intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đậu xanh: Khắc tinh của bệnh tật!

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

145
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đậu xanh: Khắc tinh của bệnh tật! Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh (ĐX) còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh rất hiệu quả. Loại thực phẩm này đã được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời. Sách nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh viết: “ĐX không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiêu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”… Món ăn giải độc ĐX còn gọi là đậu chè, đậu tằm, đậu tắt, lục đậu. Có tên khoa học Vigna radiata (L.)...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đậu xanh: Khắc tinh của bệnh tật!

  1. Đậu xanh: Khắc tinh của bệnh tật! Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh (ĐX) còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh rất hiệu quả. Loại thực phẩm này đã được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời. Sách nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh viết: “ĐX không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiêu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”… Món ăn giải độc ĐX còn gọi là đậu chè, đậu tằm, đậu tắt, lục đậu. Có tên khoa học Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata (Phaseolus radiatus L.), thuộc họ Đậu -Fabaceae. Cây ĐX thuộc loại cây thảo mọc đứng, cao cỡ 50cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá. Hoa màu vàng lục. Quả đậu hình trụ, mảnh, có lông, trong chứa nhiều hạt hình trụ ngắn, gần hình cầu, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa. Hạt ĐX có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2 - 2,5mm. Người ta thu hái quả, phơi khô, lấy hạt để làm thực phẩm, chế biến các thức ăn như: cháo, xôi, bánh, chè, xay thành bột làm miến, rang vàng tán bột làm thực phẩm ngũ cốc dinh dưỡng… hoặc ủ cho lên mầm để làm giá ĐX.
  2. Đậu xanh Theo Đông y, ĐX có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, ích khí lực, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Thường dùng dưới dạng nấu cháo ăn, hoặc nấu nước uống trong các trường hợp: cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên. Ngoài ra, ĐX rất có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi... Nước nấu ĐX, cam thảo (ĐX 120g, cam thảo sống 60g), có tác dụng giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín...), uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…), giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, ngộ độc nấm. Những món ăn phòngchống các loại bệnh ôn nhiệt vào mùa hè
  3. Cháo ĐX, lá sen: ĐX (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi 1 cái, gạo tẻ 100g. Lá sen rửa thật sạch, để ráo. ĐX và gạo đãi sạch rồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo chín, dùng lá sen đậy lên trên mặt nồi cháo. Đun lửa nhỏ một thời gian, đến khi cháo có màu xanh nhạt là được. Hoặc dùng: ĐX (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi l/4 lá, gạo tẻ 100g. ĐX rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Lá sen rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo vo sạch, để ráo. Khi ĐX chín mềm, cho gạo tẻ và lá sen vào nấu nhừ thành cháo loãng. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 tô, vào lúc đói bụng. Món ăn này có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì. Cháo ĐX, sắn dây: bột sắn dây 50g (hoặc củ sắn dây 100g), ĐX (để nguyên vỏ) 100g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ và ĐX vo sạch, đem ninh nhừ thành cháo. Khi chín, cho bột sắn dây đã hòa nước vào, khuấy đều, đun thêm một lát là được (nếu dùng củ sắn dây thì cho vào cùng lần với gạo và ĐX). Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát, là món ăn có ích cho sức khỏe trong mùa hè nóng nực, rất tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não. Canh ĐX: nấu canh ĐX ăn rất tốt cho người bị bí tiểu. Trường hợp có đau rát ở đường niệu, có thể dùng 500g giá ĐX giã nát lấy nước, cho thêm đường vào uống. Khi bị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa do trúng độc hơi than, có thể nấu canh ĐX để ăn, hoặc dùng bột ĐX 30g, hòa với nước sôi để uống. Lưu ý: nên dùng ĐX còn nguyên vỏ, vì theo Đông y, vỏ ĐX có vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt hơn thịt hạt đậu, còn giúp sáng mắt, lợi tiểu, trừ phiền. Dùng ngoài, ĐX được chế biến như sau: - Chữa giời leo: ĐX rửa sạch, giã nát nhuyễn (hoặc nhai sống), lấy bã đắp vào chỗ đau.
  4. - Bột ĐX, hoạt thạch: bột ĐX 20g, bột hoạt thạch 30g, hai thứ trộn đều, dùng xoa lên những chỗ bị rôm sảy. - Chữa dị ứng sơn: ĐX sống 100g, rửa thật sạch, ngâm nước trong 12 giờ, lấy ra giã nát thành dạng vữa, cho thêm 30g kim ngân hoa đã nghiền nát, hai thứ trộn đều, đắp vào chỗ bị lở sơn. Lương y ĐINH CÔNG BẢY
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2