intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những dấu hiệu bất thường & bệnh lý ở trẻ

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

156
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bị bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện thông qua các hành vi, triệu chứng ra bên ngoài một cách khác thường. Sau đây là một số dấu hiệu và bệnh lý có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Một số triệu chứng có thể gặp Bé tiêu lỏng, khi đó nên xem có dấu hiệu mất nước hay không? Có tiêu đàm máu không? Nếu có thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm. Nếu bé chỉ tiêu lỏng đơn thuần thì cho bú mẹ nhiều lần, vệ sinh bình sữa và các đồ dùng của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những dấu hiệu bất thường & bệnh lý ở trẻ

  1. Những dấu hiệu bất thường & bệnh lý ở trẻ Khi bị bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện thông qua các hành vi, triệu chứng ra bên ngoài một cách khác thường. Sau đây là một số dấu hiệu và bệnh lý có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Một số triệu chứng có thể gặp
  2. Bé tiêu lỏng, khi đó nên xem có dấu hiệu mất nước hay không? Có tiêu đàm máu không? Nếu có thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm. Nếu bé chỉ tiêu lỏng đơn thuần thì cho bú mẹ nhiều lần, vệ sinh bình sữa và các đồ dùng của bé. Nghẹt mũi cũng thường hay gặp ở trẻ nhỏ, chỉ cần vệ sinh mũi họng bằng natri chlorua 0,9%, 4 - 6 lần/ ngày, mỗi lần 1 - 2 giọt mỗi bên mũi. Cần phải theo dõi thêm các dấu hiệu khác như số lần thở (bình thường thở dưới 40 lần/phút), có thở gấp, thở co kéo lõm ức, cơ liên sườn không? Nôn mửa hoặc nôn trớ. Nếu chỉ trớ một ít sau mỗi cử bú là bình thường. Có thể cho bé nằm đầu hơi cao hoặc ẵm bồng sau bú khoảng 15 phút sẽ bớt ọc. Nếu bé ọc ói liên tục thường xuyên, ói thành vòi, bụng hơi chướng thì nên đưa bé đến bệnh viện. Sốt, đây có thể là dấu hiệu bất thường cần lưu tâm ở trẻ, ngoại trừ sốt sau chích ngừa trẻ sẽ tự khỏi sau một, hai ngày. Các bệnh lý có thể gặp ở trẻ sơ sinh Viêm da mủ, thường da bé nổi những mụn mủ nhỏ, có thể bể ra rỉ một ít nước vàng, khi đó chúng ta nên tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng các loại sữa tắm thông thường, thoa thêm ngoài da thuốc xanh Methylen (Milian), thường sẽ cải thiện. Nếu trẻ có biểu hiện sốt, nốt mủ ngày càng lan rộng thì nên đưa đi khám bệnh.
  3. Nhiễm trùng rốn, bệnh lý này thường gặp ở Việt Nam do tập quán chăm sóc không đúng cách, như đắp tiêu, đắp thuốc lên rốn, không dám mở rốn em bé để quan sát, hoặc cắt và chăm sóc rốn bằng những dụng cụ không vô rùng. Rốn bé thường được chăm sóc bằng natri chlorua 0,9%, hoặc povidin 10% mỗi ngày một lần. Theo Tổ chức y tế thế giới, rốn được để hở sẽ mau khô và mau rụng hơn. Khi rốn bé bị nhiễm trùng có thể biểu hiện: chảy nước vàng, hôi, rốn ướt chưa rụng sau 1 - 2 tuần, da xung quanh có thể viêm đỏ, sưng nề, nặng hơn trẻ có thể sốt, bỏ bú, lúc này nên đưa bé đến các cơ sở y tế. Rốn sau khi rụng có thể để lại một u nhỏ màu trắng rỉ nước người ta gọi là u hạt rốn, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị. Viêm kết mạc mắt, là vấn đề tương đối thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hai mắt bé chảy ghèn vàng, mí mắt sưng phù, viêm đỏ, có thể do các nguyên nhân sau: viêm kết mạc do hóa học (do dùng nitrat bạc nhỏ mắt dự phòng bệnh lậu cho trẻ, thường xuất hiện sau 6 - 8 giờ sau sinh và tự khỏi sau 48 giờ); do chlamydial (lây qua đường sinh dục của người mẹ, thường phát bệnh 5 - 14 ngày sau sinh, mắt tiết dịch nhầy, mủ ít); do lậu, do vi trùng khác (xảy ra sau 2 - 5 ngày, gây phù mi mắt nặng và dịch tiết có mủ). Viêm kết mạc do lậu có thể dẫn đến loét giác mạc đưa đến mù.
  4. Vàng da sơ sinh. Sau khi sinh, một số hồng cầu non trong máu của bé bị vỡ gây vàng da. Vàng da có thể là sinh lý, cũng có thể do bệnh lý. Có rất nhiều nguyên nhân: sinh non, mẹ tiểu đường, bất đồng nhóm máu, bệnh tán huyết bẩm sinh, do sữa mẹ… Tỉ lệ vàng da có thể gặp ở trẻ đủ tháng (tỷ lệ 25% - 50%), ở trẻ thiếu tháng tỉ lệ cao hơn. Khi nhìn bằng mắt thường thấy bé vàng da thì bilirubin/máu trên 7 mg%. Khi bilirubin/máu trên 20 mg%, nhất là trong 15 ngày đầu sau sinh, khi mà màng ngăn giữa tổ chức não và mạch máu chưa vững bền, các bé dễ bị vàng da nhân (vàng da sinh lý nặng nề hơn bình thường) gây tử vong hoặc để lại di chứng não rất nặng nề. Nếu vàng da kéo dài sau 15 ngày thường do bệnh lý đường gan mật. Việc điều trị vàng da rất đơn giản, mỗi buổi sáng các bé được khuyên tắm nắng khoảng 15 phút. Tại các cơ sở y tế, việc chiếu đèn được thực hiện cho các trẻ vàng da sớm mang lại hiệu quả đáng kể. Các thể vàng da muộn cần đến trung tâm
  5. y tế để chẩn đoán và điều trị. Ở Việt Nam, do tập quán sau khi sinh các bà mẹ thường nằm trong phòng tối, không có ánh sáng nên không phát hiện sớm tình trạng vàng da của trẻ, khi nhập viện thường trong tình trạng nặng. ó
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0