intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án: Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo

Chia sẻ: Vũ Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

89
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) theo phương pháp tiếp cận sáng kiến CDIO nhằm giúp người học đạt được mục tiêu kép đó là: Có kiến thức kỹ thuật chuyên môn sâu về nền tảng kiến thức, kỹ thuật đồng thời có khả năng dẫn đầu trong việc xây dựng và vận hành các sản phẩm, quy trình, hệ thống đạt hiệu quả trong môi trường ngày càng phức tạp về công nghệ và đẩm bảo tính bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án: Tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI ĐỀ ÁN TIẾP CẬN SÁNG KIẾN CDIO & CẢI CÁCH HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Tháng 4. 2021 1
  2. Phần 1. Mở đầu 1. Sự cần thiết Thế giới đang thay đổi từng ngày, công nghệ mới và những sáng kiến luôn được cập nhật để áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội mang tính toàn cầu, trong đó giáo dục đại học cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng bởi những tác động của nó. Xã hội tăng tốc, kết quả hoạt động đào tạo của một trường đại học phải đáp ứng được mức độ tăng tốc ấy, không theo kịp tốc độ phát triển và đáp ứng yêu cầu của thời đại, tất yếu sẽ dẫn đến tụt hậu và suy thoái. Cùng với sự thay đổi các chính sách về cải cách giáo dục & đào tạo của Việt Nam trong thời gian qua nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội và của người học, đồng thời phù hợp với tình hình phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm định hướng phát triển toàn diện ngành giáo dục ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai (DNTU) ngay từ đầu đã xác định là một trường đại học lấy công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển, công nghệ sẽ được áp dụng trong hầu hết các hoạt động của Nhà trường và sẽ dần thay thế sức lao động của con người. Đứng trước sự thay đổi không ngừng của công nghệ số trong thế giới ngày nay cùng với những sáng kiến và kinh nghiệm được chia sẻ rộng rãi trên khắp thế giới, Nhà trường luôn tiếp cận với công nghệ mới và những sáng kiến mới, trong đó có sáng kiến CDIO mà nhiều trường đại học trên thế giới đã và đang áp dụng để thay đổi từ tư duy cũ sang tư duy mới nhằm đào tạo ra những kỹ sư/cử nhân có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đề cập đến vấn đề đào tạo kỹ sư cho năm 2020 trở đi, ông Charles M. Vest nguyên Hiệu trưởng Học viện Công nghệ Massachusette (MIT) nói: “Các sinh viên của chúng ta cần phải được trang bị để sống và làm việc như một công dân quốc tế, hiểu được người kỹ sư nên đóng góp như thế nào cho xã hội. Họ cần phải có kiến thức về quy trình kinh doanh; thành thạo trong phát triển sản phẩm và sản xuất có chất lượng cao; biết làm thế nào để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống kỹ thuật có độ phức tạp thích hợp. Họ phải làm việc này ngày càng nhiều trong khuôn khổ của 2
  3. sự phát triển bền vững, và được trang bị để sống và làm việc như những công dân toàn cầu”. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội cho ngành giáo dục Việt Nam phát huy lợi thế so sánh về nguồn lực để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi chính sách cởi mở được áp dụng, các quốc gia trên thế giới được quyền tham gia vào thị trường giáo dục ở Việt Nam thì cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Như vậy, chỉ có sự thay đổi đúng hướng, kịp thời, xác định tầm nhìn mang tính chiến lược thời đại mới được xem phương thuốc hữu hiệu nhất để DNTU tồn tại và phát triển bền vững. Nhìn lại quá trình 16 năm hình thành và phát triển, DNTU đã đạt được những thành quả đáng kể, trong đó sở vật chất được xem là nhân tố nổi bật, được đầu tư với quy mô lớn và hiện đại, hàng năm Nhà trường vẫn đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, các dịch vụ tiện ích, số hóa (dữ liệu và quy trình) nhiều hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục đại học trong thời đại công nghệ số. Đội ngũ cán bộ, giảng viên thực sự đã thay đổi khá nhiều về tư duy, cách nghĩ, cách làm trên tinh thần đoàn kết, hỗ trợ để đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường. Đặc biệt, Chương trình đào tạo cũng đã được nghiên cứu và tiếp cận sáng kiến CDIO để xây dựng chuẩn đầu ra, phát triển CTĐT và đề cương chi tiết môn học, đồng thời thay đổi phương pháp giảng dạy từ năm 2016. Tuy kết quả chưa thực sự theo đúng quy trình và hệ thống, nhưng có thể nói cách tiếp cận sáng kiến CDIO trong những năm qua là tiền đề để Nhà trường tiếp tục áp dụng trong thời gian tới nhằm đào tạo cho sinh viên đạt chuẩn đầu ra mong đợi. Đặc biệt, từ sứ mạng, tầm nhìn và sự quyết tâm đổi mới chiến lược phát triển từ nay đến 2025 của lãnh đạo Nhà trường, tập trung thay đổi toàn diện từ tư duy, nhận thức đến hành động trong công tác quản lý chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ giảng viên đã có những chuyển biến rõ nét trong việc tự rèn luyện nâng cao năng lực giảng viên và ý thức nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên thông qua các đợt tập huấn sáng kiến CDIO do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM phối hợp với DNTU tổ chức đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, tích hợp, vai trò của giảng viên là người hướng dẫn và chú trọng đến tinh thần 3
  4. học tập chủ động của sinh viên, chính sự thay đổi này đã giúp rút ngắn khoảng cách thầy và trò, môi trường học tập trở nên thân thiện và tạo động lực cho sinh viên tương tác, tư duy sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm qua, được xã hội và doanh nghiệp chấp nhận. Việc áp dụng thử nghiệm sáng kiến CDIO, học tập kinh nghiệm từ các trường đại học trong nước và quốc tế, đồng thời đúc kết quá trình đào tạo các học phần tích hợp từ năm 2016 đến nay cho thấy việc áp dụng sáng kiến CDIO thực tế đã đem lại kết quả đáng ghi nhận, đây cũng chính là lý do DNTU chọn lựa sáng kiến CDIO để áp dụng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đạt chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo nói chung và chương trình kỹ thuật nói riêng. Trong bối cảnh cạnh tranh giáo dục quyết liệt như hiện nay, chất lượng đào tạo luôn là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, đổi mới quá trình đào tạo nhằm phát triển năng lực toàn diện của người học và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội và hội nhập quốc tế về chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh chung đó, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có chiến lược và tầm nhìn dài hạn nhằm đẩy nhanh chất lượng đào tạo của Nhà trường, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tích hợp và đổi mới phương pháp giảng dạy theo cách tiếp cận sáng kiến CDIO, trong đó phương pháp dạy học tích hợp đã được nhà trường áp dụng và đạt được những hiệu quả tích cực. Để tiếp tục phát huy những lợi thế này, tháng 6 năm 2020 Nhà trường đã vinh dự trở thành thành viên CDIO quốc tế, điều đó nói lên sự quyết tâm cao độ của Lãnh đạo, tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên để Nhà trường không ngừng phát triển mang tính bền vững. 2. Thay đổi tư duy để cải cách Chúng ta kỳ vọng năng lực cơ bản nào ở sinh viên? Chúng ta biết rằng khối lượng kiến thức ở bậc đại học vô cùng lớn, phương pháp dạy và học cũng khác xa so với phổ thông. Chính vì vậy, sinh viên cần có một chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế với xu thế phát triển của thời đại công nghệ. Đặc biệt cần áp dụng phương pháp dạy và 4
  5. học thích hợp để có thể tiếp thu được hết khối lượng kiến thức đồ sộ đó. Sinh viên được coi là những con người đã trưởng thành, việc dạy và học ở bậc đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi cá nhân. Do vậy, năng lực cơ bản của người được đào tạo ở trình độ đại học là: - Sáng tạo; - Thích nghi, đáp ứng với những biến động và sự thay đổi của hoàn cảnh; - Làm việc tập thể, đồng đội, nhóm; - Tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá để chủ động tự phát triển; - Học tập suốt đời trong một xã hội học tập. Với cách thức và quan điểm mới về học tập, Tổ chức Giáo dục và Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã xác định 4 trụ cột của học tập đại học như sau: - Học để biết (Learning to know); - Học để làm (Learning to do); - Học để làm người, để tồn tại ( Learning to be); - Học để chung sống, hòa nhập (Learning to live together). Để triển khai các hoạt động đào tạo theo hướng tiếp cận sáng kiến CDIO, Nhà trường cần một sự đồng lòng từ trên xuống dưới nhằm thay đổi để hội nhập và phát triển mang tính bền vững. Mỗi thành viên của DNTU cần xác định rõ một quan điểm chung đó là: “sẵn sàng thay đổi để tồn tại và phát triển”. Khi nói đến sự thay đổi thường phải tốn khá nhiều thời gian, công sức, giải quyết nhiều vấn đề mâu thuẫn theo những quan điểm riêng, hoặc lập luận theo lối suy diễn truyền thống đã trở thành thói quen lâu đời làm cản trở mọi hoạt động. Như vậy, để thực hiện thành công chiến lược của DNTU những ý kiến trái chiều cần phải được giải tỏa và đồng thuận theo một quan điểm chung để đạt đến mục đích cuối cùng là phát triển bền vững. Để có thể vận dụng và thực hiện các hoạt động đào tạo theo hướng tiếp cận sáng kiến CDIO, từ lãnh đạo đến cán bộ, giảng viên phải sẵn sàng thay đổi từ tư duy, cách nghĩ đến cách làm mang tính thống nhất trong suốt quá trình triển khai thực hiện bằng các giải pháp sáng kiến CDIO với nguồn lực sẵn có. 5
  6. Khi tiếp cận và triển khai sáng kiến CDIO hàm ý một sự thay đổi cơ bản trong giáo dục truyền thống sang một chương trình giảng dạy tích hợp, thông qua trải nghiệm, bối cảnh kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống. Đây thực sự là một thách thức đối với DNTU trong những năm trước, tuy nhiên trong hơn 4 năm trở lại đây, qua việc tiếp cận sáng kiến CDIO hầu hết đội ngũ lãnh đạo và giảng viên đã qua một đợt tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy (năm 2016), đã trải qua một giai đoạn thử nghiệm và thực hiện, cùng chung tay thực hiện tốt nhiệm vụ. Kết quả cho thấy đã có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy và học của Nhà trường. Năm 2019 và 2020 Nhà trường tiếp tục mời các chuyên gia về tập huấn xây dựng CĐR, cấu trúc CTĐT theo cách tiếp cận sáng kiến CDIO cho tất cả cán bộ giảng viên toàn Trường và 1 đợt tập huấn về kỹ năng cho 30 giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu tích hợp kỹ năng vào các môn học (Trong số 30 giảng viên đã được tập huấn, Nhà trường sẽ chọn ra 6 giảng viên tâm huyết, thành lập Tổ giảng dạy kỹ năng, tham gia đào tạo lại cho các giảng viên trong toàn Trường theo kế hoạch do P.QHDNG&PTKN lập). Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong thời kỳ hội nhập trên cơ sở tiếp cận và áp dụng sáng kiến CDIO là cần thiết, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng trường và Ban Giám hiệu Nhà trường, đề nghị tất cả CB, GV cần thực hiện những nội dung sau: - Thay đổi tư duy, từ cách làm cũ sang cách làm mới bằng sự sáng tạo, nhiệt huyết, năng động và kịp thời; - Khi đã có chỉ đạo bằng văn bản từ Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị phải chấp hành (những trường hợp góp ý, phản biện cần được phân tích và đề xuất bằng văn bản); - Đặt nhiệm vụ lên hàng đầu, không đổ thừa cho hoàn cảnh, thời gian và công việc cá nhân (Trừ các trường hợp bất khả kháng); - Làm việc không kể thời gian, trên tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Thực hiện công việc tuân thủ chu trình PDCA (Plan, Do, Check, Act); - Đánh giá công việc bằng hiệu suất và kết quả sản phẩm/đơn vị thời gian; - Chấp hành các quy trình, quy định và các quyết định Nhà trường đã ban hành; 6
  7. - Tuân thủ theo quy tắc quản trị, tránh vượt cấp, trừ trường hợp đặc biệt khi cấp trên trực tiếp quản lý làm trái quy định, tư lợi và có những sai phạm cần được xử lý; Để tiếp tục thực hiện sáng kiến CDIO tại DNTU đạt kết quả tốt, chúng ta xem đây là một bước đột phá để cải cách giáo dục đại học, chính vì vậy cần một sự đoàn kết của tập thể cán bộ, giảng viên DNTU với sự quyết tâm cao độ và đồng thuận từ trên xuống khi DNTU may mắn có Chủ tịch Hội đồng trường là người khởi xướng, đã tiên phong thay đổi từ tư duy, cách nghĩ đến cách làm mang tính quyết đoán và sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển của thời đại là tấm gương và là động lực để mọi người hiểu, đồng lòng cùng thực hiện tốt nhiệm vụ, không có sự áp đặt hoặc miễn cưỡng. 3. Mục tiêu 3.1 Mục tiêu chung Xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) theo phương pháp tiếp cận sáng kiến CDIO nhằm giúp người học đạt được mục tiêu kép đó là: Có kiến thức kỹ thuật chuyên môn sâu về nền tảng kiến thức, kỹ thuật đồng thời có khả năng dẫn đầu trong việc xây dựng và vận hành các sản phẩm, quy trình, hệ thống đạt hiệu quả trong môi trường ngày càng phức tạp về công nghệ và đẩm bảo tính bền vững. 3.2 Mục tiêu cụ thể - Tập trung xây dựng một số CTĐT được lựa chọn để tiếp cận sáng kiến CDIO đối với các chuyên ngành kỹ thuật và chuyên ngành phi kỹ thuật trong điều kiện nguồn nhân lực hiện có của Nhà trường; - Tiến tới cập nhật đồng bộ các CTĐT dựa trên sáng kiến CDIO theo chu trình trong từng giai đoạn phát triển của Nhà trường từ nay đến 2025 nhằm đào tạo sinh viên có khả năng: + Nắm vững kiến thức nền tảng và chuyên sâu hơn về quy tắc cơ bản của kỹ thuật; + Dẫn đầu trong kiến tạo và vận hành sản phẩm, quy trình và hệ thống mới; 7
  8. + Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của nghiên cứu và phát triển kỹ thuật đối với xã hội; - Vận dụng sáng kiến CDIO vào việc xây dựng các CTĐT kỹ thuật và phi kỹ thuật của Nhà trường cho các khóa học kể từ năm 2021. 4. Cơ cấu tổ chức hoạt động Đề án tiếp cận sáng kiến CDIO và cải cách hoạt động đào tạo (gọi tắt là Đề án CDIO) chính thức triển khai thực hiện bắt đầu từ năm học mới 2021-2022 và sẽ được áp dụng theo từng giai đoạn phát triển của Nhà trường, phù hợp với tình hình phát triển của Việt Nam và thế giới. Cơ cấu tổ chức của Đề án như sau: 4.1 Ban chủ nhiệm Đề án CDIO Ban chủ nhiệm Đề án CDIO do Hiệu trưởng Nhà trường ra quyết định thành lập gồm có 9 thành viên: Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thư ký và 6 thành viên trong Ban. Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ do Hiệu trưởng Nhà trường phân công, cụ thể như sau:  Chức năng - Tham mưu cho Hiệu trưởng về hoạch định chiến lược xây dựng/ phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) theo phương pháp tiếp cận sáng kiến CDIO, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế; - Tổ chức thực hiện Đề án CDIO dựa trên nguyên lý và những chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn qua các hội thảo, đợt tập huấn trong nước và quốc tế về sáng kiến CDIO; - Phân công và hướng dẫn cho các đơn vị có liên quan trong Trường xây dựng và hoàn thiện các văn bản, quy trình, quy định liên quan đến xây dựng/phát triển CTĐT và các hoạt động đào tạo;  Nhiệm vụ - Chủ trì, phối hợp với các chuyên gia tổ chức tập huấn sáng kiến CDIO, xây dựng/phát triển CTĐT, tập huấn kỹ năng CDIO cho cán bộ, giảng viên trong Trường; - Tổ chức thực hiện Đề án CDIO: Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trong Trường xây dựng kế hoạch tổng thể, triển khai thực hiện, kiểm tra/giám sát, đánh 8
  9. giá và đề xuất giải pháp xây dựng/phát triển CTĐT, các hoạt động đào tạo có liên quan, tuân thủ quy trình PDCA trong suốt quá trình triển khai thực hiện Đề án; - Hướng dẫn và phân công cho các đơn vị tổ chức kết nối các bên liên quan để khảo sát lấy ý kiến từ: doanh nghiệp, cựu sinh viên, nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên để xây dựng/ phát triển CTĐT và các hoạt động dạy và học; - Điều hành các nhóm chuyên trách tổ chức triển khai xây dựng/phát triển CTĐT và các hoạt động đào tạo theo Đề án CDIO; - Phân công cho Phòng ĐT-KT kết hợp với Phòng Truyền thông và Ban Công nghệ thông tin xây dựng giao diện CDIO trên trang web DNTU, thường xuyên cập nhật những thông tin, hình ảnh tuyên truyền, quảng bá về CDIO của Nhà trường; - Hướng dẫn các đơn vị trong việc: i) Thu thập và chọn lọc các thông tin, hình ảnh trong quá trình tiếp cận và áp dụng sáng kiến CDIO tại DNTU trong những năm qua và trong thời gian tới; ii) Lập báo cáo kết quả thực hiện Đề án CDIO; iii) Viết bài tham luận để chia sẻ kinh nghiệm trong các đợt hội thảo CDIO trong nước và quốc tế; - Tổ chức, phân công cho nhóm giảng viên (đã được Talentmind tập huấn và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kỹ năng) tập huấn kỹ năng cho tất cả giảng viên DNTU để tích hợp các kỹ năng vào các học phần thuộc CTĐT hiện hành của Nhà trường trong suốt khóa học; - Hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm chuyên trách thực hiện tốt các nội dung xây dựng/phát triển CTĐT và các hoạt động đào tạo thuộc Đề án CDIO đạt hiệu quả; - Tổ chức đánh giá từng giai đoạn thực hiện kế hoạch thuộc Đề án CDIO của các nhóm chuyên trách, lập báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất BGH xử lý các trường hợp vi phạm về quy trình, tiến độ thực hiện Đề án; - Mỗi năm tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giảng viên trong việc triển khai thực hiện đề án CDIO tại DNTU từ 1 đến 2 lần; - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hội đồng trường, Hiệu trưởng. 4.2 Tổ chức Nhóm chuyên trách CDIO - Mỗi khoa thành lập 1 Nhóm chuyên trách CDIO gồm tối thiểu là 5 thành viên do khoa đề cử (không phân biệt theo ngành) và gửi danh sách về Phòng ĐT-KT để trình Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập; 9
  10. - Trưởng Nhóm chuyên trách CDIO là lãnh đạo khoa (đồng thời là ủy viên Ban chủ nhiệm Đề án CDIO). 4.3 Nhiệm vụ của Nhóm chuyên trách CDIO - Thực hiện các nhiệm vụ được Ban chủ nhiệm Đề án CDIO giao; - Trực tiếp tổ chức thực hiện Đề án CDIO cho tất cả bộ môn thuộc khoa tùy vào tình hình, đặc điểm nguồn lực hiện có của từng bộ môn; - Nghiên cứu, tư vấn xây dựng/phát triển CTĐT cho các ngành kỹ thuật/phi kỹ thuật thuộc khoa theo phương pháp tiếp cận sáng kiến CDIO, đổi mới các hoạt động dạy và học, xây dựng chuỗi kinh nghiệm học tập tích hợp, đồng thời tiếp cận và áp dụng toàn phần hoặc một phần của Đề án CDIO đối với mỗi CTĐT tùy điều kiện thực tế về nhân sự và năng lực của mỗi ngành/chuyên ngành; - Hướng dẫn cho các tổ bộ môn: i) Thực hiện Đề án CDIO theo kế hoạch; ii) Quy trình thực hiện Đề án CDIO; iii) Khảo sát lấy ý kiến doanh nghiệp, cựu sinh viên, nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên để xây dựng/phát triển CTĐT và các hoạt động dạy và học; iv) Lập hồ sơ minh chứng lưu trữ tại khoa và cập nhật lên phần mềm do Phòng TT-QLSV-ĐBCLGD quản lý và lưu trữ theo quy định của Nhà trường; - Chủ trì tổ chức xây dựng kế hoạch kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá và đề xuất hướng phát triển CTĐT theo cách tiếp cận sáng kiến CDIO dự trên quy trình PDCA trong suốt quá trình triển khai thực hiện Đề án; - Tổ chức các cuộc hội thảo/tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm trong khoa về phương pháp tiếp cận sáng kiến CDIO; - Tham gia hoặc chủ trì tổ chức các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phương pháp tiếp cận sáng kiến CDIO theo định kỳ do Nhà trường phân công luân phiên; - Tham gia viết bài tham luận tại các hội thảo CDIO trong nước và quốc tế; - Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án CDIO của khoa và gửi về Ban chủ nhiệm vào 31/7 hàng năm. 10
  11. Phần 1 TIẾP CẬN SÁNG KIẾN CDIO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 1. TIẾP CẬN SÁNG KIẾN CDIO 1.1 Khái quát về CDIO CDIO là một sáng kiến quốc tế lớn được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới và được nhiều trường đại học tiếp cận, ứng dụng và đem lại những thành quả nhất định trong suốt nhiều năm qua. Sáng kiến CDIO là chữ viết tắt của Conceive (hình thành ý tưởng), Design (thiết kế), Implement (triển khai) và Operate (vận hành), xuất phát từ ý tưởng của các khối ngành kỹ thuật thuộc 4 trường đại học (ĐH), học viện: ĐH Công nghệ Chalmers ở Göteborg, Học viện Công nghệ Hoàng gia ở Stockholm, ĐH Linköping ở Linköping (Thụy Điển) và Học viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) vào những năm 1990. Bốn trụ cột C-D-I-O Sáng kiến CDIO là một phương pháp cải cách giáo dục hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu sau: - Hình thành ý tưởng – Thiết kế - Triển khai – Vận hành: Chương trình đào tạo tiếp nhận nguyên lý phát triển và triển khai sản phẩm, quy trình và hệ thống – Hình thành ý tưởng , thiết kế, triển khai và vận hành là bối cảnh của giáo dục kỹ thuật. 11
  12. - Duy trì những nền tảng khoa học – Tăng cường các kỹ năng: Giáo dục đào tạo nhấn mạnh nền tảng kỹ thuật , đồng thời tăng cường việc học hỏi các kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống. - Có sự tham gia của các bên liên quan: Chuẩn đầu ra của sinh viên trong một chương trình đào tạo cần phản ánh được quan điểm của tất cả các nhóm liên quan cùng lĩnh vực: Nhà quản lý, sinh viên năm cuối, giảng viên đại học, cựu sinh viên, doanh nghiệp, và chuyên gia. - Thu hút và giữ lại những sinh viên đạt tiêu chuẩn: Chương trình đào tạo và phương pháp sư phạm nên được chỉnh sửa để giáo dục kỹ thuật có thể thu hút, duy trì và đào tạo sinh viên có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, cho đên khi tốt nghiệp và bước vào nghề mà không ảnh hưởng đến chất lượng và nội dung đào tạo. - Phạm vi của nỗ lục cải cách ở cấp chương trình: Bất kỳ nỗ lực thành công nào trong cải cách giáo dục kỹ thuật đều bao gồm phần lớn, hoặc tất cả những kinh nghiệm học tập có lợi cho sinh viên, và vì vậy phải được thiết lập và duy trì ở cấp chương trình hoặc cấp khoa. - Hợp tác trong cải cách giáo dục kỹ thuật: Cải cách giáo dục kỹ thuật được đảm trách bởi hiệp hội các trường đại học/các chương trình đào tạo hoặc hiệp hội các khoa tạo điều kiện triển khai song song và chia sẻ nguồn lực. - Hình thành dựa trên những phương pháp tiếp cận giáo dục theo thực tiễn tốt nhất: Cải cách giáo dục kỹ thuật được xây dựng dựa trên sự tiếp nhận với đầy đủ thông tin về thực tiễn tốt nhất và am hiểu các mô hình học tập đươc ứng dụng rộng rãi cho các ngành kỹ thuật. - Không đòi hỏi nhiều nguồn lực mới: Cải cách giáo dục kỹ thuật dựa trên sự tái phân bổ các nguồn lực sẵn có của cơ sở giáo dụng đại học trong khi vẫn tiếp tục hoạt động. Sáng kiến CDIO được thiết kế và phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu nêu trên [5]. 1.2 Các mục tiêu sáng kiến CDIO Sáng kiến CDIO có 3 mục tiêu tổng quát nhằm đào tạo sinh viên có những khả năng: 12
  13. - Nắm vững kiến thức chuyên sâu hơn về quy tắc cơ bản của kỹ thuật; - Dẫn đầu trong kiến tạo và vận hành sản phầm, quy trình và hệ thống mới; - Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của nghiên cứu và phát triển kỹ thuật đối với xã hội [4]. 1.3 Tiêu chuẩn CDIO Điểm xuất phát của việc thiết kế và phát triển CTĐT là văn bản tuyên bố CĐR, trong đó xác định năng lực và yêu cầu mà sinh viên cần có sau khi kết thúc môn học hoặc CTĐT. Văn bản tuyên bố CĐR đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế CTĐT và trả lời cho câu hỏi đầu tiên là: “Sinh viên kỹ thuật nên đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ toàn diện nào khi rời khỏi trường đại học và đạt được ở năng lực trình độ nào?”. Phát triển 12 tiêu chuẩn dưới đây là hệ thống hóa các nguyên tắc hướng dẫn thiết kế và phát triển CTĐT. Chúng là điểm chính của câu trả lời cho câu hỏi trọng tâm thứ hai: “Làm thế nào để chúng ta có thể làm tốt hơn trong việc đảm bảo sinh viên đạt được những kỹ năng ấy”. Những tiêu chuẩn này xác định các tính chất đặc trưng của CDIO, đóng vai trò hướng dẫn việc cải cách và kiểm định CTĐT, tạo ra các đối sánh và tạo ra một khung chung để phát triển liên tục [4]. Trong 12 tiêu chuẩn CDIO đề cập đến, đó là: * Triết lý CTĐT (Tiêu chuẩn 1). * Phát triển CTĐT (Tiêu chuẩn 2, 3 và 4). * Kinh nghiệm và không gian học tập để thiết kế - triển khai (Tiêu chuẩn 5 và 6). * Các phương pháp giảng dạy và học tập (Tiêu chuẩn 7 và 8). * Phát triển giảng viên (Tiêu chuẩn 9 và 10). * Đánh giá và kiểm định (Tiêu chuẩn 11 và 12). - Tiêu chuẩn 1: Bối cảnh Tiếp nhận nguyên lý rằng việc phát triển và triển khai chu trình của sản phẩm, quy trình và hệ thống – Hình thành ý tưởng, Thiết kế, Triển khai, và Vận hành - là bối cảnh của giáo dục kỹ thuật. 13
  14. - Tiêu chuẩn 2: Chuẩn đầu ra Các chuẩn đầu ra cụ thể và chi tiết cho các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, hệ thống cũng như kiến thức ngành phù hợp với các mục tiêu của chương trình và được thông qua bởi các bên liên quan. - Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo tích hợp Chương trình được thiết kế với các môn học ngành hỗ trợ lẫn nhau, với một kế hoạch rõ ràng để tích hợp các kỹ năng cá nhân và giao tiếp; và các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, hệ thống. - Tiêu chuẩn 4: Giới thiệu về kỹ thuật Môn học giới thiệu cung cấp khung chung cho việc thực hành kỹ thuật trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống, và giới thiệu các kỹ năng cá nhân và giao tiếp cần thiết. - Tiêu chuẩn 5: Các kinh nghiệm thiết kế - triển khai Chương trình bao gồm từ hai môn học hoặc đồ án trải nghiệm thiết kế - triển khai trở lên, gồm một ở trình độ căn bản và một ở trình độ nâng cao - Tiêu chuẩn 6: Không gian làm việc kỹ thuật Không gian làm việc kỹ thuật và các phòng thí nghiệm hỗ trợ và khuyến khích học thực hành trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình, hệ thống, kiến thức ngành, và kiến thức xã hội. - Tiêu chuẩn 7: Trải nghiệm học tích hợp Các trải nghiệm học tích hợp dẫn đến việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như các kỹ năng cá nhân và giao tiếp; các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống. - Tiêu chuẩn 8: Học chủ động Giảng dạy và học tập dựa trên các phương pháp học chủ động và trải nghiệm. - Tiêu chuẩn 9: Nâng cao năng lực giảng viên Các hoạt động nhằm nâng cao năng lực giảng viên về kỹ năng cá nhân và giao tiếp; các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống. 14
  15. - Tiêu chuẩn 10: Nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên Các hoạt động nhằm nâng cao năng lực giảng viên trong việc cung cấp các trải nghiệm học tích hợp, trong việc sử dụng các phương pháp học chủ động và trải nghiệm, và trong đánh giá việc học tập của sinh viên. - Tiêu chuẩn 11: Đánh giá việc học tập Đánh giá việc học tập của sinh viên về kỹ năng cá nhân và giao tiếp; các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống cũng như trong kiến thức chuyên ngành. - Tiêu chuẩn 12: Kiểm định chương trình Một hệ thống kiểm định chương trình đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn này, và cung cấp thông tin phản hồi cho sinh viên, giảng viên và các bên liên quan với mục đích phát triển liên tục. 2. TIẾP CẬN SÁNG KIẾN CDIO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DNTU là trường đại học lấy công nghệ làm nền tảng để đào tạo các ngành kỹ thuật và phi kỹ thuật. Nhiệm vụ của chúng ta là đào tạo sinh viên trở thành những kỹ sư, cử nhân hiện đại, làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, có năng lực tham gia vào lĩnh vực chuyên môn và sau đó đóng vai trò lãnh đạo trong các phương diện hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống, quy trình và dự án. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi lãnh đạo các đơn vị phụ trách chuyên môn, người thầy phải xác định rõ mục tiêu và hướng đi nhất quán để đào tạo sinh viên đạt được mục tiêu và CĐR của mỗi CTĐT. Trong Đề án này, chúng ta sẽ: - Tiếp cận sáng kiến CDIO để xây dựng/phát triển CTĐT mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong hoạt động đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học, yêu cầu của xã hội và hội nhật quốc tế; - Chọn lựa các ngành kỹ thuật/phi kỹ thuật có đủ nguồn lực để xây dựng hoặc phát triển CĐR, CTĐT đáp ứng yêu cầu đề cương CDIO (CDIO Syllabus); Các 15
  16. ngành phi kỹ thuật (xã hội, sức khỏe,…) sẽ tiếp cận một phần để xây dựng và phát triển CĐR, CTĐT, các hoạt động đào tạo theo đặc điểm riêng của từng ngành; - Áp dụng triệt để các phương pháp giảng dạy chủ động, tích cực và hoạt động đào tạo có liên quan để đảm bảo rằng sinh viên đạt được năng lực và tố chất cá nhân; - Đào tạo kỹ năng cho sinh viên: Tích hợp các kỹ năng vào các môn học xuyên suốt quá trình đào tạo để sinh viên trở thành những kỹ sư, cử nhân chuyên nghiệp và năng động; các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, các kỹ năng nghề nghiệp được đan xen vào các môn học giúp sinh viên phát triển đồng thời kiến thức ngành và các kỹ năng theo yêu cầu; - Giảng dạy và học tập hiệu quả: giảng viên sẽ thực hiện các biện pháp để hướng dẫn người học cuốn hút vào các hoạt động học tập do giảng viên tổ chức và chỉ đạo nhằm giúp sinh viên học tập đạt hiệu quả; - Thay đổi hoạt động đánh giá và hình thức đánh giá: Thay đổi trọng số đánh giá học phần từ 40%/60% sang 70%/30% (điểm quá trình/điểm kết thúc học phần) trên cơ sở đẩy mạnh các hình thức đánh giá trực tiếp bằng nhiều cột điểm thường kỳ trong suốt quá trình sinh viên học tập, tiếp thu kiến thức, kỹ năng bằng các hoạt động: tương tác, tư duy - sáng tạo, làm việc nhóm, dự án nhỏ, thuyết trình và phản biện,…trên lớp học (kể cả lớp học truyền thống và lớp học online); - Ứng dụng hệ thống Canvas: Đưa công nghệ số và phần mềm Canvas vào hoạt động giảng dạy và học tập một cách triệt để nhằm loại dần phương pháp giảng dạy truyền thống; Đổi mới lớp học bằng việc áp dụng “lớp học đảo chiều” (Flipped Classroom); - Xác định rõ vai trò của cố vấn học tập (CVHT) trong phương pháp tiếp cận sáng kiến CDIO là cực kỳ quan trọng, đặt tinh thần trách nhiệm của CVHT ở một tầm cao mới nhằm đáp ứng được mục tiêu và CĐR của CTĐT; - Tăng cường hoạt động thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp dưới sự theo dõi và giám sát chặt chẽ của khoa và các phòng có trách nhiệm liên quan; - Tập trung vào việc nghiên cứu và thực hiện đề án chuyên ngành, kết hợp để thực hiện các đề án đa ngành nhằm tạo ra sản phẩm chuyển giao cho doanh nghiệp hoặc cung cấp cho xã hội. 16
  17. Phần 2 XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN SÁNG KIẾN CDIO 2.1 Phát triển chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận sáng kiến CDIO Xây dựng, phát triển CTĐT theo phương pháp tiếp cận sáng kiến CDIO là mục tiêu chiến lược của Nhà trường, đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế nhằm phát triển mang tính bền vững. Nhà trường tiếp cận sáng kiến CDIO có sự lựa chọn tùy thuộc vào nguồn lực và yêu cầu thực tế trong từng giai đoạn cụ thể để từng bước thực hiện 12 tiêu chuẩn CDIO cho phù hợp với bối cảnh Nhà trường thông qua kế hoạch trung hạn (> 5 năm) và dài hạn (>10 năm). Có thể nói sáng kiến CDIO là bộ công cụ và là giải pháp tối ưu cho toàn bộ quá trình đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt là đào tạo kỹ sư nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong đó: Xác định mục tiêu, xây dựng chuẩn đầu ra, thiết kế CTĐT, đề cương chi tiết môn học, hoạt động đào tạo, triển khai và đánh giá hiệu quả của CTĐT để tiếp tục phát triển ở chu trình tiếp theo. Trong giai đoạn tiếp cận sáng kiến CDIO, dựa trên bối cảnh và nguồn lực hiện có, Nhà trường đã triển khai từng bước các hoạt động của đề xướng như sau: - Giai đoạn 2016 -2020: Trong giai đoạn này, Nhà trường xây dựng chuẩn đầu ra - Chương trình đào tạo theo các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục, đồng thời dựa trên Khung trình độ quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong giai đoạn này, Nhà trường tiếp cận sáng kiến CDIO như thế nào? Trong quá trình tiếp cận, Nhà trường áp dụng 4 tiêu chuẩn CDIO bao gồm: Tiêu chuẩn 7, 8, 9 và 10 trong đó quan tâm đến nâng cao năng lực giảng viên (TC9) và nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên (TC10), trên cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy để hướng dẫn cho sinh viên học tập chủ động (TC8) và trải nghiệm 17
  18. học tích hợp (TC7); Từ năm 2018 Tăng thời lượng các môn thực hành trong chương trình đào tạo hiện hành; loại bỏ một số môn học không đóng góp vào chuẩn đầu ra của CTĐT; cử sinh viên một số ngành kỹ thuật trực tiếp thực hành, trải nghiệm và tham gia làm việc với thời gian từ 6 tháng đến 12 tháng tại doanh nghiệp. - Giai đoạn 2021 - 2025 Nhà trường xây dựng CĐR, CTĐT bằng cách tiếp cận sáng kiến CDIO, trên cở đó sẽ cấu trúc chương trình đào tạo tích hợp cho một số ngành kỹ thuật và tiếp cận một phần sáng kiến CDIO cho các ngành phi kỹ thuật (xã hội, sức khỏe). Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi một sự thay đổi mạnh mẽ, mang tính đột phá và sự quyết tâm cao độ của lãnh đạo các khoa/phòng và của mỗi giảng viên. Năm 2020, Nhà trường đã mời các chuyên gia có kinh nghiệm về Trường để tập huấn cho cán bộ, giảng viên trong việc xây dựng chuẩn đầu ra và cấu trúc chương trình đào tạo tích hợp theo sáng kiến CDIO. Bằng việc hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm trong khóa tập huấn, các khoa tổ chức xây dựng, phát triển CĐR, CTĐT dựa vào các tiêu chuẩn CDIO để xây dựng CĐR và cấu trúc CTĐT phù hợp nhất cho từng ngành. Để xây dựng, phát triển CĐR, CTĐT theo cách tiếp cận CDIO mỗi cán bộ, giảng viên cần nắm để hiểu các nội dụng, thông tin sau: 2.1.1 Khái quát về chương trình đào tạo Chương trình đao tạo nói chung là một kế hoạch được thiết kế cho việc giảng dạy, học tập và đánh giá nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo. Chương trình đào tạo (CTĐT) là một hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu, chuẩn đầu ra được quy định chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ (năng lực tự chủ và trách nhiệm), cấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của bậc đào tạo. CTĐT của Nhà trường được xây dựng dựa trên phương pháp tiếp cận CDIO nhằm đào tạo sinh viên toàn diện cả về kiến thức và chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, trong đó chú trọng đến năng lực thực hành và ý thức trách nhiệm xã hội, sinh viên được học tập chủ động và trải nghiệm thực tế. 18
  19. Chương trình đào tạo được rà soát, xây dựng, phát triển để đảm bảo cam kết của Nhà trường về chuẩn đầu ra, chất lượng sản phẩm đào tạo đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, xã hội. Chương trình đào tạo được đánh giá dựa trên các tiêu chí được xây dựng có phát triển về mặt nội dung và lựa chọn phù hợp với ngành đào tạo từ 12 tiêu chuẩn CDIO (mục 1.3). Để thực hiện rà soát, xây dựng, phát triển CTĐT lãnh đạo khoa, tổ trưởng bộ môn, giảng viên cần phải: - Hiểu yêu cầu, đặc điểm của mô hình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra (CĐR) và sự cần thiết của khung chương trình; - Hiểu việc áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO để cải cách và phát triển CTĐT dưa trên CĐR; - Hiểu mối liên kết giữa các thành phần của CTĐT được thiết kế dựa trên CĐR. a. Đề cương CDIO: Phân loại và hệ thống hóa các chủ đề CĐR Đề cương CDIO (CDIO Syllabus) là một danh mục các chủ đề CĐR được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn thực hành kỹ thuật hiện đại và được thẩm định bởi các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực liên quan. Đề cương phân loại và hệ thống hóa các chủ đề CĐR theo 4 nhóm kiến thức, kỹ năng, năng lực được thiết kế phân tầng (Hình 1) và được phát triển chi tiết tới cấp độ 2 (X.x), cấp độ 3 (X.x.x, và cấp độ 4 (X.x.x.x) để xây dựng CĐR ở cấp độ CTĐT và cấp đô môn học [4]. - Nhóm chủ đề 1: “Kiến thức và lập luận ngành” - Nhóm chủ đề 2 và chủ đề 3: “Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp” và “Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp” được thiết kế để sử dụng cho các ngành đào tạo khác nhau. - Nhóm chủ đề 4: Năng lực CDIO (được xác định cho các ngành kỹ thuật, tuy nhiên có thể cụ thể hóa để phù hợp với ngành đào tạo khác nhau). 4. Năng lực CDIO (Hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành hệ thống trong bối cảnh nghề nghiệp, xã hội và môi trường – quá trình đổi mới)/ Năng lực thực hành nghề nghiệp 1. Kiến thức và 2. Kỹ năng, phẩm 19 3. Kỹ năng làm việc lập luận ngành chất cá nhân và nghề nhóm và giao tiếp nghiệp
  20. b. Đề cương CĐR theo nhóm ngành Trên cơ sở đúc kết áp dụng Đề cương CDIO cho nhiều ngành đào tạo khác nhau thuộc lĩnh vực phi kỹ thuật, các đề cương CĐR (Learning outcomes Syllabus) đã được đề xuất cho các nhóm ngành khoa học ứng dụng, quản trị kinh doanh, kế toán [4]. Đề cương CĐR giúp xây dựng mục tiêu đào tạo, CĐR ở cấp độ CTĐT và cấp độ môn học theo cách thức hệ thống như sau:  Các chủ đề cấp độ 1 (X) thuộc nhóm chủ đề 1 và nhóm chủ đề 4, đề cập đến các mục tiêu đào tạo như yêu cầu của các bộ tiêu chuẩn kiểm định quốc tế. Do đó được sử dụng để xây dựng mục tiêu tổng quát của CTĐT.  Đề cương chi tiết cấp độ 2 (X.x) bao gồm các chủ đề CĐR ở tiêu chuẩn kiểm định quốc gia. Do đó được sử dụng để xây dựng mục tiêu cụ thể cho CTĐT.  Đề cương chi tiết cấp độ 3 (X.xx) và cấp độ 4 (X.xxx) được sử dụng để chuyển đổi các mục tiêu cấp độ cao thành các CĐR có thể giảng dạy và đánh giá được. Do đó các chủ đề chi tiết cấp độ 3 được sử dụng để xây dựng CĐR ở cấp độ CTĐT, và các chủ đề chi tiết cấp độ 4 được sử dụng để xây dựng CĐR ở cấp độ môn học. c. Khung chương trình tích hợp dựa trên CĐR Trên cơ sở áp dụng phương pháp tiếp cận sáng kiến CDIO, một khung chuẩn phát triển Chương trình đào tạo cho phép tích hợp, đan xen giảng dạy các kỹ năng với kiến thức, liên kết hợp lý các thành phần của CTĐT, môn học và xem xét các đối tượng sinh viên nhằm cung cấp những trải nghiệm học tập, ý nghĩ để đáp ứng CĐR, được gọi là “khung CTĐT tích hợp dựa trên CĐR” [3] đã được đề xuất, bao gồm 10 thành phần: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2