intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dao cạo Occam

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

280
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dao cạo Occam (hay Ockham) là một nguyên lý được cho là của nhà lô gic học đồng thời là thầy tu dòng thánh Francis thế kỉ 14, William của Occam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dao cạo Occam

  1. Dao cạo Occam Dao cạo Occam (hay Ockham) là một nguyên lý được cho là của nhà lô gic học đồng thời là thầy tu dòng thánh Francis thế kỉ 14, William của Occam. Ockham là một làng ở hạt Surrey, Anh, nơi ông sinh ra. Nguyên lý này phát biểu rằng "Entities should not be multiplied unnecessarily." ("thực tại không nên bị cường điệu hoá một cách không cần thiết.") Thỉnh thoảng nó được trính dẫn ở một trong những nguyên bản Latin để tăng thêm tính tin cậy. "Pluralitas non est ponenda sine neccesitate" "Frustra fit per plura quod potest fieri per pauciora" "Entia non sunt multiplicanda praeter necessitatem" Thực tế, chỉ 2 dạng đầu trong số những dạng trên xuất hiện trong các công trình còn lại của ông và dạng thứ 3 được viết bởi các học giả sau này. William đã dùng nguyên lý này để biện minh cho nhiều kết luận trong đó có phát biểu rằng "Sự tồn tại của thượng đế không thể được suy ra chỉ bằng lý luận". Điều này không làm cho ông được giáo hoàng ưa chuộng cho lắm. Rất nhiều nhà khoa học đã tiến nhận hay viết lại lại Dao cạo Occam như trong "identity of observables" của Leibniz hay Isaac Newton phát biểu rằng:" Chúng ta phải thừa nhận những căn nguyên của sự vật tự nhiên không nhiều hơn những cái
  2. đúng và đủ để giải thích sự có mặt của nó." Phát biểu hữu dụng nhất của nguyên lý này đối với các nhà khoa học là, "Khi bạn có 2 lý thuyết hoàn chỉnh và dự đoán những kết quả hoàn toàn như nhau, cái đơn giản hơn là cái tốt hơn." Trong vật lý chúng ta sử dùng dao cạo này để loại bỏ đi những khái niệm trừu tượng. Một ví dụ kinh điển là thuyết tương đối hẹp của Einstein so với lý thuyết của Lorentz rằng thước đo co lại và đồng hồ chậm lại khi chuyển động trong Ether. Phương trình biến đổi không thời gian của Einstein chính là phương trình biến đổi cho thước đo và đồng hồ của Lorentz, nhưng Einstein và Poincaré nhận thức rằng Ether kh ông thể được tìm ra thông qua những phương trình của Lorentz và Maxell. Theo dao cạo Occam nó phải bị loại trừ. Nguyên lý này cũng được dùng để biện minh cho tính bất định trong cơ học lượng tử. Heisenberg suy nguyên lý bất định của ông từ bản chất lượng tử của ánh sáng và ảnh hưởng của phép đo. Stephen Hawking lý giải trong Lược sử thời gian: "Chúng ta vẫn có thể tưởng tượng rằng có một tập hợp các quy luật xác định hoàn toàn những biến cố cho một dạng sống siêu nhiên nào đó, họ có thể quan sát trạng thái hiện tại của vũ trụ mà không làm xáo động nó. Tuy nhi ên, mẫu vũ trụ như vậy không thu hút sự chú ý của con người cho lắm. Có vẻ tốt hơn khi dùng nguyên lý mang tên dao cạo Occam để cắt bỏ đi những đường nét của lý thuyết mà không thể quan sát được." Nhưng sự bất định và sự không tồn tại không thể được suy ra chỉ bằng dao cạo Occam. Nó có thể tách biệt 2 lý thuyết những tiên đoán như nhau, những không thể bác bỏ những lý thuyết có thể có những tiên đoán khác nhau. Những bằng chứng
  3. do theo lối kinh nghiệm là cần thiết và bản thân Occam ủng hộ chủ nghĩa kinh nghiệm. Ernst Mach ủng hộ một phiên bản của dao cạo Occam mà ông gọi là Nguyên lý tiết kiệm "Các nhà khoa học phải sử dụng những phương tiện đơn giản nhất để đi đến kết quả và loại trừ mọi thứ không nhận thức được trực giác." Triết học này trở thành là chủ nghĩa thực chứng- niềm tin rằng không có gì khác nhau giữa những thứ tồn tại mà không thể quan sát với những thứ không tồn tại. Mach chịu ảnh hưởng của Einstein khi ông cho rằng không thời gian là không tuyệt đối nhưng mặt khác ông cũng sử dụng chủ nghĩa thực chứng đối với thế giới vi mô. Mach và những người tiếp bước ông khẳng định rằng phân tử là siêu hình vì chúng quá nhỏ để có thể phát hiện trực tiếp. Điều này bất chấp những thành công của thuyết phân tử trong giải thích tương tác hoá học và nhiệt động lực học. Thật mỉa mai rằng trong khi áp dụng nguyên lý tiết kiệm để thải loại khái niệm ether và hệ quy chiếu đứng yên tuyệt đối, Einstein công bố hầu như đồng thời bài viết về chuyể động Brown tức là công nhận sự tồn tại của những phân tử và do đó giáng một đòn vào chủ nghĩa thực chứng. Bài học từ câu chuyện này là dao cạo Occam không nên được sử dụng một cách mù quáng. Như Einstein viết trong tự truyện: "Đây là một ví dụ thứ vị cho thực tế rằng kể cả những học giả với bộ óc táo bạo và
  4. trực giác tốt cũng có thể bị bế tắc trong diễn giải tự nhiên bằng những định kiến triết học ." Dao cạo Occam thường được dẫn ở những dạng mạnh hơn Occam dự kiến, như những phát biểu sau... "Nếu bạn có 2 lý thuyết cùng lý giải được những thực tế đã được quan sát thì bạn nên chọn cái đơn giản nhất cho đến khi có những bằng chứng mới." "Lời giải thích đơn giản nhất cho một số hiện tượng có nhiều khả năng đúng hơn những lời giải thích phức tạp hơn." "Nếu bạn có 2 lời giải tiềm năng, hãy chọn cái đơn giản hơn." "Lời giải thích viện đến ít giả thiết nhất có nhiều khả năng đúng nhất." . . .hay dạng thường thấy trong những lời khuyên. . . "Keep things simple!" hay thậm chí "kiss" (keep it short and simple) Để ý rằng nguyên lý mạnh dần lên ở những dạng trên và đúng hơn phải gọi nó là quy tắc xuềnh xoàng hay quy luật bủn xỉn. Để bắt đầu, chúng ta sử dùng dao cạo Occam để phân loại những lý thuyết dự đoán những kết quả như nhau cho tất cả các thí. Sau đó chúng ta sẽ tìm cách chọn giữa các lý thuyết có những dự đoán khác nhau. Đây không phải là ý đồ của Occam. Tại sao ta không kiểm tra những dự đoán đó? Hiển nhiên chúng ta sẽ làm điều đó, nhưng giải định chúng ta đang ở những bước đầu tiên và vẫn chưa sẵn sàng để thực nghiệm. Chúng ta đang chỉ tìm kiếm một phương hướng để phát triển lý thuyết. Nguyên lý này đã có ít nhất từ thời Aristotle người viết "Tự nhiên vận hành theo cách đơn giản nhất có thể." Aristotle đã đi quá xa khi cho rằng thực nghiệm và quan sát là không quan trọng. Nguyên lý này chỉ đóng vai trò là gợi ý phương
  5. hướng nhưng một số người trích dẫn nó như thể đây là một tiên đề của vật lý. Không như vậy. Nó có thể hoạt động tốt trong triết học và vật lý hạt, nhưng lại ít thành công hơn trong vũ trụ học và tâm lý học, nơi mà mọi thứ có thường tỏ ra phức tạp hơn dự kiến. Có lẽ trích dẫn của Shakespeare thích hợp hơn dao cạo Occam trong trường hợp này: "Có nhiều thứ trên bầu trời và dưới mặt đất, Horatio, hơn những thứ được mơ thấy trong triết học của anh." Sự đơn giản mang tính chủ quan và vũ trụ không phải luôn có cùng ý tưởng về sự đơn giản với chúng ta. Những nhà lý thuyết thành công thường nói về đối xứng và vẻ đẹp cùng với sự đơn giản. Năm 1939, Paul Dirac viết, "Người thợ nghiên cứu, trong cố gắng biểu diễn những quy luật cơ bản của tự nhiên dưới dạng toán học, thường chủ yếu đấu tranh cho vẻ đẹp toán học. Điều thường thấy là những yêu cầu của sự đơn giản và vẻ đẹp là như nhau, nhưng khi chúng mâu thuẫn, cái thứ 2 phải được ưu tiên." Quy luật tiết kiệm không thể thay thế cho phương pháp khoa học, logic và sâu sắc. Không được phép dựa vào nó để bảo vệ một kết luận. Chỉ có sự nhất quán logic và những bằng chứng kinh nghiệm mới có quyền phán quyết tuyệt đối. Dirac đã rất thành công với phương pháp của ông. Ông xây dựng phương trình trường tương đối tính cho electron và sử dụng nó để dự đoán sự tồn tại của positron. Nhưng ông không tán thành vật lý chỉ dựa trên vẻ đẹp toán học. Ông hoàn toàn đánh giá cao sự cần thiết của kiểm nghiệm thực tế. Lời cuối cùng không rõ nguồn gốc, thường được cho là của Einstein, bản thân ông cũng là bậc thầy của những lời đáng trích dẫn: "Mọi thứ nên được làm cho đơn giản đến mức có thể, những đừng đơn giản hơn."
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2