ĐAU BỤNG Ở TRẺ EM (Kỳ 1)
lượt xem 25
download
Tham khảo tài liệu 'đau bụng ở trẻ em (kỳ 1)', y tế - sức khoẻ, sức khỏe trẻ em phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐAU BỤNG Ở TRẺ EM (Kỳ 1)
- ĐAU BỤNG Ở TRẺ EM (Kỳ 1) Đau bụng là một bệnh cảnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà trẻ được đem đến các cơ sở y tế (bệnh viện, trạm xá, hay phòng mạch của bác sĩ). Ngoài những nguyên nhân đau bụng do một số bệnh lý tại ruột thì không được quên rằng nguyên nhân của nó có thể là do bệnh lý ngoài ống tiêu hóa, và mức độ của bệnh cũng như biểu hiệu lâm sàng rất đa dạng. Cần phân biệt đây là đau bụng cấp, đau bụng tái diễn, đau bụng nội khoa hay đau bụng ngoại khoa. 1. Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng: 1.1. Tình hình chung: Tuổi, giới, tiền sử bệnh tật (bệnh nội hay điều trị ngoại). 1.2. Hỏi bệnh: a. Cơn đau:
- - Ngày, giờ đau, hoàn cảnh xuất hiện cơn đau, cách khởi phát: đột ngột hay từ từ. - Diễn tiến cơn đau: Liên tục hay từng cơn. Khoảng cách của các cơn đau. - Cường độ đau (thường được cường điệu do bố mẹ). - Vị trí và hướng lan. b. Những triệu chứng tiêu hóa khác: - Nôn, buồn nôn. - Ỉa chảy, táo bón hay bí trung - đại tiện. c. Dấu hiệu ngoài ống tiêu hóa: - Dấu hiệu ở tai mũi họng (TMH): chảy mũi nước, nuốt khó, đau tai… - Đường hô hấp: ho, khạc đàm. - Tiết niệu: đái khó, đái buốt. 1.3. Khám bụng: - Xác định vị trí đau, phản ứng thành bụng. Ở trẻ nhỏ phản ứng thành bụng rất giới hạn bởi vì cơ thành bụng yếu.
- - Thăm trực tràng được thực hiện sau cùng để khám phá khối u, máu, hay làm tăng cơn đau. 1.4. Khám lâm sàng khác: - Tình trạng tổng quát: Hội chứng nhiễm trùng kèm hay không run lạnh, nổi ban, da xanh tái, sốt (thân nhiệt < 37°8C). - Tình trạng choáng: hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, tay chân lạnh. - Tình trạng mất nước (khát nước, nếp véo da mất chậm, mắt trũng, trẻ kích thích hay li bì). - Khám TMH, phổi, hạch, bộ phận sinh dục để phát hiện một vài dấu chứng bệnh lý. - Xác định về một vài nét đặc biệt trong đời sống của trẻ: như quan hệ xã hội, rối loạn về giao tiếp, hay trẻ bị đi học quá sớm. 1.5. Cận lâm sàng: - Chụp phim bụng (nằm và đứng): tìm các dấu hiệu liềm hơi dưới cơ hoành, mức hơi nước ở ruột hay dịch tự do trong ổ bụng… - CTM, điện giải đồ, C reactive protein.
- - Siêu âm bụng: có thể phát hiện dấu hiệu viêm hạch mạc treo, búi lồng, hay hình ảnh ruột thừa viêm hay dịch tự do hay khu trú trong ổ bụng hay hình ảnh giun ở đường mật, đường tụy… - Nếu cần thiết có thể thử nước tiểu (tế bào, sinh hóa hay cặn lắng), nội soi ổ bụng, chụp đường tiểu có chuẩn bị (UIV). 2. Phân loại: 2.1. Đau bụng cấp ở trẻ em: Đau bụng cấp là cơn đau bụng xảy ra một cách đột ngột, đau từng cơn, kèm theo những triệu chứng như đề kháng hay phản ứng thành bụng. Tình trạng thường gặp ở trẻ em làm bố mẹ rất lo lắng. Bệnh gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, có thể lúc trẻ được 2 - 3 tháng tuổi hay ở trẻ 13 - 14 tuổi. Nguyên nhân rất đa dạng và đôi lúc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. a. Nguyên nhân: - Cấp cứu ngoại khoa: + Viêm ruột thừa. + Lồng ruột. + Thoát vị nghẽn. + Viêm phúc mạc tiên phát.
- + Xoắn ruột do xoay ruột dở dang, thủng tạng rỗng, chấn thương vùng bụng. - Không có chỉ định ngoại khoa cấp cứu: Khi chẩn đoán ban đầu không phải là một cấp cứu ngoại khoa, thì cần làm những thăm dò khác đặc biệt là siêu âm chẩn đoán, transaminase, cấy máu, ngoáy họng tìm vi khuẩn. Hướng chẩn đoán vẫn phụ thuộc vào dấu hiệu lâm sàng. + Viêm phổi, viêm mủ màng tim và viêm cơ tim. + Nhiễm trùng đường tiểu, sỏi tiết niệu, thận ứ nước. + Viêm dạ dày ruột cấp, viêm gan siêu vi, sỏi mật, viêm túi mật, viêm tụy, nhiễm giun đũa, giun móc, viêm loét dạ dày. + Xuất huyết dạng thấp (Purpura rheumatoid). + Hội chứng tăng urê máu huyết tán. b. Những yếu tố có giá trị để chẩn đoán: - Sẹo ở bụng: Hãy nghỉ đến biến chứng ngoại khoa sau mổ. - Nếu trẻ có những ngày sống ở vùng dịch tễ, cần nghĩ đến một số bệnh như sốt rét, amíp, nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
- - Trẻ bú mẹ cần nghĩ đến lồng ruột, xoắn ruột, nghẽn thoát vị. Ở trẻ gái, nếu cơn đau khu trú ở vùng hạ vị, thì cần nghĩ đến xoắn buồng trứng, viêm phần phụ, hay ở trẻ thiếu niên cần nghĩ đến tắc kinh thứ phát, biến chứng của có thai, trong những trường hợp này cần làm siêu âm bụng. * Đứng trước một trường hợp đau bụng cấp, có 2 điểm cần để ý: - Xác định tình trạng nặng của bệnh nhân. - Nhớ rằng một trường hợp đau bụng cấp tính ngoại khoa vẫn phải nghĩ một tình huống nội khoa khi cần thiết. Nếu không tìm ra vấn đề gì, thì viêm hạch mạc treo đặc biệt do Yersinia hay bệnh cảnh Virus loại tăng bạch cầu đơn nhân nhất là ở bệnh nhân có triệu chứng nhiễm đường hô hấp trên với nhiều hạch lớn và lách lớn cần phải chú ý. Đứng trước những trường hợp này, cần theo dõi sát về phương diện lâm sàng vài ngày sau đó để có thái độ xử trí kịp thời (nhất là những bệnh cảnh ngoại khoa cấp tính).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số bài thuốc nam chữa tiếu chảy cấp
6 p | 248 | 34
-
Lồng ruột (Kỳ 1)
5 p | 148 | 23
-
ĐAU BỤNG Ở TRẺ EM (Kỳ 3)
5 p | 174 | 19
-
ĐAU BỤNG Ở TRẺ EM (Kỳ 2)
5 p | 141 | 16
-
Ðau bụng (Phần 2)
6 p | 117 | 12
-
Trẻ bị ẩn tinh hoàn nên được mổ sớm
2 p | 119 | 12
-
Viêm tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh
5 p | 157 | 8
-
Nôn ói ở trẻ em
3 p | 154 | 7
-
Trẻ em cũng bị ung thư gan
5 p | 87 | 7
-
U buồng trứng, loại u phổ biến ở trẻ
2 p | 91 | 6
-
Đối phó với chứng đau bụng bằng ở bé sơ sinh
4 p | 67 | 5
-
Đau bụng ở trẻ là biểu hiện của những bệnh gì?
2 p | 126 | 4
-
Quy tắc phòng chống rối loạn tiêu hóa cho con
5 p | 78 | 4
-
Nhật kí thai kỳ tuần 30
6 p | 63 | 4
-
Đặc điểm cơ thể người mẹ ở những tháng cuối thai kỳ (6-9 tháng)
5 p | 92 | 3
-
Trẻ phơi nhiễm ô nhiễm không khí tăng nguy cơ tự kỷ
4 p | 57 | 2
-
Bé gái vẫn có thể bị u buồng trứng
6 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn