YOMEDIA
ADSENSE
Dấu ấn Kinh Dịch trong hoành phi, liễn đối Hán Nôm tại đình thần ở cù lao Rùa, Tân Uyên, Bình Dương
3
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết dựa trên một số nội dung trong tư tưởng Kinh Dịch làm cơ sở lí luận để nhận biết và tiến hành phân tích dấn ấn Kinh Dịch trong hoành phi, liễn đối Hán Nôm tại hai đình Nhựt Thạnh và đình Tân Hội ở cù lao Rùa, xã Thạnh Hội, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dấu ấn Kinh Dịch trong hoành phi, liễn đối Hán Nôm tại đình thần ở cù lao Rùa, Tân Uyên, Bình Dương
- Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu BLU Journal of Science ISSN: 2734-973X Số 5(9), 43-50 (2024) DẤU ẤN KINH DỊCH TRONG HOÀNH PHI, LIỄN ĐỐI HÁN NÔM TẠI ĐÌNH THẦN Ở CÙ LAO RÙA, TÂN UYÊN, BÌNH DƯƠNG IMPRINT OF THE I CHING IN THE HORIZONTAL PANELS AND PARALLEL TABLES AT COMMUNAL HOUSES IN CU LAO RUA, TAN UYEN, BINH DUONG Nguyễn Văn Thủy, Đinh Thị Hòa*, Bùi Đức Anh Trường Đại học Thủ Dầu Một * hoadinhthi@tdmu.edu.vn Ngày nhận bài: ABSTRACT 25/05/2024 Ngày chấp nhận đăng: The study is based on some contents in the I Ching thought as a theoretical 16/06/2024 basis to recognize and analyze the imprint of the I Ching in the horizontal panels and parallel tables at two communal houses, Nhut Thanh and Tan Hoi, on Cu Lao Rua, Thanh Hoi commune, Tan Uyen city, Binh Duong province. The contents of Han Nom relics were collected during fieldwork and observations of participation in Ky Yen festivals at two communal houses of Nhut Thanh and Tan Hoi and are inherited from a number of Keywords: : cù lao documents of previous studies. The study’s findings indicate that a number Rùa, communal house, Han Nom, of horizontal panels and parallel sentences in two communal houses at horizontal panel, Cu lao Rua were built under the influence of concepts in the hexagrams I Ching, parallel or lines of the I Ching and the ideas of unity of heaven, earth and human sentences. being through the Feng Shui elements. TÓM TẮT Bài viết dựa trên một số nội dung trong tư tưởng Kinh Dịch làm cơ sở lí luận để nhận biết và tiến hành phân tích dấn ấn Kinh Dịch trong hoành phi, liễn đối Hán Nôm tại hai đình Nhựt Thạnh và đình Tân Hội ở cù lao Rùa, xã Thạnh Hội, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Các nội dung di văn Hán Nôm được thu thập trong những đợt điền dã thực địa cũng như quan sát tham dự các dịp lễ hội kì yên tại hai đình thần Nhựt Thạnh và đình thần Tân Hội, đồng thời có kế thừa từ một số tư liệu thành văn của các nghiên cứu đi trước. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số hoành phi, liễn đối Hán Nôm Từ khóa: : câu đối, cù lao Rùa, đình, Hán tại hai ngôi đình trên địa bàn cù lao Rùa được kiến tạo và chịu ảnh hưởng Nôm, hoành phi, Kinh của các ý niệm trong lời quẻ, hoặc lời hào của Kinh Dịch cũng như tư tưởng Dịch. thiên nhân cảm ứng của Dịch qua yếu tố phong thủy. 43
- 1. Giới thiệu đã thấm sâu ở nơi đây. Một nhà báo sinh trưởng ở vùng đất Cù lao Rùa này, ông Mai Sông Bé Cù lao Rùa là một trong số bốn cù lao nổi (2014) trong tập bút kí Cù lao Rùa đã viết về một tiếng nằm trên sông Đồng Nai. So với ba cù lao số văn nhân, võ tướng nổi tiếng của vùng đất cù khác như cù lao Phố, cù lao Tân Triều, cù lao lao Rùa. Theo đó, nhân vật mà danh tiếng cả làng Bạch Đằng, thì cù lao Rùa có diện tích nhỏ nhất, đều biết đến đó là thầy đồ Dương Phụng Nghi. và chỉ có hai ngôi đình là đình Nhựt Thạnh, đình Theo lời kể được lưu truyền “Đám tang của ông Tân Hội. Điểm lợi thế của cù lao Rùa so với ba Dương Phụng Nghi kéo dài đến hai tuần, nhằm để cù lao còn lại là có vị trí địa lí nằm gần Văn Miếu có thời gian cho hương chức các làng thuộc tổng Trấn Biên (Đồng Nai). Từ bến đò Thạnh Hiệp của Chánh Mỹ Thượng, Chánh Mỹ Trung, Chánh Mỹ cù lao Rùa qua sông Đồng Nai vào đất liền thuộc Hạ, các thầy đồ, thầy thuốc, học trò, người bệnh phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa chỉ cách mang ơn ông, dân làng, họ tộc đến phụng viếng, Khu di tích Văn Miếu Trấn Biên 2 km, và cách chia buồn...” (Mai Sông Bé, 2014). Cũng theo tập trung tâm Biên Hòa 5 km. bút kí này, cù lao Rùa còn là nơi sinh trưởng của Cách đây hơn hai trăm năm, Trịnh Hoài Đức một vị quan làm Bố chính tỉnh Cao Bằng là cụ (1765-1825), một trong Gia Định Tam gia, nhân Huỳnh Văn Tú, ông thi đỗ cử nhân trong kì thi chuyến đi thuyền trên sông Phước Long (sông hương năm 1819 vào triều Minh Mạng và được Đồng Nai) đã tả phong cảnh cù lao Rùa trong bài triều đình triệu ra kinh đô bổ nhiệm đi nhậm chức thơ Quy Dự vãn hà (Ráng chiều trên cù lao Rùa), Bố Chính tỉnh Cao Bằng (Mai Sông Bé, 2014). đây được xem là một trong những bài thơ hay viết Trong suốt thời kì kháng chiến chống Thực dân về ba mươi cảnh đẹp của đất Gia Định xưa trong Pháp và Đế quốc Mĩ, cù lao Rùa nổi danh với sự bộ Cấn Trai thi tập của Trịnh Hoài Đức. Cấn Trai xuất hiện của người thanh niên tay không bắt Tây, tiên sinh, tức Trịnh Hoài Đức vốn là người Minh cướp súng rồi đốt nhà, thoát li theo kháng chiến, Hương gốc Phước Kiến, sinh ra ở Trấn Biên (Biên trở thành chiến sĩ đặc công, đó là anh hùng lực Hòa), năm 10 tuổi mồ côi cha, theo mẹ về sống lượng vũ trang nhân dân Đại tá Trần Công An ở Gia Định (Sài Gòn), theo học thầy Võ Trường (1920- 2008), bí danh Hai Cà. Ông được tôn vinh Toản. Ông làm quan triều Nguyễn suốt hai triều là ông tổ lối đánh đặc công Việt Nam (Đinh Thị đại Gia Long và Minh Mạng. Trải qua nhiều chức Hòa, 2020; Thu Thảo, 2020). Năm 2001, mảnh đất vụ, từng là Thượng Thư bộ Lại kiêm bộ Binh, hai trước đình làng (nơi tôn nghiêm nhất) được các lần là Hiệp Tổng trấn Gia Định thành, rồi giữ chức bô lão làng Thạnh Hội đã bàn với nhân dân và xin Phó Tổng tài Quốc sử quán, Hiệp biện học sĩ, sau chính quyền quy hoạch bia thờ các liệt sĩ, một khu khi mất Trịnh Hoài Đức được truy thăng Cần chánh để an táng những người đỗ tiến sĩ, còn có hai khu điện Đại học sĩ. Địa danh cù lao Rùa được Trịnh dành để an táng các văn quan và võ quan. Người Hoài Đức đề cập đến trong công trình biên khảo đầu tiên dân làng nghĩ đến là Đại tá Trần Công An nổi tiếng Gia Định Thành thông chí của mình như và vợ ông. Hàng trăm chữ kí của bà con cù lao Rùa sau “Cù lao Rùa ở giữa dòng sông Phước Long, đề nghị khi nào vợ chồng người anh hùng này quy cách trấn lỵ về phía Tây Nam 9 dặm, dài 3 dặm, tiên thì xin cho dân làng được đưa về an táng nơi dân cư cày bừa ở dưới. Sông dài như cái giải áo, dành cho các võ quan vừa được quy hoạch (Như cột buồm thấp thoáng, khói tỏa sóng nhô, nhấp Nguyệt, 2001). Ngày 7 tháng 9 năm 2008, nhằm nhỏm như hình rùa thiêng giỡn sóng, cảnh trời ngày mùng 8 tháng 8 năm Mậu Tí, người chiến mưa rất đẹp.” (Huỳnh Ngọc Đáng, 2012). sĩ đặc công huyền thoại sinh năm 1920 đã đi vào Về thành phần dân cư, cù lao Rùa là nơi có sự cõi vĩnh hằng và mộ phần của ông đã được lập kế tụ cư sớm của những lưu dân người Việt và người bên phần mộ vợ ông là Bà Thượng sĩ Trương Thị Hoa, đó là những dòng họ Mai, Dương (gốc Hoa), Niếu (1922-2004) tại mảnh sân trước cổng đình Dương (gốc Việt), Nguyễn, Lê, Tô, Huỳnh, Trần, làng Nhựt Thạnh. Như vậy, qua một số nhân vật … Trên hành trang đem theo vào khai khẩn vùng kể trên không thể phủ nhận cù lao Rùa là một vùng đất địa linh nhân kiệt. đất cù lao Rùa vào thế kỷ XVIII, các dòng họ này có các cơ sở di tích miễu họ/ nhà thờ họ ở các xóm Qua hệ thống liễn đối Hán Nôm còn hiện tồn ấp cù lao Rùa và có ngày lễ cúng miễu họ, thể ở các đình, chùa, miễu ở cù lao Rùa cũng phản ánh hiện một truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ trình độ Nho học của cư dân địa phương trong quá 44
- khứ. Huỳnh Ngọc Đáng (chủ biên, 2017) trong viết được nhóm tác giả thu thập, phân tích bằng công trình Tìm hiểu liễn đối Hán Nôm trong các phương pháp điền dã, khảo sát thực địa, phân tích đình, chùa, miếu tỉnh Bình Dương có khảo sát các văn bản, dịch và kế thừa một số tư liệu thành văn hoành phi, chữ thờ, câu đối Hán Nôm của 36 ngôi của các nghiên cứu đi trước. đình ở Bình Dương. Theo nhận định của Huỳnh Để nhận biết dấu ấn của tư tưởng Kinh Dịch Ngọc Đáng, “Ẩn sâu trong các liễn đối, hoành phi trong di văn Hán Nôm tại đình thần, nhóm nghiên là tinh thần Nho giáo gắn liền với tình cảm kính cứu dựa trên một số nội dung tổng quan sau về trọng, ca ngợi Thành Hoàng” (Huỳnh Ngọc Đáng, Kinh Dịch làm cơ sở lí luận. 2017, tr.16). Ngoài ra, ông còn có nhận định liên quan đến đình Nhựt Thạnh ở cù lao Rùa rằng “Một Kinh Dịch là danh từ chỉ Chu Dịch, một số hoành phi có những điểm độc đáo riêng về nội trong Tam Dịch (ba bộ sách bói Liên Sơn, Quy dung và ngữ nghĩa. Trong khu vực đình, ở đình Tàng và Chu Dịch). Chu ở đây là chỉ nhà Chu, Nhựt Thạnh có 4 bức hoành phi có ý nghĩa cao thời đại sinh ra tác phẩm này. Kinh là sách vở ghi thâm, dẫn ý từ Kinh Dịch (Nguyên hanh lợi trinh) chép những điều khuôn thước, không đổi. Dịch là và Luận ngữ (Kính như tại, Hậu tùng tục, Dương biến đổi. Kinh Dịch là sách xem về sự biến đổi tại thượng). Qua đây cho thấy trình độ Hán học và nhằm dự đoán cát hung, gồm phần Dịch Kinh và khả năng cảm tác, hưởng thụ văn hóa khá cao của phần Dịch Truyện. Phần Dịch Kinh xuất hiện thời người sáng tác và cư dân địa phương.” (Huỳnh Tây Chu (1046 TCN- 771 TCN), có 64 quẻ, 384 Ngọc Đáng, 2017, tr.131). lời hào; và phần Dịch Truyện xuất hiện thời Chiến quốc (475 TCN – 220 TCN). Hiện nay, địa bàn cù lao Rùa có tên hành chính là xã Thạnh Hội với 4 ấp gồm ấp Nhựt Về nguồn gốc Kinh Dịch, ban đầu con người Thạnh, ấp Thạnh Hiệp, ấp Thạnh Hòa, và ấp Tân luôn có niềm tin vào Thượng đế, quỷ thần và coi Hội. Cù lao Rùa hiện còn hai ngôi đình làng, đình như Trời với Người tương thông nhau. Thông Nhựt Thạnh là ngôi đình chung của người dân ba qua những hiện tượng tự nhiên của Trời Đất để ấp Thạnh Hòa, ấp Thạnh Hiệp và ấp Nhựt Thạnh; con người biết được cái biến động, bởi con người còn đình Tân Hội là ngôi đình chung của người luôn mong muốn biết được tương lai, hiểu được dân ấp Tân Hội. Hằng năm, người dân cù lao có quá khứ. Xem Đạo Trời, xem Đạo Người để biết hai dịp lễ cúng đình là lễ Kì yên vào mùa xuân ở được sự biến đổi, biết được sự được mất hay thành đình Nhựt Thạnh tổ chức ngày rằm tháng 2 âm bại. Khi con người nắm bắt được sự biến động thì lịch, ở đình Tân Hội tổ chức ngày 16 tháng 2 âm chúng ta hoàn toàn có thể có lợi ích từ việc ấy, nhưng cái lí gốc của Kinh Dịch thông qua việc đưa lịch; và lễ Kì yên vào mùa thu ở đình Nhựt Thạnh ra điều ấy không phải để ta đạt được lợi ích của tổ chức ngày rằm tháng 8 âm lịch, ở đình Tân Hội mình mà để có tâm thái phóng khoáng hơn cũng tổ chức ngày 16 tháng 8 âm lịch. Tháng 12 năm như chủ động đối diện với họa phúc, đối diện với 2019, ngôi đình Nhựt Thạnh xã Thạnh Hội được sự được mất. xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh. Theo Chu Dịch Đại truyện, Kinh Dịch có Với bối cảnh nghiên cứu như trên, bài viết bốn công dụng cũng là bốn điều tiêu biểu của này tập trung tìm hiểu dấu ấn của tư tưởng Kinh đạo thánh nhân: (dùng Kinh Dịch) nhằm luận sự Dịch trong các hoành phi, chữ thờ, liễn đối Hán việc thì chuộng quái từ và hào từ, để hành động Nôm ở hai ngôi đình trên đất cù lao Rùa, vì đây thì chuộng sự biến hóa của quái và hào, còn chế là điểm độc đáo hiếm thấy ở các ngôi đình khác ở tạo đồ vật thì chuộng tượng của quẻ, hay để bói Bình Dương. thì chuộng sự giải đoán cát hung. (Lê Anh Minh, 2. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 2011). Bài viết dựa vào kết quả khảo sát của đề tài Tư tưởng Kinh Dịch gồm ba tư tưởng cối lõi khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu và triển khai thí là triết lí Âm Dương, Vật cùng tất phản và Thiên điểm một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị nhân cảm ứng. Triết lí Âm Dương tức là mọi sự di sản đình thần trong bối cảnh nông thôn mới vật, hiện tượng luôn tồn tại hai mặt đối lập âm và ở thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương” do tác giả dương. Một âm, một dương, gọi là Đạo. Dương Nguyễn Văn Thủy chủ nhiệm đề tài. Dữ liệu bài tượng trưng cho trời, đàn ông, tính động, sự đi lên, 45
- sáng sủa, mạnh mẽ, ấm nóng, khô ráo, lí tính, thay mang trong bản thân sức mạnh sáng tạo của trời đổi ... Còn Âm tượng trưng cho đất, đàn bà, tính đất vũ trụ và không ngừng sử dụng năng lực tĩnh, sự đi xuống, sự tối, sự mềm yếu, lạnh mát, ẩm đó vào việc giáo hóa nhân dân. (Dương Ngọc ướt, cảm tính, gìn giữ… Âm Dương là cặp phạm Dũng, Lê Anh Minh, 2011 tr.58-60). Trong cuộc trù mang tính quy ước để chỉ tất cả mọi thứ của sống, bốn đức tính Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh đời sống này. Tư tưởng “Vật cùng tất phản” tức là chính là các chuẩn mực đạo đức để giúp con bất cứ vật gì, điều gì khi đi đến cùng cực thì đều người giữ được sự cân bằng và ổn định trong là quay ngược trở lại, đều chuyển hóa và không có đời sống tinh thần, giúp sự nghiệp thành công điểm dừng lại. Thiên nhân cảm ứng nghĩa là trời và điều hòa những mối quan hệ. với người luôn luôn có mối tương tác nhau bằng Sách Kinh Dịch vừa được xem là sách bói tất cả điều gì đó hữu tri hay vô tri. toán vừa được xem là sách triết học. Đồ hình Tiên Trong 64 quẻ của Kinh Dịch thì khởi đầu là Thiên Bát quát (Phục Hy Bát Quái) Càn – Đoài – quẻ Càn và quẻ Khôn, và 62 quẻ phái sinh. Mỗi Li – Chấn – Tốn – Khảm – Càn – Khôn chủ yếu quẻ đều gồm 3 phần: tên quẻ, quái từ (lời quẻ), dùng trong bói dịch. Bốn chữ “Nguyên Hanh Lợi tượng (điềm báo/ lời răn từ quẻ). Mỗi quẻ dịch Trinh” xuất hiện nhiều trong các lời quẻ, lời hào gồm 6 hào từ, được nhóm 2 hào đầu thành Thiên, 2 của Kinh Dịch. Ngoài ra, cũng có người hiểu khác, hào giữa thành Nhân và 2 hào cuối thành Địa. Hai như Cao Hanh (1979) trong tác phẩm Chu Dịch hào có vị thế đẹp nhất trong 1 quẻ là hào số 2 và đại truyện kim chú cho rằng “Nguyên là lớn, Hanh hào số 5 vì hai hào này nằm ở giữa – vị trí Chính là dâng lễ vật cúng tế; Lợi là lợi ích; Trinh là bói”. Trung, vì phải ở chính giữa, nơi mà thiên hạ tụ hội Theo Cao Hanh, bốn chữ “Nguyên Hanh, Lợi lại lúc đấy mới gặp được bậc thánh nhân. Trinh” ở quẻ Càn nghĩa là “Cúng tế lớn, bói gặp điều có lợi” (Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh, 3. Kết quả và thảo luận 2003; Lê Anh Minh, 2011, tr.28-34). 3.1. Kinh Dịch qua hoành phi, chữ thờ, Dẫn ý từ lời hào trong quẻ Càn trong Kinh liễn đối Hán Nôm tại hai ngôi đình ở cù lao Rùa Dịch để đặt liễn đối thiết trí trong đình cũng được Mượn lời quẻ trong Kinh Dịch để đặt ghi nhận ở đình Tân Hội. Lời hào 5 (Cửu ngũ) hoành phi thiết trí trong đình là một trường hợp trong quẻ Càn là “Phi long tại thiên, lợi, kiến đại độc đáo ghi nhận ở đình Nhựt Thạnh. Dấu ấn Kinh nhân” (Dịch nghĩa: Rồng bay lên trời, điềm lành, Dịch thể hiện rất rõ ở bốn đại tự ngay cửa đình, đó sẽ gặp thánh nhân”. Cửu ngũ là hào đẹp nhất của là “Nguyên Hanh Lợi Trinh” ( 元 亨 利 貞 ), là quẻ Càn vì nằm ở chính giữa, nơi gặp được thánh lời quẻ Càn - quẻ đầu tiên trong hệ thống 64 quẻ nhân. Ý nghĩa của hào từ này đã được nhắc nhớ Dịch, thể hiện tư tưởng triết học và những chuẩn trong câu đối ở đình Tân Hội, cù lao Rùa: mực đạo đức. 元 亨 利 貞 三千虎拜尊堯舜 Phiên âm: Nguyên hanh lợi trinh 九五龍飛配禹湯 Phiên âm: Tạm dịch: Nguyên có nghĩa là bắt đầu, là cái gốc của trời đất và vạn vật; Hanh có nghĩa là thông Tam thiên hổ bái tôn Nghiêu Thuấn suốt, tiến bộ không ngừng, là trạng thái phát triển Cửu ngũ long phi phối Vũ Thang thuận lợi của sự vật; Lợi chỉ hòa hợp sinh ra lợi ích, lợi thế, là mục tiêu phát triển của sự vật; Trinh Tạm dịch: chỉ các chuẩn mực bất biến, kiên trì, bền bỉ, là đảm Tam Thiên, hổ bái vua Nghiêu vua Thuấn bảo cho sự vật được phát triển đúng quy luật. Cửu ngũ, rồng bay cùng nước Vũ nước Thang Quẻ Càn có lời quẻ là Nguyên Hanh Lợi Dẫn ý từ lời hào của quẻ dịch để thiết trí đại Trinh, có tượng (lời răn) là “Thiên hành kiện, tự trong đình còn có trường hợp như Chính Trực. quân tử dĩ tự cường bất tức” (Dịch nghĩa: Trời vận chuyển mạnh mẽ, người quân tử noi theo Hán Nôm: 正直 vận dụng đức tính mạnh mẽ của mình để hành Phiên âm: Chính Trực sự). Quẻ này thể hiện rõ tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” của Kinh Dịch. Quân tử là người cưu Trực được nhắc đến đầu tiên trong lời hào 2 46
- (lục nhị) của quẻ Khôn, một trong hai quẻ căn bản nước Nam nhất, quan trọng nhất trong hệ thống 64 quẻ Dịch. Trường hợp hai đại tự Lạc Thiên được đặt Lục nhị: Trực, phương, đại, bất tập, vô bất lợi. thờ trang trọng trên bàn nhang án trong đình Nhựt Thạnh lại nhắc nhớ đến một câu trong Chu Dịch Dịch nghĩa: Hào 2, âm: Thẳng thắn, vuông Đại truyện “Lạc thiên tri mệnh, cố bất ưu” (Con vắn, lớn lao, không cần phải nỗ lực nhiều lần, người vui với Trời và hiểu mệnh Trời, nên không nhưng không làm gì là không thành công. lo buồn.). Chính trực là một trong những mỹ hiệu Hán tự : 樂天 của thần Thành hoàng bổn cảnh của hai ngôi đình Nhựt Thạnh và đình Tân Hội. Có thể vì vậy, Chính Phiên âm: Lạc Thiên trực là phẩm chất được nhắc đến khá nhiều lần Tạm dịch: vui vẻ thuận ứng với thiên mệnh trong các câu đối ở đình Tân Hội. Như vậy, hai chữ Lạc Thiên thờ trong đình Câu đối Hán Nôm, vị trí Chánh Điện: Nhựt Thạnh cũng có dấu ấn ảnh hưởng của tư 是非不出聰明鑑 tưởng Kinh Dịch. 賞罸全由正直施 Ngoài Chính trực, Lạc Thiên, còn có Thịnh Phiên âm: đức là trường hợp xuất hiện trong phần luận về Đạo Thị phi bất xuất thông minh giám và âm dương trong Chu Dịch Đại Truyện “Phú hữu chi vị đại nghiệp, nhật tân chi vị thịnh đức” (Dịch Thưởng phạt toàn do chính trực thi nghĩa: Sự sở hữu dồi dào của Đạo gọi là sự nghiệp Tạm dịch: lớn; sự đổi mới hằng ngày của Đạo gọi là thịnh Đúng sai phải để người tài giỏi giám sát đức.) Cũng cùng ý nghĩa này, hai chữ “Thịnh đức” xuất hiện trong một số cặp đối trong đình. Thưởng phạt do người chính trực thi hành Câu đối ở đình Tân Hội: Câu đối Hán Nôm, vị trí Chánh Điện: 新盛德以為神保佑咸寧南北境 正直其端光輝盛大 會良能而作聖英靈長龔帝王州 和平實資神德敷榮 Phiên âm: Phiên âm: Tân thịnh đức dĩ vi thần bảo hữu hàm ninh nam bắc cảnh Chính trực kì đoan quang huy thịnh đại Hội lương năng nhi tác thánh anh linh trường Hoà bình thực tư thần đức phu vinh cung đế vương châu Tạm dịch Tạm dich: Ngay thẳng làm nền cho hưng thịnh Đức mới bao trùm làm thần bảo vệ bình yên Hoà bình nương tựa đức thần vinh cõi nam bắc Câu đối Hán Nôm, vị trí Chánh Điện Hội tài năng làm thánh linh thiêng giữ mãi 正直無私帝德韶光安北海 đất đế vương 和平有象神恩普濟逹南邦 Câu đối ở đình Nhựt Thạnh: Phiên âm: 日照陽光開泰運 Chính trực vô tư đế đức thiều quang an bắc hải 盛霑厚德配遐鈴 Phiên âm: Hoà bình hữu tượng thần ân phổ tế đạt nam bang Nhật chiếu dương quang khai thái vận Tạm dịch: Thịnh triêm hậu đức phối hà linh Đức của vua chánh trực vô tư chiếu sáng biển Bắc Tạm dịch: Ơn của thần mênh mông bình thản phù hộ Trời chiếu ánh dương, khai vận tốt 47
- Đức thấm sâu dày, tiếng vang xa cả 24 sơn hướng được tính đều dựa trên Hậu Thiên Câu đối ở đình Nhựt Thạnh: Bát Quái. Tư tưởng của Dịch chi phối tất cả các 正氣恩霑新宇廟 phương hướng được coi là đẹp. Chính vì vậy, bất 威名德盛壯山河 cứ công trình nào trước khi được dựng lên thì đều có thầy phong thủy xem hướng đất. Phiên âm: Một số câu đối ở đình Nhựt Thạnh, đình Tân Chính khí ân triêm tân vũ miếu Hội thể hiện yếu tố phong thủy thông qua quan sát Uy danh đức thịnh tráng sơn hà hình thế núi sông, địa lí, kinh mạch, chọn địa điểm Tạm dịch: bố cục. Câu đối vị trí Bình phong ở đình Nhựt Thạnh cù lao Rùa: Chính khí ân thấm nhuần đền miếu 左占青龍沾化日 Uy danh đức thịnh dấy non sông 右依白虎映文光 Tóm lại, một số đại tự, hoành phi, câu đối trong đình Nhựt Thạnh và đình Tân Hội ở cù lao Phiên âm: Rùa có nội dung, ý nghĩa bắt nguồn từ lời quẻ, Tả chiêm thanh long triêm hóa nhật lời hào của Kinh Dịch và từ Chu Dịch Đại truyện Hữu y bạch hổ ánh văn quang như “nguyên hanh lợi trinh”, chính trực, lạc thiên, thịnh đức,… Những phẩm chất, những chuẩn mực Tạm dịch: đạo đức đó mang dấu ấn của tư tưởng Kinh Dịch, Bên trái rồng xanh hòa cùng trời biếc tư tưởng cao nhất của Kinh Dịch chính là xem Bên phải hổ trắng tỏa ánh hào quang Kinh Dịch không phải xem cát hung mà là xem Tả thanh long, hữu bạch hổ là thế đất lí tưởng người quân tử trong hoàn cảnh nào đó thì ứng xử trong phong thủy, để chỉ phương hướng quan trọng như thế nào. có mục đích che chắn bảo vệ khí mạch của công Hình 1. Hoành phi, liễn đối đình Nhựt Thạnh trình kiến trúc không bị thất tán. Câu đối ở đình Nhựt Thạnh 前對泰山凝瑞氣 後沾福水啓才人 Phiên âm: Tiền đối thái sơn ngưng thụy khí Hậu triêm phúc thủy khởi tài nhân Tạm dịch: Trước đối diện Thới Sơn ngưng tụ khí tốt (Nguồn: Nghĩa Nguyễn, 2021) Sau thấm đẫm Phước Thủy sinh ra người tài 3.2. Phong thủy trong liễn đối Hán Nôm Sơn (núi), Thủy (nước) là những yếu tố được tại đình Nhựt Thạnh và đình Tân Hội xét đến trong phong thủy. Con người lợi dụng thế Phong thủy là ý thức điều chỉnh cảnh quan núi sông để được lành tránh dữ. Trên thực tế, phía tự nhiên theo mong muốn của mình. Hầu hết các trước ngôi đình Nhựt Thạnh hướng xa đối diện bên công trình kiến trúc trong quá khứ được xây dựng kia sông Cái là thôn làng có tên là Thới Sơn, nay là lên đều có sự tham gia của thầy phong thủy ngay một ấp thuộc xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu tỉnh từ đầu. Các thầy phong thủy hay tư duy của người Đồng Nai; còn phía sau ngôi đình là sông Con. làm phong thủy chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Sông Cái và sông Con là hai nhánh sông Đồng Nai Kinh Dịch trong việc xem hướng đất. Đồ hình tách ra chảy bao quanh cù lao Rùa. Sông Đồng Nai Hậu Thiên Bát quái (Văn Vương Bát Quái) Càn - thời mở cõi đất phương Nam sử sách gọi là Phước Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài chủ Long giang. Địa khí làm cho người ở đâu thì tính yếu để sử dụng trong phong thủy. La Kinh và tất như thế. Sống nơi núi sông rộng rãi thì lòng người 48
- cũng rộng rãi. Con người nhờ chọn được đất mà quẻ, lời hào trong Kinh Dịch và văn ngôn trong dựng nên cơ nghiệp được, và đất ấy nhờ con người Chu Dịch đại truyện cùng với những cặp đối mang mà tồn tại, con người và đất tương thông với nhau, tư tưởng thiên nhân cảm ứng trong phong thủy, khi ở yên thì may mắn, tốt lành, ở không yên thì triết lí sống cũng như chuẩn mực đạo đức trong suy vi. cách hành xử của người quân tử. Kết quả phân tích này đã phản ánh dấu ấn của tư tưởng Kinh Dịch Câu đối vị trí Miếu thổ thần ở đình Tân Hội và điều này cũng rất phù hợp với thông điệp của cù lao Rùa: một hoành phi trong chính điện đình Nhựt Thạnh 土旺人從旺 đề rằng 南天聖蹟 Nam Thiên Thánh tích, nghĩa là 神安宅自安 dấu tích Thánh hiền ở trời nam. Phiên âm: Cù lao Rùa đã được Trịnh Hoài Đức ghi chép Thổ vượng nhân tòng vượng lại trong Gia Định thành thông chí và cũng được Thần an trạch tự an ông cảm tác qua bài thơ Quy Dự vãn hà. Ngoài hai ngôi đình làng, cù lao Rùa còn có hai ngôi chùa, Tạm dịch: bốn ngôi miễu Bà Ngũ hành, hai miễu họ Mai, hai Đất thịnh người cũng thịnh miễu họ Dương, một miễu họ Nguyễn, họ Lê, họ Tô, họ Trần… với những tên tuổi vang bóng một Thần an nhà cũng an thời như thầy đồ Dương Phụng Nghi, Quan Bố Câu đối trên thể hiện rõ giá trị của phong chính Huỳnh Văn Tú, Đại tá Trần Công An. Qua thủy, đó là phong thủy quan tâm đến sự hài hòa, đó cho thấy, vùng đất cù lao Rùa thuộc khu vực hợp nhất giữa trời với người, giữa người với cảnh địa văn hóa của vùng đất Trấn Biên, một vùng đất quan xung quanh. địa linh nhân kiệt. Tóm lại, một số câu đối ở đình Nhựt Thạnh Với sự hiện tồn của một số các hoành phi, và đình Tân Hội thể hiện rõ những dấu ấn phong chữ thờ, liễn đối mang dấu ấn của tư tưởng Kinh thủy phản ánh tư tưởng thiên nhân hợp nhất/cảm Dịch, bài nghiên cứu này mong rằng sẽ góp phần ứng trong Kinh Dịch như Tả Thanh long, hữu đóng góp thêm một minh chứng về tri thức Hán Bạch hổ; khí tốt sinh người tài, đất thịnh người - Nôm sâu sắc của các thế hệ đi trước ở hai làng cũng thịnh. Nhựt Thạnh, làng Tân Hội trên cù lao Rùa và phần nào cho thấy vị thế của vùng đất này từng 4. Kết luận nằm trong vùng không gian văn hóa đậm chất Từ những phân tích trong bài viết, có thể Nho học. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu này còn khẳng định một số hoành phi, chữ thờ, liễn đối góp thêm động lực cho những ai đang quan tâm Hán Nôm ở hai ngôi đình Nhựt Thạnh và đình Tân và dấn thân trong công tác nghiên cứu bảo tồn và Hội tại cù lao Rùa, xã Thạnh Hội, thành phố Tân phát huy giá trị di sản văn hóa đình thần tại vùng Uyên, tỉnh Bình Dương mang dấu ấn của tư tưởng đất cù lao Rùa nói riêng và vùng đất Đông Nam Kinh Dịch rõ rệt. Đó là những cách dẫn ý từ lời Bộ nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh (2003). Triết giáo Đông phương. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh (2011). Kinh Dịch – Cấu hình tư tưởng Trung Quốc. NXB Khoa học Xã hội. Đinh Thị Hòa (2020). Đình trong bối cảnh đô thị hóa ở tỉnh Bình Dương- Hiện trạng và giải pháp. Đề tài cấp cơ sở. Sở KHCN tỉnh Bình Dương. Đinh Thị Hòa (2020). Đọc hồi ký “Người chiến sĩ đặc công”. Kỷ yếu Hội thảo Hình tượng anh hùng lực lượng vũ trang Trần Công An với hào khí Đồng Nai và truyền thống cách mạng của vùng đất và con người Tân Uyên. Hội Khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương. Tân Uyên. 49
- Huỳnh Ngọc Đáng (2012). Bài thơ của Trịnh Hoài Đức vịnh phong cảnh cù lao Rùa. Tập san Khoa học Lịch sử số 27. Huỳnh Ngọc Đáng (2017). Tìm hiểu liễn đối Hán - Nôm trong các đình, chùa, miếu tỉnh Bình Dương. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Huỳnh Ngọc Đáng, Đinh Thị Hòa (2023). Tìm hiểu địa danh trên địa bàn xã Thạnh Hội, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Kỷ yếu Hội thảo địa danh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Hội Khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương. TP. Thủ Dầu Một. Lê Anh Minh dịch – chú (2011). Chu Dịch đại truyện. NXB Khoa học Xã hội. Mai Sông Bé (2014). Cù lao Rùa. Nhà xuất bản Thời Đại. Như Nguyệt (2001). Văn hóa cù lao Rùa: tôn vinh tiến sĩ, văn quan, võ tướng. Báo Đồng Nai số 433 ra ngày 4/8/2001. Trần Công An (2002). Người chiến sĩ đặc công. Nhà xuất bản Đồng Nai. Thu Thảo (2020). Chuyện về “ông tổ” đặc công Trần Công An. Báo Quân khu 7 online truy cập ngày 10/6/2024. https://baoquankhu7.vn/chuyen-ve-ong-to-dac-cong-tran-cong-an-477888898-0020733s34010gs 50
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn