intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực trạng và những vấn đề đặt ra

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành phân tích khái quát đồng tác giả đề xuất những vấn đề cần nghiên cứu để hoạt động đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, ở Việt Nam nói chung ngày càng có hiệu quả và chất lượng cao hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực trạng và những vấn đề đặt ra

  1. ĐẤU THẦU GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TS. Trần Văn Hùng ThS. Trần Mạnh Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hoạt động tư vấn đã và đang trở thành một lĩnh vực hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội. Ở Việt Nam, từ những năm 1993 đến nay, các hoạt động tư vấn đã được thừa nhận và trở thành một lĩnh vực hoạt động được pháp luật thừa nhận. Nghiên cứu này của đồng tác giả trước hết mong muốn khái quát hóa những quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn ở nước ta thời hiện nay và sau đó tổng hợp thực trạng đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội trong mấy năm gần đây. Với việc theo dõi và phân tích khái quát đồng tác giả đề xuất những vấn đề cần nghiên cứu để hoạt động đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, ở Việt Nam nói chung ngày càng có hiệu quả và chất lượng cao hơn. Từ khóa: Dịch vụ tư vấn, đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn, Bên mời thầu, Nhà thầu tư vấn. 1. Giới thiệu khái quát về đấu thầu gói thầu dịch vụ tƣ vấn Hoạt động tư vấn đã xuất hiện từ rất lâu rồi, ban đầu dưới dạng các dịch vụ đơn giản như nhờ chuyển tiền, chuyển thư, đến nay đã phát triển hết sức đa dạng và phong phú trở thành một lĩnh vự hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội. Ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, nh, Pháp, việc thuê các chuyên gia giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao trong đời sống xã hội đã trở thành một dịch vụ tư vấn hết sức phổ biến và tham gia giải quyết rất nhiều công việc từ đơn giản như thu xếp tài chính cho một tư gia khi mua nhà đến phức tạp như tư vấn quản lý tài chính dự án phát triển phần mềm cho ngành hàng không vũ trụ của N S . Ở nước ta lĩnh vực này cũng chỉ mới được vận dụng. Trước đây, việc sử dụng dịch vụ tư vấn mới chỉ được các tổ chức tư vấn trên thế giới thực hiện khi thực hiện các dự án tài trợ như các dự án sử dụng các nguồn vốn phát triển chính thức (OD ) do các tổ chức quốc tế và nước ngoài thực hiện tại Việt Nam. 449
  2. Cho đến ngày nay, dịch vụ tư vấn đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng thâm nhập vào đời sống kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện các dự án ở nước ta, dịch vụ tư vấn đã được hình thành và phát triển ở tất cả các giai đoạn của chu trình dự án như dịch vụ tư vấn khảo sát, nghiên cứu và lập dự án; dịch vụ tư vấn thiết kế kỹ thuật và lập dự toán; dịch vụ tư vấn thẩm định dự án; dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình,... Ngày nay, các hoạt động tư vấn này được quy định trong các văn bản pháp luật như Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, ban hành ngày 26/11/2013. Theo quy định tại Điều 4 của Luật Đấu thầu 43/2013/QH13, ”dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.” Trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, các hoạt động mua sắm, các dịch vụ tư vấn có thể được triển khai theo phương thức đấu thầu để chọn ra nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu và có giá chào thầu tốt nhất cho chủ đầu tư. Trong quá trình đó, xuất hiện các chủ thể như Chủ đầu tư, Bên mời thầu, Nhà thầu tư vấn và các khái niệm như hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất,... Nhà thầu tư vấn là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời quan tâm của chủ đầu tư. Nhà thầu có thể là các tổ chức, doanh nghiệp tư vấn như các tổng công ty, các công ty kinh doanh, các liên doanh, các Viện nghiên cứu, các trường đại học,... có tư cách pháp nhân. Nhà thầu cũng có thể là các chuyên gia tư vấn độc lập, các cá nhân hoạt động độc lập hoặc thuộc một tổ chức do Nhà nước, liên doanh hoặc tư nhân quản lý. Nhà thầu tư vấn phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:  Có đủ trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời quan tâm. Nhà thầu tư vấn là tổ chức phải có chức năng chuyên môn phù hợp với công việc và được thể hiện trong một văn bản pháp lý cụ thể (giấy đăng ký kinh doanh, quyết định về chức năng nhiệm vụ, quyết định thành lập,...). Chuyên 450
  3. gia tư vấn phải có chứng chỉ, bằng cấp xác nhận trình độ chuyên môn phù hợp. Những yêu cầu nêu trên cần được thể hiện cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời quan tâm làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.  Chịu trách nhiệm trước Bên mời thầu về tính đúng đắn, chính xác khách quan về chuyên môn và hoàn thành công việc theo đúng nội dung đã ghi trong hợp đồng đã được các bên ký.  Không được tham gia đánh giá kết quả công việc do mình thực hiện các gói thầu mua sắm hàng hóa hoặc xây lắp do mình thực hiện. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thông qua đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn phải được tiến hành theo đúng trình tự sau đây:  (1) Chuẩn bị đấu thầu: Tùy theo phương thức và hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn áp dụng, công tác chuẩn bị đấu thầu thường thực hiện các công việc chủ yếu gồm: lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu; lập hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ mời quan tâm; phê duyệt hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ mời quan tâm; mời thầu.  (2) Tổ chức đấu thầu: Bước tổ chức đấu thầu được thực hiện nhằm cung cấp cho nhà thầu hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ mời quan tâm, làm rõ hoặc trả lời các thắc mắc của nhà thầu về các nội dung thuộc hồ sơ mời thầu đảm bảo cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tiếp nhận, quản lý hồ sơ dự thầu.  (3) Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu: Mở thầu là giai đoạn đầu của đánh giá hồ sơ dự thầu. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, tại lễ mở thầu, Bên mời thầu chỉ công khai các thông tin chung và thông tin chi tiết thuộc đề xuất kỹ thuật. Túi đề xuất tài chính được niêm phong và quản lý theo chế độ mật. Bên mời thầu sẽ tiến hành hoạt động đánh giá sơ bộ và đánh giá hồ sơ dự thầu về mặt kỹ thuật. Hồ sơ dự thầu (túi đề xuất tài chính) của nhà thầu chỉ được mở công khai tại lễ mở thầu về tài chính nếu nhà thầu được đánh giá là đạt yêu cầu sau đánh giá sơ bộ và đánh giá về mặt kỹ thuật. Sau đó, Bên mời thầu sẽ tiến hành đánh giá về tài chính, đánh giá tổng hợp và xếp hạng nhà thầu.  (4) Thương thảo hợp đồng: Nhà thầu xếp thứ nhất trong giai đoạn đánh giá hồ sơ dự thầu sẽ được báo cáo và kiến nghị là nhà thầu trúng thầu lên chủ đầu tư thông qua. Để chuẩn bị cho việc phê duyệt kết quả đấu thầu, Bên mời thầu cần tiến hành bước gặp gỡ thương thảo hợp đồng. Ở giai đoạn này, tất cả những nội dung của hợp đồng sẽ được hai bên trao đổi và đi tới thống nhất cho một bản hợp đồng sẽ được kỹ kết. 451
  4.  (5) Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu: Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, các tổ chức, cơ quan và cá nhân được giao nhiệm vụ thẩm định kết quả đấu thầu sẽ tiến hành thẩm định kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định lên chủ đầu tư. Với các kết quả không có ý kiến phản đối, chủ đầu tư sẽ phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc yêu cầu thực hiện bổ sung, thậm chí hủy đấu thầu.  (6) Thông báo kết quả đấu thầu: Dựa vào kết luận của chủ đầu tư, Bên mời thầu sẽ tiến hành thông báo kết quả đấu thầu trên các phương tiện thông tin được pháp luật quy định. Bên mời thầu cũng gửi kết quả đấu thầu cho nhà thầu trúng thầu kèm theo kế hoạch thương thảo, hoàn thiện hợp đồng phục vụ cho việc ký hợp đồng.  (7) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng: Trước khi ký hợp đồng thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn, Bên mời thầu và nhà thầu được công bố trúng thầu cần phải thương thảo về các điều khoản trong hợp đồng, cần làm rõ những nội dung về kỹ thuật và tài chính làm cơ sở cho chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thống nhất và ký hợp đồng. Hợp đồng đã ký kết là cơ sở cho việc triển khai thực hiện gói thầu. 2. Thực trạng đấu thầu gói thầu dịch vụ tƣ vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian gần đây Nghiên cứu hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ các năm 2014 đến 2016, có thể rút ra một số nhận định, đánh giá khái quát sau đây: 2.1. Hoạt động đấu thầu các gói thầu tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra sôi động và chiếm phần lớn trong đấu thầu các gói thầu tư vấn trên cả nước Cùng với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa, đấu thầu xây lắp đã và đang diễn ra trên khắp mọi miền tổ quốc, hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn cũng diễn ra khá sôi động. Theo tài liệu của Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được các tác giả tổng hợp, trong các nước trong ba năm 2014, 2015 và 2016 đã tổ chức 10.591 cuộc đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn. Trong khi đó, riêng thành phố Hà Nội đã tổ chức đấu thầu 2.952 gói thầu dịch vụ tư 452
  5. vấn, chiếm 27,9% so với cả nước. Bình quân, mỗi ngày làm việc, trên cả nước có tổ chức trên 15 cuộc đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn, nếu tính riêng thành phố Hà Nội mỗi ngày tổ chức 4 cuộc đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn. Xét về mặt giá trị, trong khi cả nước tổ chức đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trong ba năm 2014, 2015 và 2016 đạt giá trị 5.484,513 tỷ đồng (tính theo giá gói thầu) thì tổng giá trị đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng trong ba năm trên là 2.021,961 tỷ đồng (tính theo giá gói thầu), chiếm 27,94%. Bảng 1 dưới đây thể hiện chi tiết kết hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trong ba năm 2014, 2015 và 2016 trên cả nước và đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả đấu thầu dịch vụ tƣ vấn năm 2014 đến 2016 Đơn vị Năm Năm Năm Chỉ tiêu tính 2014 2015 2016 1. Tổng số gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trong năm (bao gồm cả gói thầu không có nhà thầu trung thầu và hủy đấu thầu) - Trên toàn quốc Gói thầu 2.614 1.845 6.132 - Trên địa bàn thành phố Hà Nội Gói thầu 766 596 1.590 - Tỷ lệ gói thầu dịch vụ tư vấn tổ 29,34 32,33 25,98 % chức trên địa bàn thành phố Hà Nội so với trên toàn quốc. 2. Tổng giá trị toàn bộ các gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trong năm (theo giá gói thầu) - Trên toàn quốc Tỷ đồng 1.756,238 1.274,125 4.204,443 - Trên địa bàn thành phố Hà Nội Tỷ đồng 525,042 360,065 1.136,854 - Tỷ lệ về giá trị toàn bộ các gói thầu tổ chức trên địa bàn thành phố % 29,90 28,25 27,02 Hà Nội so với trên toàn quốc. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ KH & ĐT 453
  6. 2.2. Các gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức đấu thầu trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm tất cả các lĩnh vực tư vấn theo quy định của luật pháp, nhưng theo tỷ lệ khác nhau Theo tổng hợp của đồng tác giả, các gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội trải dài trên tất cả các lĩnh vực từ tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế đến tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, tư vấn đánh giá thực hiện dự án (xem Bảng 2). Sau đây là 3 lĩnh vực tư vấn có tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị các gói thầu đã được tổ chức đấu thầu trong ba năm 2014 đến 2016.  Dịch vụ tư vấn lập dự án (nói chung): bao gồm các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư; gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo tiền khả thi, lập thiết kế kỹ thuật, lập dự án,... Về số lượng, các gói thầu dịch vụ tư vấn lập dự án chiếm tỷ trọng 43 đến 46% tổng số các gói thầu dịch vụ tư vấn.  Dịch vụ tư vấn giám sát thi công công trình: bao gồm các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công các công trình giao thông; dịch vụ tư vấn giám sát thi công các công trình xây dựng nhà ở, cơ quan, văn phòng; dịch vụ tư vấn giám sát thi công trình hạ tầng đô thị và nông thôn,... Về số lượng, các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công công trình chiểm tỷ trọng khoảng 15% đến 18% tổng số các gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.  Dịch vụ tư vấn thẩm định: bao gồm các gói thầu dịch vụ tư vấn thẩm định dự án, thẩm định báo báo kinh tế - kỹ thuật công trình, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả đấu thầu,... Nhóm dịch vụ tư vấn này chiếm tỷ trọng từ 9,5 đến 11% tổng số lượng các gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. 454
  7. Bảng 2: Cơ cấu đấu thầu các gói thầu dịch vụ tƣ vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội các năm 2014 đến 2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Cơ Số Cơ Số Cơ Số gói gói gói thầu cấu cấu cấu thầu thầu Đấu thầu tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội 766 100% 596 100% 1.590 100% Trong đó: 1. Tư vấn khảo sát, lập báo cáo Kinh tế Kỹ thuật, lập dự 332 43,6% 272 46,2% 705 44,6% án,… (gọi chung là tư vấn lập dự án) 2. Tư vấn giám sát thi công 126 16,35% 90 14,9% 278 17,4% công trình 3. Tư vấn thẩm định 88 11,4% 62 10,4% 156 9,8% 4. Tư vấn thiết kế 74 9,63% 59 9,91% 134 8,4% 5. Tư vấn Điều hành dự án 38 4,88% 25 3,9% 56 3,5% 6. Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, 42 5,4% 33 5,0% 97 6,04% lập hồ sơ yêu cầu 7. Tư vấn khác (đánh giá dự án, tuyển chọn nhân sự, đào tạo, 66 8,57% 55 9,2% 163 10,2% lập chiến lược,…) Nguồn: Theo phân tích của tác giả dựa trên số liệu tổng hợp của Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.3. Các gói thầu dịch vụ tư vấn có giá trị càng cao thì tỷ trọng càng giảm đi, trong đó các gói thầu có giá trị từ 200 triệu đồng trở xuống chiếm đến khoảng 65% Phân tích kết quả đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được công bố, trong ba năm 2014 đến 2016, trong số 2.952 gói thầu đã đấu thầu, chỉ có 37 gói thầu không có nhà thầu trúng thầu hoặc phải hủy đấu thầu, chiếm 1,4% tổng số gói thầu được tổ chức. Xét về giá trị tính theo giá gói thầu, các gói thầu dịch vụ tư vấn trải rộng từ 4 triệu đồng/gói thầu đến 41 tỷ 455
  8. đồng/gói thầu. Trong đó, các gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức đấu thầu có giá trị từ 200 triệu đồng trở xuống chiếm khoảng 60 đến 65%. Tỷ trọng các gói thầu dịch vụ tư vấn có giá trị càng cao, càng giảm đi. Bảng 3 phân tích cơ cấu gói thầu dịch vụ tư vấn theo giá trị tính theo giá gói thầu. Bảng 3: Cơ cấu các gói thầu dịch vụ tƣ vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội các năm 2014 đến 2016 theo giá gói thầu đƣa ra đấu thầu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tiêu chí Số Số Số Cơ Cơ Cơ gói gói gói cấu cấu cấu thầu thầu thầu Tổng số gói thầu đấu thầu trên địa bàn thành phố Hà Nội (không tính các gói thầu không có nhà thầu trúng thầu 758 100% 585 100% 1.572 100% hoặc hủy thầu) Trong đó: 1. Gói thầu có giá gói thầu bằng và 477 63% 393 67% 951 60,5% thấp hơn 200 triệu đồng 2. Gói thầu có giá gói thầu trên 200 62 8,2% 50 8,5% 127 8,07% triệu đồng đến 400 triệu đồng 3. Gói thầu có giá gói thầu từ trên 65 8,5% 48 8,1% 138 8,77% 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng 4. Gói thầu có giá gói thầu từ trên 64 8,44% 32 5,4% 110 6,99% 600 triệu đồng đến 1 tỷ đồng 5. Gói thầu có giá gói thầu từ trên 1 51 6,72% 38 6,5% 89 5,66% tỷ đồng đến 2 tỷ đồng 6. Gói thầu có giá gói thầu từ trên 2 32 4,2% 20 3,4% 21 1,33% đồng đến 10 tỷ đồng 7. Gói thầu có giá gói thầu từ trên 10 tỷ đồng đến mức cao nhất (Năm 2014 7 0,9% 5 0,8% 16 1,01% là 41 tỷ đồng; Năm 2015 là 36 tỷ đồng và năm 2016 là 39 tỷ đồng) Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả qua 3 năm 2014, 2015 và 2016 456
  9. Thông tin trên là cơ sở cho việc phân loại và quản lý hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, trên cả nước nói chung. Để giảm thiệt hại cho nhà thầu, giảm các chi phí không cần thiết cho việc lựa chọn nhà thầu cũng như chuẩn bị đấu thầu của cả bên mời thầu và nhà thầu, có thể giới hạn giá trị các gói thầu được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc phải thực hiện hình thức đấu thầu rộng rãi hay đấu thầu hạn chế. 2.4. Có sự thay đổi lớn về số lượng và tổng giá trị các gói thầu được tổ chức đấu thầu trước trong và sau Đại hội Đảng Bảng 4 dưới đây tổng hợp kết quả đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn ba năm 2014, 2015 và 2016 được tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả đấu thầu dịch vụ tƣ vấn năm 2014 đến 2016 Đơn vị Năm Năm Năm Chỉ tiêu tính 2014 2015 2016 3. Tổng số gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trong năm (chỉ tính các gói thầu có kết quả đấu thầu) - Trên toàn quốc Gói thầu 2.583 1.809 6.049 - Trên địa bàn thành phố Hà Nội Gói thầu 758 585 1.572 - Tỷ lệ gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội so với % 29,34 32,33 25,98 trên toàn quốc 4. Tổng giá trị toàn bộ các gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trong năm (theo giá gói thầu, chỉ tính các gói thầu có kết quả trung thầu) - Trên toàn quốc Tỷ đồng 1.756,238 1.274,125 4.204,443 - Trên địa bàn thành phố Hà Nội Tỷ đồng 525,042 360,065 1.136,854 - Tỷ lệ về giá trị toàn bộ các gói thầu tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội so % 29,90 28,25 27,02 với trên toàn quốc 457
  10. Đơn vị Năm Năm Năm Chỉ tiêu tính 2014 2015 2016 5. Tổng giá trị trung thầu toàn bộ các gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trong năm (theo giá trung thầu) - Trên toàn quốc Tỷ đồng 1.597,638 1.145,752 3.783,600 - Trên địa bàn thành phố Hà Nội Tỷ đồng 467,729 312,469 1011,104 - Tỷ lệ về giá trị 458 trúng thầu toàn bộ các gói thầu tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội so với trên toàn quốc % 30,17 27,25 26,43 6. Tổng giá trị tiết kiệm toàn bộ các gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trong năm - Trên toàn quốc Tỷ đồng 158,600 129,373 424,843 - Trên địa bàn thành phố Hà Nội Tỷ đồng 57,313 44,496 125,750 7. Tỷ lệ tiết kiệm so với giá gói thầu tính cho tất cả các gói thầu dịch vụ tư vấn % 9,03% 10,12 10,09 - Trên toàn quốc % 11,72% 12,35 11,07 - Trên địa bàn thành phố Hà Nội Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Cục Quản lý đấu thầu, Bộ KH & ĐT Qua kết quả tổng hợp trên, ta dễ dàng nhận thấy: Sự kiện Đại hội Đảng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn trong cả nước nói chung, cũng như của thành phố Hà Nội nói riêng. Đầu năm 2016 là thời điểm tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam (diễn ra từ ngày 20 - 28/1/2016). Đại hội Đảng thường là cột mốc cho chặng đường 5 năm thực hiện các chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Sự kiện này đã được phản ánh vào công tác tổ chức thực hiện đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn. Trước Đại hội đảng 1, 2 năm, hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn bị giảm sút, nhất là sang năm tổ chức đại hội đảng các cấp (2015) chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc diễn ra vào đầu năm 2016. Sau Đại hội đảng, hoạt động tổ chức đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức với số lượng tăng lên rất cao, chuẩn bị cho một giai đoạn dài 5 năm tiếp theo. Điều trên có thể là một diễn tiến không tốt làm giảm nhịp độ xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Các chủ đầu tư và bên mời thầu nên cân nhắc để có kế hoạch tổ chức đấu thầu dịch vụ tư vấn sao cho dàn đều, tránh tập trung quá mức vào lúc này, nhưng lại suy giảm vào thời gian khác. 458
  11. 2.5. Tính cạnh tranh trong đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn chưa cao. Phần lớn kết quả trúng thầu có giá trúng thầu ngang bằng với giá gói thầu Nhìn vào Bảng 4 trên đây là xem xét các thông tin chi tiết từ kết quả đấu thầu trong ba năm 2014, 2015 và 2016, ta dễ dàng nhận thấy tính cạnh trạnh trong đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trên cả nước nói chung, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng là không cao. Thứ nhất, số lượng gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức có kết quả trúng thầu là chủ yếu. Số lượng gói thầu dịch vụ tư vấn không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu hoặc phải hủy đấu thầu là không lớn. Chẳng hạn, trong năm 2014, Hà Nội tổ chức 766 cuộc đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn thì chỉ có 8 cuộc thầu không lựa chọn được nhà thấu trúng thầu hoặc phải hủy đấu thầu. Trong năm 2015 Hà Nội tổ chức đấu thầu 596 cuộc đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn thì chỉ có 11 cuộc thầu không lựa chọn được nhà thấu trúng thầu hoặc phải hủy đấu thầu. Trong năm 2016 Hà Nội tổ chức đấu thầu 1590 cuộc đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn thì chỉ có 18 cuộc thầu không lựa chọn được nhà thấu trúng thầu hoặc phải hủy đấu thầu. Thứ hai, nhìn vào kết quả trúng thầu, phần lớn các gói thầu có kết quả giá trúng thầu bằng với giá gói thầu. Số tiết kiệm so với giá gói thầu được duyệt thường ở mức xác định (10% đến 12%). Thứ ba, sau khi thông báo mời thầu, số lượng nhà thầu đăng ký tham dự khá đông, từ 3 đến 10 nhà thầu mua hồ sơ mười thầu. Nhưng đến thời điểm đóng thầu thường chỉ có ít nhà thầu tham dự thầu (bình quân 2 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu). Điều này có thể thấy qua quan sát được tổng hợp trên Bảng 5 của nhóm nghiên cứu. Bảng 5: Thực trạng tham dự thầu các gói thầu dịch vụ tƣ vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội các năm 2014 đến 2016 (Qua khảo sát đủ 100 gói thầu mỗi năm) Số nhà thầu đăng ký, mua Hồ Số nhà thầu thực sự tham dự Năm sơ mời thầu (tính đến thời điểm thầu (Nộp Hồ sơ dự thầu tính đóng thầu) đến thời điểm đóng thầu) 2014 3,99 1,92 2015 4,12 2,04 2016 3,96 2,08 Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả qua 3 năm 2014, 2015 và 2016) 459
  12. 3. Một số vấn đề cần nghiên cứu tiếp để hoàn thiện hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tƣ vấn Trên cơ sở kết quả tổng hợp trên đây về đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhóm tác giả đề xuất một số vấn đề sau đây nhằm tiếp tục nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện công tác đấu thầu nói chung, đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Thứ nhất, cần nghiên cứu có giải pháp để khuyến khích hơn nữa sự cạnh tranh của nhiều nhà thầu giúp bên mời thầu, chủ đầu tư có nhiều lựa chọn hơn, và do đó tìm ra được nhà thầu có chất lượng thực hiện gói thầu với giá trúng thầu hợp lý hơn. Mục tiêu lớn nhất của việc chuyển sang thực hiện cơ chế đấu thầu đối với hoạt động mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn là xóa bỏ cơ chế ”xin, cho” đã tồn tại trong một thời gian quá dài trước đây ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua rất nhiều thay đổi cơ chế, chính sách và luật pháp về đấu thầu, đến nay hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn vẫn rất kém cạnh tranh. Trước mỗi cuộc đấu thầu, số nhà thầu quan tâm mua hồ sơ mời thầu tương đối cao. Nhưng, đến thời điểm đóng thầu, số nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu rất khiêm tốn. Do vậy, tính cạnh tranh không cao, nhiều trường hợp có thể nói vẫn là cơ chế “xin, cho” cải biên. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu cụ thể để xem vì sao số nhà thầu tham dự đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn lại thấp? Làm thế nào để tăng số nhà thầu tham dự lên để tăng tính cạnh tranh lên, cũng có nghĩa là xóa bỏ về thực chất cơ chế “xin, cho”. Thứ hai, giảm thiểu các tác động của các nhân tố thay đổi chính sách, thay đổi bộ máy lãnh đạo đến hoạt động đấu thầu nói chung, hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Tác nhân “tổ chức đại hội đảng các cấp để tiến tới Đại hội đảng toàn quốc 5 năm một lần” đã và đang gây ra sự phân bổ không hợp lý các cuộc đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn cũng làm cho hoạt động đấu thầu không phản ánh đúng nhu cầu mua sắm dịch vụ tư vấn. Thực tế cho thấy càng đến gần Đại hội đảng toàn quốc, hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn càng giảm đi, chờ đợi thậm chí phải dừng lại làm cho các hoạt động kinh tế xã hội bị sa sút. Sự sa sút đó của hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn cũng đồng nghĩa với việc phát triển chậm lại của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và do 460
  13. đó, không phải là mục tiêu hướng tới của việc tổ chức các Đại hội Đảng toàn quốc. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu tìm giải pháp nhằm triển khai bình thường các cuộc đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trong cả nước nói chung, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Thứ ba, cần có nghiên cứu giúp nhà thầu cân nhắc, tính toán để tham dự thầu một cách hiệu quả, tránh hiện tượng chỉ tham gia khi thấy dấu hiệu ”trúng thầu”. Thực tế, cho thấy nhu cầu cung cấp và thực hiện các dịch vụ tư vấn của các nhà thầu cho nền kinh tế quốc dân là rất lớn. Chuyển sang lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu dịch vụ tư vấn tức là các nhà thầu tư vấn muốn có thêm công việc cho mình, cần phải tham dự thầu, ganh đua với nhiều nhà thầu khác để được lựa chọn và có được hợp đồng kinh tế. Nếu tham dự thầu mà không thắng thầu, nhà thầu đó một mặt tốn công, tốn sức cho việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu, mặt khác vẫn không có được thêm việc làm, có thể giảm uy tín. Chính vì vậy, nhà thầu phải cân nhắc khi tham dự là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, nhà thầu tự ti, thiếu quyết đoán nên đã không tham dự thầu nên tự mình hạn chế thành công của mình. Vì lý do trên, cần có nghiên cứu, đề xuất giải pháp giúp nhà thầu vượt qua được thử thách, sẵn sàng đương đầu với khó khăn để trúng thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trong thời gian tới. Thứ tư, các nhà thầu và cả các chủ đầu tư, cả bên mời thầu đều mong muốn Nhà nước ta giảm bớt sự thay đổi pháp luật, quy định, nghị định, hướng dẫn để giúp họ giảm thiểu những sai sót không đáng có trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, pháp luật về đấu thầu thay đổi quá nhanh chóng, và do đó các văn bản dưới luật cũng thay đổi liên tục làm cho việc cập nhật những điểm mới không kịp. Do đó, tất cả các bên từ chủ đầu tư đến bên nhà thầu và nhà thầu đều lúng túng khi triển khai. Chỉ bàn về Luật Đấu thầu, từ năm 2005 đến 2016, Việt Nam đã có 3 văn bản về Luật làm thay đổi các hoạt động đấu thầu được ban hành. Đó là vào năm 2005, Luật Đấu thầu 61/2005/QH 11 được ban hành ngày 29/11/2015. Sau chưa đầy 4 năm, đến ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội nước ta lại ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điểm của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12. Cũng chưa đầy 4 năm sau nữa, Quốc hội lại ban hành Luật Đấu thầu mới, Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013. Kèm 461
  14. theo đó, các văn bản dưới luật được Thông qua như Nghị định, thông tư hướng dẫn,... Có bản Nghị định được ban hành sau khi ban hành Luật rất lâu mới được ban hành. Kiến nghị của các tác giả là cần thay đổi cách ban hành Luật, Nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan đến đấu thầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các bên có liên quan như chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu hiểu và tuân thủ. Tránh tình trạng, vừa mới ban hành một thời gian ngắn đã thay đổi, chỉnh sửa. Tài liệu tham khảo 1. Cục Quản lý Đấu thầu (2011), Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2011 của Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về “Quy trình đấu thầu hiệu quả cấp Xã, Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội”. 2. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009. 4. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 5. Trần Văn Hùng (2006). Luận án Tiến sỹ của NCS Trần Văn Hùng với đề tài “Nâng cao chất lượng Đấu thầu các công trình giao thông ở Việt Nam” năm 2006. 6. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Trang thông tin điện tử, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 462
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2