YOMEDIA
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
Đẩy mạnh liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu tại khu vực miền Trung nước ta
46
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết này bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng thông qua thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp tác giả sẽ khái quát một số vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng sản phẩm, nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu ở khu vực miền Trung nước ta, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết, cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng này.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đẩy mạnh liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu tại khu vực miền Trung nước ta
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG NƢỚC TA PUSHING UP CONNECTION IN SUPPLY CHAIN OF EXPORT AQUATIC PRODUCTS IN CENTRAL VIETNAM. ThS. Vũ Văn Thịnh Trường Đại học Thương Mại vuthinhdhtm@gmail.com TÓM TẮT Thủy sản nói chung và thủy sản xuất khẩu (TSXK) nói riêng là một trong những ngành kinh tế trọng điểm ở khu vực miền Trung nước ta. Tuy nhiên lĩnh vực này ở khu vực đang gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là trong việc liên kết, cộng tác giữa các cá nhân, tổ chức với nhau để cùng phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập như ngày nay. Do vậy miền Trung cần tập trung tạo ra sự kết nối giữa các thành phần này thành một chuỗi cung ứng sản phẩm TSXK hiệu quả. Trong bài viết này bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng thông qua thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp tác giả sẽ khái quát một số vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng sản phẩm, nghiên cứuthực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm TSXK ở khu vực miền Trung nước ta, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết, cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng này. Từ khóa: Thủy sản xuất khẩu, liên kết, cộng tác, doanh nghiệp, chuỗi cung ứng,khu vực miền Trung ABSTRACT Seafood in general orseafood exports particular is one of the key economic sectors in the central region of our country. This field, however, in the region is facing numerous problems, especially in the collaboration between individuals and organizations in oder to ensure sustainable development in the context of integration today. From the, the areashould focus on creating a connection between these components to make an efficiencyexport seafood products supply chain. In this paper, by using qualitative research methods combined with quantitative through the collection and processing of secondary data, I will outlines some theoretical issues of the supply chain, a baseline study export fishery products supply chain in the central region of our country, which proposed a number of measures to promote collaboration between members of this supply chain. Keywords: seafood exports, collaboration, enterprises, supply chain, the central region 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cung ứng sản phẩm 1.1. Khái niệm và cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm 1.1.1. Khái niệm Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trƣờng kinh doanh nào, các doanh nghiệp (DN) không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng nhƣ khách hàng của họ. Cho tới nay, có khá nhiều tác giả với những cách tiếp cận khác nhau về chuỗi cung ứng sản phẩm. Chẳng hạn, theo Lambert và Ellram (1998), Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trƣờng. Theo Chopra và Mendle (2007), chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và ngƣời phân phối mà còn cả ngƣời vận chuyển, nhà xƣởng, ngƣời bán lẻ và bản thân khách hàng. Nhƣ vậy có thể hiểu chuỗi cung ứng là một mạng lƣới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dƣới, trong các quá trình và hoạt động từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, đến sản xuất và cung ứng sản phẩm đầu ra nhằmđáp ứng nhu cầu và tạo ra giá trị cho khách hàng. Việc thiết kế và quản trị các dòng trong chuỗi cung ứng, bao gồm dòng sản phẩm, dòng thông tin và dòng tài chính, có mối quan hệ chặt chẽ với thành công của chuỗi cung ứng. Các 157
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG quyết định của chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong thành công hay thất bại của một công ty. 1.1.2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là một mạng lƣới bao gồm các tổ chức có liên quan. Tùy thuộc vào số lƣợng và các loại hình các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng mà cấu trúc của chuỗi cung ứng có sự khác nhau. Có 3 hình thức cấu trúc chuỗi cung ứng là: (i) Chuỗi cung ứng giản đơn hay trực tiếp bao gồm nhà cung cấp, công ty và khách hàng; (ii) chuỗi cung ứng mở rộng bao gồm các thành viên nhƣ chuỗi cung ứng giản đơn và đƣợc mở rộng ra với sự tham gia của nhà cung cấp đầu tiên và khách hàng cuối cùng; (iii) chuỗi cung ứng hoàn chỉnh bao gồm các thành viên trong chuỗi cung ứng mở rộng và có sự tham gia của các đơn vị cung cấp dịch vụ cho các thành viên chính trong chuỗi. (xem hình 1) Nguồn: [01] Hình 1: Cấu trúc chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Nhƣ vậy, chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, bao gồm các thành phần là: (i) Nhà cung cấp (Suppliers): bao gồm nhà cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình tạo ra nguyên vật liệu cho sản xuất, nhà cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, nhà cung cấp sản phẩm cho phân phối và nhà cung cấp của khách hàng cuối cùng. (ii) Nhà cung cấp dịch vụ bổ trợ(Vendors):Là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sảnxuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Họ có thể là đơn vị thu mua nguyên vật liệu, nhà thiết kế sản phẩm, công ty dịch vụ logistic, ngân hàng, công ty nghiên cứu thị trƣờng và marketing. (iii) Nhà sản xuất (Manufacturers): thực hiện mộtphần hay toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm. Gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và sản xuất thành phẩm. Trong chuỗi cung ứng hiện đại khái niệm nhà cung cấp vànhà sản xuất đôi khi không phân biệt (nhà cung cấp trong chuỗi này có thể là nhà sản xuất trong bƣớc/chuỗi khác và ngƣợc lại. (iv) Nhà phân phối (Distributions): Là công ty tồn trữ hàng với số lƣợng lớn từ sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhằm đáp ứng sự biến động nhu cầu về sản phẩm. (v) Nhà bán lẻ (Retailers): Tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lƣợng nhỏhơn. Dự báo, nắm bắt nhu cầu sảm phầm, đặt hàng nhà sản xuất, dự trữ, và cung cấp đáp ứng nhu cầu khu vực nhỏ. (vi) Khách hàng cuối cùng (Customers/end-users): là những cá nhân /tổ chức có nhu cầu và tiêu dùng sản phẩm của hệ thống.. 158
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 1.2. Liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm Quan hệ cộng táccó thể đƣợc xem nhƣ là yếu tố quyết định trong quá trình trao đổi giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, có tầm quan trọng cho phép những thành viên trong hệ thống đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra và đáp ứng tốt nhất những mong đợi của ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Thực tế, sự thiết lập một quan điểm về quan hệ cộng tác là một quyết định có tính chiến lƣợc theo những mục tiêu chung. Theo Joffre et Koenig (1992), sự phối hợp trong quá trình cung ứng sản phẩm là điều kiện tiên quyết phát triển giữa các DN về các nguồn lực cũng nhƣ những nỗ lực trong quan hệ. Những chủ thể trong quá trình quan hệ phối hợp nhau nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình phân phối. Quan điểm hợp tác trong quan hệ trao đổi là một trong những phƣơng tiện hiệu quả nhằm phát triển và kiểm soát hoặc giảm thiểu sự cạnh tranh giữa các chủ thể. Hơn thế, quan hệ cộng tác cung ứng cho các thành viên trong hệ thống phân phối các nỗ lực nhằm đạt đƣợc các mục tiêu bền vững, cải thiện về hiệu quả trong quan hệ và nâng cao khả năng cung cấp và phục vụ khách hàng. Theo Cohen và Roussen (2006), có 4 mức độ cộng tác cơ bản là: giao dịch, hợp tác, phối hợp và đồng bộ (xem hình 2). Trong đó: Nguồn: [10] Hình 2: Các mức độ cộng tác trong chuỗi cung ứng Mức độ đầu tiên là cộng tác theo giao dịch, hình thức cộng tác này nhằm hƣớng tới thực thi các giao dịch giữa các đối tác đảm bảo tính hiệu quả. Ở đây, các doanh nghiệp chú trọng vào việc giảm thiểu các giao dịch hàng ngày và đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp quy mô thị trƣờng không lớn và không ổn định. Các nhà cung cấp chỉ thuần túy bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mà ít tham gia vào chuỗi cung ứng. Mức độ thứ hai là cộng tác hợp tác, hình thức này đƣợc thực hiện dựa trên sự xác nhận và cam kết tự động hay chia sẻ thông tin về tình hình dự báo, dự trữ, tình trạng đặt hàng và giao hàng. Hình thức này thể hiện mối quan hệ ở mức trung hạn và đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên, Mức độ thứ ba là cộng tác phối hợp, hình thức này dựa trên sự chia sẻ giá trị, mục tiêu và chiến lƣợc tích hợp chung giữa các thành viên trong chuỗi. Hình thức này thể hiện mối quan hệ dài hạn, có kế hoạch và đòi hỏi có sự tƣơng thích các luồng thông tin và các quy trình thực hiện một cách nhịp nhàng và liên tục giữa các bên. Mức độ cuối cùng và cao nhất là cộng tác đồng bộ, hình thức này dựa trên sự chia sẻ về cả tài sản trí tuệ, nhân sự và tài sản vật chất. Các đối tác có thể hình thành các liên minh chiến lƣợc và đầu tƣ chung vào các dự án R&D, phát triển nhà cung ứng và quyền sở hữu trí tuệ. 2. Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu tại khu vực miền Trung nƣớc ta 159
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2.1. Khái quát về hoạt động của ngành thủy sản Việt Nam Ngành thủy sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Giai đoạn 2001-2013, kinh tế thủy sản đóng góp vào GDP chung toàn quốc khoảng bình quân trên 3%, ngành thủy sản góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, và giải quyết việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động thủy sản, trong đó có trên 1,89 triệu lao động chuyên thủy sản còn lại là lao động thủy sản kết hợp, góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng cƣ dân khắp cả nƣớc. Theo Tổng Cục thống kê năm 2013, tổng sản lƣợng thủy sản đạt trên 5,8 triệu tấn (tăng gấp 6,1 lần so với năm 1990, bình quân tăng 9,46%/năm trong 20 năm); thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu đến 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt trên 6,2 tỷ USD (tăng gấp 29,8 lần so năm 1990, bình quân tăng 18,5%/năm). Ngành thủy sản luôn trong tốp đầu các mặt hàng xuất khẩu của nƣớc ta và Việt Nam thuộc trong nhóm 10 nƣớc xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, trong quá trình phát triển ngành thủy sản đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức nhƣ: Tốc độ phát triển quá nhanh của xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng thế giới, các rào cản kỹ thuật đƣợc các nƣớc đƣa ra nhằm hạn chế xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là truyền thông ‖bôi nhọ‖ hàng thủy sản qua các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên và sinh thái... Ở trong nƣớc sản lƣợng khai thác hải sản đã vƣợt ngƣỡng cho phép 1,8 lần ở vùng ven bờ từ năm 2000, nguồn lợi có dấu hiệu suy thoái; Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã khai thác đến mức tới hạn, ô nhiễm môi trƣờng và dịch bệnh phát sinh, đặc biệt là tình hình biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng, tần suất xuất hiện thiên tai nhƣ; bão, lũ, triều cƣờng đã và đang có ảnh hƣởng lớn đến ngành thủy sản. Đặc biệt là vùng ven biển, trong đó vùngBắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung nƣớc ta, nơi có vị trí quan trọng đóng góp trên 20% sản lƣợng và giá trịxuất khẩu thủy sản của cả nƣớc. 2.2. Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu ở miền Trung nước ta Chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu cũng hoạt động dựa trên nguyên lý của chuỗi cung ứng với sự tham gia và phối kết hợp của các thành phần khác nhau từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, đến chế biến và cung ứng sản phẩm thủy sản đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo ra giá trị cho khách hàng quốc tế. Cụ thể các vấn đề chính trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản ở khu vực miền Trung nƣớc ta nhƣ sau: 2.2.1. Thực trạng nguồn cung cấp nguyên vật liệu ngành thủy sản xuất khẩu ở miền Trung nước ta Nguồn cung cấp nguyên vật liệu ngành thủy sản xuất khẩu ở khu vực miền Trung gồm có 2 nguồn cung cấp chính là từ khai thác thủy sản và từ nuôi trồng thủy sản. Cụ thể nhƣ sau: a) Nguồn nguyên liệu từ khai thác thủy sản tự nhiên Với đặc điểm địa lý là vùng biển trải dài khắp vùng nên miền Trung có lợi thế trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu từ khai thác thủy sản tự nhiên hơn là NTTS. Theo báo cáo 50 năm thủy sản Việt Nam, Trung Bộ luôn là khu vực có lƣợng khai thác thủy sản lớn nhất cả nƣớc, trong đó dự báo sản lƣợng của khu vực năm 2010 là 710.341 tấn và đến 2015 là 640.000 triệu tấn (chiếm 1/3 sản lƣợng cả nƣớc). Bảng 1: Sản lượng khai thác hải sản của Trung Bộ và các vùng khác Đvt: Tấn Năm Năm Năm TĐTT (%/năm) Năm 2015 2020 2030 2011- 2016- Vùng biển TT 2010 (dự báo) (dự báo) (dự báo) 2015 2020 160
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 1 Vịnh Bắc Bộ 387.535 345.000 380.000 400.000 -2,3 2,0 2 Trung Bộ 710.341 640.000 700.000 735.000 -2,1 1,8 3 Đông Nam Bộ 640884 580.000 635.000 660.000 -2,0 1,8 4 Tây Nam Bộ 487.841 435.000 485.000 505.000 -2,3 2,2 Cả nước 2.226.600 2.000.000 2.200.000 2.300.000 -2,1 1,9 Nguồn: [06] Tuy nhiên nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu TS từ khai thác tự nhiên ở nƣớc ta và đặc biệt là khu vực miền Trung vẫn còn rất nhiều vấn đề nhƣ: Chi phí đầu vào cho KTTS không ngừng tăng cao và biến động do sự bất ổn của thị trƣờng xăng dầu, trong khi giá sản phẩm không tăng hoặc tăng không tƣơng ứng, vì vậy tàu thuyền của ngƣ dân phải nằm bờ rất nhiều. Nguồn thủy sản tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng trƣớc tình trạng ngƣ dân khai thác quá mức và thƣờng xuyên khai thác trái phép. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn yếu, thiếu lực lƣợng, thiếu kinh phí, thiếu phƣơng tiện hoạt động. Bên cạnh đó, ngành thủy sản thiếu các quy hoạch chi tiết, thiếu các đánh giá thƣờng niên về ngƣ trƣờng và nguồn lợi, vì vậy thiếu cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển các đội tàu, các nghề khai thác phù hợp với từng vùng biển, từng địa phƣơng trên cả nƣớc. Mặc dù sản lƣợng khai thác lớn lớn nhƣng sản lƣợng dùng làm nguyên liệu thủy sản xuất khẩu ở khu vực miền Trung lại thấp. Theo báo cáo quy hoạch của Tổng cục Thủy sản,sản lƣợng KTTS có chất lƣợng thấp vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao ở khu vực miền Trung, trên 50% là cá tạp các loại, chỉ có thể sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi và tiêu dùng nội địa. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do cơ cấu các đội tàu hiện nay, vẫn còn nhiều phƣơng tiện, loại nghề khai thác tận thu. Trong đó, theo Tổng cục Thủy sản, nghề cá Việt Nam đƣợc đánh giá là nghề cá đa loài và đa ngƣ cụ, cơ cấu nghề khai thác hải sản đƣợc phân chia thành 26 nghề, chiếm nhiều nhất là họ nghề rê 31%, họ nghề lƣới kéo 19%, họ nghề câu 18%, còn lại là các nghề vây, pha xúc, bẫy, lặn... Về sản lƣợng, từ năm 1981 đến nay, sản lƣợng trung bình tăng 12,2%/năm, trong khi đó công suất tăng trung bình 44%/năm, đặc biệt từ năm 2000 đến nay, mặc dù tổng công suất tăng nhanh nhƣng sản lƣợng tăng chậm và năng suất giảm 6,3%/năm. Điều này cho thấy, khi cƣờng lực khai thác tăng (công suất, thời gian đánh bắt, ngƣ cụ), năng suất đánh bắt giảm, có nghĩa ngƣ dân đã đánh bắt bằng mọi phƣơng tiện có thể, trong khi đó hiệu quả khai thác của một số loại nghề không cao, thậm chí giảm. Trong khi đó, số lƣợng tàu thuyền có công suất nhỏ chiếm 86% trong tổng số tàu thuyền tham gia khai thác, nên đã gây tình trạng dƣ thừa năng lực khai thác vùng biển ven bờ. Bảng 2. Cơ cấu thủy sản khai thác của Trung Bộ và các vùng khác Đvt: Tấn Trữ lượng Tỷ lệ Khả năng Tỷ lệ TT Vùng biển Loài cá (%) khai thác (%) Cá nổi nhỏ 433.000 15,72 173.200 15,75 1 Vịnh Bắc Bộ Cá đáy 144.319 12,38 74.535 12,74 Cá nổi nhỏ 595.000 21,61 238.000 21,64 2 Miền Trung Cá đáy 592.150 50,81 296.075 50,61 Cá nổi nhỏ 770.800 27,99 308.300 28,03 3 Đông Nam Bộ Cá đáy 304.850 26,16 152.425 26,05 Cá nổi nhỏ 945.000 34,32 378.000 34,36 161
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 4 Tây Nam Bô Cá đáy 123.992 10,64 61.996 10,60 Toàn vùng biên 5.075.143 100.00 2.147.444 100,00 Nguồn: Viên Nghiên cứu Hải sản, 2007 Công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn khá thô sơ (chủ yếu bảo quản bằng nƣớc đá) vì vậy tổn thất sau thu hoạch chiếm tỷ trọng khá cao ( 20-25%) trong tổng sản lƣợng KTTS, làm giảm đáng kể hiệu quả đi biển của ngƣ dân. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chủ yếu do ngƣ dân nghèo, thiếu vốn đầu tƣ. Về phía nhà nƣớc, còn rất thiếu các nghiên cứu cơ bản và thiếu các chuyển giao công nghệ về bảo quản sau thu hoạch cho ngƣ dân. Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá còn nhiều hạn chế. Mâu thuẫn trong các quy hoạch liên ngành dẫn đến nhiều cảng cá sau khi đầu tƣ không đƣợc sử dụng, dẫn tới lãng phí lớn. Do cơ chế xin/cho trong đầu tƣ và yếu kém trong tƣ vấn thiết kế, nhiều cảng cá, bến cá vừa xây dựng xong, vừa đi vào hoạt động đã bị bồi lắng hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có những cảng cá không hoạt động đƣợc phải bỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là yếu kém trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển các cảng cá, bến cá, khu neo đậu. b) Nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng thủy sản Với tiềm năng và lợi thế trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thủy sản nƣớc mặn, nƣớc lợ, trong những năm qua, các tỉnh/thành phố miền Trung đã tập trung phát triển NTTS. Nhờ đó, diện tích nuôi trồng tăng lên nhanh chóng. Năm 2013, diện tích nuôi trồng toàn vùng dyên hải Miền Trung đạt xấp xỉ 34 nghìn ha. Sản lƣợng đạt hơn 180 nghìn tấn (trong đó diện tích nuôi tôm chiếm gần 50%, sản lƣợng tôm nuôi đạt trên 51 nghìn tấn). Hình thức sản xuất trƣớc đây chủ yếu theo hộ gia đình với quy mô nhỏ. Song, những năm gần đây, ngành NTTS của vùng đã và đang thu hút đƣợc nhiều tập thể, cá nhân tham gia đầu tƣ sản xuất nuôi trồng, kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản và các dịch vụ thú y... Mặc dù vậy NTTS tại khu vực miền Trung vẫn còn một số bất cập có thể kể đến nhƣ: Ngành TS vẫn phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích nuôi) mà chƣa chú trọng đúng mức đến quy hoạch phát triển theo chiều sâu (tăng sản lƣợng trên cùng diện tích mặt nƣớc NTTS ). Do đó tại hầu hết các địa phƣơng, diện tích NTTS trên đất liền đã khai thác tới mức giới hạn cho phép. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là tƣ duy sản xuất nhỏ, thiếu định hƣớng, tầm nhìn, thiếu các chính sách cụ về sử dụng đất, mặt nƣớc lâu dài, ổn định, thiếu vốn đầu tƣ, thiếu nghiên cứu khoa học dẫn đƣờng, thiếu các hƣớng dẫn và đánh giá sau quy hoạch, thiếu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc... Nguồn nguyên liệu đầu vào cho NTTS đang khá bất ổn. Do chƣa chủ động sản xuất đƣợc thức ăn phục vụ cho nhu cầu ngƣời nuôi nên chúng ta thƣờng xuyên bị động trong sản xuất mỗi khi có biến động lớn về giá thức ăn, bởi vì thức ăn chiếm tới gần 80% giá thành sản phẩm. Trong khi đó hiện nay, thị trƣờng thức ăn chăn nuôi nói chung và thức ăn thủy sản, thuốc thú ý nói riêng chủ yếu tập trung trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài dẫn đến chúng ta không điều tiết đƣợc thị trƣờng sản phẩm chăn nuôi thủy sản. Theo báo cáo của Tổng cục thủy sản,trên 80% lƣợng thức ăn phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài hoặc do các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài sản xuất. Ngƣời NTTS không chủ động đƣợc trong sản xuất mỗi khi có biến động lớn về giá thức ăn. Bên cạnh đó, việc sản xuất con giống và quản lý chất lƣợng con giống rất hạn chế: Chất lƣợng giống không cao, công tác kiểm tra, kiểm soát còn lỏng lẻo. Theo báo cáo, lƣợng giống trôi nổi trên thị trƣờng không đƣợc kiểm soát rất lớn, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến NTTS, tỷ lệ sống sau thụ hoạch đạt rất thấp từ 45-55% , có lúc, có nơi chỉ đạt 25-30%. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là công tác quản lý nhà nƣớc chƣa tốt, thiếu các quy chuẩn, quy định cụ thể, việc kiểm tra, kiểm soát còn đơn giản, thậm chí có nơi còn để xảy ra tiêu cực. 162
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất bị cấm trong NTTS vẫn xảy ra. Nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung và khu vực nói riêng bị trả lại do nhiễm hóa chất còn tồn dƣ trong sản phẩm, phần nhiều là các dƣ lƣợng kháng sinh… Nguyên nhân chính là thiếu các hƣớng dẫn cụ thể, thiếu các biện pháp cảnh báo cho ngƣời NTTS về nguy cơ của việc sản xuất thiếu an toàn. Mặt khác công tác quản lý nhà nƣớc về hóa chất, thuốc thú y, về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm còn chồng chéo, còn bất cập; các địa phƣơng chƣa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động NTTS, kiểm tra, xử lý các hoạt động kinh doanh, buôn bán các loại thuốc, hóa chất bị cấm. 2.2.2. Thực trạng chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu ở miền Trung nước ta Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu (CBTSXK) nƣớc ta nói chung và khu vực miền Trung có sự phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Nhờ có sự phát triển của công nghiệp CBTSXK các sản phẩm khai thác và nuôi trồng đã đƣợc bán tại khắp các thị trƣờng trên thế giới. Cùng với sự phát triển về số lƣợng và quy mô, các doanh nghiệp CBTS đã nâng cấp hoặc đầu tƣ mới nhà xƣởng và trang thiết bị chế biến hiện đại, áp dụng các chƣơng trình quản lý chất lƣợng theo các tiêu chuẩn quốc tế nhƣ HACCP, ISO 9001, ISO 22000, Global Gap, ASC, SA 8000,… và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đồng thời, sản phẩm thủy sản chế biến ngày càng đa dạng, từ chỗ CBTS chỉ sản xuất đƣợc các sản phẩm sơ chế đông lạnh block, nay đã sản xuất gần 1000 loại các mặt hàng khác nhau, đƣợc chế biến thành các sản phẩm làm sẵn ăn liền từ các nguyên liệu thủy sản là tôm, cá, mực và bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh… đƣa tỷ lệ các sản phẩm giá trị gia tăng chiếm trên 35%.Trong đó các sản phẩm TSXK điển hình ở khu vực miền Trung là các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu đánh bắt nhƣ cá ngừ, mực, bạch tuộc và tôm. Bảng 3:Sản lượng chế biến thủy sản của Trung Bộ và các vùng khác Đvt: Tấn Khu vực 2010 2015 (dự báo) 2020 (dự báo) ĐBSH 446.340 545.630 640.380 TDMNPB 98.890 117.780 122.240 Trung Bộ 319.310 413.610 519.670 Tây 37.810 40.480 42.300 nguyênĐNB 128.790 148.820 170.390 ĐBSCL 2.131.630 2.333.680 3.005.020 Nguồn: [06] Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, ngành CBTS còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ: Hệ thống cơ sở CBTS phát triển nhanh nhƣng không theo quy hoạch, trong điều kiện không đảm bảo đƣợc nguồn cung cấp nguyên liệu thƣờng xuyên đủ và ổn định cho sản xuất đã tạo ra cạnh tranh không lành mạnh, gây ra tình trạng mua nguyên liệu và giảm giá bán sản phẩm, dẫn đến bất ổn trong cộng đồng doanh nghiệp và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đến năm 2009, cả nƣớc có 564 cơ sở chế biến trực tiếp xuất khẩu hoặc làm vệ tinh cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 104 cơ sở chế biến hàng khô, 17 cơ sở chế biến đồ hộp, 12 cơ sở chế biến nƣớc mắm, 2 cơ sở chế biến bánh phồng tôm. Trình độ công nghệ, sản phẩm của nhiều doanh nghiệp tại khu vực miền Trung còn hạn chế, một số doanh nghiệp vẫn phải chế biến theo đơn hàng của nƣớc ngoài, với trên 50% là sản phẩm sơ chế, mẫu mã bao bì đơn giản. 163
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nhiều doanh nghiệp CBTS gặp khó khăn trong đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng, xử lý chất thải, nhất là xử ý nƣớc thải. 2.2.3. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm thủy sản xuất khẩu ở miền Trung nước ta Quá trình hội nhập đã và đang tác động tích cực đến tiến trình phát triển, tạo vị thế mới cho thủy sản Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng. Ngành Thủy sản đã nắm bắt cơ hội, chủ động điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu của hội nhập và đổi mới, đặc biệt chú trọng thực hiện quản lý sản xuất đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng. Vì vậy hàng thủy sản nƣớc ta ngày càng đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng thế giới. Theo công bố của tổ chức lƣơng thực thế giới – FAO, xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta đạt mức tăng trƣởng kỷ lục vào năm 200, tới 64.4%. Thị trƣờng tiêu thụ của thủy sản xuất khẩu nƣớc ta cũng ngày càng đƣợc mở rộng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nếu trƣớc năm 2006, hàng thủy sản Việt Nam có mặt ở 150 thị trƣờng thì đến 2010 là 163 nƣớc và vùng lãnh thổ. Cơ cấu thị trƣờng cũng có sự thay đổi lớn, thị phần của các thị trƣờng lớn truyền thống nhƣ EU, Mỹ, Nhật năm 2007 chiếm 66.6% thì đến 2010 còn 60.6%. Một số thị trƣờng mới nổi là: Hàn Quốc, Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ (Mexico),.. Hình 1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2010-nay. Nguồn: [05] Về sản phẩm tiêu thụ, từ bảng 4 có thể thấy các sản phẩm thế mạnh xuất khẩu của khu vực miền Trung nhƣ cá ngừ, mực và bạch tuộc đƣợc xuất khẩu chủ yếu sang thị trƣờng Mỹ và EU. Tuy nhiên, đây là những thị trƣờng khó tính, đòi hỏi các sản phẩm phải đảm bảo chất lƣợng và vƣợt rào đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật. Bảng 4. Thị trƣờng tiêu thụ một số sản phẩm thủy sản chủ lực Đvt:TriệuUSD Mực và Thủy sản Tổng TT Thị trường Cá tra Tôm Cá ngừ bạch tuộc khác cộng 1 EU 966 474 98 106 122 1.766 2 NhậtBản 802 31 123 569 1.524 3 Mỹ 412 493 137 132 243 1.418 4 Thịtrườngkhác 872 912 75 83 850 2.792 Tổngcộng 2.250 2.681 3.41 4.43 1.785 7.500 Nguồn: [06] 2.2.4. Thực trạng các dịch vụ hỗ trợ chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩuở miền Trung nước ta Tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm TSXK không chỉ có ngƣ dân, doanh nghiệp CBTS, nhà phân phối và khách hàng mà còn có sự hỗ trợ của các đơn vị các dịch vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính, dịch vụ logistic, dịch vụ marketing. Đặc biệt 164
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) trong chuỗi cung ứng hiện đại thì vai trò của các dịch vụ hỗ trợ này càng đƣợc khẳng định. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nƣớc ta nói riêng, các đơn vị cung cung cấp các dịch vụ này chƣa thực sự thể hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ các thành viên chính của vào chuỗi cung ứng sản phẩm TSXK. Hầu hết các doanh nghiệp CBXKTS vẫn phải tự mình triển khai tất cả các công việc hoặc gặp khó khăn trong việc liên kết với dịch vụ của các đơn vị trêndo đó chƣa tập trung phát triển năng lực lõi của mình. Với đặc điểm là một khu vực rộng lớn, trải dài theo chiều dọc đất nƣớc nên các doanh nghiệp CBTXKTS khu vực miền Trung gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua, vận chuyển và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ của công ty tài chính, marketing, các hiệp hội thủy sản – những tổ chức tập trung nhiều ở các khu vực trung tâm nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay đặc khu thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.Đồng thời, các dịch vụ này của các tổ chức/doanh nghiệp ở nƣớc ta vẫn còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, công tác dự báo thị trƣờng tiêu thụ quốc tế rất hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp tự xoay sở trong cơ chế thị trƣờng, tự tìm đầu ra cho sản xuất. Do không chủ động đƣợc thị trƣờng nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, không thể xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc sản phẩm. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do thiếu kiến thức thƣơng mại thị trƣờng, thiếu vốn đầu tƣ, thiếu các chính sách hỗ trợ đúng đắn, kịp thời của Nhà nƣớc về marketting về dự báo thị trƣờng. Mặt khác công tác thống kê thủy sản bị buông lỏng suốt thời gian dài, không có sự quan tâm đầu tƣ của Nhà nƣớc, số liệu đầu vào theo chuỗi thời gian không có, hoặc chắp vá với chuỗi thời gian quá ngắn không thể làm cơ sở dữ liệu phân tích dự báo chính xác cho từng thị trƣờngcũng nhƣ từng sản phẩm thủy sản. Về việc tham gia các hiệp hội ngành thủy sản: Mặc dù tham gia các hiệp hội ngành nghề sẽ mang lại nhiều lợi ích nhƣ có cơ hội kết nối, phát triển thị trƣờng, tiếp cận thông tin về thị trƣờng, đƣợc tham gia tập huấn, đƣợc hỗ trợ marketing, quảng bá thƣơng hiệu. Đồng thời ở Việt Nam các hiệp hội thủy sản phát triển khá mạnh, đặc biệt là hiệp hội CBXKTS Việt Nam – VASEP. Tuy nhiên, chƣa có nhiều DN CBTS ở miền Trung tham gia vào hiệp hội này. Theo danh sách của VASEP, các thành viên ở khu vực miền Trung chủ yếu là thuộc các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với tổng số 25 thành viên (xem bảng 5). Bảng 5: Số lượng thành viên của VASEP ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ STT Tỉnh Số lƣợng DN là thành viên của VASEP 1 Đà Nẵng 4 2 Khánh Hòa 12 3 Bình Định 3 4 Phú Yên 1 5 Quảng Nam 2 6 Quảng Ngãi 0 7 Ninh Thuận 0 8 Bình Thuận 3 Tổng 25 Nguồn: VASEP Tuy nhiên, ở khu vực này lại có một hiệp hội phát triển khá mạnh là Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (VINATUNA) cho biết.Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam ra đời năm 2010 nhằm mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển các hoạt động nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên liên quan đến việc bảo vệ, đánh bắt, nuôi trồng, kinh doanh, chế biến nguồn cá ngừ trong phạm vi Việt Nam. VINATUNA có 3 chi hội tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với số lƣợng hội viên là 34. Kể từ khi thành lập đến nay, hiệp hội đã thực hiện nhiều dự án có ý nghĩa nhƣ phối hợp với Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) triển khai chƣơng trình ―Kế hoạch cải thiện nghề cá ngừ Việt Nam FIP‖ thông qua chứng chỉ tiêu chuẩn Hội đồng 165
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Quản lý biển (MSC), ―Xây dựng kế hoạch hành động để cải thiện nghề câu vàng và câu tay cá ngừ Việt Nam theo tiêu chuẩn chứng nhận MSC‖ tại Nha Trang (Khánh Hòa) và Quy Nhơn (Bình Định). Đây là kế hoạch nằm trong chƣơng trình hoạt động của Hiệp hội năm 2014.Năm 2013, Hiệp hội đã đàm phán với Công ty Yanmar Nhật Bản xây dựng đề án thí điểm đóng mới tàu câu tay cá ngừ vỏ composite, với công nghệ khai thác, trang thiết bị hàng hải hiện đại của Nhật Bản. Hiện nay, Vinatuna tiếp tục đàm phán trong việc thí điểm thiết kế, cải tiến mẫu tàu composite để phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại Việt Nam. Đề án thành công sẽ đƣợc triển khai nhân rộng, nhằm tăng năng suất và chất lƣợng khai thác cá ngừ đại dƣơng. 2.2.5. Thực trạng liên kết, cộng tác trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu ở miền Trung nước ta Mặc dù ngành thủy sản Việt Nam nói chung và tại khu vực miền Trung nói riêng có sự phát triển nhanh nhƣng chƣa bền vững bởi còn manh mún và chƣa có liên kết, hợp tác để đảm bảo sự phát triển đồng đều và đồng bộ. Về mức độ hợp tác, liên kết chỉ dừng ở cấp độ 1: giao dịch - cấp độ thấp nhất trong 4 mức độ cộng tác của Cohen và Roussen (2006). Cụ thể: Một là, thiếu phối hợp quy hoạch giữa sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến: Việc tự phát mở rộng diện tích NTTS đến đâu, nhà máy CBTS phát triển theo đến đó, đã dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu, dƣ thừa công suất sản xuất. Theo thống kê của VASEP, các nhà máy CBTS đƣợc đầu tƣ rất lớn, trong khi đó công suất thực tế hoạt động chỉ đạt 50- 70% tùy thuộc từng nhà máy. Nhƣ vây, việc đầu tƣ là không có hiệu quả. Đầu tƣ lớn, cácdoanh nghiệp CBTS phải khấu hao tài sản cố định lớn, không sử dụng hết công suất đồng nghĩa với việc nâng cao giá thành sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn hạn chế. Hai là, ở khu vực miền Trung chƣa xây dựng tốt mối quan hệ liên kết dòng sản phẩm giữa cung cấp nguyên liệu và chế biến sản phẩm thủy sản. Trong nhiều năm qua Chính phủ đã có những chủ trƣơng, chính sách xây dựng các mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp chế biến thủy sản với các cơ sở nuôi trồng thủy sản, các tàu đánh bắt hải sản. Nhƣng do thói quen làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, tiểu nông, nhìn lợi ích nhỏ trƣớc mắt, chƣa thấy tầm chiến lƣợc, lợi ích trong quan hệ làm ăn chung thủy, lâu dài, bền chặt giữa những chủ đầm, chủ tàu với các doanh nghiệp, nên các hợp đồng liên kết thƣờng bị phá vỡ trong thời gian qua đã làm cho không ít chủ đầm, chủ tàu,cũng nhƣ một số doanh nghiệp bị lao đao, vất vả, thậm chí một số bị phá sản. Đặc biệt hiện nay, trên 90% sản phẩm do tƣ thƣơng quản lý cả đầu vào và đầu ra, trong đó có nhiều thƣơng lai Trung Quốc. Nguồn vốn đầu tƣ cho ngƣ dân đi khai thác từng chuyến biển chủ yếu cũng do tƣ thƣơng cung cấp. Vì vậy ngƣ dân không thực quyền chủ động trong sản xuất, không đƣợc bình đẳng trong ăn chia, phân phối sản phẩm, thành quả lao động. Trong đó, có hiện tƣợng báo động là nhiều thƣơng lái Trung Quốc đƣa ra nhiều chiêu trò để mua sản phẩm chất lƣợng cao của ngƣ, nông dân với giá thấp để vận chuyển về nƣớc, rồi lại vận chuyển sản phẩm chất lƣợng thấp với giá cao bán cho các nhà máy chế biến, gây thiệt hại cho ngành thủy sản trong nƣớc và khu vực miền Trung. Ba là, sự chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng sản phẩm TSXK chƣa hiệu quả. Do các công đoạn của quá trình cung ứng rời rạc, các chủ thể chƣa kết hợp chặt chẽ nên họ rất khó khăn trong việc chia sẻ thông tin với nhau. Do vậy tình trạng ―đƣợc mùa mất giá, đƣợc giá mất mùa‖ hoặc khủng hoảng thừa hay khủng hoảng thiếu trong ngành thủy sản vẫn xảy ra thƣờng xuyên, bởi các sản phẩm này có tính mùa vụ và không dự trữ lâu đƣợc. Bên cạnh đó, cho đến nay nƣớc ta cũng chƣa thực hiện đƣợc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản vì vậy đã ảnh hƣởng đến công tác quản lý chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, làm chậm kế hoạch xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm uy tín, ảnh hƣởng đến kết quả kinh 166
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) doanh của ngành công nghiệp CBTS. Nguyên nhân chính là tình trạng manh mún của diện tích và sự phân tán của các vùng NTTS, mặt khác thời gian qua, ngành mới chỉ chú trọng đầu tƣ cho một số đối tƣợng chủ lực xuất khẩu, chƣa thể mở rộng đại trà đến các đối tƣợng khác. Bốn là, còn sự bất cập về trình độ sản xuất giữa CBTS và hệ thống sản xuất, cung ứng nguyên liệu ở khu vực miền Trung. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, công nghiệp CBTS đạt trình độ ngày càng cao, đòi hỏi sản lƣợng nguyên liệu có quy mô hàng hóa lớn, tập trung và đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng, môi trƣờng khách hàng, nhà cung cấp,.. Tuy nhiên thực trạng ngành thủy sản ở miền Trung vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán trong nuôi trồng, đặc biệt là trong khai thác thủy sản xa bờ - lợi thế của khu vực miền Trung. Năm là, còntình trạng cạnh trạnh thiếu lành mạnh trong chính nội bộ cộng đồng doanh nghiệp CBXKTS. Nổi cộm thời gian qua là tình trạng một số doanh nghiệp dung túng cho việc bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thủy sản để phá giá thị trƣờng. Có một số doanh nghiệp khác lại dùng chiêu chào hàng giá thấp trên thị trƣờng quốc tế nhằm bán đƣợc hàng, mặc cho đó là sự làm hại lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, dẫn đến tình trạng kìm hãm lĩnh vực sản xuất nguyên liệu trong nƣớc, đặc biệt là sản phẩm tôm và cá tra, nhiều lúc ngƣời nuôi phải treo ao vì giá thu mua quá thấp không đủ bù đắp chi phí sản xuất. 3. Một số kết luận và giải pháp thúc đẩy liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm xuất khẩu thủy sản ở khu vực miền Trung nƣớc ta 3.1. Một số kết luận về trong chuỗi cung ứng sản phẩm xuất khẩu thủy sản ở khu vực miền Trung nước ta 3.1.1. Ưu điểm Với đặc điểm địa lý thuận lợi cho phát triển thủy sản, các quá trình trong chuỗi cung ứng sản phẩm TSXK ở khu vực miền Trung trong những năm qua có những ƣu điểm sau: - Nguồn cung cấp nguyên liệu cho TSXK từ đánh bắt dồi dào và phong phú, đây là luôn là khu vực có lƣợng khai thác thủy sản lớn nhất cả nƣớc, chiếm 1/3 sản lƣợng cả nƣớc, đặc biệt là khu vực có lợi thế trong khai thác nhiều nguyên liệu cho sản phẩm xuất khẩu nhƣ cá ngừ, mực, tôm. - Nguồn cung cấp nguyên liệu TSXK từ nuôi trồng của khu vực ngày càng tăng lên nhanh chóng do mở rộng diện tíchvà thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ. - Về chế biến TSXK,sản phẩm thủy sản chế biến ngày càng đa dạng, số lƣợng và quy mô và công nghệ của các doanh nghiệp CBTS ngày càng tăng lên, các chƣơng trình quản lý chất lƣợng theo các tiêu chuẩn quốc tế đƣợc đƣa vào áp dụng - Về thị trƣờng tiêu thụ của thủy sản xuất khẩu, thị trƣờng XK cũng ngày càng đƣợc mở rộng và đa dạng sản phẩm, các sản phẩm thế mạnh xuất khẩu của khu vực miền Trung nhƣ cá ngừ, mực và bạch tuộc đƣợc xuất khẩu chủ yếu sang thị trƣờng Mỹ và EU. - Về các dịch vụ hỗ trợ trong chuỗi cung ứng TSXK ở miền Trung, ở khu vực này có một hiệp hội phát triển khá mạnh là Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (VINATUNA), hiệp hội đã tổ chức đƣợc một số hoạt động, hội thảo và đƣa lại một số lợi ích nhất định cho các hội viên. 3.1.2. Nhược điểm Bên cạnh những ƣu điểm thì chuỗi cung ứng sản phẩm TSXK ở khu vực miền Trung còn có rất nhiều hạn chế, trong từng khâu và cả trong sự kiên kết, cộng tác nhƣ: 167
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - Nguồn cung cấp nguyên liệu cho TSXK từ đánh bắt không ổn định và có nguy cơ suy giảm do chi phí đầu vào cho KTTS không ngừng tăng cao và biến động; tình trạng khai thác nguồn thủy sản tự nhiên bừa bãi, không có quy hoạch. - Nguồn cung cấp nguyên liệu từ đánh bắt chất lƣợng thấp do công nghệ đánh bắt và bảo quản còn thấp và thô sơ; cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá chƣa phát triển, chƣa có trung tâm đông lạnh lớn ở khu vực. - Nguồn cung cấp nguyên liệu cho TSXK từ nuôi trồng còn thấp và không ổn định do chƣa kiểm soát đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào cho NTTS; việc sản xuất con giống và quản lý chất lƣợng con giống rất hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là dƣ lƣợng các loại thuốc, hóa chất bị cấm trong nguyên liệu cho chế biến TSXK. - Về chế biến TSXK, hệ thống cơ sở CBTS phát triển nhanh nhƣng không theo quy hoạch; Trình độ công nghệ, sản phẩm của nhiều doanh nghiệp tại khu vực miền Trung còn hạn chế, tỷ lệ sản phẩm sơ chế cao, mẫu mã bao bì đơn giản; Nhiều doanh nghiệp CBTS gặp khó khăn trong đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng, xử lý chất thải, nhất là xử ý nƣớc thải. - Về thị trƣờng tiêu thụ của thủy sản xuất khẩu: Các doanh nghiệp XKTS còn gặp khó khăn trong việc dự báo thị trƣờng và đáp ứng các tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật ngày càng cao của các quốc gia. - Về các dịch vụ hỗ trợ trong chuỗi cung ứng TSXK ở miền Trung: các đơn vị cung cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ở khu vực còn rất hiếm hoi và chƣa hỗ trợ đƣợc nhiều cho các thành viên chính của chuỗi cung ứng sản phẩm TSXK; đồng thời chƣa có nhiều DN CBTS ở miền Trung tham gia vào hiệp hội chế biến TSXK Việt Nam – VASEP. - Về sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng TSXK ở khu vực miền Trung, ở đây chƣa có liên kết, hợp tác về cả dòng sản phẩm, thông tin và tài chính để đảm bảo sự phát triển đồng đều và đồng bộ. Mức độ hợp tác, liên kết chỉ dừng ở cấp độ 1: giao dịch - cấp độ thấp nhất. Cụ thể, chuỗi này còn: (i) Thiếu phối hợp quy hoạch giữa sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến; (ii) Chƣa xây dựng tốt mối quan hệ liên kết dòng sản phẩm và dòng thông tin giữa cung cấp nguyên liệu và chế biến sản phẩm thủy sản; (iii) Còn sự bất cập về trình độ sản xuất giữa CBTS và hệ thống sản xuất, cung ứng nguyên liệu ở khu vực miền Trung; (iv) Còn tình trạng cạnh trạnh thiếu lành mạnh trong chính nội bộ cộng đồng doanh nghiệp CBXKT. 3.2. Giải pháp thúc đẩy liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu ở khu vực miền Trung nước ta Để đảm bảo sự thành công của ngành thủy sản nói chung và TSXK nói riêng ở khu vực miền Trung thì thúc đẩy sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng đƣợc coi là giải pháp hàng đầu.Trong chuỗi cung ứng này ngoài sự tham gia của các thành viên chính trong chuỗi nhƣ các hộ nuôi trồng và ngƣ dân đánh bắt ở khu vực, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩy và các nhà phân phối, khách hàng thì cần sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề, cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản và các tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng, logistic mà marketing cũng nhƣ nghiên cứu thị trƣờng ở khu vực, trong nƣớc và quốc tế. (xem hình 2) 168
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Hình 2: Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm TSXK đề xuất cho khu vực miền Trung Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả Trong đó để thực hiện đƣợc giải pháp liên kết, cộng tác này thì trong thời gian tới khu vực miền Trung nên tập trung giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, đổi mới nhận thức của các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm TSXK ở khu vực miền Trung.Đy đƣợc coi là giải pháp nền tảng cho việc tăng cƣờng liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng sản phẩm TSXK bao gồm nhiều thành phần với nhiều đặc điểm trình độ, nhận thức khác nhau, đặc biệt là có sự tham gia của các ngƣ dân, nông dân và thƣơng lái với trình độ không cao. Do vậy cần phải tăng cƣờng giáo dục và đào tạo để tất cả các thành viên trong chuỗi đều hiểu đƣợc lợi ích và các nguyên tắc, quy định của chuỗi cung ứng để đảm bảo sự thống nhất và dễ dàng hợp tác, liên kết trong chuỗi. Thứ hai, phát thuy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội trong quy hoạch mạng lưới và hỗ trợ các thành viên trong chuỗi.Ngành thủy sản là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của cả nƣớc và khu vực miền Trung nói riêng. Trong khi đó ngành này đang gặp nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là trong quy hoạch phát triển và sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi. Các cơ quan Nhà nƣớc với vai trò chỉ đạo, định hƣớng cần tiến hành quy hoạch và đƣa ra các cơ chế chính sách hỗ trợ các thành viên trong chuỗi và thúc đẩy sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi, đặc biệt là thông qua xây dựng hệ thống mạng lƣới các trung tâm dịch vụ hỗ trợ ngành thủy sản ở khu vực miền Trung bởi khu vực này, mặc dù có nhiều tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển đúng mức và có hệ thống. Thứ ba, tăng cường liên kết dòng sản phẩm, dòng thông tin và dòng tài chínhgi a nhà cung ứng nguyên liệu và doanh nghiệp CBTSXK ở khu vực. Về dòng sản phẩm, chuỗi cung ứng TSXK ở khu vực miền Trung nên đƣợc đổi mới theo hƣớng thay vì thu mua nguyên liệu thông qua các thƣơng lái thì các doanh nghiệp CBXK TS ở khu vực miền Trung nên hình thành các cơ sở/đại lý thu mua tại các địa phƣơng/cảng cá. Mặc dù các DN có thể phải đầu tƣ chi phí lớn nhƣng trong bối cảnh ở khu vực miền Trung các hộ thƣờng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và các cảng cá trải đều khắp khu vực thì việc tập trung các cơ sở thu mua của chính DN 169
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG sẽ đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lƣợng cho DN, tránh đƣợc tình trạng mua nguyên liệu không đảm bảo từ các thƣơng nhân, đặc biệt là thƣơng nhân Trung Quốc. Về dòng thông tin, thực tế, nếu bộ phận xuất khẩu có thể cung cấp những thông tin chính xác về nhu cầu thị trƣờng, bộ phận chế biến sẽ có thời gian chuẩn bị năng lực để sản xuất, và bộ phận cung cấp nguyên liệu sẽ có thời gian để chuẩn bị nguồn nguyên liệu tốt hơn. Nếu thông tin không tốt, có thể xảy ra hai tình huống tại bộ phận cung cấp nguyên liệu: (i) khi nhu cầu nguyên liệu tăng cao, khâu nuôi trồng, đánh bắt không thể đáp ứng đƣợc; (ii) khi nhu cầu giảm, nhƣng nuôi trồng hay đánh bắt quá nhiều sẽ làm cho giá nguyên liệu sụt giảm gây thiệt hại cho khâu cung cấp nguyên liệu. Cả hai tình huống đều dẫn đến thiệt hại. Thông tin tốt sẽ giúp các mắt xích trong chuỗi phối hợp đồng bộ hơn, và từ đó giảm đƣợc rất nhiều lƣợng dự trữ/ tồn kho không mong muốn trong chuỗi. Đối với chuỗi cung ứng các sản phẩm thủy sản, điều này càng quan trọng hơn vì các sản phẩm này không thể dự trữ đƣợc lâu. Về dòng tài chính, tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng đều hoạt động vì muốn giành đƣợc các lợi ích khác nhau, trong đó các DN CBXK TS ở khu vực miền Trung đóng vai trò trung tâm của chuỗi cung ứng và có nhiều lợi thế trong việc tạo ra lợi nhuận. Do vậy khi hoạt động theo mô hình này các DN CBXKTS có thể tái đầu tƣ trực tiếp và hỗ trợ cho bà con ngƣ dân trong quá trình nuôi trồng và đánh bắt TS, đảm bảo sự phát triển bền vững cho DN, khu vực và quốc gia. Thứ tư, thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ trong chuỗi cung ứng ở khu vực. Để đảm bảo thành công sự kết nối giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng TSXK ở miền Trung trên cả 3 dòng: sản phẩm, thông tin và tài chính thì cần thiết có sự hỗ trợ của các tổ chức khác nhƣ các hiệp hội ngành nghề, cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản và các tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng, logistic mà marketing cũng nhƣ nghiên cứu thị trƣờng ở khu vực. Ở khu vực miền Trung do đặc điểm địa lý trải dài, các hoạt động trong chuỗi phân tán nên các tổ chức này có thể tham gia vào một, một số hoặc toàn bộ quá trình cung ứng sản phẩm TSXK, tuy nhiên cần sự có sự cam kết ràng buộc chặt chẽ giữa các bên để đảm bảo liên kết và hỗ trợ lâu dài. Thứ năm, hình thành và phát triển chuỗi cung ứng lạnh tại khu vực miền Trung. Chuỗi cung ứng lạnh là một khái niệm khá phổ biến ở các nƣớc có nền nông nghiệp phát triển, đƣợc hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm bảo đảm và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao nhƣ sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, hàng đông lạnh chế biến, hoa tƣơi cắt cành, các sản phẩm dƣợc phẩm đặc biệt là vacxin. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm nƣớc ta thiệt hại khoảng 50.000 tỉ đồng do tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông lâm thủy sản. Riêng với Ngành thủy sản là ngành xuất khẩu mũi nhọn, có tỷ lệ thất thoát sau nuôi trồng, khai thác từ 20-30% tổng sản lƣợng khai thác, tức là hơn 400.000 tấn, trị giá khoảng 8.000 tỉ đồng. Nguyên nhân chính của những tổn thất là do thiếu các thiết bị bảo quản sản phẩm sau khai thác, chủ yếu áp dụng phƣơng pháp bảo quản bằng nƣớc đá xay, hoặc ƣớp muối, độ lạnh không đủ ở mức cần thiết cho việc duy trì và bảo quản. Đây là thách thức nan giải cho ngành khai thác thủy sản VN. Với mục tiêu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra đến năm 2020 là giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản từ 20% xuống 10%, rau quả 10-12%. Triển khai các chuỗi lạnh cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực này là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Thứ sáu, khuyến khích các doanh nghiệp trong chuỗi, đặc biệt là doanh nghiệp CBTSXK thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm hướng đến phát triển bền v ng ngành thủy sản ở khu vực.Ngày nay, ngƣời tiêu dùng trên toàn cầu đánh giá rất cao các DN có trách nhiệm xã hội trên tất cả các khía cạnh: trách nhiệm với môi trƣờng, với cộng 170
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) đồng xã hội, với ngƣời lao động và với khách hàng. Trong khi đó ngƣời tiêu dùng là thành phần quyết định và định hƣớng toàn bộ hoạt động ở các khâu trƣớc đó bởi suy cho cùng chuỗi hoạt động là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đặc biệt lĩnh vực thủy sản là lĩnh vực thực phẩm, lĩnh vực góp phần thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của ngƣời tiêu dùng nên họ càng chú trọng đến những sản phẩm đƣợc cung cấp bởi các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Công Bình (2008), Quản lý chuỗi cung ứng, NXB Thống kê, Hà Nội. [2] PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan (2014), Chuỗi cung ứng sản phẩm giấy Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Hội thảo khoa học quốc tế: Những vấn đề về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh hiện đại, NXB Thống Kê. [3] PGS.TS. An Thị Thanh Nhàn, Chuỗi cung ứng lạnh - tiềm năng phát triển ngành logistics Việt Nam, Báo điện tử Cổng thông tin Logistic Việt Nam http://www.vlr.vn/, truy cập ngày 18/8/2014. [4] Nguyễn Xuân Minh (2010), Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. [5] TS. Ngô Anh Tuấn (2014), 50 năm thủy sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội [6] TS. Nguyễn Thanh Tùng (2011), Giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030; Thủy sản Việt Nam – từ khoa học đến thực tiễn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [7] Phạm Thị Hồng Vân và cộng sự (2008), Tổng quan chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam, Viện kinh tế và quản lý quy hoạch Thủy sản. [8] Michaels Hugo (2006), Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. [9] Peter Bolstorff, Robert Rosenbaum (2011), Quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. [10] Shoshanah Cohen and Josepp Roussel (2012), Chiến lược quản trị chuỗi cung ứng, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. [11] Fawcett, S.E. ; Ellram, L.M. ; Ogden, J.A (2007), Supply chain management : from vision to implementation, Publisher: Upper Saddle River, NJ : Pearson Prentice Hall [12] Weele, A.J. van (2005), Purchasing & supply chain management : analysis, strategy, planning and practice, Publisher: Thomson Learning. 171
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
![](images/icons/closefanbox.gif)
Báo xấu
![](images/icons/closefanbox.gif)
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)