intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tình trạng peroxy hóa lipid ở bệnh nhân ung thư đại tràng trước và sau phẫu thuật triệt căn

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

88
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ peroxy hóa lipid ở máu ngoại vi theo một số yếu tố bệnh học ung thư đại tràng (UTĐT). Đánh giá sự thay đổi peroxy hóa lipid ở BN UTĐT trước và sau phẫu thuật triệt căn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tình trạng peroxy hóa lipid ở bệnh nhân ung thư đại tràng trước và sau phẫu thuật triệt căn

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG PEROXY HÓA LIPID Ở<br /> BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TRƯỚC VÀ<br /> SAU PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN<br /> Phạm Mạnh Cường*; Nguyễn Văn Xuyên*<br /> Trịnh Hồng Thái**; Đỗ Minh Hà**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ peroxy hóa lipid ở máu ngoại vi theo một số<br /> yếu tố bệnh học ung thư đại tràng (UTĐT). Đánh giá sự thay đổi peroxy hóa lipid ở BN UTĐT<br /> trước và sau phẫu thuật triệt căn. Đối tượng và phương pháp: 65 bệnh nhân (BN) UTĐT được<br /> điều trị bằng phẫu thuật triệt căn từ 3 - 2015 đến 10 - 2016 tại Bệnh viện Quân y 103. Đặc điểm<br /> BN và khối u đại tràng được ghi lại, xác định tình trạng peroxy hóa lipid bằng đo hàm lượng<br /> malondialdehyde (MDA) hồng cầu, lấy mẫu máu tại 4 thời điểm: trước mổ, sau mổ 1 ngày, sau<br /> mổ 3 ngày và sau mổ 7 ngày. Kết quả: hàm lượng MDA hồng cầu tăng cao ở BN có kích thước<br /> khối u < 5 cm (p < 0,05). Sau mổ ngày 1, hàm lượng MDA hồng cầu tăng so với trước mổ<br /> (p < 0,05), sau mổ ngày 3 và ngày 7, hàm lượng MDA giảm nhưng chưa có ý nghĩa (p > 0,05).<br /> Kết luận: mức độ peroxy hóa lipid tăng cao ở khối u có kích thước nhỏ. So với trước mổ,<br /> peroxy hóa lipid trong máu tăng cao đáng kể tại thời điểm 1 ngày sau mổ, theo thời gian, mức<br /> peroxy hóa lipid có xu hướng giảm dần.<br /> * Từ khóa: Ung thư đại tràng; Peroxy hóa lipid; Malondialdehyde.<br /> <br /> Evaluation of Lipid Peroxidation in Patients with Colon Cancer<br /> before and after Radical Surgery<br /> Summary<br /> Objectives: To investigate the associations between the levels of lipid peroxidation in peripheral<br /> blood and clinicopathological characteristics in patients with colon cancer. Also, to evaluate lipid<br /> peroxidation before and after radical surgery in patients with colon cancer. Subjects and methods:<br /> Sixty five patients with colon cancer who underwent radical surgery at 103 Military Hospital from<br /> 3 - 2015 to 10 - 2016 were included in this study. The patients’ and tumors’ characteristics were<br /> defined, lipid peroxidation was determined by measurement of erythrocyte malondialdehyde (MDA),<br /> blood samples were collected at 4 points of time: before the operation, 1 day, 3 days and 7 days<br /> after the operation. Results: Erythrocyte MDA was significantly higher (p < 0.05) in patients with<br /> tumor size < 5 cm. One day after the operation, erythrocyte MDA was increased significantly<br /> (p < 0.05), 3 days and 7 days after the operation, erythrocyte MDA was decreased but not significant<br /> (p > 0.05). Conclusions: In patients with colon cancer, lipid peroxidation was significantly higher in<br /> smaller tumor size. Compared with the patients before surgery, lipid peroxidation was significantly<br /> higher at 1 day after surgery, afterward, lipid peroxidation tended to decrease by the time.<br /> * Keywords: Colon cancer, Lipid peroxidation; Malondialdehyde.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> ** Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Phạm Mạnh Cường (famcuong103@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 09/05/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/12/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 27/12/2017<br /> <br /> 91<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một<br /> trong những bệnh ung thư phổ biến với tỷ<br /> lệ mắc và tử vong cao ở nhiều nước trên<br /> thế giới. Tại Việt Nam năm 2010, UTĐTT<br /> đứng hàng thứ 4 sau ung thư phổi, dạ dày<br /> và gan ở nam giới, đứng thứ 5 sau ung<br /> thư vú, dạ dày, phổi và cổ tử cung ở nữ [1].<br /> Trong cơ thể, luôn có sự cân bằng giữa<br /> việc sản sinh các chất oxy hóa và loại bỏ<br /> chúng bằng các chất chống oxy hóa, khi<br /> quá trình này mất cân bằng, các gốc tự<br /> do sản sinh vượt quá khả năng chống oxy<br /> hóa của cơ thể, sẽ dẫn đến tình trạng<br /> stress oxy hóa. Hậu quả là các phân tử<br /> sinh học như ADN, protein, lipid liên tục bị<br /> tấn công bởi gốc tự do làm sai hỏng phân<br /> tử sinh học, qua đó làm tổn thương tế<br /> bào và mô. Ngoài ra, peroxy hóa lipid (là<br /> quá trình phân tử lipid bị oxy hóa bởi các<br /> gốc tự do) tạo ra nhiều sản phẩm oxy hóa<br /> thứ sinh như MDA có thể gây độc cho tế<br /> bào và góp phần tham gia vào khởi phát,<br /> tiến triển của bệnh lý ung thư [2].<br /> Peroxy hóa lipid đã được chứng minh<br /> có mối liên quan với UTĐTT [3], thay đổi<br /> tình trạng peroxy hóa lipid sau mổ đã<br /> được tìm hiểu trong nhiều phẫu thuật<br /> khác nhau [4]. Ở Việt Nam, đánh giá peroxy<br /> hóa lipid được thực hiện trên nhiều bệnh<br /> lý khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu<br /> nào thực hiện trên UTĐTT. Vì vậy, mục<br /> tiêu nghiên cứu này nhằm: Đánh giá tình<br /> trạng peroxy hóa lipid ở mô máu trên BN<br /> UTĐT và đặc điểm thay đổi peroxy hóa lipid<br /> trước và sau phẫu thuật triệt căn.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 65 BN UTĐT được điều trị bằng phẫu<br /> thuật triệt căn tại Khoa Phẫu thuật Bụng,<br /> 92<br /> <br /> Bệnh viện Quân y 103 từ 3 - 2015 đến<br /> 10 - 2016.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có kết quả<br /> giải phẫu bệnh sau mổ là ung thư biểu<br /> mô đại tràng, tiến hành phẫu thuật triệt<br /> căn (R0) theo đúng quy trình đã quy định.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: chỉ số khối cơ thể<br /> (Body Mass Index - BMI) ≥ 30, hút thuốc<br /> lá, nghiện rượu, có bệnh viêm toàn thân,<br /> đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, các<br /> bệnh tự miễn, BN có biến chứng như tắc<br /> ruột, thủng đại tràng hoặc có di căn xa.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô<br /> tả cắt ngang.<br /> * Nội dung nghiên cứu:<br /> - Đặc điểm về nhóm nghiên cứu: phân<br /> thành các nhóm nhỏ bao gồm các chỉ<br /> tiêu: tuổi (< 60; ≥ 60); giới (nam; nữ); BMI<br /> (< 18,5; 18,5 - 24,99; ≥ 25); kích thước u<br /> (< 5 cm; ≥ 5 cm), độ xâm lấn (T1, T2, T3,<br /> T4), độ biệt hoá (tốt; vừa; kém), giai đoạn<br /> bệnh (theo TNM I, II, III). Phương pháp<br /> mổ (nội soi; mổ mở), mức độ phẫu thuật<br /> (mở rộng; không mở rộng).<br /> - Chỉ tiêu về peroxy hoá lipid được xác<br /> định bằng định lượng MDA hồng cầu tại<br /> 4 thời điểm: trước mổ, sau mổ 1 ngày,<br /> 3 ngày và 7 ngày.<br /> * Quy trình nghiên cứu:<br /> - Quy trình phẫu thuật:<br /> Trước mổ, tất cả BN được chuẩn bị<br /> đại tràng bằng phương pháp thụt tháo,<br /> rửa sạch đại tràng và uống fleet phospho<br /> soda (nhà sản xuất FLEET, SERONO)<br /> vào buổi sáng trước khi phẫu thuật. BN<br /> được khởi mê với propofol (3 - 4 mg/kg),<br /> fentanyl (1,5 lg/kg). Sau khi đặt nội khí<br /> quản, BN thở máy với hỗn hợp không khí<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br /> chứa 30% O2 và duy trì mê bằng<br /> sevoflurane (1 - 2%). Đối với BN được<br /> phẫu thuật nội soi, bơm CO2 ổ bụng và<br /> duy trì áp lực 10 - 12 mmHg trong suốt<br /> quá trình phẫu thuật, bệnh phẩm chứa<br /> khối u đưa ra khỏi thành bụng qua một<br /> vết rạch nhỏ dài khoảng 5 cm. Với BN mổ<br /> mở, rạch vết mổ dài khoảng 20 - 25 cm<br /> trên thành bụng. Điều trị sau mổ: dùng<br /> kháng sinh kết hợp giữa cephalosporin<br /> thế hệ 3 và metronidazole tiêm trong<br /> 7 ngày, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch tùy<br /> theo khả năng phục hồi tiêu hóa của BN.<br /> * Quy trình định lượng MDA hồng cầu:<br /> Lấy máu ở tĩnh mạch ngoại vi đưa vào<br /> trong các ống chứa chất chống đông,<br /> máu sau khi lấy được bảo quản ở 4oC,<br /> sau đó ly tâm 4.000 vòng/phút để tách<br /> hồng cầu và huyết tương. Định lượng<br /> MDA hồng cầu dựa theo quy trình đã sửa<br /> <br /> đổi theo Ohkawa H và CS (1979)<br /> [5]. Hồng cầu sau khi thu được, rửa bằng<br /> đệm PBS, sau đó phá vỡ để thu lấy<br /> màng tế bào hồng cầu. Xác định hàm<br /> lượng MDA bằng TBA test (dựa trên<br /> phản ứng giữa MDA và axít thiobarbituric<br /> - TBA), đo độ hấp thụ của sản phẩm tại<br /> bước sóng 532 nm. Hàm lượng protein<br /> tổng số xác định bằng phương pháp<br /> Bradford. Nồng độ của MDA trong hồng<br /> cầu tính toán và thể hiện theo đơn vị<br /> nmol/mg protein.<br /> * Phân tích thống kê:<br /> Kết quả về MDA hồng cầu được trình<br /> bày dưới dạng giá trị trung bình ± SD, các<br /> đặc điểm khác dưới dạng tỷ lệ. Phân tích<br /> thống kê bằng kiểm định Mann-Whitney,<br /> Friedman hoặc Wilcoxon, giá trị p < 0,05<br /> được coi có ý nghĩa thống kê. Xử lý, phân<br /> tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu.<br /> Bảng 1: Đặc điểm bệnh học lâm sàng và điều trị phẫu thuật.<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> < 60 tuổi<br /> <br /> 29<br /> <br /> 44,6<br /> <br /> ≥ 60 tuổi<br /> <br /> 36<br /> <br /> 55,4<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 40<br /> <br /> 61,5<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 25<br /> <br /> 38,5<br /> <br /> < 18,5<br /> <br /> 16<br /> <br /> 24,6<br /> <br /> 18,5 - 24,99<br /> <br /> 44<br /> <br /> 67,7<br /> <br /> ≥ 25<br /> <br /> 5<br /> <br /> 7,7<br /> <br /> < 5 cm<br /> <br /> 32<br /> <br /> 49,2<br /> <br /> ≥ 5 cm<br /> <br /> 33<br /> <br /> 50,8<br /> <br /> T2<br /> <br /> 11<br /> <br /> 16,9<br /> <br /> T3<br /> <br /> 23<br /> <br /> 35,4<br /> <br /> T4<br /> <br /> 31<br /> <br /> 47,7<br /> <br /> Đặc điểm<br /> Tuổi<br /> <br /> Giới<br /> <br /> BMI<br /> <br /> Kích thước u<br /> <br /> Độ xâm lấn T<br /> <br /> 93<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br /> <br /> Độ biệt hóa<br /> <br /> Giai đoạn bệnh<br /> <br /> Phương pháp mổ<br /> Mức độ phẫu thuật<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> 44<br /> <br /> 67,7<br /> <br /> Vừa<br /> <br /> 13<br /> <br /> 20,0<br /> <br /> Kém<br /> <br /> 8<br /> <br /> 12,3<br /> <br /> I<br /> <br /> 9<br /> <br /> 13,8<br /> <br /> II<br /> <br /> 33<br /> <br /> 50,8<br /> <br /> III, IV*<br /> <br /> 23<br /> <br /> 35,4<br /> <br /> Nội soi<br /> <br /> 38<br /> <br /> 58,5<br /> <br /> Mổ mở<br /> <br /> 27<br /> <br /> 41,5<br /> <br /> Không mở rộng<br /> <br /> 53<br /> <br /> 81,5<br /> <br /> Có mở rộng<br /> <br /> 12<br /> <br /> 18,5<br /> <br /> 65<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> Tuổi trung bình của BN 60,4 ± 11,99 (thấp nhất 29 tuổi, cao nhất 87 tuổi), nhóm tuổi<br /> từ 50 - 70 chiếm đa số (67,7%). Giai đoạn IV chỉ có 2 BN, khối u di căn vào mạc nối<br /> lớn. Trong 12 BN mở rộng phẫu thuật, 2 BN phải cắt dạ dày, 2 BN cắt ruột non, 1 BN<br /> cắt tử cung, 1 BN cắt buồng trứng, những BN còn lại cắt gần hoàn toàn đại tràng. 2 BN<br /> mổ nội soi phải chuyển mổ mở.<br /> 2. Tình trạng peroxy hóa lipid trước mổ theo một số đặc điểm lâm sàng.<br /> Bảng 2: Hàm lượng MDA hồng cầu trước mổ theo đặc điểm lâm sàng.<br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> Tuổi<br /> Giới<br /> <br /> BMI<br /> <br /> Kích thước u<br /> <br /> Độ xâm lấn T<br /> <br /> Độ biệt hóa<br /> <br /> Giai đoạn bệnh<br /> <br /> 94<br /> <br /> Tổng số (n = 65)<br /> <br /> Hàm lượng MDA trước mổ<br /> <br /> < 60 (n = 29)<br /> <br /> 0,147 ± 0,081<br /> <br /> ≥ 60 (n = 36)<br /> <br /> 0,193 ± 0,118<br /> <br /> Nam (n = 40)<br /> <br /> 0,155 ± 0,082<br /> <br /> Nữ (n = 25)<br /> <br /> 0,201 ± 0,131<br /> <br /> < 18,5 (n = 16)<br /> <br /> 0,213 ± 0,133<br /> <br /> 18,5 - 24,99 (n = 44)<br /> <br /> 0,155 ± 0,089<br /> <br /> ≥ 25 (n = 5)<br /> <br /> 0,198 ± 0,124<br /> <br /> < 5 cm (n = 32)<br /> <br /> 0,201 ± 0,121<br /> <br /> ≥ 5 cm (n = 33)<br /> <br /> 0,145 ± 0,080<br /> <br /> T2 ( n = 11)<br /> <br /> 0,225 ± 0,121<br /> <br /> T3 (n = 23)<br /> <br /> 0,169 ± 0,119<br /> <br /> T4 (n = 31)<br /> <br /> 0,157 ± 0,085<br /> <br /> Tốt (n = 44)<br /> <br /> 0,182 ± 0,109<br /> <br /> Vừa (n = 13)<br /> <br /> 0,146 ± 0,099<br /> <br /> Kém (n = 8)<br /> <br /> 0,167 ± 0,095<br /> <br /> I (n = 9)<br /> <br /> 0,226 ± 0,114<br /> <br /> II (n = 33)<br /> <br /> 0,162 ± 0,112<br /> <br /> III, IV (n = 23)<br /> <br /> 0,167 ± 0,089<br /> <br /> p<br /> 0,06<br /> 0,186<br /> <br /> 0,205<br /> <br /> 0,034<br /> <br /> 0,192<br /> <br /> 0,55<br /> <br /> 0,116<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018<br /> Hàm lượng MDA hồng cầu trước mổ ở nhóm tuổi ≥ 60 có xu hướng cao hơn nhóm<br /> tuổi < 60, tuy nhiên, khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Hàm lượng MDA<br /> hồng cầu cao nhất ở nhóm có chỉ số BMI < 18,5; thấp nhất ở nhóm có chỉ số BMI<br /> 18,5 - 24,99; hàm lượng MDA hồng cầu ở nữ lớn hơn ở nam, tuy nhiên khác biệt chưa<br /> có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> Hàm lượng MDA hồng cầu trước mổ ở nhóm kích thước khối u < 5 cm cao hơn<br /> nhóm kích thước khối u ≥ 5 cm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), các yếu tố khác như độ<br /> xâm lấn, độ biệt hóa, giai đoạn bệnh, khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.<br /> 3. Thay đổi peroxy hóa lipid trước và sau phẫu thuật.<br /> Trong số 65 BN được phẫu thuật triệt căn, 52 BN có đầy đủ kết quả định lượng<br /> MDA cả 4 thời điểm.<br /> Bảng 3: So sánh hàm lượng MDA hồng cầu ở nhóm nội soi và mổ mở theo thời<br /> điểm lấy máu.<br /> Thời điểm<br /> lấy máu<br /> Trước mổ<br /> <br /> MDA theo các nhóm<br /> Chung<br /> (n = 52)<br /> 0,176 ± 0,105<br /> <br /> Nhóm nội soi<br /> (n = 30)<br /> 0,180 ± 0,113<br /> <br /> a<br /> <br /> 0,249 ± 0,137<br /> <br /> Nhóm mổ mở<br /> (n = 22)<br /> 0,170 ± 0,095<br /> <br /> a<br /> <br /> 0,207 ± 0,123<br /> <br /> p<br /> 0,663<br /> <br /> a<br /> <br /> Sau mổ N1<br /> <br /> 0,231 ± 0,131<br /> <br /> Sau mổ N3<br /> <br /> 0,202 ± 0,121<br /> <br /> 0,209 ± 0,126<br /> <br /> 0,193 ± 0,116<br /> <br /> 0,795<br /> <br /> Sau mổ N7<br /> <br /> 0,183 ± 0,115<br /> <br /> 0,203 ± 0,126<br /> <br /> 0,157 ± 0,095<br /> <br /> 0,059<br /> <br /> 0,126<br /> <br /> (a: so sánh trước và sau mổ ngày 1 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05)<br /> 0,8<br /> <br /> Hàm lượng MDA (ng/mg protein)<br /> <br /> 0,7<br /> 0,6<br /> 0,5<br /> 0,4<br /> 0,3<br /> 0,2<br /> 0,1<br /> 0,0<br /> <br /> Trư?c mổ<br /> m?<br /> Trước<br /> <br /> ngày<br /> 11ngày<br /> <br /> ngày<br /> 33 ngày<br /> <br /> 77 ngày<br /> ngày<br /> <br /> Hình 1: Biến đổi hàm lượng MDA của nhóm nghiên cứu theo các thời điểm lấy máu.<br /> 95<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0