-cao-luong-it/ 520
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhập môn Công nghệ phần mềm - Phần I Giới thiệu chung về CNPM
115 p | 315 | 120
-
Một số vấn đề thường gặp với Windows 7
10 p | 251 | 90
-
Công nghệ phần mềm - Chương 8: Thiết kế giao diện người dùng
12 p | 131 | 47
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình đặc trưng người học để phục vụ cho hệ thống E-Learning của Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh trong tương lai
12 p | 106 | 6
-
Tại sao pin Smartphone lại bị đánh giá quá kém?
12 p | 62 | 5
-
Giao diện Google+ cực chất dành cho Windows 7
4 p | 75 | 5
-
Đánh giá hiệu năng hoạt động của giao thức định tuyến RPL với các hàm mục tiêu khác nhau
8 p | 66 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn