intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy trẻ không mất kiểm soát

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

76
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy kĩ năng tự kiểm soát là một trong những điều quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm cho con mình, bởi vì đây là một trong số những kĩ năng quan trọng nhất cho sự thành công về sau. Bằng cách này, trẻ có thể tự đưa ra những quyết định phù hợp và đáp ứng được trong các tình huống căng thẳng mà vẫn đạt được kết quả tích cực. Trẻ nhỏ đến 2 tuổi Ở giai đoạn trẻ sơ sinh và đang tập đi thì mức độ mất bình tĩnh của trẻ không lớn và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy trẻ không mất kiểm soát

  1. Dạy trẻ không mất kiểm soát Dạy kĩ năng tự kiểm soát là một trong những điều quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm cho con mình, bởi vì đây là một trong số những kĩ năng quan trọng nhất cho sự thành công về sau. Bằng cách này, trẻ có thể tự đưa ra những quyết định phù hợp và đáp ứng được trong các tình huống căng thẳng mà vẫn đạt được kết quả tích cực. Trẻ nhỏ đến 2 tuổi Ở giai đoạn trẻ sơ sinh và đang tập đi thì mức độ mất bình tĩnh của trẻ không lớn và “lì”, vì giữa điều mong muốn và hành động là một khoảng cách xa. Nếu con quấy khóc hay la thét vì điều mong muốn không được đáp ứng, bạn hãy làm trẻ phân tâm, hướng sự chú ý vào một điều khác.Với trẻ 2 tuổi, thay vì nóng giận, la mắng con, bạn nên vờ tảng lờ sự đòi hỏi của trẻ, để trẻ một mình (nhưng vẫn phải trong tầm kiểm soát và trông chừng của bạn). Ban đầu con có thể sẽ cố tình làm mọi cách để thu hút sự chú ý của bạn, nhưng nếu thấy không tác dụng, cùng với tính mau chán, mệt, chúng sẽ sớm từ bỏ. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi Bạn có thể tiếp tục áp dụng biện pháp bỏ lơ như trên. Khi trẻ dần bình tĩnh lại, bạn nên đến động viên con vì chúng đã kiểm soát được sự bốc đồng của mình. Hãy giải thích rõ ràng và dễ hiểu cho trẻ nhận biết được điều không nên làm khi cáu giận và bố mẹ sẽ khen thưởng dựa trên thái độ hòa nhã của con.
  2. Trẻ từ 6 đến 9 tuổi Ở tuổi này, trẻ ít nhiều đã có thể nhận thức được hành vi tốt, xấu của mình và những kết quả - hậu quả cơ bản của hành động đó. Nếu trẻ có thái độ bốc đồng trong những tình huống không mấy thoải mái, bạn nên tỏ thái độ nghiêm khắc ngay với con, giải thích sâu hơn về cách hành xử không hay đó như: bạn bè sẽ không thích chơi với con, cau có không khiến mọi chuyện tốt hơn, con sẽ dễ mất bình tĩnh và làm hỏng mọi chuyện… Đồng thời bạn cũng nên có những biện pháp giúp con giải tỏa cơn nóng giận của mình bằng cách đi bộ, hay hét lên thật lớn rồi cười to để sớm cân bằng tinh thần. Trẻ từ 10 đến 12 tuổi Trẻ lớn hơn thường hiểu rõ hơn về cảm xúc và kiểm soát được hành động của bản thân. Bạn nên khuyến khích con suy nghĩ kĩ về hậu quả mà hành động của mình sẽ gây ra, dừng lại một chút và xem xét liệu mình có nên tiếp tục hay làm việc đó hay không, sau đó phân tích về hành động đó cho con. Rèn luyện cho trẻ tính suy nghĩ trước khi hành động, để tránh gây ra những hậu quả không hay. Bố mẹ có thể chia sẻ những điều khiến trẻ bức bối, lúc này bạn nên ở vai trò làm bạn cùng con để tìm hiểu kĩ hơn và có những cách giúp trẻ hạn chế sự mất kiểm soát ở bản thân. Trẻ từ 13 đến 17 tuổi Bạn nên bắt đầu để con chịu trách nhiệm với hành vi của mình và luôn nhắc nhở trẻ về hậu quả lâu dài của hành vi đó. Giúp trẻ tập phân tích vấn đề, trả lời những câu hỏi đánh giá hơn là cáu bẳn, mất bình tĩnh và hành động thái quá. Nếu trẻ ngang bướng, cần thiết hơn bạn có thể lấy đi những đặc quyền
  3. của con để củng cố thông điệp: sự tự chủ là một kĩ năng quan trọng trong cuộc sống. Ngoài ra, hạn chế nuông chiều con cũng là cách dạy quan trọng giúp trẻ kiểm soát được hành vi ngay từ nhỏ. Không những dạy trẻ kiềm chế cảm xúc và hành động bình tĩnh, bạn nên giúp con tìm hiểu nguyên nhân gây bức xúc và có cách giải tỏa. Như thế mới giúp trẻ sống cân bằng, nếu không hoặc chúng sẽ dễ mất bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh, hoặc sẽ luôn lầm lì, che dấu cảm xúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2