intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DẤU ẤN CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG QUA VIỆC TÌM HIỂU LUẬT HỒI TỴ VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chia sẻ: Nguyen Tuan Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

485
lượt xem
100
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn Triều Nguyễn trải qua 13 đời vua trị vì. Đây là khoảng thời gian mà vương Triều này đã trải qua nhũng bươc thăng trầm và gian nguy rất lớn. Các vua Nguyễn ở giai đoạn đầu rất chú trọng đến chỉnh đốn pháp luật, cải tổ cai trị, giữ gìn đất nước, có lúc mở mang bờ cõi sang tận Lào và Cao Miên, đất nước Việt Nam chưa bao giờ rộng lớn như dưới triều Minh Mạng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DẤU ẤN CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG QUA VIỆC TÌM HIỂU LUẬT HỒI TỴ VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

  1. DẤU ẤN CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG QUA VIỆC TÌM HIỂU LUẬT HỒI TỴ VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Tuấn Anh Học viên cao học K XVIII Đại Học Sư Phạm Huế. Địa chỉ Gmail: Nguyenbeanh@gmail.com Giai đoạn Triều Nguyễn trải qua 13 đời vua trị vì. Đây là khoảng thời gian mà vương Triều này đã trải qua nhũng bươc thăng trầm và gian nguy rất lớn. Các vua Nguyễn ở giai đoạn đầu rất chú trọng đến chỉnh đốn pháp luật, cải tổ cai trị, giữ gìn đất nước, có lúc mở mang bờ cõi sang tận Lào và Cao Miên, đất nước Việt Nam chưa bao giờ rộng lớn như dưới triều Minh Mạng. Với khả năng tiếp cận cũng như qua tìm hiểu vấn đề, đồng thời xét ở khía cạnh thực tiễn việc cần có một đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về sâu hơn về cuộc cải cách Minh Mạng, trên cơ sở đó có cái nhìn và sự đánh giá khách quan về cuộc đời và sự nghiệp vua Minh Mạng - một trong những biểu hiện tích cực của Triều đại nhà Nguyễn. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Dấu ấn cải cách của Minh Mạng qua việc tìm hiểu luật hồi tỵ và ý nghĩa nghiên cứu vấn đề trong giai đoạn hiện nay” để quý bạn đọc cùng tham khảo và cho ý kiến. 1. Khái niệm và sự xuất hiện quy định này trong lịch sử: * Khái niệm: Hồi tỵ là một từ Hán Việt cổ, theo từ điển: “hồi” là đi trở về; “tỵ” là lánh ra. Hồi tỵ nghĩa là tránh ra, hay lánh đi. Luật Hồi tỵ là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức bộ máy chính quyền thời phong kiến, bắt đầu được đặt ra từ thời vua Lê Thánh Tông và hoàn thiện vào thời vua Minh Mạng (nhà Nguyễn), tiếp tục được thực hiện vào các triều vua Nguyễn sau đó. Theo đó, những người có cùng quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè…không được cùng làm quan hay làm vi ệc ở một địa phương, công sở. Nếu gặp một trong những trường hợp trên 1
  2. thì phải tâu báo lên để thuyên chuyển nh ững người thân thuộc đó đi các nơi khác nhau. * Luật “Hồi tỵ trong lịch sử: Trong Quốc triều hình luật (thời Lê) có một số điều quy định hồi tỵ là: - Quan lại không được lấy vợ, kết làm thông gia với người ở nơi mình cai quản; - Không đưa quan lại về quê hương bản quán trị nhậm; - Quan lại không được tậu đất, vườn ruộng, nhà tại nơi cai quản; - Quan lại không được lấy người cùng quê làm người giúp việc; - Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một công sở. Luật Hồi tỵ thời Lê Thánh Tông còn thực thi nghiêm ngặt trong các kỳ thi hương, thi hội; áp dụng với cả đội ngũ viên chức ở cấp xã. Năm Hồng Đức thứ 19 (Mậu Thân, 1488), nhà vua đã xuống chiếu: Hễ là anh em ruột, anh em con chúc con bác và bác cháu, cậu cháu với nhau thì chỉ có một người được làm xã trưởng, không được cùng làm để trừ mối tệ bè phái hùa nhau. Tám năm sau, quy định này được mở rộng ra với cả những người là con cô con cậu, con dì con già và những người có quan hệ thông gia: trường hợp này nếu đã cùng làm xã trưởng rồi thì phải chọn người nào có thể làm được việc cho lưu lại, còn thì cho về làm dân. Biện pháp này có tác dụng ngăn chặn tệ lợi dụng quan hệ thân tộc, vây bè kéo cánh cả về phía họ ngoại và thông gia trong việc nắm giữ các chức danh trong bộ máy hành chính, nhằm thao túng làng xã. 2. Luật hồi tỵ trong cải cách của Minh Mạng: Vua Minh Mạng là người thực hiện luật hồi tỵ triệt để hơn cả. Năm 1831, vua ban hành Luật Hồi tỵ quy định: Khi bố trí quan về trị nhậm tác các địa phương cần phải tránh những nơi: Quê gốc (quê cha) là nơi có quan hệ họ nội nhiều đời sống; Trú quán là nơi bản thân đã ở lâu, học hành, sinh hoạt; Quê ngoại (bao 2
  3. gồm quê mẹ, quê vợ là nơi theo học trước đây). Triều đình không được bổ dụng quan lại về một trong những địa phương quy định trên…Nếu ai man trá sẽ bị nghiêm trị. Ngoài các điểm chung như luật hồi tỵ thời Lê Thánh Tông, Minh Mạng còn có nhiều quy định tích cực và triệt để hơn, là: - Các dịch lại ở các nha môn, các bộ ở Kinh đô và các tỉnh là bố con, anh em ruột, anh em con chú con bác với nhau thì phải tách ra, đổi bổ đi nơi khác; - Các quan lại không được làm quan ở nơi cư trú (nơi ở một thời gian lâu), ở quê vợ, quê mẹ mình; thậm chí cả nơi học tập lúc nhỏ hoặc lúc trẻ tuổi. Các lại mục, thông lại cũng không được làm việc ở phủ, huyện là quê hương của mình. - Các lại mục, thông lại các nha phủ thuộc phủ huyện là người cùng làng cũng phải chuyển bổ đi nơi khác. - Các quan viên từ Tham biện trở lên ở các trấn, tỉnh về Kinh đô dự đình nghị, song trong các cuộc họp có bàn việc liên quan đến địa phương mà mình trị nhậm thì không được vào dự. Đến năm 1836 Luật lại được bổ sung khắt khe hơn: Các quan đầu tỉnh như Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh, Đốc học đều không được cử những người cùng chung một quê. Trong từng Bộ, Nha, Sở, Cục không được bố trí những người có quan hệ cha – con, anh – em, thông gia, thầy – trò, họ hàng thân thiết… Khi thanh tra, thụ lý án, nếu trong đó có tình tiết liên quan đến người thân phải bẩm báo để triều đình cử người khác thay thế. Quan lại không được coi thi, chấm thi ở nơi nào có những người ruột thịt, thân quen ứng thí. Nếu có, phải tâu trình thay người khác. Nghiêm cấm các quan đầu tỉnh không được đặt quan hệ giao du, kết thân, kết hôn với đàn bà, con gái nơi mình trị nhậm, cấm tậu nhà, tậu ruộng….trong địa hạt cai quản của mình… 3
  4. Sau này đến năm 1886, vua Đồng Khánh (trị vì từ 1885-1888) định rằng “…trong cùng một bộ hay cùng một tỉnh, đều là người quê quán cùng một hạt, hoặc là nơi có bốn người cùng làm việc mà đến ba người là quên quán cùng một hạt, thì cũng cho hồi tỵ…” (Đại Nam điển lệ). Quy định hồi tỵ nhằm tránh sự làm việc không khách quan, nể nang, né tránh hoặc bao che, nâng đỡ cho nhau giữa những người thân thuộc, hạn chế việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi tiêu cực. Thực tế quy định này đã có tác dụng rất tích cực góp phần ngăn chặn nạn tiêu cực hoành hành lợi dụng theo kiểu một người làm quan cả họ được nhờ. Quan lại trong bộ máy nhà nước thời Minh Mạng được sử dụng một cách có quy cũ, có chọn lọc nhằm hạn chế tham nhũng. Từ chính sách tuyển chọn dưới các hình thức tuyển cử, đề cử rất chặt chẽ nhằm tìm ra những nhân tài có đủ đức độ, thanh liêm ra làm quan. Đặc biệt Minh Mạng còn có chính sách đãi ngộ đối với quan lại thông qua chế độ dưỡng liêm, chăm lo bảo đảm đời sống quan lại nhằm khuyến khích tiết tháo trong sạch, liêm khiết của quan lại để họ chuyên tâm lo việc triều chính. Ngoài ra việc sát hạch đội ngũ quan lại cũng diễn ra thường xuyên nhằm thanh lọc làm trong sạch đội ngũ quan lại. Các biện pháp thưởng hay phạt cũng rất kịp thời đối với các hành vi của quan lại. Việc bố trí quan lại cũng được Minh Mạng chú trọng nhằm hạn chế nạn kéo bè kéo cánh nhằm tham nhũng.Luật này ban hành nhằm ngăn chặn những trường hợp vì tình riêng đạp lên phép nước, kéo bè, kéo cánh tạo thành “êkíp”, “chân rết” hà hiếp dân lành nhằm tham ô, tham nhũng. Ngoài ra trong luật Gia Long có 17 quyển quy định riêng về luật hình đối với tội nhận hối lộ (đút lót) và gần 20 điều khoản quy định cụ thể về vấn đề này. - Đối với người thân thuộc. Thậm chí đối với những người thân 4
  5. thuộc Minh Mạng cũng xử lý nghiêm khi họ phạm tội. Ông không phân biệt người thân hay sơ, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Ngoài các biện pháp nhằm ngăn ngừa tệ tham nhũng trên, Minh Mạng còn cho đặt cơ quan chuyên giám sát các hành vi của quan lại và mở rộng giám sát trong quần chúng nhân dân. Những biện pháp chống tham nhũng Minh Mạng đề ra khá chặt chẽ, toàn diện, công khai nhằm hạn chế có hiệu quả tệ tham nhũng. Tuy nhiên các chính sách đó còn giới hạn trong khuôn phép của chế độ phong kiến chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích của kẻ cầm quyền. Mặc dù vậy các chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng đã đạt được những hiệu quả tốt để lại nhiều bài học trong công tác chống tham nhũng ngày nay. 3. Ý nghĩa của việc nghiên cữu luật “hồi tỵ” trong giai đoạn hiện nay: Hiện nay, trong xã hội ta, một vấn đề đang nổi cộm đó là hiện tượng lợi dụng quyền thế đưa người nhà, người thân vào cùng cơ quan làm việc, gây bè cánh không. Có thể thấy ở hầu hết các cơ quan nhà nước, một người nắm quyền lãnh đạo có ít nhất một vài người là con cháu làm việc dưới quyền tại chính cơ quan đó hoặc các cơ quan lân cận. Hiện tượng này có hai nguyên nhân: Một là: Do sự thi tuyển cán bộ, công chức ở nhiều nơi thiếu khách quan, thiếu nghiêm túc, một người dù đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy cũng rất khó xin việc nếu không phải là “con ông cháu cha”; Hai là: các quy định hiện nay về tổ chức cán bộ không có điều khoản nào có nội dung và tác dụng như luật hồi tỵ xưa, dẫn đến tình trạng phổ biến “một người làm quan (lãnh đạo), cả họ được nhờ (xin việc). Tình trạng trong cơ quan, đơn vị, địa phương những người thân thuộc t ập trung trong bộ máy nhà nước có nhi ều tác hại nghiêm trọng mà thực tế những năm qua chúng ta đã chứng ki ến. Tham nhũng bắt nguồn t ừ quyền lực. Khi người có quyền lực tham nhũng, tất yếu anh ta phải gây bè kéo cánh, tạo nên một mạng l ưới tay chân để làm bậy 5
  6. và bao che cho việc làm bậy. Mà bố trí những người thân thuộc vào làm vi ệc tại đơn vị của mình là “thượng sách” để thực hiện mục đích đó, vì mạng lưới được ràng buộc cả về tình cảm (họ hàng...) c ả về quyền lợi (vật chất, chính trị...). Mặt khác, tình trạng trên còn tạo nên một không khí “gia đình trị”, mất dân chủ hoặc dân chủ giả hiệu trong c ơ quan Nhà n ước. Những người được nhận vào làm vì là người thân thuộc của lãnh đạo cơ quan sẽ chỉ có một thái độ “nghe lời”, bảo vệ - kể cả cái sai trái của người lãnh đạo do mang ơn (được nhận vào làm), do tình cảm họ hàng, gia đình. Và hậu quả tất yếu là: cơ quan, đơn vị dễ dàng có (và thực tế đã xảy ra) những việc làm sai trái mà không bị phanh phui; bên cạnh đó những người trong cơ quan, đơn vị không phải là thân thuộc của lãnh đạo sẽ bị cô lập, thậm chí bị trù dập nếu không “ngoan ngoãn” vâng lời lãnh đạo. Đã có nhi ều vụ án mà khi xảy ra, người ta mới thấy là tình trạng gia đình trị t ại cơ quan xảy ra vụ án đó là nặng nề và là một trong những nguyên nhân của vi ệc sai phạm không đ ược phát hiện, ki ểm tra kịp thời, để lâu thành ung nhọt khi vỡ lở thì hậu quả hết sức nghiêm trọng. Trong đi ều ki ện nước ta hiện nay, với chế độ một Đảng, với quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, vi ệc nghiên cứu để ban hành những quy định có ý nghĩa như luật hồi tỵ là rất cần thiết, góp phần chống tham nhũng tận gốc, chống tiêu cực trong công tác cán bộ, làm trong sạch bộ máy nhà n ước, đ ảm bảo hi ệu quả công vi ệc thực sự “do dân, vì dân”, vì “cán bộ là cái gốc của mọi công vi ệc” (Hồ Chí Minh). Hiện nay, Pháp lệnh cán bộ công chức mới chỉ có một quy định tại Điều 20 nhằm tránh tham nhũng trực tiếp, có tính chất gia đình tại một cơ quan, đơn vị, như sau: “Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ 6
  7. chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đ ạo về tổ chức nhân s ự, k ế toàn – tài v ụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó”. Quy định này được nhắc lại ở Luật Phòng chống tham nhũng mà không có bổ sung gì. Quy định trên chỉ có tác dụng trong phạm vi rất hẹp và vì thế đã không ngăn được những vụ án tham nhũng đã nêu trên, trong đó quy định trên không bị vi phạm nhưng tham nhũng và là tham nhũng ở mức độ nghiêm trọng vẫn xảy ra với sự cấu kết giữa nh ững người “h ọ hàng”. Do đó, cần phải bổ sung nhi ều quy định mới về “h ồi tỵ” cho đầy đủ và hiệu quả. Cần ban hành Luật Tổ chức cán bộ thay thế Pháp lệnh cán bộ công chức hiện nay trong đó quy định chặt chẽ các điều kiện tuyển dụng bổ nhiệm có tác dụng tránh việc nhận vợ hoặc chồng, con cháu, họ hàng, người cùng quê của người lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương vào làm việc cùng một đơn vị với người lãnh đạo đó. Khi đã có Luật với quy định trên thì cần phải tiến hành rà soát các cơ quan, đơn vị có tình trạng “làm quan theo họ”, hay trái với yêu cầu hồi tỵ nói chung đ ể sắp xếp, tổ ch ức l ại cho đúng luật. Song, đối với những nghề nghi ệp không có khả năng xảy ra tham nhũng, những công việc nghiên cứu chuyên môn thuần tuý và cần những người có kinh nghiệm gia truyền cùng làm vi ệc theo kiểu “cha truyền con nối” thì có thể không cần áp dụng các quy định hồi tỵ. Chẳng hạn thời nhà Nguyễn, Ty Chiêm hậu là cơ quan chuyên trách về lịch; Thái y vi ện là cơ quan chăm sóc sức khoẻ nhà vua; Ty Hiệu l ễ sinh chuyên coi về lễ nghi là những cơ quan không có nguy cơ phát sinh tiêu cực, cần người có chuyên môn truyền t ừ đời này sang đời khác thì không áp dụng luật hồi tỵ. 7
  8. 4. Kết luận: Nhìn lại một th ời đoạn lịch s ử đã qua, ta nhận th ấy Triều Nguyễn nói chung, vua Minh Mạng nói riêng đã có những đóng góp cho lị ch s ử dân tộ c. Trong số đó có dấ u ấ n cuộ c cả i cách của vua Minh Mạng. Đứng trên quan điểm khách quan lị ch sử, cái nhìn biện chứng khoa họ c, chúng ta vẫ n đánh giá cao giá trị củ a cả i cách Minh Mạng trong chiều dài lị ch sử đất nướ c. Vua Minh Mạng với tính cách nghiêm khắ c, sự quyế t tâm, cương quyết đã đưa ra hàng loạ t các chính sách nhằm chố ng tham nhũng và đạt hi ệu quả cao so vớ i các vị vua trong vươ ng tri ều Nguyễn làm cho xã hộ i Việt Nam th ờ i Minh Mạng t ươ ng đối ổ n định hơn. Tuy nhiên vì nhiều lý do, tham nhũng vẫ n không được loạ i bỏ hoàn toàn và sau thờ i Minh Mạ ng nạn tham nhũng lạ i phát triể n mạnh mẽ làm đất nước suy yếu, niềm tin của dân chúng đối vớ i vương tri ều bị suy giảm nghiêm tr ọ ng ở một khía cạ nh nào đó tham nhũng là một trong những nguyên nhân dẫ n đến sự suy vong của vương triều phong ki ến Nguyễn. Đây là bài họ c để lạ i cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Vớ i quyết tâm chố ng tham nhũng củ a nướ c ta hiệ n nay, việc các nhà lãnh đạo đất nước cũng như mỗi ngườ i dân tìm hiểu về tham nhũng, họ c tập người xưa, có ý thức cá nhân và ý th ức cộng đồng trong chố ng tham nhũng là rấ t cầ n thiế t. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đ ỗ Bang chủ biên (1996), Chân dung các vua Nguyễ n, tậ p 1, 1. Thuận Hoá, Hu ế. 2.Đỗ Bang ch ủ biên (1997), Tổ chức bộ máy nhà n ước Triều Nguyễn (1802 – 1884), Thuận Hoá, Huế. 3.Bùi Xuân Đính (2004), Nhữ ng câu chuyệ n pháp luậ t thờ i phong kiến, Nxb Tư pháp. 8
  9. 4. Nguyễn Quang Ngọ c (2004), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục. 5. Quốc s ử quán triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hộ i điển s ử lệ , Nxb Thuận Hóa. 6.Quốc s ử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mạng chính yếu, Nxb Thuận Hóa. 7. Quốc s ử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục chính biên, (tập 1-5) Nxb Giáo dục. 8. Trương Hữu Quýnh (1998), Đại cương lịch s ử Việt Nam (Tập 1), Nxb Giáo dục. 9. Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2