YOMEDIA
ADSENSE
Đau mắt đỏ hoành hành, làm sao phòng tránh?
87
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bệnh đau mắt đỏ đã và đang hoành hành ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM... Bệnh rất dễ lây trong cộng đồng và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đau mắt đỏ hoành hành, làm sao phòng tránh?
- Đau mắt đỏ hoành hành, làm sao phòng tránh? Bệnh đau mắt đỏ đã và đang hoành hành ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM... Bệnh rất dễ lây trong cộng đồng và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần. Người bệnh mắt đỏ khám tại Bệnh viện Mắt TP.HCM tháng 9-2013 - Ảnh: T.T.D. Anh L.Nhật cho biết anh bị đau mắt đỏ trong đợt công tác Đà Nẵng hồi đầu tháng 9, vừa trở lại TP.HCM chưa được bao lâu lại bị tiếp. "Mỗi lần bị, mắt đau ngứa rất khó chịu, không chỉ ảnh hưởng công việc mà còn khiến mình nơm nớp sợ lây cho con", anh kể.
- Chị Mỹ An (Gò Vấp, TP.HCM) cũng như "ngồi trên đống lửa" khi rước con đi học về thấy mi mắt con hơi sưng và con hay đưa tay dụi mắt. "Thằng nhỏ bị đau mắt đỏ 10 ngày trước, mình phải nghỉ 5 ngày ở nhà chăm con cho khỏi. Hôm qua (27-9) đi rước con, thấy trong lớp có bạn đeo kính, hỏi thì cô giáo nói bạn đó bị đau mắt đỏ nhưng đã khỏi rồi... Về tới nhà thấy con cứ dụi mắt, hỏi bác sĩ thì bác sĩ nói bé có thể bị đau mắt đỏ lại, mình đang lo quá", chị tâm sự. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh đau mắt đỏ không có miễn dịch nên nhiều bệnh nhân vừa khỏi vài ngày lại bị lây do tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh (nước mắt và các chất tiết ở mũi, họng). Ngoài ra, bệnh nhân đã khỏi bệnh vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đau mắt đỏ mà mọi người cần biết: Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn. Thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai. Ghèn thường là nước trong hoặc ghèn vàng. Một số ít trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc. Đôi khi có đau hạch sau tai, viêm họng, sốt nhẹ và mỏi mệt. Bệnh nhân đau mắt đỏ có cảm giác cộm, xốn tại mắt giống như có cát, mắt khó chịu, đau nhẹ và mờ thoáng qua. Đặc điểm của bệnh đau mắt đỏ Bệnh do virút gây nên. Lây lan tương đối nhanh. Đa số trường hợp tự hết sau 7-14 ngày. Một số ít trường hợp có biến chứng giác mạc.
- Bệnh lây ra sao? Đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như nước bọt, ghèn mắt, nước mắt… do dùng chung khăn mặt với người bệnh hoặc tay người nào đó có dính dịch tiết đau mắt đỏ của người này đụng vào mắt người khác. Qua những hạt tiết tố nhỏ li ti, khi bệnh nhân ho hoặc nhảy mũi. Qua những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (nắm tay cửa, điện thoại, khăn…). Qua nước bị nhiễm khuẩn (ví dụ nước hồ bơi). Cách phòng ngừa Tránh tiếp xúc những vật dụng dễ nhiễm nguồn bệnh (nước mắt, nước bọt có chứa virút của bệnh nhân) như tay nắm cửa, điện thoại, khăn…). Hạn chế đến chỗ đông người vào thời điểm đang có dịch đau mắt đỏ. Rửa tay với xà phòng sát khuẩn là một biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu. Nếu nhà có người bị đau mắt đỏ, nên hạn chế nói chuyện và tiếp xúc gần với người bệnh. Người bệnh nên dùng ly riêng khi uống nước vì uống chung ly cũng có thể lây nhiễm virút gây đau mắt đỏ. Những người đang bị đau mắt đỏ không nên đến chỗ đông người, nên ở nhà nghỉ ngơi để tránh lây lan và để có thời gian nhỏ thuốc. Khi tiếp xúc với những người xung quanh, bệnh nhân đau mắt đỏ nên đeo khẩu trang để hạn chế nước bọt bắn ra khi nói chuyện, ho và lây bệnh cho người khác. Khi trẻ bị đau mắt đỏ cần cho bé nghỉ ngơi ở nhà. Cô giáo khi chăm sóc trẻ nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; không dùng khăn chung cho trẻ; không dùng thuốc nhỏ mắt của trẻ này để nhỏ cho trẻ khác... Làm gì khi bị đau mắt đỏ? Đeo kính râm.
- Nhỏ dung dịch nước muối (NaCl 0,9%) hoặc nước mắt nhân tạo. Có thể dùng thuốc nhỏ kháng sinh ngừa bội nhiễm vi trùng (không nên tự ý dùng mà phải theo chỉ định của bác sĩ). Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu. Dùng bông gòn sạch lau khô. Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Nên ở nhà nghỉ ngơi và để tránh lây lan. Khi có biểu hiện đau mắt đỏ, đến ngay cơ sở y tế để được khám bệnh chứ không nên tự dùng thuốc nhỏ. Những bệnh nào dễ bị nhầm lẫn là đau mắt đỏ? Bệnh viêm loét giác mạc (còn gọi nhiễm trùng mắt): mắt cũng có triệu chứng đỏ nhưng có dấu hiệu nhìn mờ và cộm, xốn rất nhiều. Thường bệnh nhân chỉ bị một mắt, hiếm khi bị hai mắt cùng lúc như đau mắt đỏ. Bệnh viêm màng bồ đào (tức viêm màng trong con mắt): thường chỉ bị ở một mắt nhưng bệnh có đặc điểm là mắt rất đau, đụng nhẹ lên mi mắt cũng đau thốn, sợ ánh sáng, đau nhức mắt nhiều, nhìn mờ. Bệnh thiên đầu thống (còn gọi là bệnh cườm nước): xảy ra ở người trên 50 tuổi và thường chỉ bị một mắt, kèm đau nhức, nhìn mờ, nhức nửa đầu cùng với bên mắt bị đau. Lây lan nhanh
- Bác sĩ Phạm Nguyên Huân, phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Mắt TP.HCM, cho biết bệnh đau mắt đỏ còn được gọi là bệnh viêm kết mạc cấp. Bệnh này do virút gây nên. Virút thường gặp là adenovirus chiếm 65-90% nguyên nhân của viêm kết mạc, ngoài ra có thể là enterovirus. Bệnh đau mắt đỏ lây lan tương đối nhanh. Mới đầu chỉ một người trong gia đình, một học sinh trong lớp học, một nhân viên trong cơ quan mắc bệnh... nhưng nếu không biết cách phòng tránh, những người trong gia đình, học sinh, nhân viên khác trong cơ quan... rất dễ lây bệnh. Đa số trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ đều tự khỏi sau 7-14 ngày. Chỉ một số ít trường hợp có biến chứng tại giác mạc (là phần tròng đen) và gây giảm thị lực ở người mắc bệnh. Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn, một bên mắt thường bị đỏ trước, sau đó mới lan qua mắt thứ hai và mắt bị đỏ ban đầu thường nặng hơn mắt sau, còn ghèn thường là nước trong hoặc ghèn vàng. Người bệnh đau mắt đỏ hay kể với bác sĩ rằng buổi sáng ngủ dậy thấy ghèn “bít mắt” lại, không thể mở mắt ra. Một số ít trường hợp có thể bị xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc (màng giả) hay có màng thật (thường gặp ở trẻ em). Người mắc bệnh đau mắt đỏ đôi khi còn bị nổi hạch kèm theo đau hạch trước tai, hoặc hạch dưới hàm, hạch cổ, có kèm theo viêm mũi họng, sốt nhẹ và mỏi mệt hoặc có triệu chứng giống mắc bệnh cúm như tiêu chảy, đau bụng (thường gặp ở trẻ nhỏ). Ngoài ra, người mắc bệnh đau mắt đỏ có cảm giác cộm, xốn tại mắt giống như có “cát” trong mắt, mắt khó chịu, đau nhẹ và mờ thoáng qua. Một số trường hợp phản ứng viêm nhiều sẽ gây phù mí mắt, phù kết mạc, giống như sụp mi làm giảm thị lực bệnh nhân. Tự ý chữa dễ gây biến chứng Biến chứng của bệnh đau mắt đỏ do virút (có khả năng gây dịch) thường rất ít xảy ra. Đó là biến chứng thâm nhiễm dưới biểu mô giác mạc. Tình trạng này kéo dài trong vài tháng, gây giảm thị lực, chói mắt khi ra nắng. Đa số người mắc bệnh đau mắt đỏ đều mắc bệnh nhẹ, có thể tự khỏi bệnh. Do đó, mục đích điều trị bệnh này là điều trị hỗ trợ, đem lại sự dễ chịu cho người bệnh và tránh lây lan bệnh trong cộng đồng.
- Để tránh lây lan bệnh cho những người khác, người bệnh cần đeo kính râm, nhỏ rửa mắt bằng dung dịch nước muối NaCl 0,9% hoặc nước mắt nhân tạo, có thể dùng thuốc nhỏ kháng sinh ngừa bội nhiễm vi trùng. Người bệnh nên chườm lạnh vùng mắt để giúp mắt giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu. Sau đó, dùng bông gòn sạch lau khô mắt và giữ gìn vệ sinh cá nhân. Ngoài ra, người bệnh cũng nên rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn để dịch tiết không qua tay lây bệnh cho người khác. Theo bác sĩ Phạm Nguyên Huân, trung gian truyền bệnh là nước mắt của người mắc bệnh đau mắt đỏ vì trong nước mắt và các chất tiết ở mũi, họng có chứa virút. Cách lây truyền bệnh là qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi người bệnh ho hay hắt hơi, hoặc qua những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, vòi nước rửa mặt, khăn mặt, vật dụng gia đình..., hoặc qua nguồn nước bị nhiễm khuẩn như nước hồ bơi... Do đó, để phòng bệnh đau mắt đỏ nên tránh tiếp xúc những vật dụng dễ nhiễm nguồn bệnh như nước mắt, nước bọt có chứa virút của bệnh nhân. Đặc biệt, ở những nơi đông người thì phòng khám mắt cũng là nơi có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Người bệnh được khuyên nghỉ làm ít nhất 5-7 ngày để tránh lây bệnh cho đồng nghiệp và khi có biểu hiện đau mắt đỏ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám bệnh chứ không nên tự dùng thuốc nhỏ có chất corticoid như dexamethasone... hoặc áp dụng những cách điều trị dân gian như đắp ếch nhái, lá trầu... lên mắt. Những cách làm này không điều trị được bệnh mà còn dễ làm biến chứng nhiễm trùng, gây mất thị lực tại mắt cho người bệnh.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn