JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 69-76<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0008<br />
<br />
DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ 12 VỚI BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM<br />
TRONG MÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC<br />
Đặng Văn Đức1 , Nguyễn Thị Ninh2<br />
1 Khoa<br />
2 Trường<br />
<br />
Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Trung học Phổ thông Trần Quốc Tuấn, Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Bản đồ khái niệm (Concept Map) dựa trên cách thức hoạt động tự nhiên của bộ<br />
não, là phương thức ghi nhớ và thể hiện các ý tưởng mới. Bản đồ khái niệm bắt đầu với một<br />
ý tưởng chính (hoặc khái niệm) và sau đó chia ra các nhánh theo các chủ đề cụ thể. Bản đồ<br />
khái niệm cũng như bản đồ tư duy (Mind Map) sử dụng triệt để hình ảnh và từ khóa để từ<br />
đó các khái niệm được phân cấp liên tiếp trong quá trình tư duy của người học về một vấn<br />
đề nào đó.<br />
Bài báo đề cập đến định nghĩa, lợi ích của bản đồ khái niệm, cách xây dựng và sử dụng bản<br />
đồ khái niệm để dạy học Địa lí 12 trong môi trường sư phạm tương tác nhằm phát huy tính<br />
tích cực suy nghĩ, tư duy sáng tạo của học sinh. Bản đồ khái niệm là một trong những công<br />
cụ hữu ích để giảng dạy và học tập đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các trường<br />
học ở trên thế giới và Việt Nam.<br />
Từ khóa: Bản đồ khái niệm, dạy học Địa lí 12, sư phạm tương tác.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay đã được thể<br />
hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số<br />
29-NQ/TW): “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong<br />
điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.<br />
Giáo dục phổ thông đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung<br />
sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến học sinh học được cái gì đến<br />
chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy<br />
học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý đến tích cực hoá hoạt động trí tuệ học<br />
sinh mà còn chú ý đến dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành phẩm<br />
chất và phát triển năng lực; tăng cường hoạt động tương tác giữa Thầy-Trò-Môi trường sư phạm;<br />
đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả học tập từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra,<br />
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực<br />
tiễn. “Bản đồ khái niệm” là một trong những công cụ mang tính trực quan cao, có nhiều ưu thế để<br />
phát triển tư duy của học sinh, có nhiều hữu ích trong giảng dạy và học tập đang ngày càng được<br />
sử dụng rộng rãi trong các trường học ở trên thế giới và Việt Nam.<br />
Ngày nhận bài: 15/10/2015. Ngày nhận đăng: 15/1/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Ninh, e-mail: thuyninhtqt@gmail.com<br />
<br />
69<br />
<br />
Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Ninh<br />
<br />
“Dạy và học địa lí với bản đồ khái niệm trong môi trường sư phạm tương tác” là một cách<br />
tiếp cận dạy học hiện đại, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phát triển năng<br />
lực của học sinh một cách toàn diện, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất dạy học ở<br />
trường phổ thông.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Định nghĩa bản đồ Khái niệm<br />
<br />
Bản đồ khái niệm là một loại hình đồ họa được sử dụng để giúp học sinh tổ chức và phát<br />
triển kiến thức về một chủ đề. Bản đồ khái niệm bắt đầu với một ý tưởng chính (hoặc khái niệm)<br />
và sau đó chia ra các nhánh theo các chủ đề cụ thể [5,8].<br />
Như vậy, về bản chất Bản đồ khái niệm, là một dạng sơ đồ hoá trong dạy học nhưng cái<br />
khác của nó là sử dụng triệt để hình ảnh và từ khóa để từ đó các khái niệm được phân cấp liên tiếp<br />
trong quá trình tư duy của người học về một vấn đề nào đó.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Lợi ích của bản đồ Khái niệm<br />
<br />
Bản đồ khái niệm có nhiều lợi ích cho hoạt động dạy và học [1,5]:<br />
- BĐKN giúp cho GV xây dựng cấu trúc bài giảng của mình hợp lí và hiệu quả hơn. Thông<br />
qua việc tìm hiểu mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài, BĐKN sẽ giúp người GV sắp xếp lại các<br />
ý chính theo một trình tự phù hợp, khoa học. Đồng thời nó cũng giúp cho việc làm mới, bổ sung<br />
các thông tin cần thiết vào bài giảng trở nên dễ dàng hơn thay vì được soạn lại từ năm này sang<br />
năm khác một cách cứng nhắc. Điều này rất quan trọng đối với mỗi GV bởi trong thời đại bùng<br />
nổ thông tin, mọi thứ luôn có sự biến đổi không ngừng thì yêu cầu về tính cập nhật, hiện đại, khoa<br />
học đối với mỗi bài giảng càng được đề cao hơn.<br />
- BĐKN là công cụ, phương tiện để GV tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, thể<br />
hiện nội dung bài giảng trên lớp một cách hệ thống, trực quan gây hứng thú cho học sinh tiếp thu<br />
kiến thức một cách dễ dàng, tích cực và hiệu quả hơn. Bởi khi nhìn vào BĐKN, học sinh có thể<br />
nhìn thấy một bức tranh tổng thể một vấn đề hay một lĩnh vực rộng lớn. Nó giống như một tấm<br />
bản đồ thành phố, mà trung tâm của BĐKN chính là trung tâm thành phố tượng trưng cho chủ đề<br />
chính. Và từ trung tâm ấy những con đường chính được toả ra tượng trưng cho các ý lớn của bài<br />
học. Do đó, BĐKN có tính trực quan cao, nhìn vào BĐKN học sinh có thể thấy được những mối<br />
quan hệ giữa các kiến thức của nội dung bài học. BĐKN còn mang tính hệ thống, khái quát thể<br />
hiện ở sự sắp xếp hợp lí thứ tự các ý tưởng với các nhánh chính, phụ. BĐKN không chỉ phản ánh<br />
các kiến thức mới học sinh cần lĩnh hội mà còn dùng để củng cố kiến thức của học sinh đã tiếp thu<br />
được sau mỗi bài học. Mặt khác, BĐKN sử dụng các từ khoá nên học sinh chỉ phải ghi chép, đọc,<br />
nhớ các từ khoá quan trọng, tập trung vào kiến thức trọng tâm của bài học, sẽ giúp học sinh học<br />
tốt hơn, hiệu quả hơn.<br />
- BĐKN kích thích học sinh động não và đưa ra những ý tưởng mới, khái niệm mới cùng<br />
các đề xuất kết nối chúng với nhau; cho phép học sinh thể hiện rõ ràng hơn những ý tưởng, suy<br />
nghĩ và thông tin trong học tập. Bản đồ khái niệm còn giúp học sinh tích hợp các khái niệm mới<br />
với các khái niệm cũ nhằm đạt được những kiến thức nâng cao về bất kì chủ đề nào qua các hoạt<br />
động học tập trong môi trường sư phạm tương tác.<br />
- BĐKN tăng cường khả năng hoạt động tích cực của mỗi học sinh. Thông qua sự hướng<br />
dẫn của GV, học sinh hình thành được kĩ năng lập BĐKN. Điều đó cũng có nghĩa là bản thân học<br />
sinh đã biết sử dụng cả hai bán cầu não trái và não phải cùng một lúc, khai thác tối đa tiềm năng<br />
sức mạnh của vỏ não. Quá trình lập BĐKN sẽ giúp học sinh sắp xếp tổ chức, phân loại các kiến<br />
70<br />
<br />
Dạy và học Địa lí 12 với bản đồ khái niệm trong môi trường sư phạm tương tác<br />
<br />
thức theo ý tưởng của bản thân. Ngoài ra học sinh có thể thoả sức sáng tạo với những hình ảnh do<br />
chính bản thân mình nghĩ ra và vẽ thêm những con đường mới, những mối liên hệ mới mà mình<br />
phát hiện ra được. Tác phẩm của họ không có sự giới hạn về không gian, mang tính sáng tạo và<br />
phong cách riêng. Như vậy, trong quá trình lập BĐKN, người học luôn có cơ hội khám phá, tìm<br />
hiểu, tạo điều kiện cho tư duy hoạt động liên tục và không có điểm dừng. Điều này sẽ góp phần<br />
không nhỏ vào việc bồi dưỡng niềm ham mê học tập ở mỗi học sinh, tăng cường khả năng tự<br />
học [6, 8].<br />
- Học sinh có thể sử dụng BĐKN trong các hoạt động học tập địa lí như: trình bày bài học<br />
trên lớp; tự ôn bài ở nhà; ghi chú khi đọc SGK, sách tham khảo địa lí; hệ thống hoá kiến thức đã<br />
học để chuẩn bị cho các kỳ thi, kiểm tra, sử dụng BĐKN khi cần trình bày, tìm hiểu một vấn đề<br />
địa lí cụ thể. Trong quá trình học tập nếu HS sử dụng BĐKN sẽ mang lại hứng thú học tập, ghi<br />
nhớ dễ dàng hơn, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc tìm hiểu các kiến thức địa lí. Bởi vì<br />
trên BĐKN ý chính sẽ được tập trung và xác định rõ ràng, quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ<br />
ra tường tận, ý càng quan trọng thì sẽ nằm ở vị trí càng gần với ý chính, mối liên hệ giữa các khái<br />
niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác [9,10].<br />
Tóm lại, BĐKN thực sự là một công cụ hữu ích để tổ chức quá trình nhận thức của học sinh.<br />
Nó phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo, niềm đam mê hứng thú, tự học của học sinh góp<br />
phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Làm thế nào để xây dựng một bản đồ Khái niệm (BĐKN)<br />
<br />
Bản đồ khái niệm thường có sự phân cấp rõ ràng, với các khái niệm cấp dưới bắt nguồn từ<br />
khái niệm hoặc ý tưởng chính. Tuy nhiên, luôn cho phép thay đổi và các khái niệm mới được thêm<br />
vào bản đồ. Các vị trí trên bản đồ khái niệm có thể liên tục thay đổi, trong khi luôn phải duy trì<br />
mối quan hệ cùng với những ý tưởng khác trên bản đồ [2,5].<br />
Bước 1. Bắt đầu với một ý tưởng chính, chủ đề, hoặc vấn đề được tập trung vào giữa bản đồ.<br />
Một cách hữu ích để xác định bối cảnh của bản đồ khái niệm là chọn một trọng tâm câu hỏi<br />
- một cái gì đó mà cần phải được giải quyết hoặc một kết luận rằng cần phải đạt được. Một khi một<br />
chủ đề hoặc một câu hỏi được quyết định trên, sẽ giúp cho các cấu trúc phân cấp của bản đồ khái<br />
niệm được rõ ràng, mạch lạc.<br />
Bước 2. Sau đó, xác định các khái niệm then chốt<br />
Tìm các khái niệm quan trọng mà kết nối và liên quan đến ý tưởng chính của chủ đề và xếp<br />
hạng chúng; khái niệm bao quát chung nhất đi đầu tiên, sau đó liên kết đến nhỏ hơn, khái niệm cụ<br />
thể hơn.<br />
Bước 3. Kết thúc bởi khái niệm kết nối - tạo liên kết cụm từ và từ<br />
Một khi các liên kết cơ bản giữa các khái niệm được tạo ra, thêm liên kết chéo, nhằm kết<br />
nối các khái niệm trong các lĩnh vực khác nhau của bản đồ, để minh họa thêm các mối quan hệ và<br />
tăng cường sự hiểu biết kiến thức của học sinh về chủ đề này.<br />
Các nguyên tắc trong quá trình lập bản đồ khái niệm<br />
Mục tiêu của các nguyên tắc trong BĐKN là sự tự do tư duy chứ không phải kìm hãm tư<br />
duy. Như vậy điều quan trọng là không nên nhầm lẫn giữa trật tự và cứng nhắc, tự do và hỗn độn.<br />
Tự do tư duy thực sự chính là khả năng xây dựng trật tự từ sự hỗn độn.<br />
- Nhấn mạnh: Luôn dùng một hình ảnh trung tâm; dùng hình ảnh mọi nơi trong BĐKN;<br />
dùng kích cỡ trong các ảnh và xung quanh các từ; sử dụng sự tương tác 5 giác quan; cách dòng có<br />
tổ chức.<br />
- Liên kết: Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh; dùng màu<br />
71<br />
<br />
Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Ninh<br />
<br />
sắc; dùng kí hiệu.<br />
- Mạch lạc: Mỗi dòng chỉ có một từ khóa (có thể là một ngữ hoặc nhiều ngữ); luôn dùng<br />
chữ in thẳng đứng; viết in từ khóa trên vạch liên kết; vạch liên kết và các từ luôn cùng độ dài; vạch<br />
liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với ảnh trung tâm; đường bao ôm sát các nhánh;<br />
BĐKN luôn nằm theo chiều ngang.<br />
- Tạo phong cách riêng: Mỗi chúng ta là một cá thể độc đáo, BĐKN phản ánh được các<br />
mạng lưới và lối tư duy độc đáo trong bộ não riêng có ở mỗi con người. Để phát triển BĐKN với<br />
phong cách riêng thật sự, phải tuân theo quy tắc “1+”, nghĩa là mọi BĐKN sau mỗi lần thực hiện<br />
phải giàu sắc thái hơn, nổi bật hơn, nhiều logic liên kết hơn một chút [2,8].<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Sử dụng bản đồ khái niệm hỗ trợ các hoạt động học tập Địa lí 12 trong môi<br />
trường sư phạm tương tác<br />
<br />
2.4.1. Cấu trúc của dạy học trong môi trường sư phạm tương tác<br />
Cấu trúc của dạy học tương tác là xem xét cơ chế tương tác trong mối quan hệ tam giác:<br />
Người học - Người dạy - Môi trường. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau, tương tác và hỗ trợ<br />
nhau nhằm đạt mục đích học tập đề ra [1,3,4].<br />
Cơ chế tương tác<br />
Phương pháp dạy học tương tác cơ bản dựa trên mối quan hệ tương tác tồn tại giữa 3 tác<br />
nhân. Ba tác nhân này luôn luôn quan hệ với nhau sao cho mỗi một tác nhân hoạt động và phản<br />
ứng dưới ảnh hưởng của hai tác nhân kia. Có thể biểu diễn mối quan hệ tương hỗ này bằng sơ đồ<br />
tam giác hoạt động tương tác như sau:<br />
<br />
Hình 1: Các tương tác và các tương hỗ của chúng<br />
- Tương tác người dạy - người học là sự tương tác thể hiện tính chất hai mặt của quá trình<br />
dạy học. Hoạt động dạy và học diễn ra đồng thời và song song. Người học trong phương pháp học<br />
của mình, truyền đều đặn các thông tin cho người dạy hoặc bằng lời, hoặc bình luận, bằng các suy<br />
nghĩ các câu hỏi. . . người học đã hành động, người dạy về phần mình đã phản ứng; một cách chính<br />
xác đó là loại tác động qua lại, mối quan hệ qua lại mà phương pháp sư phạm rất quan tâm. Tương<br />
tự với người dạy, trong phương pháp sư phạm của mình, gợi ý cho người học một hướng đi thuận<br />
lợi cho việc học; trong cách nhìn này, người dạy chỉ ra các giai đoạn phải vượt qua, các phương<br />
tiện phải sử dụng và các kết quả cần phải đạt được. Người học đi con đường do người dạy vạch ra.<br />
Lúc này, chính người dạy đã hành động và người học thì phản ứng; sự tác động tinh tế giữa hai tác<br />
nhân này đã góp phần tạo nên mối quan hệ rất đáng chú ý của dạy học tương tác.<br />
- Tương tác người học - môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ<br />
và hình thành phẩm chất đạo đức cho người học. Môi trường là nơi người học bộc lộ khả năng trí<br />
tuệ của bản thân. Tùy môi trường tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng có lợi hay có hại cho sự phát triển nhân<br />
cách toàn diện của người học.<br />
72<br />
<br />
Dạy và học Địa lí 12 với bản đồ khái niệm trong môi trường sư phạm tương tác<br />
<br />
- Tương tác người dạy - Người học - Môi trường: Phương pháp sư phạm tương tác, đặc biệt<br />
làm tăng giá trị các mối quan hệ tác động qua lại tồn tại giữa người dạy, người học và môi trường.<br />
Tuy nhiên, nhiều khi tác nhân thứ ba - yếu tố môi trường bị xem nhẹ trong quá trình vận hành hoạt<br />
động dạy học. Môi trường được xem xét trong trạng thái động, luôn có xu hướng biến đổi và tác<br />
động từ nhiều phía đến người dạy và người học [6, 7].<br />
Tóm lại cơ chế tương tác trong môi trường sư phạm là sự giao thoa giữa ba tác nhân. Sự<br />
tương tác giữa ba nhân tố hay hai trong ba nhân tố tùy theo điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.<br />
<br />
2.4.2. Những yêu cầu sử dụng BĐKN trong dạy học<br />
Thông qua việc hướng dẫn HS sử dụng BĐKN chúng ta có thể xây dựng cho học sinh một<br />
phong cách học tập mới. Chúng ta không chỉ cung cấp cho các em hệ thống tri thức khoa học mà<br />
còn chỉ ra con đường để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập hợp lí,<br />
hình thành nhân cách của con người lao động tự lực, tích cực, sáng tạo. Tuy nhiên để phát huy tối<br />
đa khả năng học tập của học sinh, trong khi sử dụng BĐKN chúng ta cần đảm bảo một số yêu cầu<br />
cơ bản sau đây:<br />
- GV phải thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với sử dụng<br />
BĐKN, có như vậy mới thu hút được sự chú ý của HS trong giờ học, tạo cho HS hứng thú, tự giác,<br />
sáng tạo lĩnh hội tri thức mới.<br />
- GV cần hướng dẫn HS cách xây dựng và sử dụng BĐKN để tự học, có khả năng trình bày<br />
nội dung kiến thức cơ bản của bài học một cách có hiệu quả.<br />
- GV khi sử dụng BĐKN phải linh hoạt, phù hợp với đối tượng và khả năng nhận thức của<br />
HS, rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập hợp lí, phát huy được tính tích cực, tư duy sáng<br />
tạo và phát triển năng lực của mình trong quá trình học tập [8,9,10].<br />
<br />
2.4.3. Minh hoạ một số bài học Địa lí 12 bằng bản đồ khái niệm<br />
<br />
Hình 2. Bản đồ khái niệm thể hiện nội dung Địa lí 12<br />
<br />
73<br />
<br />