Đề án tốt nghiệp Luật Hiếp pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa – từ thực tiễn tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download
Mục tiêu của đề tài " Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa – từ thực tiễn tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm làm sáng tỏ về cơ sở lý luận cũng như pháp lý về xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa. Đánh giá thực trạng thực hiện, nghiên cứu tập trung vào thực trạng xử phạt VPHC hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật Hiếp pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa – từ thực tiễn tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HUY KHÔI XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA – TỪ THỰC TIỄN TẠI QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8380102 TÓM TẮT LUẬN VĂN
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Anh Đào Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Thủy, Học viện Chính trị khu vực II Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp E301, Nhà E - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 10 - Đường 3 tháng 2, phường 12 - Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 9 giờ 00 ngày 13 tháng 7 năm 2024
- 1 MỞ ĐẦU 1 . Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa từ lâu đã chiếm một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia mỗi dân tộc. Để thực hiện các đổi mới về văn hóa cho phù hợp với sự phát triển của đất nước chúng ta cần có cái nhìn mới về lĩnh vực này cũng như các phương thức quản lý và phát triển văn hóa. Việt Nam trong thời gia qua đã có nhiều đổi mới cả trên nhiều lĩnh vực và đã thu được nhiều kết quả, thành tựu trong kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Để có được những thành công này thì văn hóa có vai trò đóng góp không hề nhỏ. Để phát triển văn hóa Đảng, Nhà nước đã ban hành nghị quyết Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên trong kết luận số 76-KL/TW năm 2020 [1], Đảng ta cũng chỉ rõ còn nhiều bất cập và hạn chế, chưa thực hiện nghiêm cung như các văn bản pháp luật chưa phù hợp. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước cũng cho rằng công tác thanh tra kiểm tra, giám sát đối với lĩnh vực văn hóa là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần được tăng cương hơn nữa. Vai trò quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa trong thời gian qua được thể hiện qua Luật xử lý VPHC 2012[12] và các văn bản khác như: Nghị định số 158/2013/NĐ-CP[28], Nghị định 28/2017/NĐ-CP[29], Nghị định 38/2021/NĐ-CP[13]. Các văn bản này là những công cụ rất quan trọng đối với việc ngăn chặn, xử lý các VPHC lĩnh vực văn hóa, tạo trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực văn hóa. Trên thực tế việc xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực văn hóa luôn gặp nhiều khó khăn do rất nghiều nguyên nhân khác nhau trong đó bao gồm cả những vấn đề khách quan và chủ quan. Trong suốt thời gian qua, quận Gò Vấp, TP. HCM luôn đóng vai trò là một quận trung tâm có nhiều tiềm năng và nguồn lực để phát triển kinh tế - xẫ hội. Kinh tế phát triển luôn kéo theo các loại hình dịch vụ văn hóa với ngành nghề nhạy cảm khác nhau cũng nhanh chóng phát triển. Vì lợi nhuận kinh tế, một bộ phận các chủ kinh doanh đã cố tình vi phạm các quy định của pháp luật. Điều này làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động XPVPHC ở lĩnh vực này còn gặp rất nhiều những khó khăn từ cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và cả những quy định của pháp luật chưa đủ răn đe, chính những điều này làm giảm đi vai trò quản lý của pháp luật. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa – từ thực tiễn tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. 2 . Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, VPHC và XPVPHC là những chủ đề được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên đối với lĩnh vực nghiên cứu về XPVPHC lĩnh vực văn hóa vẫn còn rất mới, gần như chưa có nghiên cứu nào đánh giá chi tiết và đầy đủ về lĩnh vực này. Để có cơ sở cho nghiên cứu tác giả tiến
- 2 hành phân tích đánh giá một số công trình, đề tài liên quan đến lĩnh vực XPVPHC và quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa. Một số nghiên cứu về xử phạt VPHC lĩnh vực văn hóa Đề tài luận văn thạc sĩ “Xử phạt VPHC lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn tỉnh Nam Định” của Phạm Mỹ Linh năm 2018[2]. Thông qua phân tích thực trạng thực thi pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực này ở tỉnh Nam Định tác giả nêu nên những tồn tại, những bất cập, khó khăn, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa một cách hiệu quả. Đề tài nghiên cứu “Nguyên tắc xử phạt VPHC theo pháp luật hiện hành”của Bùi Thị Đào và Hoàng Thị Lan Phương năm 2019[3], đã phân tích khái quát một số nội dung liên quan đến xử phạt VPHC được quy định trong Luật Xử lý VPHC năm 2012. Một số nghiên cứu về QLNN trong lĩnh vực văn hóa Đề tài “Quản lý dịch vụ karaoke trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”, của Đỗ Tường Quân năm 2017[4]. Luận văn đã nêu ra những cơ sở pháp lý về quản lý đối với loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, cụ thể là dịch vụ Karaok, cùng với những điểm đạt được luận văn cũng chỉ ra những tồn tại, khó khăn đối với quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Đề tài “Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”, luật văn thạc sĩ luật học của Lại Trung Dũng năm 2019[5]. Trên cơ sở phân tích đánh giá các văn bản pháp luật liên quan, Lại Trung Dũng đã chỉ ra những bất cập hạn chế của pháp luật từ đó đề xuất một số giải pháp với mục đích nhằm hoàn thiện pháp luật QLNN về văn hóa. Đề tài nghiên cứu của Lê Quang Tuyên năm 2019 với nội dung liên quan đến Quản lý lễ hội truyền thống tại tỉnh Cao Bằng[6]. Lê Quang Tuyên thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện đã chỉ ra một số tồn tại và nguyên nhân của nó. Nguyễn thị Minh Huệ năm 2019 [7] đã thực hiện phân tích lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dịch vụ karaoke. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế liên quan đó là cơ chế quản lý, công tác phối hợp chưa đồng bộ, chặt chẽ, công tác phân cấp cấp phép chưa được thực hiện, công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thực hiện triệt để và hiệu quả. Qua việc đánh giá các nghiên cứu trước đây tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá về thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là trên địa bàn quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Thông qua luận văn này, tác giả muốn đi sâu phân tích thực trạng thực hiện XPVPHC đối với dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận Gò Vấp, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực này, góp phần sự phát triển bền vững lĩnh và an ninh trật tự tại địa phương. 3 . Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của lận văn nhằm làm sáng tỏ về cơ sở lý luận cũng như pháp lý về xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa. Đánh giá thực trạng thực hiện, nghiên cứu tập trung vào thực trạng xử phạt VPHC hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đề xuất
- 3 các giải pháp về quản lý và nâng cao việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực văn hóa tại quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện với các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ các lý luận về XPVPHC lĩnh vực văn hóa như: khái niệm, nội dung, thẩm quyền, hình thức, thủ tục và các yếu tố ảnh hưởng đến XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa. Thứ hai, thực trạng hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Thứ ba, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động xử phạt VPHC lĩnh vực văn hóa tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 4 . Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: lý luận về VPHC và XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa; các quy định pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa; thực tiễn xử phạt VPHC trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. 5 . Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại quận gò vấp Thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi nội dung: Nghiên cứu lý luận, pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa, nghiên cứu thực tiễn hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực tiễn tại quận Gò Vấp trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021. 6 . Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Chính sách pháp luật của nhà nước về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng các phương pháp như: - Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn; - Phương pháp lịch sử, logic, diễn giải và quy nạp được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 3 của luận văn; - Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng khi nghiên cứu chương 2 của luận văn; - Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến cơ quan hoạt động trong quản lý văn hóa, được sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3. 7 . Ý nghĩa và những đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ về XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa, nó mang lại ý nghĩa về góc độ lý luận và thực tiễn.
- 4 Luận văn nghiên cứu thực về thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả XPVPHC cho địa phương. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những nhà quản lý, những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA 1.1 Lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của văn hóa Khái niệm về văn hóa Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc cho rằng Văn hóa là tổng thể, thể hiện sống động các hoạt động và sáng tạo của con người trong quá khứ và trong hiện tại. Các hoạt động này qua hàng thế kỷ đã hình thanhg nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và thị hiếu, nó thể hiện những đặc tính riêng của mỗi dân tộc [8, tr.128]. Theo định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh khẳng định lý do tồn tại và phát triển của văn hoá "vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống", nhấn mạnh đặc trưng quan trọng nhất là "sáng tạo và phát minh", đồng thời chỉ ra các lĩnh vực, loại hình chính của văn hoá với ý nghĩa rộng lớn của nó.[10] Đặc điểm của văn hóa Văn hóa có tính hệ thống; Văn hóa có tính hệ thống nó thể hiện qua mối liên hệ mật thiết giữa các thành tố, các thành tố là những sự kiện, các sự kiện này kết kết nối những hiện tượng, quy luật lại với nhau trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Văn hóa có tính giá trị; Văn hóa có nhiều giá trị khác nhau, việc phân chia giá trị của văn hóa dựa theo lĩnh vực xem xét. Nếu xem xét ở khía cạnh vật chất thì giá trị của văn hóa có giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Ngoài ra nếu xem xét ở khía cạnh ý nghĩa, văn hóa được có trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức. Xét theo khía cạnh thời gian thì giá trị văn hóa bao chia thành giá trị nhất thời và giá trị vĩnh cửu. Văn hóa có tính nhân sinh; Văn hóa được coi như là một hiện tượng XH, hiện tượng XH là những hiện tượng do con người sáng tạo ra trong hoạt động hàng ngày. Tính nhân sinh do con người tạo ra nên nó cũng chịu sự tác động của các quan niệm, ý định, niềm tin của con người. Văn hóa có tính lịch sử; Văn hóa được hình thành qua hàng thập kỷ, nó phả ánh những sáng tạo của con người ở những giai đoạn nhất định, do đó văn hóa luân mang tính lịch sử, phản ánh lịch sử thậm chí lịch sử trở thành một phần của văn hóa. Vai trò của văn hóa Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; Nền tảng tinh thần của xã hội được thể hiện cua mội hoạt động hàng ngày của cuộc sống. Các hoạt động của cuộc sống hiện tại được hình thành từ quá khứ, không ngừng biến đổi, phát triển, tích lũy từ đó tạo một hệ thống các giá trị, truyền thống đại diện cho bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
- 5 Thứ 2: Văn hóa là mục tiêu và động lực để phát triển kinh tế-xã hội; Phát triển kinh tế luôn đi cùng với phát triển văn hóa cùng với nó chính sách phát triển văn hóa được đưa ra với mục địch để phát triển con người, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội tiến bộ. Thứ 3: Văn hóa là cơ sở xã hội hóa các cá nhân; Văn hóa được thể hiện qua nhận thức của mỗi cá nhân, quan điểm của mỗi cá nhân cũng như trách nhiệm, vai trò và sự phụ thuộc của bản thân với xã hội, những quan điểm và nhận thức này góp phần xây dựng một xã hội chung. Thứ 4, Vai trò ăn hóa đối với vấn đề hội nhập; Trong quá trình hội nhập thì vấn đề giao lưu học hỏi, du nhập văn hóa luôn diễ ra. Thông qua giao lưu văn hóa quốc tế, sẽ giúp cho mọi người dân mọi quốc gia hiểu nhau hơn, hiểu được nét đẹp của văn hóa của các quốc gia khác, từ đó nâng cao sự hiểu biết cũng như sự gắn kết của các con người ở quốc gia. 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa 1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về xử phạt vi phạm hành chính Khái niệm về XPVPHC Theo Luật XLVPHC năm 2012 cho rằng Xử phạt VPHC là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật [12, Khoản 2 Điều 2]. Đặc điểm của XPVPHC Thứ nhât: Chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC của chủ thể, Chủ thể VPHC bao gồm cá nhân và tổ chức. Thứ 2: Pháp luật quy định về những cá nhân, tổ chức nào được phép xử phạt. Do đó XPVPHC phải do người có thẩm quyền thực hiện và thực hiện theo quy định của pháp luật, đồng thời người có thẩm quyền xử phạt cũng là người có trách chứng minh VPHC. Thứ 3: Cá nhân, tổ chức không bị XPVPHC trong một số trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đấng, sự kiện bất ngờ, bất khả kháng hoặc người thực hiện hành vỉ vi phạm hành chính là người không cổ năng lực trách nhiệm hành chính hoặc chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật [12, Điều 2]. Thứ 4: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay mọi hậu quả do vi phạm HC gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật; Thứ 5: Mỗi hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần, nếu có nhiều hành vi VPHC thì xử phạt từng hành vi; Thứ 6: Việc đưa ra hình thức, biện pháp pháp xử phạt căn cứ vào tình, hoàn cảnh, mức độ, hậu quả cũng như các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ Thứ 7: Mức phạt tiền khác nhau giữa cá nhân và tổ chức nếu có cùng một HVVPHC 1.1.2.2 Khái niệm và đặc điểm về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa Khái niệm về XPVPHC lĩnh vực văn hóa Các văn bản pháp luật trước đây chưa đưa ra khái niệm cụ thể về XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa, nhưng dựa theo khái niệm về VPHC trong lĩnh vực văn hóa cũng như các hành vi bị xử phạt vi
- 6 pham hành chính của Luật xử lý VPHC năm 2012 và Nghị định số 38/2021/NĐ-CP thì Khái niệm XPVPHC có thể hiểu là: XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa. Đặc điểm của XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa Thứ nhất: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa áp dụng với tất cả cá nhân, tổ chức VPHC trong lĩnh vực văn hóa, bao gồm các nhân và tổ chức vi phạm trên lãnh thổ Việt Nam, và cá nhân tổ chức Việt Nam vi phạm ở nước ngoài. Thứ 2: Hình thức XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa bao gồm 3 hình thức chính và 3 hình thức phạt bổ sung. Trong các hình thức xử phạt chính ngoài phạt cảnh cáo và phạt tiền thì còn có hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn. Thứ 3: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa được tiến hành bởi các chủ thể sau: Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành văn hóa thể thao và du lịch, Công an nhân dân, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan . Thứ 4: Đối với các biện pháp khắc phục hậu quả ngoài những biện pháp do pháp luật về xử phạt hành chính quy định nó còn thêm một số biện pháp khác như; xin lỗi tổ chức, cá nhân; thu hồi giấy phép hợp tác, giấy phép kinh doanh thu hồi danh hiệu giải thưởng… 1.1.3 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa Nguyên tắc 1, Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh và khác phục mọi hậu quả VPHC gây ra. Nguyên tắc thứ 2, Đảm bảo công bằng bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc thứ 3, Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, mức độ nguy hại cho xã hội để đưa ra hình thức xử phạt. Nguyên tắc thứ 4, Đảm bảo đúng người đúng tội, chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định. Nguyên tắc 5, Đảm bảo quyền con người. Nguyên tắc 6, Hình thức phạt tiền là chủ yếu. 1.1.4 Vai trò của xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa Thứ nhất, XPVPHC giúp bảo vệ các giá trị văn hóa, giữ gìn thuần phong mỹ tục, bảo vệ nhân phẩm sức khoẻ và an toàn xã hội. Thứ hai, XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa giúp cho mọi tầng lớp nhân dân “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, nâng cao ý thức của người dân khi tham gia các hoạt động văn hóa. Thứ ba, XPVPHC giúp phòng ngừa các hành vi vi phạm của các tổ chức và cá nhân. Thứ tư, XPVPHC là công cụ quản lý quan trọng của nhà nước trong quản lý xã hội nói chung, lĩnh vực văn hóa nói riêng. 1.2 Cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa 1.2.1 Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa
- 7 Nguyên tắc phân định thẩm quyền Chủ tịch UBND các cấp, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Thanh tra chuyên ngành là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi VPHC của cá nhân, có thẩm quyền xử phạt VPHC thuộc địa phương hoặc lĩnh vực, ngành mình quản lý. Nếu VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều chủ thể có thẩm quyền thì chủ thể thụ lý đầu tiên được thực hiện. Thẩm quyền cụ thể của từng chủ thể Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt các vị phạm hàng chính lĩnh vực văn hóa được thực hiện ở phạm vi cấp xã, mức tiền vi phạm đến đến 5.000.000 đồng, áp dụng hình thức xử phạt được quy định tại điều 64 nghị định 38[13] Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền xử phạt các vị phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa ở phạm vi huyện quản lý, mức tiền vi phạm đến 25.000.000 đồng. Các hình thức xử phạt được quy định tại mục 2 điều 64 nghị định 38[3]. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hàng chính trong lĩnh vực văn hóa trong phạm vi tỉnh, với mức phạt tiền đến 50.000.000 đồng, áp dụng hình thức xử phạt được quy định tại điều 64 nghị định 38[13]. Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt các hành vi VPHC trong lĩnh vực được phân quyền quản lý như Di sản văn hóa; Nghệ thuật biểu diễn; Điện ảnh; Mỹ thuật, …. Mức phạt của thanh tra chuyên ngành lên đến 50.000.000 đồng, các hình thức phạt áp dụng theo quy định của Nghị định 38[13]. Công an nhân dân, có quyền xử phạt về các hành vi VPHC trong tổ chức lễ hội; kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; hành vi vi phạm về di sản.... Được áp dụng các hình thức như phạt quy định tại điều 66 nghị định 38 [13]. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường, Những người có thẩm quyền xử phạt VPHC, được thực hiện xử phạt VPHC đối với hành vi mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp theo thẩm quyền quy định tại nghị định 38/2021/ NĐCP. 1.2.2 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa Hình thức phạt cảnh cáo; Xử phạt cảnh áp dụng đối với các hành vi VPHC không nghiêm trọng hoặc có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. [13]. Hình thức xử phạt tiền; Hình thức phạt tiền được quy định tại nghị định số 38/2021/NĐ-CP năm 2021 như sau cá nhân bị XPVPHC với mức phạt từ 200.000 và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn , Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng đối với các hoạt động được cấp phép.
- 8 Đình chỉ hoạt động có thời hạn, Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có nguy có gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không có giấy phép theo quy định. [13, Điều 8]; Tịch thu tang vật, phương tiện, Tịch thu tang vật, phương tiện, đây là hình thức xử phạt được áp dụng nhiều trong lĩnh vực mỹ thuật, di sản, các đối tượng có các hành vi làm giả, làm hư hại, sai lệch thông tin, cố tình chiếm đoạt, hoạt động không có giấy phép. 1.2.3 Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa Nhóm hành vi vi phạm trong hoạt động điện ảnh, Nhóm này bao gồm các hành vi vi phạm trong sản xuất phim, phát hành phim và phổ biến phim, các hành vi này vi phạm các quy định của luật điện ảnh. Nhóm hàng vi vi phạm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn, nhóm hành vi này bao gồm những hành vi vi phạm liên quan đến biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, người mẫu và lưu hành các bản ghi liên quan đến biểu diễn nghệ thuật [13]. Nhóm hành vi vi phạm về tổ chức lễ hội, là những hành vi vi phạm các quy định của người tham gia lễ hội và đơn vị tổ chức lễ hội đã được pháp luật quy định. Nhóm hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cộng cộng. Nhóm này gồm các hành vi vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh, về thời gian hoạt động, về các điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự. Nhóm hành Vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật, Nhóm hành vi nay là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật Mỹ thuật[14]. Những hành vi không tuân theo các quy định về tổ chức cuộc thi sáng tác mỹ thuật, tổ chức mỹ thuật [13, Điều 17]. Nhóm hành vi vi phạm quy định về hoạt động nhiếp ảnh, Đây là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về vận động sáng tác, tổ chức trại sáng tác, thi, liên hoan, triển lãm, mua, bán và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh. Nhóm hành vi vi phạm trong hoạt động triển lãm, Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này bao gồm vi phạm về các điều kiện tổ chức triển lãm; tác phẩm triển lãm tác phẩm… Nhóm hành vi vi phạm về di sản văn hóa; Nhóm này bao gồm các hành vi như chiếm đoạt, làm sai lệch; Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá và nhiều hành vi khác quy định tại luật di sản văn hóa năm 2013[16]. Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực thư viện; Nhóm hành vi vi phạm liên các quy định cấm trong hoạt động thư viện; quy định về hoạt động của thư viện cộng đồng; vi phạm quy định về quyền và trách nhiệm của thư viện; vi phạm quy định về ứng xử của người làm công tác thư viện… 1.2.4 Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa Trình tự, thủ tục xử phạt nhằm đảm bảo tính thống nhất, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền, kịp thời,công khai, minh bạch khách quan, công bằng. Trong XPVPHC trình
- 9 tự thủ tục được quy định chi tiết tại Luật số 15/2012/QH13 của Quốc hội: Luật xử lý VPHC, “Chương III, Mục 1- Thủ tục xử phạt”. Nội dung cụ thể được quy định tại Điều 55 đến Điều 68[12]. Bước 1: Phát hiện hành vi vi phạm Bước 2: Lập biên bản Bước 3: Xác minh tình tiết vụ việc vi phạm Ra quyết định Bước 4: Xác định thẩm quyền Bước 5: Giải trình Bước 6: Ra quyết định hoặc chuyển hồ sơ hoặc Hình 1.1 Sơ đồ trình tự, thủ tục xử phạt 1.2.5 Chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa Chủ thể là cá nhân + Là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi - chủ thể của VPHC bị XPVPHC lĩnh vực văn hóa trong trường hợp VPHC do cố ý [12 Điều 5] + Là người từ đủ 16 tuổi trở lên - chủ thể của VPHC bị XPVPHC lĩnh vực văn hóa trong mọi trường hợp VPHC mà không phụ thuộc vào hình thức lỗi [12, Điều 5]. + Quân đội, Công an nếu VPHC thì cũng bị xử lý như đối với công dân khác[12, Điều 5]. Chủ thể là tổ chức ; Tổ chức là chủ thể VPHC bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức thuộc các đơn vị nhà nước hoặc cơ quan tổ chức tư nhân có tư cách pháp nhân thành lập theo quy định pháp luật bị XPVPHC về mọi VPHC do mình gây ra [12, Điều 5]. Chủ thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài VPHC trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; trên các phương tiện vận chuyển quốc tế mà thiết bị đó thuộc quốc tịch Việt Nam [12, Điều 5]. 1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. 1.3.1 Các quy định pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa Bản chất của pháp luật được tạo ra nhằm mục đích là đưa ra các nguyên tắc để điều chỉnh các mối quan hệ của xã hội, nếu pháp luật nghiêm minh, có tính răn đe cao thì sẽ góp phần làm tăng hiệu quả quản lý của pháp luật [21]. Hoạt động áp dụng pháp luật có liên quan rất chặt chẽ hiệu quả thực hiện thực hiện pháp luật về xử phạt hành chính. Nếu pháp luật được phổ biến rộng rãi đến mọi đối
- 10 tượng để mọi người nắm được các quy định của pháp luật, từ đó họ có ý thức tự giác tuân theo pháp luật [22]. 1.3.2 Ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể Ý thức pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật vào thực tế. Ý thức tuân thủ pháp luật tốt sẽ góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm và việc bảo đảm thực hiện theo đúng pháp luật càng cao[24]. Sự tin tưởng của mọi người đối với pháp luật cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật. Nếu pháp luật công bằng, minh bạch, mọi người cảm thấy pháp luật không thiên vị bất kỳ ai thì thực hiện pháp luật sẽ tôt lên[25]. 1.3.3 Bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý Tổ chức bộ máy có ảnh hưởng rất lớn tới việc bảo đảm thực thi pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực văn hóa. Một khi tổ chức bộ máy đầy đủ và hoàn chỉnh thì công tác xử lý VPHC mới đảm bảo được tính chính xác, khách quan và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật [24]. Trình độ chuyện môn, lý luận chính trị của đội nguc công chức có vai trò rất quan trọng trong việc xử lý VPHC, nó làm cho lập trường tư tưởng của của người cán bộ, công chức thêm vững vàng. 1.3.4 Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa Hoạt động áp dụng và thực hiện pháp luật còn chịu ảnh hưởng của những điều kiện đảm bảo cần thiết về vật chất – kỹ thuật. Đôi khi để thực hiện được pháp luật phải đáp ứng đủ những điều kiện liên quan đến tài chính, cơ sở vật chất, con người cũng như cả trình độ KHKT. Tiểu kết chương 1 Công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa có vai trò rất quan trọng trọng việc bảo vệ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, giữ gìn thuần phong, mỹ tục, nhân phẩm của con người. Nó vừa có tác dụng răn đe cảnh tỉnh những đối tượng vi phạm vừa có tác dụng nâng cao ý thức nhận thức của người dân về pháp luật. Việc xác định rõ các lý luận liên quan đến đến văn hóa và XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa giúp người có thẩm quyền áp dụng đúng đắn, chính xác các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TẠI QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke, Vũ trường, Quán bar tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1 Tình hình chung về hoạt động dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp Quận Gò Vấp được coi là một trong những quận có tốc độ đô thị hóa nhanh so với các quận khác trên địa bàn Thành phố, do đó các hoạt động giải trí, dịch vụ văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ.
- 11 Theo số liệu thống kê của Quận Gò Vấp tính tới cuối năm 2021 thì trên toàn quận có khoảng 578 cơ sở kinh doanh dịch vụ có đăng ký kinh doanh (Bảng 2.1). Bảng 2. 1 Tổng hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa tại quận Gò Vấp năm 2021 Nội dung Đơn vị tính Năm 2021 Tổng số cơ sở KDDV hiện có trên địa bàn Cơ sở 578 Các cơ sở lưu trú ngắn hạn và dài hạn cơ sở 339 Nhà hàng (Nhà hàng ăn uống - karaoke…) cơ sở 67 Karaoke, ghi âm trên nền nhạc, hát với nhau cơ sở 59 Vũ trường, bar, công ty giải trí biến tướng thành Bar cơ sở 13 Beerclub cơ sở 5 Cà phê đèn mờ, cà phê DJ, cà phê giải khát có tiếp viên nữ cơ sở 47 Cơ sở massage, Spa, dây ấn huyệt, xông hơi - xoa bóp cơ sở 54 Hớt tóc thanh nữ, cắt tóc nam (cắt tóc - gội đầu máy lạnh) cơ sở 74 Khác cơ sở 34 (Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội quận Gò Vấp) Tổng số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ về karaoke, vũ trường, quán bar là 72 cơ sở, chiếm 12,45% tổng dịch vụ. Cụ thể toàn quận có: 59 cơ sở karaoke, ghi âm trên nền nhạc, hát với nhau; 13 cơ sở vũ trường, bar, công ty giải trí biến tướng thành bar; 5 cơ sở Beer-Club; 54 cơ sở massage, spa, trâm cứu ấn huyệt, xông hơi - xoa bóp; với gần 682 nhân viên, tiếp viên làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar. 2.1.2 Tình hình cấp duyệt giấy phép kinh doanh cho các dịch vụ giải trí theo quy định đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke, Vũ trường, Quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp Hiện nay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp để đủ điều kiện kinh doanh thì phải đảm bảo đầy đủ các loại giấy phép như: Giấy phép kinh doanh dịch vụ; Giấy phép phòng cháy chữa cháy; Giấy phép an ninh, trật tự; Cam kết bảo vệ môi trường; Giấy phép kinh doanh rượu (Nếu cơ sở karaoke có kinh doanh); Giấy phép kinh doanh thuốc lá (Nếu cơ sở karaoke có kinh doanh); Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm Bảng 2. 2 Tình hình đăng ký và cấp duyệt các giấy phép theo quy định Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Giấy phép HS đăng HS đăng HS đăng HS đủ đk HS đủ đk HS đủ đk ký ký ký Giấy phép kinh doanh 12 9 14 12 15 14 Giấy phép phòng cháy chữa cháy 13 11 13 11 12 11 Giấy phép an ninh, trật tự 15 13 16 14 17 15 Cam kết bảo vệ môi trường 17 14 18 16 17 15 Giấy phép kinh doanh rượu 9 7 8 7 11 10 Giấy phép kinh doanh thuốc lá 8 7 8 7 9 8 Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm 15 13 14 13 16 15 Tổng 89 74 91 80 97 88 Tỷ lệ HS đủ đk/HS đăng ký 83,15% 87,91% 90,72% (Nguồn: Phòng văn hóa và thông tin quận Gò Vấp 2019-2021)
- 12 Từ bảng tổng hợp số liệu qua 3 năm ta thấy số cơ sở đăng ký cấp giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan khác khá nhiều, tuy nhiên tỷ lệ số lượng cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện chỉ đạt khoảng 90%, một số cơ sở này chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định cấp phép hoạt động. Như vậy có thể thấy hàng năm vẫn có nhiều cơ sở kinh doanh mới đăng ký kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận, điều này cho thấy đời sống văn hóa người dân ngày càng nâng cao. 2.2 Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1 Thực trạng về nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính đối với dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp Các nhóm hành vi xử phạt hành chính theo nghị định 38/2021/NĐ-CP đối với dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp thể hiện qua bảng sau: Bảng 2. 3 Thực trạng nhóm hành vi xử phạt 2020-2019 2021-2020 Tiêu chí Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 SL % SL % Phạt dưới 1 triệu 4 2 3 -2 -50% 1 50% Từ 1 triệu -5 triệu 4 3 2 -1 -25% -1 -33% Từ 5 triệu -10 triệu 5 5 4 0 0% -1 -20% Từ 10 triệu -15 triệu 4 3 3 -1 -25% 0 0% Từ 15 triệu -20 triệu 11 9 8 -2 -18% -1 -11% Từ 20 triệu -25 triệu 0 1 0 1 0% -1 -100% Từ 25 triệu -30 triệu 0 0 1 0 0% 1 0% Tổng 28 23 21 -5 -18% -2 -9% (Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội quận Gò Vấp) Nhìn chung trong giai đoạn 2019-2021, các nhóm hành vi xử phạt hành chính đối với dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar tại quận Gò Vấp ở mức phạt thấp dưới 20 triệu, tỷ lệ số trường hợp vi phạm chiếm hơn 30% tổng các cơ sở. 2.2.2 Thực trạng về chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp UBND quận Gò Vấp có quyền hạn xử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận. Thanh tra chuyên ngành, thanh tra từ Sở văn hóa và thể thao TP.HCM; thanh tra sở thông tin và truyền thông TP.HCM có quyền hạn xử phạt hành chính trong những cuộc kiểm tra, thanh tra liên ngành. Công an quận Gò Vấp có quyền hạn xử phạt hành chính đối với các cá nhân, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận. 2.2.3 Thực trạng về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp
- 13 Bảng 2. 4 Thực trạng các hình thức xử phạt Năm Năm Năm 2020/2019 2021/2020 Tiêu chí 2019 2020 2021 SL % SL % 1.Tổng số cơ sở được thanh 68 69 72 1 1,5 3 4,4 kiểm tra trong kỳ Dịch vụ karaoke 56 57 59 -2 -3,4 2 3,5 Dịch vụ vũ trường, quán bar 12 12 13 -1 -7,7 1 8,3 2. Số cơ sở vi phạm pháp luật 35 31 27 -4 -11,4 -4 -12,9 Vi phạm phòng cháy chữa cháy, 21 18 15 -3 -14,3 -3 -16,7 an ninh trật tự Vi phạm diện tích quy hoạch 1 1 0 0 0,0 -1 -100 Vi phạm sử dụng nhân viên 8 9 7 1 12,5 -2 -22,2 Vi phạm pháp luật về PCMD 1 2 1 1 100 -1 -50,0 Vi phạm khác 4 1 4 -3 -75,0 3 300,0 3. Số cơ sở chịu các hình thức 35 31 27 -4 -11,4 -4 -12,9 xử lý vi phạm pháp luật + Số bị cảnh cáo 7 8 6 1 14,3 -2 -25,0 + Số bị phạt tiền 28 23 21 -5 -17,9 -2 -8,7 + Số bị tước/rút giấy phép kinh 0 0 0 0 0 0 0 doanh + Số bị đình chỉ kinh doanh có 0 0 0 0 0 0 0 thời hạn + Số bị áp dụng các hình thức 0 0 0 0 0 0 0 xử lý khác Tổng số tiền phạt (Triệu đông) 225,8 217,5 205,3 -8,4 -3,7 -12,2 -5,6 (Nguồn: Phòng văn hóa và thông tin quận quận Gò Vấp 2019-2021) Dựa theo theo bảng 2.4 trong giai đoạn 2019-2021, số cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar được kiểm tra tăng lên hàng năm, cụ thể năm 2019 là 68 cơ sở được kiểm tra, trong đó có 56 cơ sử karaoke và 12 cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar. Năm 2020, Phòng văn hóa và thông tin quận Gò Vấp phối hợp Phòng lao động - thương binh và xã hội quận Gò Vấp và các đoàn thể thực hiện kiểm tra 69 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, trong đó có 57 cơ sở karaoke và 12 cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar. Năm 2021, tổng số cơ sở được kiểm tra là 72, trong đó có 59 cơ sử karaoke và 13 cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar Cụ thể: 2.2.4 Thực trạng về đối tượng xử phạt vi phạm hành chính đối với dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp Bảng 2. 5 Thực trạng các đối tượng bị xử phạt Năm Năm Năm 2020/2019 SS 2021/2020 Đối tượng 2019 2020 2021 SL % SL % 1. Dịch vụ karaoke 26 31 29 2 6,9 -2 -6,5 Cá nhân 15 17 16 1 6,3 -1 -5,9 Tổ chức 11 14 13 1 7,7 -1 -7,1 2. Dịch vụ vũ 45 55 56 -1 -1,8 1 1,8 trường, quán bar Cá nhân 34 41 43 -2 -4,7 2 4,9 Tổ chức 11 14 13 1 7,7 -1 -7,1
- 14 (Nguồn: Phòng văn hóa và thông tin quận Gò Vấp 2019-2021) - Đối với dịch vụ karaoke: Đối tượng vi phạm chủ yếu là tổ chức, cụ thể tổ chức vi phạm năm 2019 là 11 tổ chức, năm 2020 là 14 tổ chức và năm 2021 là 13 tổ chức. Đối tượng tổ chức vi phạm chủ yếu là các doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp. Số lượng trường hợp cá nhân vi phạm từ 15-17 trường hợp/năm. - Đối với dịch vụ vũ trường, quán bar: Phần lớn là các trường hợp cá nhân vi phạm do trang phục không đúng quy định, hoặc chưa đủ tuổi 18 tuổi mà đã tham gia các hoạt động vũ trường. 2.2.5 Thực trạng về các biện pháp khắc phục hậu quả xử phạt vi phạm hành chính đối với dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp Bảng 2. 6 Thực trạng các biện pháp khắc phục hậu quả Năm Năm Năm 2020/2019 2021/2020 Tiêu chí 2019 2020 2021 SL % SL % Trả mặt bằng, quy hoạch lại 0 1 0 1 0 -1 0 Tháo dỡ biển quảng cáo, 7 7 6 1 16,7 -1 -14,3 băng rôn, bảng hiệu Hoàn tiền có được do vi 11 12 11 1 9,1 -1 -8,3 phạm Tháo gỡ nội dung ghi hình 4 5 5 0 0,0 0 0,0 Thu hồi danh hiệu 1 0 1 -1 -100 1 0,0 Nâng cấp thiết bị, cơ sở vật 7 4 2 2 0 -2 0 chất Biện pháp khác 5 2 2 0 0 0 0 Tổng 35 31 27 4 14,8 -4 -12,9 (Nguồn: Phòng văn hóa và thông tin quận Gò Vấp 2019-2021) Trong giai đoạn 2019-2021, biện pháp khắc phục được xử lý nhiều nhất là hoàn tiền có được do vi phạm với 11 trường hợp năm 2019, 12 trường hợp năm 2020 và 11 trường hợp năm 2021. Tổng số tiền hoàn là 768 triệu đồng. 2.3 Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar tại quận Gò Vấp 2.3.1 Các kết quả đạt được Triển khai thực hiện và cụ thể hóa bằng các Kế hoạch nhằm tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar về các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện thanh tra kiểm tra thường xuyên, kịp thời xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Nhìn chung thời gian qua, đại đa số các cơ sở dịch vụ kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar đã có ý thức tuân thủ, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Phòng văn hóa và thông tin quận Gò Vấp chú trọng phối hợp với các cơ quan chức năng, ban ngành trong việc thực hiện các công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke,
- 15 vũ trường, quán bar tại quận Gò Vấp. Qua đó, các đoàn kiểm tra đã kịp thời phát hiện, nhắc nhở và xử lý các biểu hiện tiêu cực, sai phạm trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn. Nhìn chung mức độ VPHC của các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp thời gian qua ở mức độ nhẹ và cảnh cáo, số lượng vi phạm cũng có xu hướng giảm dần qua các năm từ 35 cơ sở năm 2019 giảm còn 31 cơ sở năm 2020 và 27 cơ sở năm 2021. 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân Những hạn chế - Về nhóm hành vi bị XPVPHC: Tổng các nhóm vi phạm ở nhiều cấp độ khác nhau và chiếm hơn 30% số cơ sở kinh doanh. - Về các hình thức XPVPHC: Trong số các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar được kiểm tra thì có số lượng các cơ sở vi phạm chiếm tỷ lệ khá cao. Hình thức xử phạt phần lớn là phạt tiền và cảnh cáo với tổng số tiền phạt năm 2021 là 205.312 triệu đồng. - Về đối tượng XPVPHC: Trong giai đoạn 2019-2020 vẫn còn nhiều cá nhân và tổ chức vi phạm, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar do không đảm bảo về thời gian hoạt động cũng như độ tuổi, số cá nhân vi phạm tại các cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar có xu hướng tăng từ 34 trường hợp năm 2019 lên 43 trường hợp năm 2021. - Về các biện pháp khắc phục hậu quả xử phạt hành chính: Nhìn chung các biện pháp khắc phục hậu quả xử phạt hành chính đối với dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar tại quận Gò Vấp giai đoạn 2019-2021 khá đa dạng nhưng chủ yếu còn ở mức độ nhẹ, điều này chưa đủ cảnh cáo và răn đe các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận. Nguyên nhân hạn chế Một số quy định chưa phù hợp với điều kiện thực tế của xã hội hoặc chưa phù hợp với các quy hoạnh tổng thể của khu vực, chính những vấn đề nạy tạo ra không ít khó khăn trong công tác quản lý và cấp phép. Việc thanh tra kiểm tra xử lý hặp nhiều khó khăn, thực tế cho thấy hoạt động của các cơ sở karaok, vũ trường quán ba chủ yếu là hoạt động về đêm, với lực lượng mỏng, địa bàn rộng do đó việc giám sát không thực hiện được thường xuyên. Mức phạt tiền thấp không có tính răn đe, đôi khi họ chấp nhận đóng phạt vì lợi nhuận mang lại từ hành vi vi phạm pháp luật cao hơn mức xử phạt. Hoạt động mại dâm, mối giới mại dâm tại các cơ sở karaoke vũ trường ngày càng tinh vi. Hiện nay những hoạt động karaoke trá hình, môi giới mại dâm bề ngoài thì không còn hoạt độngcông khai như trước. Do loại hình kinh doanh các dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp càng ngày càng biến tướng phức tạp, tinh vi kết hợp với bộ phận bảo kê trong khi đó lực lượng kiểm tra còn mỏng, không quản lý kiểm tra hết các cơ sở trên địa bàn.
- 16 Tiểu kết chương 2 Qua đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn quận Gò Vấp, đánh giá thực trạng xử lý VPHC đối với dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar tại quận Gò Vấp. Qua phân tích cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì hiện nay trên địa bàn quận Gò Vấp vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar vi phạm pháp luật, qua đây cho thấy những bất cập trong công tác quản lý còn rất nhiều. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA 3.1 Hoàn thiện pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực Văn hóa Hoàn thiện pháp luật khung pháp lý cũng như các văn bản liên quan đến về thủ tục XPHC, thanh tra, kiểm tra và các quyết định xử phạt VPHC; hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp xử phạt, các biện pháp để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm trong việc ban hành các quyết định xử phạt không phù hợp với các quy định của pháp luật. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa tại mỗi địa phương phải bám sát vào các quy định của pháp luật, bám sát vào tình hình thực tế của mối địa phương đặc biệt cần sự tham mưu đóng góp ý kiến của các đơn vị cá nhân trực tiếp thực thi pháp luật, có như vậy thì mới mang lại hiệu quả thực thi pháp luật và tránh được những chồng chéo trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tế. 3.2 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt VPHC trong lĩnh vực Văn hóa Cần tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, rà soát lại các hoạt động văn hóa tìm ra và loại bỏ các yếu tố phản cảm, văn hóa phẩm đồ trụy, các yếu tố văn hóa ngoại lai. Tổ chức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với kinh doanh dịch vụ văn hóa của các cơ sở kinh doanh. Các cơ quan nhà nước cần làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả trong công tác phát hiện, quản lý và xử phạt kịp thời đối với các cơ sở vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa. Bổ sung nhân lực và cơ sở vật chất, phương tiện cho Thanh tra kiểm tra. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau như cơ quan thanh tra VHTTDL của quận, tỉnh, bộ… 3.3 Tăng cường sự giám sát của người dân, và cơ quan quản lý trong lĩnh vực Văn hóa Cán bộ quản lý khu vực, các cơ quan quản lý cần có kênh thông tin để người dân kịp thời phản ảnh mỗi khi phát hiện các sai phạm của các cá nhân tổ chức kinh doanh dịch vụ. Đồng thời cũng tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc phát hiện và tố giác những vi phạm đối với các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.
- 17 Bên cạnh đó hoạt động giám sát của mọi tầng lớp nhân dân, báo chí, cũng là thể hiện của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” nhằm đem lại hiệu quả tích cực. 3.4 Tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt VPHC trong lĩnh vực Văn hóa Thứ nhất, Nâng cao trình độ và nhận thức, và trách nhiệm của người quản lý công việc, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về công việc cuãng như các quyết định xử phạt đã ban hành. Thứ 2, Hướng dẫn bổ sung, bồi dưỡng, đào tạo bộ công cho công việc xử phạt chuyên trách có chuyên môn sâu, hạn chế luân chuyển cán bộ đang thực hiện côngviệc không hoặc ít liên quan đến lĩnh vực này vì để thực hiện được công việc này. Thứ 3, Có sự quan tâm nhiều hơn đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và người làm công việc thanh tra kiểm tra, xử phạt vi phạm nói riêng. Cần có chế độ khen thưởng, tuyên dương kịp thời cho những đơn vị, cán bộ có thành tích tốt trong công tác quản lý địa bàn, cũng như thực hiện xử phạt kịp thời các vi phạm. 3.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện phục vụ công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực Văn hóa Để bảo đảm các điều kiện cho công tác thi hành pháp luật xử phạt VPHC lĩnh vực văn hóa, các đơn vị chức năng cần phải có kế hoạch tài chính cho đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thi hành pháp luật. Ngoài việc đầu tư cho cơ sở hạn tầng cho quản lý dữ liệu thì việc cần được trang bị các thiết bị chuyên dùng như máy đó độ ồn, ánh sánh, thiết bị phát hiện chất cấm… là những thiết bị rất hữu ích, giảm thời gian công sức, tăng tính minh bạch trong phát hiện và xử phạt. Tiểu kết chương 3 Chương này Luận văn đã đưa ra một số pháp như nhằm nâng cao hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa. Các giải pháp đó bao gồm: Hoàn thiện pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thủ tục, trình tự thanh tra kiểm tra, các văn bản về hướng dẫn thực hiện các nghị định của chính phủ; Tăng cường nhân lực và vật lực để thực hiện công tác thanh tra kiểm tra thường xuyên, khen thưởng và xử lý kịp thời những vi phạm của cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra; tăng cường giám sát của người dân, thành lập các kênh thông tin để người dân báo cáo, nâng cao tinh thần tố giác, giám sát của người dân; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và đầu từ cơ sở vật chất cho quản lý và xử phạt VPHC lĩnh vực văn hóa. Các giải này có thể nói là những giải pháp căn cơ sẽ giúp cho công tác xử phạt VPHC lĩnh vực văn hóa đạt hiệu quả hơn.
- 18 KẾT LUẬN Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì văn hóa luôn được coi là một yếu tố tquan trọng thể viện đời sống tinh thần của người dân. Kinh tế phát triển, quá trình hội nhập sâu rộng cũng dẫn đến, một bộ phận các chủ kinh doanh vì “hám lợi” đã cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động biến dạng, nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện trong kinh doanh làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Trước những thực trạng đó nghiên cứu về thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh là một đòi hỏi tất yếu khách quan và cấp thiết. Trong những năm qua, thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, những ghạn chế này bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa đạt hiệu quả cao hơn nữa cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ từ hoàn thiện pháp luật, đến đào tạo cán bộ, đầu tư cơ sở vaath chất có như vậy thì mới đảm bảo việc đưa pháp luật vào cuộc sống, đồng thời cũng tăng tính tính răn đe của pháp luật. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của luận văn cũng cung cấp được một số luận cứ khoa học có thể phục công tác thực thi pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn quận Gò Vấp nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh tình hình hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án “Luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam”
39 p | 1224 | 492
-
Đề án “Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa kỳ và thách thức, khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
23 p | 1080 | 368
-
Đề tài “Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa kỳ và thách thức, khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam”
22 p | 463 | 210
-
Đề tài : Thực trạng và vai trò luật thuế GTGT ở Việt Nam
38 p | 196 | 52
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn