intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu hiệu đi tiêu ra máu ở trẻ

Chia sẻ: Tran Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một người mẹ chia sẻ: ‘Gần đây, bé nhà tôi thường ‘ị’ ra phân có lẫn một ít máu. Điều này có nghiêm trọng không?’. Chuyên gia William Sear giải đáp trên Pareting như sau: Tiêu ra máu ở bé là phổ biến và gần như vô hại, có thể do một vết rách nhỏ trong trực tràng (gọi là vết nứt trực tràng) khi bị táo bón. Dù vậy, bạn cũng nên tìm cách giúp làm mềm phân cho bé, vì nứt trực tràng có thể khiến bé khó chịu và quấy khóc....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu hiệu đi tiêu ra máu ở trẻ

  1. Dấu hiệu đi tiêu ra máu ở trẻ
  2. Một người mẹ chia sẻ: ‘Gần đây, bé nhà tôi thường ‘ị’ ra phân có lẫn một ít máu. Điều này có nghiêm trọng không?’. Chuyên gia William Sear giải đáp trên Pareting như sau: Tiêu ra máu ở bé là phổ biến và gần như vô hại, có thể do một vết rách nhỏ trong trực tràng (gọi là vết nứt trực tràng) khi bị táo bón. Dù vậy, bạn cũng nên tìm cách giúp làm mềm phân cho bé, vì nứt trực tràng có thể khiến bé khó chịu và quấy khóc. Nứt trực tràng do táo bón thường xuất hiện ở bé bú bình và bé ăn dặm. Vì thế, nếu bé đang bú bình, bạn có thể hỏi bác sĩ của bé về việc đổi sang một loại sữa thân thiện với ruột hơn. Hoặc hỏi xem ngoài bú bình, có cần cho bé uống thêm nước lọc. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
  3. Với bé trên 6 tháng, nên dùng nước ép (hoặc xay sinh tố mận, mơ) pha loãng, rồi nấu cùng bột ngọt ăn dặm để tăng cường chất xơ. Ngoài ra, có thể pha loãng nước ép mận với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 và cho bé uống. Đồng thời, bạn cũng nên hỏi bác sĩ xem liệu có nên cắt giảm bột ăn dặm để hạn chế táo bón cho bé. Để giúp bé đi tiêu mà không đau, có thể bôi chút dầu trơn bên ngoài hậu môn cho bé 1-2 lần/ngày. Khoảng 5-10 ngày, vết nứt trực tràng sẽ lành hẳn. Tuy nhiên, nếu bé vẫn đi tiêu đều thì đó không phải dấu hiệu của táo bón. Tần suất đi tiêu có thể thay đổi tùy thời gian mà không có dấu hiệu khác lạ nào đi kèm. Bé có thể 1-2 ngày mới ra “sản phẩm hạng nặng” một lần (bé bú mẹ ít đi tiêu hơn bé bú bình do sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn nên ít có chất cặn bã tạo thành phân hơn). Trường hợp nên cho bé đi khám: Bé đi tiêu ra máu kéo dài; bé khó khăn khi “rặn” (dấu hiệu cho thấy bé không nhận đủ
  4. nước). Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống táo bón cho bé hay đề nghị các xét nghiệm bổ sung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2