intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để bé uống thuốc an toàn và hiệu quả

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn; việc sử dụng thuốc sai liều, sai giờ uống, thậm chí một số thuốc tưởng như lành tính nhất cũng có thể có hại cho bé. Dưới đây là những lưu ý để giúp bạn cho con uống thuốc một cách đúng nhất. Cần hỏi bác sĩ những gì?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để bé uống thuốc an toàn và hiệu quả

  1. Để bé uống thuốc an toàn và hiệu quả Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn; việc sử dụng thuốc sai liều, sai giờ uống, thậm chí một số thuốc tưởng như lành tính nhất cũng có thể có hại cho bé. Dưới đây là những lưu ý để giúp bạn cho con uống thuốc một cách đúng nhất. Cần hỏi bác sĩ những gì? Đầu tiên bạn cần nói chuyện với dược sĩ hoặc bác sĩ về các loại thuốc con bạn đã được chỉ định uống. Nếu đó là loại thuốc theo toa, bạn cần hỏi cụ thể những thuốc đó là gì, công dụng điều trị và những tác dụng phụ có thể xảy ra. Thuốc sẽ có tác dụng trong bao lâu, và toa thuốc nên kéo dài như thế nào? Loại thuốc này sẽ tương tác / bổ trợ với loại thuốc nào khác mà con bạn đang uống? Và bạn nên làm gì khi nhỡ mất một liều cho con? Thuốc có cần phải được giữ trong tủ lạnh, có thể để bình thường bên ngoài hay tránh ánh sáng? Bạn có thể pha chung thuốc trong sữa, cháo? Những loại thực phẩm nào con của bạn nên tránh khi đang uống loại thuốc này?…
  2. Hãy hỏi bác sĩ/dược sĩ thật cụ thể về loại thuốc họ cung cấp cho con bạn. Ảnh: Getty images Một số loại thuốc được chỉ định cần uống sau khi ăn; một số loại có thể uống khi dạ dày đang trống rỗng; một số loại sẽ được hấp thu vào cơ thể hiệu quả hơn nếu dùng kèm với các loại thực phẩm đặc biệt; và cũng có 1 số loại không dùng kèm với vài loại thức ăn nào đó… Vậy nên bạn hãy hỏi để hiểu hơn về những thứ con mình sẽ “nạp” vào cơ thể, và để bạn có biện pháp phòng ngừa khác khi bạn lỡ tay cho quá liều hoặc quên cho bé uống trước bữa ăn thay vì sau… Trước khi đưa con từ phòng khám về nhà, bạn cần chắc chắn rằng mình đã hiểu rõ về liều lượng và cách thức xử lý thế nào, khi nào để mang lại cho bé một sức khỏe tốt nhất. Nếu bạn đang xem xét một loại thuốc khá mạnh cho con mình, đầu tiên hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem nó an toàn cho bé không. Nếu trên bao bì thuốc ghi không rõ ràng về liều lượng cho một đứa trẻ, nó có thể không thích hợp.
  3. Một lần nữa, hãy hỏi về tác dụng phụ có thể xảy ra và khả năng tương tác với các thuốc khác. Bạn cũng hãy nhớ nói với bác sĩ và dược sĩ về bất cứ dị ứng nào con của bạn có. Đúng liều là rất quan trọng Làm thế nào bạn có thể chắc chắn con mình nhận được đúng lượng thuốc mà bé cần? Hãy đọc nhãn thật cẩn thận, đọc khi bạn mua thuốc hoặc nhận một loại thuốc mới – đó là thời gian để bạn “nhận diện”. Thực hiện theo các hướng dẫn trên bao bì, trên toa bác sĩ cho để đảm bảo rằng con bạn nhận được đúng liều chữa trị theo tuổi và trọng lượng của mình. Trong trường hợp bạn không hiểu các hướng dẫn, hãy gọi dược sĩ hoặc bác sĩ. Hãy đảm bảo đúng liều lượng cho bé. Ảnh: Getty images Một vài chi tiết cụ thể hơn mà bạn cần ghi nhớ:
  4. - Kiểm tra các con số trong các hướng dẫn thật cẩn thận, để bạn không “vô tình” tăng gấp đôi hoặc giảm một nửa liều. (Khi đang vội vã, bạn rất dễ bị nhìn nhầm “1/2″ thành “2″ đấy!) Đọc hướng dẫn và đo liều lượng trong điều kiện ánh sáng tốt. - Hãy nhận biết một số thuốc lành tính cho trẻ sơ sinh, và kể cả là thuốc lành tính, bạn cũng không cho con dùng quá liều! - Luôn nắm được trọng lượng của con bạn, bởi một số liều lượng thuốc sẽ được kê dựa trên trọng lượng, hoặc tuổi của bé. - Có những loại thuốc phải pha trong nước trước khi cho bé uống – lưu ý này luôn được ghi trên nhãn thuốc. Bạn hãy đọc kỹ những lưu ý này để có thể chắc chắn tất cả các thành phần của thuốc được phân bố đều, con bạn sẽ không nhận được quá nhiều hoặc quá ít. - Đừng nhầm lẫn giữa muỗng cà phê (tsp) và muỗng canh (Tbsp). Nếu một liều được đề nghị theo đơn vị tính là muỗng cà phê, hoặc ống tiêm hay ống nhỏ thuốc mà bạn lại chỉ có một trong hai loại trong tay nên rất lúng túng? Tốt nhất là bạn hãy đong đo trước và ghi lại các con số chuyển đổi giữa các đơn vị tính nhé: 1 cc = 1 ml và 1 muỗng cà phê = 5 cc. - Không bao giờ cho con uống nhiều thuốc hơn khuyến cáo trên nhãn hoặc hướng dẫn, ngay cả khi bé có cảm lạnh nặng, nhiễm trùng tai, đau họng, hoặc sốt nhiều hơn bình thường. Liều lượng được chỉ định là dựa trên mức độ an toàn của lượng thuốc đó cho bé chứ không phải trên mức độ nghiêm trọng của bệnh!
  5. - Gọi cho bác sĩ của bé ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào của thuốc. Nếu bạn phạm sai lầm có thể sẽ mang lại cho bé những tác hại lâu dài. - Nếu vì một lý do nào đó khiến con không thể uống được và giữ được thuốc trong người (do nôn ói chẳng hạn), bạn nên nói cho bác sĩ biết. Bác sĩ có thể lựa chọn một phương pháp điều trị khác bằng cách tiêm hoặc uống thuốc viên nhộng hoặc thuốc có vị ngọt dễ chịu hơn… - Cuối cùng, đừng cho con bạn uống theo toa của trẻ khác, theo đơn thuốc cũ, không cho con uống aspirin – thuốc làm giảm đau, hạ sốt, chống viêm, vì nó có thể gây ra hội chứng Reye nguy hiểm. Giúp con uống thuốc như thế nào để tránh “thất thoát”? Con của bạn có thể chống lại việc dùng thuốc, đặc biệt là nếu thuốc không có vị dễ uống. Nếu vậy, bạn có thể hỏi dược sĩ xem có thể trộn chúng với đường, mật ong… để làm cho chúng ngon miệng hơn không. Tuy nhiên, bạn không trộn thuốc vào một chai sữa hoặc cốc nước ép vì nếu con bé không uống hết, bé sẽ không nhận được một liều điều trị đầy đủ.
  6. Nếu trộn thuốc vào sữa, bạn chỉ nên chọn dung tích sữa ít để đảm bảo bé sẽ uống hết. Ảnh: Getty images Nếu con bạn đã đủ tuổi để ăn cơm, bạn hãy hỏi bác sĩ xem có thể thay thế bằng thuốc dạng viên nén. Khi đó bạn có thể nghiền và trộn nó vào một ít sữa chua hoặc nước sốt táo. Hãy tự tin khi cho con uống thuốc, nhưng không gọi thuốc là “kẹo”. Hãy nói thẳng với con rằng thuốc là dùng để điều trị, sẽ giúp con khỏe lên, bớt mệt…. Hãy để bé bình tĩnh đón nhận và như thế sẽ dễ dàng cho lần uống sau đó.
  7. Giữ gìn thuốc 1 cách an toàn Bạn luôn cần giữ thuốc trong bao bì gốc của chúng, giữ lại các thông tin như tên thuốc, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng… Nếu bạn không tìm thấy tên hoặc các hướng dẫn của thuốc thì nên bỏ thuốc đi. Kể cả khi con đã lớn hơn, bạn cũng không nên để thuốc một cách bất cẩn được. Ảnh: Getty images Nhiều loại thuốc kháng sinh (và một số các loại thuốc khác) cần phải được giữ trong nhiệt độ lạnh. Nếu cần di chuyển và phải mang thuốc theo, bạn cần giữ lạnh chúng liên tục, ở nhà và trên đường đi. Hỏi dược sĩ của bạn về hướng dẫn và khuyến nghị cụ thể nơi lưu trữ thuốc của gia đình bạn. Giữ thuốc ở một nơi khô, mát, ngoài tầm với của trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2