YOMEDIA
ADSENSE
Đào tạo báo chí: Dìu dắt hay chỉ đạo
95
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trước khi kết thúc dự án đào tạo báo chí kéo dài tám năm của FOJO, hai giảng viên Eva Pia và Ami Andersson đã nói kỹ hơn về phương pháp này, mà theo họ không tốn nhiều thời gian đối với những người áp dụng nhưng mang lại hiệu quả lớn, đặc biệt nếu xét về khía cạnh phát triển khả năng cá nhân, từ đó phát triển tốt hơn cả một bộ máy tòa soạn. l
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo báo chí: Dìu dắt hay chỉ đạo
- Đào tạo báo chí: Dìu dắt hay chỉ đạo Trước khi kết thúc dự án đào tạo báo chí kéo dài tám năm của FOJO, hai giảng viên Eva Pia và Ami Andersson đã nói kỹ hơn về phương pháp này, mà theo họ không tốn nhiều thời gian đối với những người áp dụng nhưng mang lại hiệu quả lớn, đặc biệt nếu xét về khía cạnh phát triển khả năng cá nhân, từ đó phát triển tốt hơn cả một bộ máy tòa soạn.
- Nói một cách ngắn gọn, phương pháp dìu dắt trong tòa soạn là gì? Eva: Đây là cách để cho con người phát triển. Người nhận lời dìu dắt rất hiếm khi đưa ra cho người nhận dìu dắt câu trả lời cho các câu hỏi hay vấn đề nảy sinh. Người nhận lời dìu dắt để cho người kia tự tìm phương hướng giải quyết bằng cách nói chuyện và đặt ra câu hỏi. Cách này mang tính bền vững hơn. Vì giả sử người đó tự tìm ra câu trả lời hay giải pháp thì họ sẽ nhớ mãi. Ami: Là cách để làm cho người khác nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình, để từ đó họ phát triển dựa trên những điểm mạnh đã có sẵn. Nhưng các điểm mạnh sẽ được nhấn nhiều hơn điểm
- yếu. Nhưng con người thường có xu hướng nhìn thấy điểm yếu của người khác dễ hơn điểm mạnh? Thằng ngốc nào cũng nhìn thấy con ngựa què đi khập khiễng. Nhưng chỉ có những nài ngựa tinh mắt mới phát hiện ra con ngựa đó có những điểm
- Ami: Điều đó chỉ cho thấy việc nhận ra điểm tốt nào. mạnh của người khác có tầm quan trọng đặc biệt: Nếu nhận ra điểm mạnh, bạn giúp người đó có thể nhận ra nền tảng để từ đó họ phát triển. Ngoài ra, bạn giúp họ có sự tự tin. Khi gợi ý phương pháp này ở các tòa soạn tại VN, các bà nhận thấy có những khó khăn gì nếu áp dụng nó? Eva: Tính tầng lớp (hierarchy) ở VN rất mạnh và đôi khi thông tin chỉ đi theo một chiều từ trên xuống. Tất nhiên, điều này cũng rất có ích khi ở trong quân đội. Nhưng điều này không tốt khi làm việc trong công ty và tập đoàn.
- Phương pháp dìu dắt cũng liên quan đến khả năng suy nghĩ một cách có tính phê bình và biết nghi ngờ (critical thinking). Bạn nghĩ đến sự sáng tạo, thứ mà bạn không dễ có nếu bạn làm việc theo mệnh lệnh. Sáng tạo xuất phát từ bên trong của mỗi cá nhân. Cách đặt câu hỏi để người khác tìm ra nhiều phương án giải quyết kích thích sự sáng tạo. Điều đó có nghĩa là nếu bạn không ‘mở cửa’, nếu bạn không nuôi dưỡng sự sáng tạo, bạn sẽ không thể sáng tạo được vì khả năng đó không hoạt động. Đây là thứ tạo sự khác biệt giữa một người viết giỏi và người viết không giỏi. Sự sáng tạo, ý tưởng là làm thế nào có ý tưởng mới, làm thế nào để tìm một góc cạnh mới cho bài viết. Ngoài ra, nhiều nơi cũng duy trì hình các hình phạt nếu nhân viên làm sai, khiến nhiều người e ngại trở thành người nói đúng. Nhìn
- về lâu dài, cách này khiến cho người ta không đưa ra ý kiến gì để đảm bảo sự an toàn của mình, mà chỉ làm rập khuôn theo những gì họ đã làm rồi, đã an toàn rồi. Họ không ra khỏi ‘cái hộp’ của mình. Những kiểu người này có thể dễ dàng bị điều khiển, nhưng họ không thể nào phát triển được một cái gì đó thú vị. Trong phương pháp dìu dắt, khi đặt các câu hỏi hay thắc mắc, điều tốt là, thay vì phải nói cho người khác biết họ cần làm gì, người dìu dắt sẽ đưa ra những câu hỏi để nhận về câu trả lời và khiến người được hỏi suy nghĩ. Nếu người dìu dắt nói với người được dìu dắt họ phải làm gì thì nghĩa là chỉ có một cách họ làm theo. Nếu người dìu dắt đưa ra câu hỏi, người khác tìm câu trả lời nghĩa là họ đã có quá trình nhào nặn ra ý tưởng: có thể tôi nên
- làm thế này, có thể tôi nên làm thế kia. Và đó là một cách sự sáng tạo. Nhà báo Danh Đức (Báo Tuổi Trẻ) cho rằng hay có sự nhầm lẫn về khái niệm giữa training và coaching khi rất nhiều người đều dịch là đào tạo mà không nhận thấy sự khác biệt lớn về bản chất. Coaching
- khác với training ở chỗ hướng thông tin không phải đi từ trên xuống mà là sự lưu thông của cả hai chiều. Anh nói: ‘Có thể thấy coaching tương tự như trong một trận đấu quyền anh, sau mỗi hiệp đấu, huấn luyện viên thường đến động viên, lấy
- khăn lau mồ hôi, hỏi han, khích lệ vận động viên. Việc đặt câu hỏi – phần rất quan trọng trong coaching – là nghệ thuật, bao hàm đầy đủ thông tin với các dạng câu hỏi mở. Nhưng cuối cùng chỉ có hai câu hỏi bắt đầu với Tại sao và Để làm gì sẽ
- Ami: Một khó khăn khác là việc mọi người quyết định ý nghĩa không quen với mối quan hệ mang tính hỗ của bài viết và gợi trợ, việc khuyến khích và động viên giữa sếp ra nhiều vấn đề.’ và phóng viên. Nhìn chung là như vậy, tất nhiên có những trường hợp đặc biệt. Nhiều người cho rằng quan hệ mang tính mệnh lệnh là cách thể hiện hình ảnh lãnh đạo. Hai bà đánh giá thế nào về tính hiệu quả của phương pháp này tại các tòa soạn ở VN? Ami: Thực ra chúng tôi không biết rõ, vì chúng tôi chưa có nghiên cứu nào cụ thể về việc phương pháp được áp dụng thế nào khi chúng tôi rời khỏi đây. Nhưng nhìn chung là tích cực. Vì thường thì phương pháp cũng là một cách để biết thêm về đồng nghiệp.
- Chúng tôi kết hợp nhiều phòng ban, thay đổi nhiều cách tiếp cận. Khi mọi người biết nhau hơn thì họ sẽ thoải mái hơn. Eva: Chúng tôi nghe nói là mọi người cũng cố gắng áp dụng. Chúng tôi nhận được những phản ứng tích cực khi giới thiệu về phương pháp này. Họ nói: Phải, đúng quá. Bà nói đúng quá. Các hình thức trừng phạt không làm tờ báo tốt hơn, nó giết chết khả năng sáng tạo. Tôi cho rằng mọi việc sẽ thay đổi theo thời gian. Ý của tôi là khi có một ít hay đổi, nó sẽ được nhân rộng. Chúng tôi nhấn mạnh nó nhiều hơn sau mỗi đợt đào tạo. Về căn bản, ý tưởng cũng tương tự như những gì chúng tôi áp dụng cho báo chí Thụy Điển, nhưng ở VN thì hơi khác. Chúng tôi nghiêm khắc hơn để tránh
- tình trạng người dìu dắt ngay lập tức nói với người được dìu dắt nên làm gì, hoặc điều gì không tốt trong bài viết của họ. Chúng tôi cần đảm bảo rằng những thói quen cũ này không lặp lại. Những ai có thể áp dụng phương pháp này? Ami: Tất cả mọi người. Ngay cả khi bạn có ông sếp không muốn dìu dắt bạn thì bạn cũng có thể nhờ một người bạn, đồng nghiệp của mình làm. Tôi nghĩ phương pháp này có thể áp dụng trong tất cả các mối quan hệ tại trường học, công ty, chứ không chỉ riêng trong tòa soạn. Nhưng có những sự khác biệt lớn trong văn hóa ứng xử giữa châu Á và châu Âu, đơn giản như cách xưng hô cũng khó có thể
- tạo ra một môi trường bình đẳng và dễ tạo cảm giác bên này ‘lép vế’ bên kia. Hai bà nhận thấy sự khác biệt này ảnh hưởng thế nào đến việc thực hiện phương pháp này? Ami: Chúng tôi có biết điều này. Thực ra chúng tôi giới thiệu phương pháp này để bất kỳ ai quan tâm có thể tham khảo và thực hiện. Nếu họ là người đọc tốt, họ sẽ biết cách dìu dắt. Sau làm quen dần với phương pháp, bạn có thể gặp gỡ trao đổi về mỗi bài viết, hay mỗi tuần. Chúng ta đọc bài của nhau, dìu dắt nhau, và nói chuyện một chút.Như vậy nó giống như cuộc gặp gỡ bạn bè. Điều này rất quan trọng. Vì nếu bạn là một phóng viên trẻ không có kinh nghiệm nói chuyện với một người rất nhiều kinh nghiệm, đây cũng không nên là vấn đề. Vì thực chất hai người không thảo luận về chính họ, mà là về bài viết.
- Đây là điều rõ ràng cần phải luôn ghi nhớ. Giả sử bạn gợi ý rằng có thể đảo đoạn viết thì không có nghĩa người viết đã cấu trúc sai, mà có nghĩa là bài viết có thể tốt hơn nếu làm theo cách đó. Như vậy là phải gạt mọi sự riêng tư ra bên ngoài bài viết. Đây chính là điều khó khăn ở Việt Nam, vì các bạn rất nhanh trong việc tự vệ và bảo vệ ý kiến của mình. Nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn thực hành nhiều và làm nó với những người mình tin tưởng. Và nếu bạn luôn nghỉ rằng mình chỉ đánh giá bài viết, tôi không có ý tìm ra ai là người làm sai. GỢI Ý CÁC BƯỚC THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DÌU DẮT ‘PHÂN TÍCH BÀI VIẾT’
- Phần 1: Với người dìu dắt: • Đọc bài; Tóm tắt bài theo ý hiểu bằng 1,2 câu (Bài viết này nói về....); • Phân loại bài viết: Tin, phóng sự, bình luận, châm biếm; • Cảm xúc của họ về bài viết (thú vị, buồn cười, khô khan...); • Liệt kê những điểm mạnh của bài viết (cấu trúc, cách dùng từ, sự sáng tạo, sự nỗ lực, tính độc đáo...); • Đặt ra năm câu hỏi mang tính khách quan về bài viết (sử dụng cách hỏi ai, cái gì, ở đâu, như thế nào, khi nào, tại sao...); Phần 2: Với người được dìu dắt:
- • Đặt mình vào vị trí độc giả, tự đặt ra 5-6 câu hỏi mà độc giả sẽ có trong đầu và muốn có câu trả lời khi đọc bài viết (sử dụng cách hỏi ai, cái gì, ở đâu, như thế nào, khi nào, tại sao...); Phần 3: • Người dìu dắt hỏi người kia xem họ có thấy những câu hỏi đưa ra có ích cho họ khi viết bài không? Chú ý: Người được dìu dắt sẽ phải là người trả lời các câu hỏi đưa ra. Về bản chất, các câu hỏi giải đáp các thắc mắc chính là một cách để hướng tới người đọc, đưa người đọc vào trung tâm của bài viết. ‘Viết cái gì người đọc cần, chứ không viết cái gì mình biết’. Eva Pia cho rằng, người viết báo cũng như người đi câu,
- muốn câu được cá (người đọc) nhiều thì phải nghĩ giống cá thì mới dụ cá (ngươi đọc) được.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn