Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới: Phần 1
lượt xem 7
download
Cuốn sách tuyển chọn các tài liệu lưu trữ phản ánh những dấu mốc quan trọng từ thực tiễn chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Kiệt trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao. Các bài viết, bài phát biểu, thư, điện... của đồng chí Võ Văn Kiệt thể hiện rõ tư duy đổi mới cùng những quyết định lớn, những ý kiến chỉ đạo của đồng chí đối với tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, lực lượng xã hội, bao quát hầu như mọi vấn đề cấp thiết của đất nước, phản ánh tầm nhìn chiến lược, tư duy nhạy bén của đồng chí nhằm khơi dậy và phát huy tiềm lực, khả năng của các vùng, miền chung sức, đồng lòng tiến hành công cuộc đổi mới thắng lợi. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới: Phần 1
- Dấu ấn VÕ VĂN KIỆT THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Tuyển chọn tài liệu lưu trữ) Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. Phạm Minh Tuấn Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. Phạm Thị Thinh Biên tập nội dung: ThS. Bùi Thị Ánh Hồng ThS. Hoàng Thị Thu Hường ThS. Trần Minh Ngọc ThS. Đỗ Phương Mai Phạm Thị Thu Phương Trình bày bìa: Đường Hồng Mai Chế bản vi tính: Hoàng Minh Tám Đọc sách mẫu: Trần Minh Ngọc - Huỳnh Thanh Mộng . NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Số 6/86 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, ĐT: 080 49221, Fax: 080 49222, Email: suthat@nxbctqg.vn Website: www.nxbctqg.org.vn, Sách điện tử: www.stbook.vn, www.thuviencoso.vn 828
- CHỊU TRÁCH NHIỆM CÔNG BỐ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Trung tâm Lưu trữ quốc gia III BAN BIÊN SOẠN ĐẶNG THANH TÙNG PHẠM THỊ THINH TRẦN VIỆT HOA BÙI THỊ ÁNH HỒNG HOÀNG THỊ THU HƯỜNG NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP LÊ THỊ LÝ NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH TRẦN THỊ HOÀN TRẦN THỊ NHUNG LƯƠNG THỊ HỒNG MINH NGUYỄN THỊ SON TRẦN THỊ DUNG NGUYỄN THỊ KIM CHI
- LỜI GIỚI THIỆU Đ ồng chí Võ Văn Kiệt - người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long - nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Gần 70 năm hoạt động cách mạng vô cùng phong phú và sôi nổi, từ khi còn lăn lộn với phong trào cách mạng ở quê hương Vĩnh Long, ở Tây Nam Bộ, Sài Gòn - Gia Định rồi Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến khi giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, cuộc đời của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với những chặng đường đấu tranh hào hùng, oanh liệt, vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, có nhiều đóng góp lớn, cùng toàn Đảng, toàn dân vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Với tầm tư duy chiến lược, sắc sảo, nhạy bén, sáng tạo, với quyết tâm đổi mới, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tác phong sâu sát, gắn bó máu thịt với nhân dân, luôn tìm tòi, trăn trở, bám sát thực tiễn cách mạng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã đóng góp xứng đáng vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Đồng chí đã cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh, không ngừng mở rộng quan hệ
- Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước ta trên trường quốc tế. Nhiều công trình lớn như Thủy điện Trị An, khai phá Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, đường dây tải điện 500 kV Bắc - Nam, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, Nhà máy lọc dầu Dung Quất... đã gắn liền với tên tuổi, dấu ấn của đồng chí Võ Văn Kiệt, khẳng định tầm nhìn, bản lĩnh của người lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xuất bản cuốn sách Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022) là một việc làm rất có ý nghĩa, góp phần tri ân công lao của đồng chí Võ Văn Kiệt với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Trong cuốn sách này, các bài viết, bài phát biểu, ý kiến chỉ đạo, lãnh đạo, quyết định... của đồng chí Võ Văn Kiệt đều mang đậm dấu ấn của đồng chí đối với các ngành, lĩnh vực, địa phương, lực lượng xã hội, phản ánh tư tưởng, tình cảm, trách nhiệm của một người lãnh đạo hết lòng vì sự lớn mạnh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, cùng tư duy mẫn tiệp, nhạy bén, khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân đồng lòng, chung sức tiến hành công cuộc đổi mới. Cuốn sách là nguồn tư liệu quý, giúp cho bạn đọc, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ hôm nay thấu hiểu hơn cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt - một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2022 VÕ VĂN THƯỞNG Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
- LỜI NÓI ĐẦU Đ ồng chí Võ Văn Kiệt (sinh ngày 23/11/1922, mất ngày 11/6/2008), tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, là một tấm gương mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng, có uy tín lớn của Đảng và Nhà nước ta. Sinh ra trên vùng đất giàu truyền thống của quê hương Vĩnh Long, đồng chí Võ Văn Kiệt sớm tham gia phong trào cách mạng. Năm 17 tuổi, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ, đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí Võ Văn Kiệt giữ nhiều cương vị công tác quan trọng tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Sài Gòn - Gia Định, Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam. Đồng chí luôn thể hiện tinh thần cách mạng tiến công, năng động và sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng. Đất nước thống nhất, đồng chí Võ Văn Kiệt giữ nhiều trọng trách như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - Thủ tướng Chính phủ. Trên những cương vị được giao, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có nhiều đóng góp quan trọng, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện đường lối đổi mới đất nước với những thắng lợi to lớn. Với tầm nhìn xa trông rộng 5
- Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới và tư duy nhạy bén, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có nhiều quyết sách quan trọng, cùng tập thể lãnh đạo Đảng và Nhà nước đưa đất nước ta vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng và từng bước vươn lên đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tên tuổi của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với những công trình, những dự án lớn trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc như thủy điện Trị An, khai phá Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, đường dây tải điện 500 kV Bắc - Nam, công trình xa lộ Bắc - Nam, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, Nhà máy lọc dầu Dung Quất và phát triển ngành dầu khí, viễn thông, hàng không, các tổng công ty lớn của Nhà nước, các trường đại học quốc gia, các khu công nghệ cao, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam... Trong thời gian đảm nhận trọng trách người đứng đầu Chính phủ, tâm huyết, tài năng và sức lao động của đồng chí Võ Văn Kiệt được phát huy cao độ. Bằng sự mẫn cảm chính trị, tầm tư duy chiến lược, quyết đoán và sự nặng lòng với đất nước, với nhân dân, đồng chí luôn có mặt ở những nơi thực tiễn cuộc sống đòi hỏi; lắng nghe, tìm hiểu thực tiễn từ cơ sở, nắm bắt kịp thời những kinh nghiệm quý báu để tìm ra giải pháp, từng bước tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục hạn chế, mang lại những kết quả nổi bật. Để ghi lại những dấu ấn nổi bật và công lao to lớn của đồng chí Võ Văn Kiệt trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (23/11/1922 - 23/11/2022), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước xuất bản cuốn sách Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới (Tuyển chọn tài liệu lưu trữ). Cuốn sách tuyển chọn các tài liệu lưu trữ phản ánh những dấu mốc quan trọng từ thực tiễn 6
- Lời nói đầu chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Kiệt trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao. Các bài viết, bài phát biểu, thư, điện... của đồng chí Võ Văn Kiệt thể hiện rõ tư duy đổi mới cùng những quyết định lớn, những ý kiến chỉ đạo của đồng chí đối với tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, lực lượng xã hội, bao quát hầu như mọi vấn đề cấp thiết của đất nước, phản ánh tầm nhìn chiến lược, tư duy nhạy bén của đồng chí nhằm khơi dậy và phát huy tiềm lực, khả năng của các vùng, miền chung sức, đồng lòng tiến hành công cuộc đổi mới thắng lợi. Cuốn sách là sự tri ân của các thế hệ hiện nay đối với những công lao, đóng góp của đồng chí Võ Văn Kiệt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, tư duy đổi mới, sáng tạo của thế hệ trẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay; giúp các nhà lãnh đạo, quản lý đúc rút kinh nghiệm, vận dụng vào quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, góp công sức của mình cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, dân chủ, công bằng, văn minh. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III - CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC 7
- PHÁT BIỂU KẾT LUẬN HỘI NGHỊ BÀN VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 31/HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỚI CÁC TỈNH NAM BỘ Ngày 30, 31 tháng 3 năm 1986 Hội nghị đã nghiên cứu Nghị quyết số 31/HĐBT ngày 28/3/1986 của Hội đồng Bộ trưởng “Về những chủ trương, biện pháp cấp bách để triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị”. Các đồng chí cũng đã nghe ý kiến của các đồng chí lãnh đạo các ngành về các biện pháp cấp bách để phục vụ việc triển khai Nghị quyết: vật tư, lương thực, xây dựng, lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông, vật giá, nội thương, ngoại thương,... Điều rất đáng mừng là Hội nghị chúng ta hoàn toàn nhất trí với Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng, nhận thức sâu sắc rằng đây là những chủ trương, biện pháp cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt, khẩn cấp, là trung tâm đột xuất, các việc khác phải kết hợp chặt chẽ với công tác trung tâm đột xuất này. Đây là yêu cầu của Đảng và Nhà nước và cũng là nguyện vọng bức thiết của nhân dân mà chúng ta nhất thiết phải đáp ứng. Tiếp nhận ý kiến của các cuộc họp trưng cầu ý kiến các địa phương về bản dự thảo (tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn và phía Bắc đầu tháng 3 vừa qua), 11
- Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Nghị quyết số 31/HĐBT ngày 28/3/1986 của Hội đồng Bộ trưởng đã đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm quán triệt đầy đủ Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và vận dụng phù hợp với tình hình đang diễn biến ở các địa phương. Vì vậy, các đồng chí ở các địa phương cũng như các ngành, trong khi phát biểu, đều biểu thị sự nhất trí cao, với quyết tâm thực hiện một cách có trách nhiệm các nghị quyết trên của Bộ Chính trị và của Hội đồng Bộ trưởng. Đó chính là kết quả lớn nhất của Hội nghị chúng ta. Để kết luận hội nghị, tôi xin phát biểu một số ý kiến, nhấn mạnh thêm một số vấn đề sau đây: 1. Về vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và mua lương thực, nông sản Cũng như trong các cuộc hội nghị trước, chúng ta đã nhấn mạnh: phải coi sản xuất là gốc, giải quyết thật tốt các vật tư cho sản xuất, trước mắt là cho vụ lúa hè thu, đồng thời không chỉ lo vật tư cho cây lương thực mà phải lo cả vật tư cho các cây công nghiệp (ví dụ như mía đường) và cho sản xuất hàng tiêu dùng. Trong khi nguồn vật tư còn rất hạn chế, phải tập trung cao độ cho các nhu cầu cấp bách nhất, đặc biệt là các vật tư (như ximăng, gỗ...) có thể dùng để đưa vào hợp đồng hai chiều phục vụ sản xuất và thu mua lương thực, hàng xuất khẩu. Trung ương đang bàn việc sắp xếp lại xây dựng cơ bản, bảo đảm các công trình trọng điểm, đình, hoãn một số công trình phi sản xuất để dành ra một số vật liệu xây dựng. Ở các địa phương cũng cần làm như vậy, dù rằng một số nơi, cơ quan làm việc, nhà ở của công nhân, viên chức còn quá thiếu thốn; các đồng chí cũng nên ráng chịu khổ thêm 1 - 2 năm nữa, để dồn vật liệu xây dựng cho các nhu cầu bức thiết hiện nay, đó là để 12
- Phần I: Dấu ấn Võ Văn Kiệt trong lĩnh vực kinh tế phục vụ sản xuất nông nghiệp và mua lương thực, nông sản, cây công nghiệp và hàng xuất khẩu. Sau hội nghị này, đề nghị các địa phương soát xét lại việc xây dựng cơ bản của địa phương cho thật chặt chẽ, theo tinh thần đó. Vừa qua, để thực hiện Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định giao cho Bộ Lương thực một quỹ vật tư (mà các đồng chí đã biết, gồm có xăng dầu, ximăng, sắt thép, khung kho, tấm lợp,...) để đưa vào hợp đồng hai chiều thu mua thóc. Quỹ vật tư này được trích: Một là, trong quỹ vật tư dành để thu đổi 2,7 triệu tấn lương thực mà Nhà nước đã phân bổ từ đầu năm cho các địa phương trong kế hoạch năm 1986 (như ximăng, gỗ, dầu lửa, vải...). Hai là, điều động thêm trong quỹ vật tư bán lẻ trước đây định dành ra bán theo giá cao (xăng dầu, tấm lợp, sắt xây dựng...). Bộ Lương thực cần bàn ngay với các bộ có trách nhiệm và Bộ Giao thông vận tải phân bổ ngay và công bố cho các tỉnh biết: số lượng từng loại vật tư, sẽ lấy ở đâu, vào thời gian nào (trong tháng 4/1986 và quý II/1986). Theo tôi, hợp lý nhất là Bộ Lương thực nên nắm kế hoạch phân phối cho thu mua từng nơi thật cụ thể, còn vật tư mua lương thực thì nên giao thẳng cho địa phương tương ứng với số lương thực cần mua. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) chịu trách nhiệm điều hành thực hiện, chịu trách nhiệm quyết toán số vật tư nhận được. Các bộ có trách nhiệm cần chỉ đạo các cơ quan cung ứng vật tư trực thuộc thực hiện nghiêm chỉnh việc cung ứng vật tư theo kế hoạch được phân bổ (kể cả cho sản xuất và mua các loại nông sản, thực phẩm và cây công nghiệp khác). Trên cơ sở đó, các tỉnh ký kết hợp đồng ngay và phân bổ cho các huyện để kịp đưa vào mùa lương thực vụ đông xuân, hè thu và phục vụ vụ mùa tới. 13
- Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới Điều cần nhấn mạnh là chúng ta hết sức cố gắng có vật tư, hàng hóa để mở rộng hợp đồng hai chiều, thu hẹp đến mức thấp nhất diện mua bằng tiền, theo giá thỏa thuận. Tập trung sức giải quyết tốt vấn đề vật tư là một điều kiện cơ bản để nắm hàng vào tay Nhà nước. Đồng ý với đồng chí Phong (Đồng Tháp) là chi tiền mặt để mua thóc thì không sợ lạm phát, nhưng lúc này, số tiền lưu hành ngoài xã hội đã quá lớn, chúng ta giảm bớt phát hành chừng nào càng đỡ khó khăn chừng nấy. Phải rà lại và điều chỉnh kế hoạch phân phối vật tư, lương thực cho một số nơi (như Đồng Nai, Bến Tre...) để bổ sung cho hợp lý hơn. Và phải làm xong sớm các thủ tục giao nhận vật tư (đến 15/4 là cùng), không thể để các tỉnh ngồi chờ các ngành trung ương về ký hợp đồng, gây chậm trễ cho các tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch (Đồng Nai định tuyên bố hoàn thành kế hoạch vào ngày 31/3, nếu như trong 10 ngày nữa các bộ không ký hợp đồng với tỉnh). Tôi đề nghị: Bộ nào ký hợp đồng chậm tháng nào, tỉnh cứ chia ra mà trừ lùi kế hoạch theo thời gian tương ứng, và bộ đó phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng. Tại hội nghị này, các đồng chí lãnh đạo các ngành phụ trách cung ứng vật tư đều hứa hẹn sẽ cố gắng thực hiện cho được “5 đúng”, nếu vì điều kiện nào đó mà chưa thực hiện được điểm nào thì cũng nói rõ với bên hợp đồng. Đây là điều hết sức quan trọng để Nhà nước nắm được lương thực và nông sản - điều kiện tiên quyết để ổn định giá cả, ổn định thị trường. Phải cam kết một cách nghiêm chỉnh, sòng phẳng với dân; kiên quyết khắc phục mọi tiêu cực, trước hết là về giá bán vật tư, nếu làm sai hợp đồng thì phải bồi thường, để người sản xuất yên tâm. Tôi muốn nhắc lại một điều cực kỳ quan trọng: phải đưa vật tư, hàng hóa đến tận người sản xuất, người tiêu dùng. Thông qua 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn