Đáp án môn: tìm hiểu kế toán
lượt xem 31
download
Câu 1: Trình bày một cách ngắn gọn các lĩnh vưvj nghề nghiệp kế toán mà bạn biết?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đáp án môn: tìm hiểu kế toán
- Câu 1: Hãy trình bày một cách ngắn gọn các lĩnh vực nghề nghiệp kế toán mà bạn biết? Trả lời: Các lĩnh vực nghề nghiệp kế toán: o Kế toán tài chính o Kế toán quản trị o Kế toán thuế o Kiểm toán o Tái cấu trúc doanh nghiệp o Nợ tồn đọng o Dự thảo ngân sách/Kế hoạch o Kiểm toán chi phí o Tư vấn quản lý o Tư vấn tài chính o Kê khai thuế o Quản lý tài chính cho Chính phủ o Chứng khoản/Quản lý quỹ o Kế hoạch tài chính o Kho bạc v.v... Câu 2: Khi hành nghề kế toán và kiểm toán, người hành nghề cần tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nào? Hãy trình bày ngắn gọn những tiêu chuẩn đạo đức ấy. Trả lời: Chuẩn mực đạo đức quy định các nguyên tắc, nội dung, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán, kiểm toán viên hành nghề và người làm kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp và tổ chức nhằm đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn cao nhất về trình độ chuyên môn, về mức độ hoạt động và đáp ứng được sự quan tâm ngày càng cao của công chúng. Chuẩn mực này đặt ra bốn yêu cầu cơ bản sau: - Sự tín nhiệm: Nâng cao sự tín nhiệm của xã hội đối với hệ thống thông tin c ủa k ế toán và kiểm toán;
- - Tính chuyên nghiệp: Tạo lập sự công nhận của chủ doanh nghiệp, tổ chức, khách hàng và các bên liên quan về tính chuyên nghiệp của người làm kế toán và người làm ki ểm toán, đ ặc bi ệt là người hành nghề kế toán và kiểm toán viên hành nghề; - Chất lượng dịch vụ: Đảm bảo chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán đạt được các chuẩn mực cao nhất; - Sự tin cậy: Tạo ra sự tin cậy của người sử dụng dịch vụ kế toán, ki ểm toán về khả năng chi phối của chuẩn mực đạo đức đối với việc cung cấp các dịch vụ đó. Các nguyên tắc, nội dung, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đ ược quy l ại thành nh ững tiêu chí về đạo đức, mà người làm ngh ề kế toán phải có và là th ước đo đánh giá, nh ận xét v ề đạo đức nghề nghiệp của họ. Tiêu chí cơ bản của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán gồm: - Độc lập (áp dụng chủ yếu cho kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán); - Chính trực; - Khách quan; - Năng lực chuyên môn và tính thận trọng; - Tính bảo mật; - Tư cách nghề nghiệp; - Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Độc lập: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của ki ểm toán viên hành ngh ề và ng ười hành ngh ề kế toán. Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, ki ểm toán viên hành nghề v à người hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối ho ặc tác đ ộng b ởi b ất kỳ l ợi ích v ật ch ất ho ặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán ho ặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế ho ặc quyền l ợi kinh t ế nh ư góp v ốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa. Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không đ ược nhận làm ki ểm toán ho ặc làm kế toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ru ột th ịt (nh ư có b ố, m ẹ, v ợ, ch ồng, con, anh, chị, em ruột) là người trong bộ máy quản lý di ều hành (H ội đ ồng qu ản tr ị, Ban Giám đ ốc, kế toán trưởng, các trưởng, phó phòng và các cấp tương đương) trong đơn vị khách hàng. Kiểm toán viên hành nghề không được vừa làm d ịch v ụ kế toán, nh ư ghi s ổ k ế toán, l ập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư v ấn qu ản lý, t ư v ấn tài chính, v ừa làm d ịch v ụ kiểm toán cho cùng một khách hàng. Ngược lại, người làm dịch v ụ k ế toán không đ ược làm ki ểm toán cho cùng một khách hàng. Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, nếu có sự hạn ch ế về tính đ ộc l ập thì kiểm toán viên hành nghề, người hành nghề kế toán phải tìm m ọi cách lo ại b ỏ sự hạn ch ế này.
- Nếu không thể loại bỏ được thì phải nêu rõ điều này trong Báo cáo kiểm toán hoặc Báo cáo dịch vụ kế toán. Chính trực: Tính chính trực không đơn thuần chỉ tính trung thực mà còn nhấn mạnh đến sự công bằng và sự tín nhiệm Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và có chính ki ến rõ ràng. Có thái độ tôn trọng pháp luật, chuẩn mực, quy chế, kiên quyết bảo vệ pháp luật và lẽ phải. Khách quan: Nguyên tắc về tính khách quan nói đến nghĩa vụ của tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán phải công bằng, trung thực trong tư tưởng và không có xung đột về lợi ích. Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự th ật và không đ ược thành kiến, thiên vị, bóp méo sự thật. Nhận thức đúng th ực ti ễn, có bi ện pháp và ph ương pháp đúng đắn khi phản ánh thực tiễn vào sổ sách, báo cáo kế toán. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán, kế toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm vi ệc chuyên c ần. Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong ho ạt động thực ti ễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. Tính bảo mật: Tính bảo mật không chỉ biểu hiện ở việc không được tiết lộ thông tin. Nguyên tắc bảo mật cũng yêu cầu người thu được thông tin trong quá trình làm kế toán, kiểm toán không đ ược s ử d ụng các thông tin này để thu lợi cá nhân hoặc thu lợi cho bên thứ ba. Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán; không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi ch ưa đ ược phép c ủa ng ười có th ẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu c ầu c ủa pháp luật ho ặc trong ph ạm vi quy ền hạn nghề nghiệp của mình. Tư cách nghề nghiệp: Ý thức rõ ràng về quyền và trách nhiệm của người hành nghề và kiên quyết b ảo v ệ quy ền hợp pháp của tổ chức mà mình đại diện và quyền hợp pháp c ủa bản thân v ới m ục đích nêu cao t ư cách người kế toán, kiểm toán và uy tín nghề nghiệp. Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải trau dồi và b ảo v ệ uy tín ngh ề nghi ệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp. Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công vi ệc kế toán, ki ểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực k ế toán, chuẩn m ực ki ểm toán Việt Nam, quy định của Hội nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành. Câu 3: Theo bạn, việc sở hữu một chứng chỉ hành nghề kế toán viên hoặc kiểm toán viên quan trọng như thế nào đối với người hành nghề? Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán là gì? Chương trình thi để
- được cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán gồm những môn thi nào? Trả lời: Việc sở hữu một chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên hoặc kế toán viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những người hành nghề: - Trước hết, những người hành nghề kế toán, kiểm toán mà có chứng chỉ hành nghề thì sẽ được xã hội công nhận về sự hiểu biết và năng lực nghề nghiệp. Các doanh nghiệp đang rất cần những nhân viên kế toán, kiểm toán có bằng cấp chứng nhận. - Những người được cấp chứng chỉ là những người có phẩm chất đạo đức, tư cách nghề nghiệp, năng lực chuyên môn cao. - Những người có chứng chỉ hành nghề sẽ có khả năng và có nhiều cơ hội được việc làm tốt hơn. Chứng chỉ như một tấm hộ chiếu thông hành cho những người hành nghề kế toán và kiểm toán. Những người được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau: Công dân Việt Nam được cấp chứng chỉ ành nghề kế toán,kiểm toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khản 2 điều 51 của bộ luật kế toán. Điều 51 của bộ luật kế toán quy định: Những người không được làm kế toán: + Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang đưa vào cơ sở giáo dục; cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính. + Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án oặc quyết định của toán án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. - Có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán từ trình độ đại học trở lên và có thời gian công tác thực tế về tài chính, ké toán từ 5 năm trở lên. - Đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức. Người nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán phải có các tiêu chuẩn và điền kiện sau đây: - Được phép cư trú tại Việt Nam - Có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp, được bộ tài chính Việt Nam thừa nhận. - Đạt kỳ thi sát hạch về kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
- Người dự thi lấy "Chứng chỉ kiểm toán viên" phải có đủ các điều kiện sau đây: 1- Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trung thực, liêm khiết, không thuộc các đối tượng không được hành nghề kế toán, hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật; 2- Có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng hoặc Kế toán- Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán đủ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở Doanh nghiệp kiểm toán đủ 4 năm trở lên; 3- Có chứng chỉ tin học trình độ B trở lên; 4- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên của 01 trong 05 thứ tiếng thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức; 5- Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ và lệ phí thi theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này. Những người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán, muốn dự thi chuyển tiếp lấy "Chứng chỉ kiểm toán viên" phải có các điều kiện sau đây: - Phải có các điều kiện 1, 4, 5 như đối với người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên; - Phải sau đủ 2 năm có Chứng chỉ hành nghề kế toán. Người dự thi lấy "Chứng chỉ hành nghề kế toán" phải có các điều kiện sau đây: Phải có các điều kiện 1, 3, 5 như đối với người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên; Có bằng cử nhân chuyên ngành Tài chính, Kế toán và thời gian công tác thực tế về Tài chính, Kế toán từ 5 năm trở lên. Đối với người nước ngoài, muốn dự các kỳ thi phải có đủ các điều kiện quy định cho từng kỳ thi, còn phải có điều kiện được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên . Chương trình thi để được cấp chứng chỉ kiểm toán viên: gồm 8 môn Pháp luật về kinh tế; 1. 2. Tài chính; Tiền tệ, tín dụng; 3. Kế toán; 4. Kiểm toán; 5. Phân tích hoạt động tài chính; 6. Tin học (trình độ B); 7. Ngoại ngữ (trình độ C). 8. Chương trình thi chứng chỉ hành nghề kế toán: gồm 5 môn Pháp luật kinh tế 1. 2. Tài chính
- Tiền tệ và tín dụng 3. Kiểm toán 4. Tin học (trình độ B) 5. Người có Chứng chỉ hành nghề kế toán dự thi chuyển tiếp lấy Chứng chỉ kiểm toán viên • phải thi tiếp 03 môn còn lại của số môn thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên, gồm: 1. Kiểm toán; 2. Phân tích hoạt động tài chính 3. Ngoại ngữ (trình độ C). Miễn thi môn ngoại ngữ cho các đối tượng: • 1. Có bằng cử nhân ngoại ngữ tiếng Nga, Pháp, Trung hoặc Đức hoặc tốt nghiệp đại học ở nước Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức. 2. Nam từ 50 tuổi, nữ từ 45 tuổi trở lên, có chứng chỉ trình độ C hoặc bằng cử nhân ngoại ngữ của 01 trong 05 thứ tiếng thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi tuyển sinh liên thông đại học môn Kế toán tài chính (năm 2010): Đợt 2
4 p | 306 | 65
-
Đề thi tuyển sinh liên thông đại học đợt 1 môn Kế toán tài chính
5 p | 245 | 48
-
Đề thi tuyển sinh liên thông đại học đợt 2 môn Kế toán tài chính
4 p | 197 | 43
-
Đề thi tuyển sinh đại học lần 2 môn Nguyên lý kế toán (năm 2010)
13 p | 150 | 20
-
Đề thi tuyển sinh liên thông đại học môn Kế toán tài chính (năm 2010): Đợt 1
5 p | 140 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn