YOMEDIA
ADSENSE
Đề cương dự giờ: Bài Hidro Clorua-Axit Clohidric - Hóa học 10 - GV.N.T.T.Thảo
195
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục đích của bài học này nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức về tính chất vật lý của hiđro clorua, phương pháp điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tính chất vật lí, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương dự giờ: Bài Hidro Clorua-Axit Clohidric - Hóa học 10 - GV.N.T.T.Thảo
- ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ Đề mục bài dạy : Bài Hiđro clorua – axit clohiđric Giáo viên lên lớp: Nguyễn Thị Thúy Thảo Bộ môn : Hóa học Tiết (theo chương trình): 50 Tại lớp : 10A1 Phòng học : Ngày : 18/2/2014 Sinh viên dự giờ: Hoàng Hải Hậu I. Mục đích yêu cầu: 1. Về kiến thức: Học sinh biết: - Tính chất vật lí của hiđro clorua; hiđro clorua tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. - Phương pháp điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Tính chất vật lí, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua. Học sinh hiểu: - Cấu tạo phân tử HCl - Dung dịch HCl là một axit mạnh, HCl có tính khử. Học sinh vận dụng: - Giải một số bài tập tính toán liên quan đến hiđro clorua và axit clohiđric. 2. Về kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl. - Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HCl. - Phân biệt được dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác. - Giải được một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan đến tính chất, ứng dụng và điều chế HCl. 3. Về thái độ: - Độc lập trong tư duy và suy nghĩ. - Phát biểu xây dựng bài. II. Trọng tâm: - Cấu tạo phân tử , tính chất, ứng dụng, điều chế khí HCl và axit HCl. - Nhận biết ion clorua. III. Phương pháp giảng dạy: - Đàm thoại nêu vấn đề. - Sử dụng phương tiện trực quan. IV. Chuẩn bị:
- 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Dụng cụ hóa chất làm thí nghiệm (hoặc video trình chiếu thí nghiêm). 2.Chuẩn bị của học sinh: - Xem trước bài mới. V. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động I: I. Tính chất vật lí : - Làm thí nghiệm biểu diễn điều chế - Là chất khí, không màu, mùi xốc , khí hiđroclorua và thử tính tan của nó. nặng hơn không khí. - Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm điều - Trong không khí ẩm tạo thành các chế hiđro clorua và thử tính tan của nó, hạt nhỏ như sương mù . rút ra kết luận về tính chất vậy lí của - Hiđro clorua hoá lỏng ở –85,10C , hiđro clorua? hoá rắn ở –114,20C . - Rất độc. - Thí nghiệm về tính tan của hiđro clorua: - Hiện tượng : Nước trong cốc theo ống phun vào bình thành những tia nước có màu đỏ. - Giải thích : Do khí hiđro clorua tan rất nhiều trong nước làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình. Quì tím chuyển thành màu đỏ chứng tỏ dung dịch có axit. khí hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit . - Cho HS quan sát bình đựng dd HCl - Dung dịch axit clohiđric đặc là chất đặc, quan sát GV mở nút bình, rút ra lỏng không màu, mùi xốc, “bốc khối” nhận xét về tính chất vật lí của dd HCl trong không khí ẩm. ? - GV nhận xét, bổ sung thêm : + Nồng độ dung dịch HCl lớn nhất là 37% + Dung dịch HCl đẳng phí có nồng độ II. Tính chất hoá học: 20,2% , sôi ở 1100C. - Dung dịch hiđro clorua trong nước * Hoạt động II: (dung dịch axít clohiđric) là một dung _GV thông báo : khí hiđro clorua khô dịch axít mạnh.
- không thể hiện nhiều tính chất thường thấy ở dung dịch axit. Vd: không làm - Có những tính chất chung của một đỏ giấy quì tím, không phản ứng với axit: làm đỏ quỳ tím, tác dụng với CaCO3 ,… Dung dịch hiđo clorua trong bazơ, oxit bazơ, tác dụng với muối, benzen cũng có tính chất tương tự. tác dụng với kim loại. _HS thảo luận nhóm: Vd: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O gồm các chất tác dụng được với dd HCl: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O A. Fe2O3 , KMnO4 , Cu ; CaCO3+ 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O B. Fe , CuO , Ba(OH)2 ; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 C. CaCO3 , H2SO4 , Mg(OH)2 ; Ngoài ra, dd HCl còn thể hiện tính D. AgNO3 , MgCO3 , BaSO4 ; khử khi tác dụng với các chất oxi hoá mạnh Viết ptpứ xảy ra ? VD : - Nhận xét K2Cr2O7 +14HCl → - Axit clohiđric có thể tham gia vào 3Cl2+2KCl+2CrCl3 + 7H2O phản ứng oxi hoá – khử và đóng vai trò : a. Chất oxi hoá ; b. Chất khử ; Với mỗi trường hợp đó, hãy nêu ra một thí dụ để minh hoạ? - Nhận xét. III. Điều chế: 1. Trong phòng thí nghiệm: NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl 2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl * Hoạt động III: 2. Trong công nghiệp: - Quan sát hình 5.5 điều chế khí hiđro a. Sản xuất axit clohiđric từ NaCl và clorua từ NaCl và dd H2SO4 đặc (pp H2SO4 đặc, phương pháp này gọi là sunfat) ; phương pháp sunfat. + Điều kiện về trạng thái các chất b. Phương pháp tổng hợp: tham gia pứ? H2 + Cl2 → 2HCl + Cách thu khí HCl? (dựa vào tính tan Hình vẽ SGK (hình 5.6) trang 128. của khí HCl, tỉ khối của HCl đối với + Khí H2 và Cl2 được dẩn cùng chiều, không khí) chỉ trộn lẫn tước khi phản ứng và lấy dư khí H2 (tránh nổ). H2 + Cl2 toả - Yêu cầu HS quan sát và phân tích sơ nhièu nhiệt, khi tỉ lệ 1:1 pứ xảy ra đồ tổng hợp axit HCl trong công mạnh và gây nổ. nghiệp (hình 5.6 SGK), rút ra nhận xét? + Hấp thụ khí HCl theo phương pháp ngược dòng.
- IV. Muối của axit clohidric. Nhận biết ion clorua. 1. Muối của axit clohiđric: - Đa số dễ tan trong nước, trừ: AgCl, PbCl2, CuCl, Hg2Cl2, (riêng PbCl2 tan * Hoạt động IV: nhiều trong nước nóng). - Yêu cầu HS dùng bảng tính tan, rút ra - Một số muối clorua dễ bay hơi ở nhận xét ? nhiệt độ cao: CuCl2, FeCl3 , … - Muối clorua dễ bay hơi - Muối clorua có nhiều ứng dụng quan - Ứng dụng cũa muối clorua? trọng : + NaCl làm muối ăn, nguyên liệu sản xuất. + KCl làm phân bón. + ZnCl2 chống mục gỗ, bôi lên bề mặt kim loại trước khi hàn. + AlCl3 làm chất xúc tác, …. 2. Nhận biết ion clorua: - Dùng dung dịch AgNO3 làm thuốc thử để nhận biết ion clorua, hiện tượng kết tủa trắng. AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3 AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 - HS thảo luận nhóm : Có 4 bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dd sau: HCl , HNO3 , KCl , KNO3 . Hãy trình bày pp hoá học phân biệt dd chứa trong mỗi bình. Chuẩn bị hoá chất để HS kiểm chứng lại . - Nhận xét, bổ sung . Hoạt động V: Củng cố: Câu 1: Các hoá chất có thể dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là : A. NaCl, H2O B. KMnO4, KClO3, NaCl và HCl C. KMnO4, KClO3, MnO2 và HCl D.Tất cả các trường hợp trên
- Câu 2: Kim loại nào sau đây , khi tác dụng với clo và axit HCl đều tạo ra cùng một loại hợp chất: A. Fe B. Mg C. Ag D. Cu Câu 3. Để nhận biết các dung dịch sau đây chứa trong các lọ mất nhãn : NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2 . Người ta dùng thuốc thử nào sau đây? A. Na2CO3 và HNO3 B. AgNO3 và Na2SO4 C. Na2SO4 và NaOH. D. H2SO4 và Na2CO3 VI. DẶN DÒ: - Về nhà làm bài tập SGK - Xem trước bài mới. Giáo viên thực hiện. Cô Nguyễn Thúy Thảo Giáo viên hướng dẫn Sinh viên kiến tập Cô Nguyễn Thúy Thảo Hoàng Hải Hậu
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn